Vũ Hoàng, phóng viên RFA2010-11-13Chỉ một ngày sau khi bị bắt vì hành vi "quan hệ bất chính", Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lại bị khởi tố và tạm giam về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXNCNVN". Nhân dịp Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, ghé thăm Đài ACTD, Vũ Hoàng có cuộc trao đổi với ông về ý nghĩa pháp lý của vụ án trên. Từ dân sự thành hình sựVũ Hoàng: Luật sư nhận định như thế nào về chuyện Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (TS CHHV) khởi đầu bị bắt khẩn cấp vì có hành vi bất chính với gái mãi dâm, nhưng một ngày sau lại bị khởi tố và tạm giam về tội chống phá Nhà nước CHXHCNVN. Như vậy vụ khởi tố và bắt giam TS Cù Huy Hà Vũ nên coi là một biện pháp trả đũa chính trị hay chỉ là một vụ áp dụng Bộ luật Hình sự? LS Trần Thanh Hiệp: Người ta đã nói nhiều về vụ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt khẩn cấp vì một tội nhẹ để chưa đầy một ngày sau phải cải tội danh thành tội nặng và bị khởi tố rồi tạm giam trên cơ sở điều 88 Bộ luật hình sự, dự liệu và trừng trị tội tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN. Trong vụ này tôi chia xẻ sự đồng tình với những nhận định và yêu sách của một số cơ quan quốc tế tranh đấu bảo vệ nhân quyền đòi trả tự do ngay tức khắc cho TS CHHV. Nhưng tôi thấy cần nhìn nội vụ bằng con mắt luật học Việt Nam để nêu lên ý nghĩa pháp lý đích thực của vụ Cù Huy Hà Vũ này. Đó là hành động trả đũa chính trị của nhà cầm quyền dưới hình thức một vụ án hình sự, với những hậu quả bất lợi không lường trước được cho nhà cầm quyền.
Vũ Hoàng: Xin luật sư nói rõ hơn, trong chừng mực nào thì vụ CHHV là một vụ trả đũa chính trị và trả đũa giữa ai và ai và tại sao nó lại trở thành một vụ án hình sự? LS Trần Thanh Hiệp: Ai cũng biết rằng Tiến sĩ CHHV đã hai lần vô đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra ông còn tố cáo ồn ào những hành vi tham nhũng của nhiều khuôn mặt trong Bộ Chính Trị. Tin tức ngoài luồng cho biết là khi nhận được báo cáo về hồ sơ khởi tố Tiến sĩ CHHV, Bộ Chính Trị đã họp và đã lấy quyết định cần phải trừng trị người luật gia ngỗ ngược CHHV không đếm xỉa gì tới quyền uy của những nhân vật lãnh đạo đất nước. Mặt khác, tuy những hành vi tấn công của Tiến sĩ CHHV đối với giới lãnh đạo cộng sản không phải mới xảy ra từ ngày 05-11-2010, nhưng vào thời điểm chúng xảy ra thì trước những thế lực đã làm chỗ dựa cho TS CHHV, nhà cầm quyền đã phải chịu nhượng bộ. Nhưng nay thì cuộc tranh chấp trong nội bộ Đảng đã đi tới hồi gay cấn, phe nhà cầm quyền thấy cần phải chiếm lại thế thượng phong. Hạ nhục, khởi tố và bắt giam TS CHHV chính là sự thể hiện của tâm lý trả đũa ấy để củng cố ưu thế trong cuộc tranh chấp. Và tâm lý này chỉ có thể được thỏa mãn bằng những công cụ pháp lý là Bộ luật hình sự, lực lượng công an, tòa án và nhà tù. Vũ Hoàng: Nếu vụ việc được đưa ra tòa, luật sư có tin rằng nhà cầm quyền sẽ tôn trọng quyền bào chữa của TS CHHV không? LS Trần Thanh Hiệp: Tôi không thể có câu trả lời khẳng định. Nhưng qua lời tuyên bố của Luật sư Trần Đình Triển, người đã được thân nhân của TS CHHV ủy nhiệm đích danh lo việc bào chữa cho TS CHHV, lời tuyên bố nội dung như sau "Xét trách nhiệm của luật sư trước Đảng, trước Nhà nước, trước nhân dân, trước thân chủ phải có trách nhiệm để bảo vệ công lý, vì vậy, tôi nhận lời tham gia bào chữa cho anh Vũ" thì tôi không trông đợi gì nhiều vào một luật sư bào chữa cho thân chủ mà vẫn có những vướng mắc vào Đảng và Nhà nước . Leo thang đàn áp?Vũ Hoàng: Luật sư có nói rằng vụ CHHV sẽ mang lại cho nhà cầm quyền những bất lợi không thể lường trước được. Căn cứ vào đâu mà luật sư đã khẳng định rằng sẽ có bất lợi và tại sao những bất lợi ấy lại không lường trước được? LS Trần Thanh Hiệp: Khi khởi tố rồi tạm giam CHHV, Bộ Công an tưởng rằng mình sẽ hoàn toàn làm chủ tình thế. Không ngờ nữ luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của TS CHHV, ngày 08-11-2010, đã vô đơn tố cáo viên chức từ cấp cao đến cấp thấp của Bộ công an đã thực hiện một cách trái pháp luật thủ tục bắt, khám xét, tạm giam TS CHHV về tội phạm dự liệu nơi Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Đồng thời bà cũng yêu cầu hủy bỏ lệnh bắt khẩn cấp ngày 05-11-2010 TS CHHV, trả tự do ngay tức khắc cho TS CHHV cùng xử lý nghiêm minh những viên chức đã có những hành động trái pháp luật đối với TS CHHV. Tôi xin nhấn mạnh rằng đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Dương Hà đã dựa trên 3 cơ sở pháp lý vững chắc là Luật Khiếu nại, tố cáo và Bộ luật hình sự tố tụng năm 2003 và Bộ luật hình sự đương hành ở Việt Nam. Nó khác hẳn với loại đơn mà TS CHHV đã kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên tòa án không thể từ chối thụ lý mà phải thụ lý để xét xử.
Vũ Hoàng: Còn có gì bất ngờ nữa không, thưa luật sư ? LS Trần Thanh Hiệp: Còn. Nếu tôi là luật sư biện hộ cho TS CHHV, tôi sẽ nêu vấn đề tiên quyết theo đó tòa phải đình hoãn việc xét xử TS CHHV trên cơ sở điều 88 Bộ luật Hình sự cho đến khi đơn phản tố của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà có phán quyết chung thẩm. Vậy là thủ tục đàn áp của Bộ công an đã bị phía bị đàn áp đưa dẫn vào một cuộc phiêu lưu. Vũ Hoàng: Như vậy, theo luật sư trong vụ nhà cầm quyền đàn áp TS CHHV, họ có leo thang không? LS Trần Thanh Hiệp: Họ muốn leo thang đàn áp khi chĩa thẳng mũi đàn áp vào một đối tượng một lúc tưởng đã không thể đàn áp. Nhưng rốt cuộc họ lại chỉ gặt hái được những kết quả làm suy giảm quyền uy tuyệt đối của bộ máy đàn áp. Do đó, tôi thấy nên coi vụ CHHV là một bước xuống thang có bề ngoài leo thang mà nhà cầm quyền tưởng đã tránh được. Vũ Hoàng: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp! Theo dòng thời sự:
|
Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010
Vụ Cù Huy Hà Vũ dưới mắt một luật sư
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét