Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
Phim Đại Họa Mất Nước (Xem & Download)
THƯƠNG EM LÀM GÁI
Đôi hàng giới thiệu bài thơ Đang xem đoạn phim ''Công An bắt gái làm tiền'', tôi bàng hoàng, chảy nước mắt, tắt máy và hát một mình trong đêm bài ''Hỡi các dân tộc đang sống trên trần gian'': 1. ''Hỡi các dân tộc đang sống trên trần gian. Hỡi những ai đang buồn vui bước trong cuộc đời. Hãy sống vui tình bác ái. Xin hãy thương yêu nhau. Vui với ai mừng vui, khóc với ai đang khổ sầu. Ðể tình yêu bùng cháy tiêu diệt sự chết. Tình yêu bền vững tháng năm chẳng tàn phai. Ðiệp Khúc: Vì tình yêu là chính giới luật của Chúa. Tình yêu tuyệt đối chính. Chúa là Tình Yêu! 2. Ngước mắt nguyện cầu cho chiến tranh tàn phai. Cho khắp nơi muôn người thôi oán căm hận thù. Thế giới vui tình bác ái. Xin hãy thương yêu nhau. Vui với ai mừng vui, khóc với ai đang khổ sầu. Ðể tình yêu bùng cháy xóa mờ thù oán. Tình yêu bền vững tháng năm chẳng tàn phai. 3. Hãy tiến lại gần tay nắm tay mừng vui. Xin Chúa thương liên hiệp muôn sắc dân thành một. Góp sức xây tình bác ái. Xin hãy thương yêu nhau. Vui với ai mừng vui, khóc với ai đang khổ sầu. Ðể tình yêu bùng cháy nối liền bờ cõi. Tình yêu bền vững tháng năm chẳng tàn phai.'' Nghe kể chuyện Công An VN đối xử bất nhân với cô gái ấy, ai cũng tức tối, nguyền rủa các nhân viên là ''con người mới xã hội chủ nghĩa, cháu ngoan Bác Hồ muôn vàn kính yêu, Vị Cha Già của Dân Tộc...'' Ngược lại, mọi người tỏ vẻ thương hại nạn nhân khốn khổ. Thậm chí còn có người hảo tâm sẵn sàng ''bỏ'' tiền giúp cô ta nếu như ai đó gởi về được cho cô. Ước gì Đảng và Nhà Nước Việt Nam ''đổi mới tình người'' quan trọng hơn đổi mới kinh tế theo cách của mình vốn làm cho Đất Nước thụt lùi mà bờ biển Nha Trang là một trong vô số bằng chứng bởi vì nó không còn nét thơ mộng, hấp dẫn du khách ngoại quốc. Con người trong chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng không còn thật lòng như trước năm 75. Xin hãy bắt chước Chính Quyền Đức qua việc Bức Tường Ô Nhục Bá Linh sụp đổ. Người ta thống nhất, không tốn một viên đạn, không hận, không thù, không nhà tù cho người trong chế độ cộng sản Đông Đức. Và xin hãy noi gương Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ở đây, người Nhật rất tự hào về Dân Tộc của họ. Và người Đức cũng rất kính trọng họ. Giá như Đảng tự thú tội, xin lỗi đồng bào, rồi rút lui và trao lại ''quyền tự quyết'' cho Dân thì Dân sẽ biến hận thù thành cảm thông, quý mến. Và tiếng xấu của Đảng sẽ thành Danh Thơm lưu quang muôn đời trong Lịch Sử Nước Nhà và cả Thế Giới. ''Đức lưu quang'' là thế đó! Than ôi, ước mơ vẫn chỉ là điều ''không tưởng'' bởi vì Đảng mà lại bóp cổ Nhà Nước, Quốc Hội! Thật là phi lý! Việt Nam ta không chỉ có một ''Túi Khôn'' như ông Bùi Tín phát biểu, mà gần chín mươi triệu ''Túi Khôn'' là Đồng Bào. Nếu tổ chức ''Trưng Cầu Dân Ý'' đúng thực chất thì sẽ có 99,99% dân không ưa Đảng! Chính Đảng cũng không ưa mình, mà không dám nói ra thì thử hỏi ai ưa Đảng! Dân phải nói ''ƯA'' vì sợ nhà tù, mà dạ thì không ''ỪA'', lệ thì ''ỨA'' và, có khi, phải... ''ỰA''!!! Ngoài ''Túi Khôn'' lớn ấy, chúng ta còn có ''Túi Càn Khôn'': ''Của'' mà Trời-Đất tặng! Cho nên, sống trong chế độ cộng sản, ai cũng nói thầm: ''Tui càng khôn!'' Kính tặng quý vị độc giả và cô em gái nạn nhân của sự chà đạp nhân phẩm bài thơ dưới đây. Nay kính, Đaminh Phan văn Phước THƯƠNG EM ''LÀM GÁI'' ĐaminhPhan văn Phước Em nghèo nên phải bán thân! Nếu giàu em chẳng có cần đến chi Đồng tiền của kẻ khinh khi Phận em ''làm gái'' bởi vì nuôi thân! Công An là bạn của dân Thấy em không vải che thân, chẳng màng! Bạn dân mà quá ngang tàng Bắt em đứng thẳng mà dang chân mình Để cho họ ngắm..., chụp hình Dùng lời chưởi tục ''người-sinh-ra-đời'': (1) Chính em cô gái của thời ''Dân-lành-khốn-khổ-không-nơi-nương-nhờ''! Đồng bào một mẹ Âu Cơ Mà sao Nhà Nước thờ ơ thế nầy ? Công An có Đảng là Thầy ''Vô cùng đạo đức đời nầy'' dạy sao? (2) Thân em lầm lỡ bước vào Con đường tội lỗi, cần bao là tình! Khoan dung là đóa hoa xinh! ''Từ Bi, Bác Ái cận tình'' là tha! ***** Khi xưa Chúa gặp một bà Ngoại tình nên bị đưa ra công trường! Nhìn bà, Chúa chạnh lòng thương! Bà run lẩy bẩy, hết đường kêu ca! Ngài liền vặn kẻ gian tà: (3) ''Ai người sạch tội thì ra tay liền! Hãy cầm đá ném đầu tiên!'' Người nghe xấu hổ nên liền tránh xa! Cảm thông, Chúa phán cùng bà: ''Chị đừng tái phạm! Về nhà ngay đi!'' ***** Xem phim..., lệ ứa hoen mi Thương em lầm lỡ bởi vì miếng ăn! Dân lành lao nhọc, khó khăn! Đảng thì giàu có! ''Thiện căn'' chỗ nào? (4) Thương em, thương Nước, đồng bào! Thương em, thương giọt máu đào Việt Nam! Vì ai em phải đi làm Cái nghề không đẹp cho hàm răng nhai? Thương em, trọng cả hình hài Mà Thiên Chúa dựng vì Ngài yêu em! Lên giường, tắt điện, tối mèm Lệ sa, nhớ Nước, Dân thèm tự do... Đức Quốc, 19.11.2010 |
Xã Hóa Sơn bị cô lập
29/11/2010 1:11
Chiều 28.11, Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, Quảng Bình), ông Cao Hồng Giáo, cho biết: Mưa liên tục suốt một tuần vừa qua khiến con đường duy nhất nối từ đường Hồ Chí Minh vào trung tâm xã càng thêm lầy lội, trơn trượt; nhiều chỗ bùn ngập ngang đầu gối nên không có một loại phương tiện gì đi qua được. Do đó, xã gần như chia cắt hẳn, khó khăn nhất là vận chuyển hàng cứu trợ. Đơn vị thi công con đường cũng "án binh bất động" vì xe máy không thể di chuyển. Hiện đường nối các thôn với nhau cũng bị nước cuốn trôi một đoạn dài. Ngoài ra, thôn Tăng Hóa vẫn thắp đèn dầu do hệ thống cột điện, trạm biến áp bị lũ cuốn gãy chưa khôi phục. Trương Quang Nam 29/11/2010 1:11
Chiều 28.11, Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, Quảng Bình), ông Cao Hồng Giáo, cho biết: Mưa liên tục suốt một tuần vừa qua khiến con đường duy nhất nối từ đường Hồ Chí Minh vào trung tâm xã càng thêm lầy lội, trơn trượt; nhiều chỗ bùn ngập ngang đầu gối nên không có một loại phương tiện gì đi qua được. Do đó, xã gần như chia cắt hẳn, khó khăn nhất là vận chuyển hàng cứu trợ. Đơn vị thi công con đường cũng "án binh bất động" vì xe máy không thể di chuyển. Hiện đường nối các thôn với nhau cũng bị nước cuốn trôi một đoạn dài. Ngoài ra, thôn Tăng Hóa vẫn thắp đèn dầu do hệ thống cột điện, trạm biến áp bị lũ cuốn gãy chưa khôi phục. Trương Quang Nam |
Sai phạm trong tuyển người xuất khẩu lao động
29/11/2010 1:08 Ngày 28.11, UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết đã chỉ đạo tạm dừng việc tuyển lao động ở các xã trên địa bàn huyện đi xuất khẩu để khắc phục những sai sót liên quan đến Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa - chi nhánh Hà Tĩnh (LEESCO). Ngày 1.6.2010, LEESCO có văn bản gửi UBND tỉnh Kon Tum về tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Malaysia, Nga...) theo tinh thần Quyết định 71/QĐ-TTg ngày 29.4.2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm tuyển chọn lao động tại hai huyện nghèo Kon Plông và Tu Mơ Rông (Kon Tum). Ngày 30.9.2010, LEESCO tuyển chọn 50 lao động tại 2 xã Ngọc Tem và Pờ-Ê (Kon Plông), sau đó 41 lao động trong số này được đưa về Trung tâm Dạy nghề Măng Đen để học ngoại ngữ. LEESCO thuê nhà dân cho học viên tạm trú với điều kiện ăn, ở không đảm bảo về môi trường, ngủ tập thể dưới nền nhà, xén bớt tiền ăn của học viên... Phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông Nguyễn Ngọc Ánh cho biết LEESCO phải chịu trách nhiệm đưa số lao động đã tuyển tại 2 xã Ngọc Tem và Pờ-Ê trở về lại gia đình. Trùng Dương |
Chuyển vị trí xây dựng nhà máy rác
29/11/2010 1:04 Báo Thanh Niên số ra các ngày 30.8 và 6.9.2010 đã phản ánh bức xúc của nhiều người dân về những bất hợp lý trong việc chọn địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy xử lý rác tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri chiều 23.11, ông Ngô Anh Tuấn - Phó ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Tây Ninh - cho biết UBND tỉnh đã có văn bản giao các cơ quan chức năng địa phương xem xét chọn địa điểm khác phù hợp hơn để thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải rắn, công suất 200 tấn/ngày (do Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Nhật Hoàng làm chủ đầu tư) nhằm bảo vệ môi trường cho các khu dân cư tại xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng. Việc này cũng nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn nước sông Sài Gòn. N.Đ.Mười |
Cán bộ ngân hàng lừa hàng chục tỉ đồng
29/11/2010 1:01
Với vỏ bọc là phó trưởng phòng kinh doanh của Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Tiền Giang, Trần Thị Hồng Chinh (30 tuổi) đã "bẫy" được nhiều người, với số tiền chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng. Món mồi siêu lãi suất Chị Nguyễn Thị Kim Thoa (ngụ phường 4, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) bức xúc: "Tôi quen với cô Hồng Chinh qua một người hàng xóm là Nguyễn Thị Oanh. Khoảng tháng 3.2010, cô Oanh bận việc gì đó nên ghé nhà tôi gửi 40 triệu đồng, nhờ khi nào cô Chinh tới thì đưa giùm. Gặp Chinh, tôi được biết cô vay tiền để cho khách hàng vay lại "đáo nợ ngân hàng". Cô lấy của người vay 30%/tháng và chia lại cho cô Oanh một nửa, tức 15%/tháng. Thấy quá hấp dẫn, sẵn trong nhà có một lượng vàng 24K, tôi đưa cho Chinh để kiếm tiền chợ. Đúng hẹn, 3 ngày sau Chinh mang vàng trả cùng tiền lãi rồi vay tiếp. Cứ thế, số tiền tăng dần". Tiếp theo, nhà có miếng đất hơn 70m2, chị Thoa đem thế chấp cho Ngân hàng Đại Tín để vay 100 triệu đồng. Khi giải ngân, chị Thoa vào ngân hàng ký tên, nhận tiền xong chưa kịp về nhà thì Chinh đã đón ngoài đường, lấy tiền bỏ vào cốp xe. Cũng 3 ngày sau, Chinh mang 100 triệu đồng tới tận nhà trả lại cùng tiền lãi, rồi mượn tiếp cả vốn và lãi. Trước khi bỏ trốn, ngày 8.11, Chinh còn gặp chị Thoa thuyết phục mượn thêm 200 triệu đồng. Tổng cộng chị Thoa đã đưa cho Chinh 800 triệu đồng, trong đó có 100 triệu đồng vay ngân hàng. Trưa cùng ngày, chị gọi điện thoại cho Chinh thì chỉ nghe "ò í e". Hoảng hồn, chị chạy đến ngân hàng thì được biết Chinh không đi làm. Tới nhà thì gia đình nói không biết.
Chị Nguyễn Thị Thủy, chủ một cơ sở kinh doanh ở phường 4, TP Mỹ Tho, tố cáo đầu tiên Hồng Chinh mượn của chị 10 triệu đồng và trả đúng hẹn. Sau đó Chinh mượn tiếp 370 triệu đồng. Khi biết chị hết tiền, Chinh gợi ý chị làm thủ tục vay ngân hàng. Trước hấp lực lãi suất 15%/tháng, chị giao luôn chủ quyền đất và các giấy tờ khác của cơ sở cho Hồng Chinh lo từ A đến Z, được Ngân hàng Đại Tín giải ngân số tiền 500 triệu đồng. Chỉ có điều khi vừa mang tiền về đến nhà thì Hồng Chinh xuất hiện và mượn lại hết. Đến ngày 6.11 thì số tiền Chinh mượn đã lên đến 1,29 tỉ đồng.
Người bị chiếm đoạt nhiều nhất là chị Lê Thị X. (xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang). Cách đây vài tháng, Chinh hỏi mượn chị X. 600 triệu đồng, rồi 1 tỉ đồng. Nghe giới thiệu Chinh là cán bộ ngân hàng và dùng tiền để cho khách vay đáo nợ ngân hàng, quá yên tâm nên chị X. cứ "tăng vốn". Đến tháng 10.2010 thì số tiền "mượn" đã lên 6 tỉ đồng. Không có tiền, chị X. chạy đi vay mượn thêm của người khác để giao cho Chinh và nhận lại lời hứa "sẽ trả đầy đủ trong 5 ngày" kèm theo giấy biên nhận, có ký tên và lăn tay. Ngay sau khi hỏi mượn thêm 3 tỉ đồng, nâng số tiền "mượn" lên 9 tỉ đồng, Chinh biến mất. Liên quan đến cờ bạc? Sáng 27.11, chúng tôi đến Ngân hàng TMCP Đại Tín - chi nhánh Tiền Giang hỏi Phó trưởng phòng Trần Thị Hồng Chinh thì một nữ nhân viên ở đây cho biết "mất tích rồi". Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn A., Giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Tín chi nhánh Tiền Giang, xác nhận: "Cô Chinh là phó trưởng phòng kinh doanh nhưng đã tự động bỏ việc". Ông A. khẳng định hoàn toàn không nhận được đơn tố cáo của dân nên "không biết gì hết". Theo ông thì trước đây cô Chinh làm ở một ngân hàng khác, chỉ mới chuyển về cơ quan ông từ 1.8.2010 và đến 11.11 thì bỏ việc. Việc cô Hồng Chinh chuyên vay tiền để cho vay đáo hạn nợ, ông A. nói: "Chúng tôi có nghe phong thanh cô ta vay tiền ở bên ngoài, nhưng khi xác minh thì người dân nói không có. Nhưng ngay ở Ngân hàng Đại Tín cũng có một số cán bộ "bị" cô Chinh mượn tiền. Có người dành dụm được 50 triệu đồng chuẩn bị cưới vợ thì bị cô ta dụ cho vay rồi vọt luôn". Công an xã Tân Hương, nơi gia đình Hồng Chinh cư ngụ, cho biết trước đó cha mẹ Hồng Chinh sống ở nhà trọ. Khoảng tháng 10.2010, sau khi mua được miếng đất ở đường Bình Yên thì họ bất ngờ cất một ngôi biệt thự hoành tráng nhưng chưa kịp tô. Giữa tháng 11, nhiều chủ nợ đã tới đây đục lấy hết các khung cửa nhôm đem về và cho biết Hồng Chinh mua mà chưa trả tiền. Trước đó, công an xã bắt quả tang một sòng bạc ở ấp Tân Thạnh, trong đó có Hồng Chinh tham gia. Hoàng Phương |
Sông suối ô nhiễm nặng do khai thác khoáng sản
29/11/2010 0:52 Kết quả quan trắc môi trường liên tục của Sở Tài nguyên - Môi trường được ghi nhận trong báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm (2006 -2010) của UBND tỉnh Quảng Nam công bố hôm 27.11, qua đó cho thấy tình trạng ô nhiễm sông suối trên địa bàn tỉnh rất đáng quan ngại. Theo đó, chất lượng nước mặt lục địa tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm hữu cơ, nhất là các khu vực nhạy cảm như: nơi tiếp nhận nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, vùng cửa sông,... và tình trạng ô nhiễm này diễn biến không theo quy luật giữa các năm. Cụ thể hơn, hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) tại các điểm Giao Thủy (sông Thu Bồn), Bến Giằng (sông Bến Giằng) luôn ở mức cao. Đây là hậu quả của việc khai thác khoáng sản (vàng gốc, vàng sa khoáng, cát sỏi lòng sông), thi công xây dựng thủy điện, các đường giao thông... và ảnh hưởng đáng kể đến chi phí các công trình xử lý nước cấp sinh hoạt tại hạ lưu. Hiện Quảng Nam có 113 giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đang còn hiệu lực. H.X.Huỳnh |
Hà Nội chấn chỉnh việc đi công tác nước ngoài
29/11/2010 0:52 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ký Văn bản 9569/UBND-TH yêu cầu lãnh đạo sở, ngành, lãnh đạo các quận, huyện rút kinh nghiệm về việc đề xuất đi công tác nước ngoài trái với chỉ đạo của thành phố. Trong đó, Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu các cán bộ, công chức tập trung chỉ đạo điều hành hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2010 của đơn vị; TP chỉ xem xét, giải quyết các trường hợp đi nước ngoài đã bố trí kế hoạch từ đầu năm hoặc theo nhiệm vụ cấp bách. Trước đó, UBND TP cũng đã không đồng ý với đề xuất của Ban Thi đua khen thưởng Sở Nội vụ về việc tổ chức đoàn cán bộ Hội đồng thi đua khen thưởng TP đi học tập trao đổi kinh nghiệm và đi du lịch Phú Quốc, đi du lịch Thượng Hải - Tô Châu - Hàng Châu - Bắc Kinh (Trung Quốc). Việt Chiến |
Ám ảnh “bóng ma” xe buýt
29/11/2010 0:47
Vụ xe buýt mất thắng "lùa" 6 xe gắn máy tại cầu Sài Gòn vừa qua gợi nhớ đến thời kỳ xe buýt cũ liên tục gây tai nạn cách đây hơn 8 năm, mà đỉnh điểm là vụ xe buýt "trôi" ở cầu Tân Thuận làm 3 người chết vào ngày 20.10.2002. Trước tình trạng xe buýt quá cũ không đảm bảo an toàn lưu thông, liên tục gây tai nạn, TP.HCM đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để thay xe mới. Thế nhưng, sau chưa đầy 10 năm hoạt động, nhiều xe buýt đã xuống cấp nghiêm trọng và "bóng ma" xe buýt gây tai nạn lại ám ảnh người dân. Lấn tuyến, vượt đèn đỏ Theo số liệu thống kê về tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố hằng năm, lấn tuyến, chạy quá tốc độ là những nguyên nhân chủ yếu. Trong đó, tình trạng xe buýt phóng nhanh vượt ẩu đã và đang tạo ra những mối nguy lớn. Khoảng 9 giờ 24 ngày 25.11, chúng tôi bám theo chiếc xe buýt mang biển số 53N-73… lưu thông trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK) hướng từ Q.3 về Q.Bình Thạnh. Vừa qua khỏi giao lộ NTMK - Tôn Thất Tùng, bất ngờ tài xế bật đèn xi-nhan phía bên phải, len vào đường dành cho xe gắn máy chạy. Tưởng xe buýt tấp vào trạm đón khách, nhưng không phải. Tài xế cứ vô tư đạp ga chạy bon bon trên làn đường dành cho xe gắn máy, đến tận giao lộ NTMK - CMT8, khiến không ít người đi đường hốt hoảng leo lên lề lánh nạn… Không chỉ chiếc xe buýt này, trong khoảng 1 giờ ghi nhận, chúng tôi chứng kiến hàng loạt xe buýt xuôi ngược trên tuyến đường NTMK đều "vô tư" lấn tuyến. Việc lấn vào đường dành cho xe 2 bánh, trường hợp xe bị mất thắng thì chắc chắn không thể tránh được thảm họa. Nội thành là vậy, ngoại thành còn tệ hại hơn. Hỗn loạn nhất là khu vực gần Bến xe An Sương (H.Hóc Môn). Mỗi khi xuất bến, xe buýt nối thành đoàn, đâm xuôi, chẻ ngược khiến người điều khiển xe gắn máy không biết đâu mà lần. Suốt dọc QL22 từ vòng xoay An Sương đến giao lộ đèn xanh - đỏ, dài khoảng 200m, lượng xe buýt khá lớn ào ạt đổ về đây từ nhiều tuyến (Củ Chi, Thủ Đức, bến xe Miền Đông, Miền Tây…), thường xuyên ra vào đón trả khách, phóng nhanh vượt ẩu tranh giành khách... đã trở thành nỗi ám ảnh người đi đường. Anh H., hành nghề xe ôm, bức xúc: "Cách đây khoảng 1 tuần, có 2 phụ nữ đang chạy xe gắn máy, bất ngờ xe buýt phía trước tấp vào lề khiến 2 người ngã lăn. Cùng lúc đó, một xe gắn máy khác lưu thông cùng chiều không thắng kịp, cán lên khiến cả hai bị thương".
Không chỉ lấn tuyến, nhiều tài xế xe buýt còn cho xe vượt đèn đỏ, bất chấp luật lệ và tính mạng người đi đường. Tại giao lộ Tân Sơn - Quang Trung (Q.Gò Vấp), khoảng 15 giờ 30 ngày 27.11, xe buýt mang biển số 53N-52... bấm còi inh ỏi, phụ xe hét lớn để người điều khiển xe gắn máy phía trước đang dừng đèn đỏ dạt qua một bên cho xe buýt vượt đèn đỏ, trước sự kinh hoàng của người đi đường. Trong khoảng 30 phút, chúng tôi ghi hình được 3 xe buýt vượt đèn đỏ ở giao lộ này. Bám theo chiếc xe buýt mang biển số 53N-37... chạy trên đường NTMK sáng 25.11, khoảng 9 giờ 48 đến giao lộ NTMK - Pasteur, mặc đèn tín hiệu giao thông đã chuyển màu đỏ, tài xế vẫn cho xe buýt vượt ào qua ngã tư khiến dòng phương tiện lưu thông trên đường Pasteur phải nháo nhào thắng gấp. Chưa hết, khi đến giao lộ NTMK - Hai Bà Trưng (khoảng 9 giờ 50), xe buýt này tiếp tục lao qua giao lộ với tốc độ kinh hoàng dù đèn đã chuyển đỏ. Còn rất nhiều những trường hợp như thế. Vừa lái xe vừa... làm xiếc Sáng 27.11, chúng tôi ra cầu vượt Tân Thới Hiệp trên QL1A (Q.12), đón xe buýt chạy tuyến Bến xe Miền Tây - Suối Tiên để ghi nhận. Suốt một đoạn đường dài, tài xế liên tục cho xe lấn vào làn đường dành cho xe 2 bánh. Phải đến đoạn đường thuộc P.An Phú Đông, khi nhìn thấy CSGT phía trước thì tài xế mới xi-nhan cho xe vào đúng làn đường của xe buýt. Vừa qua khỏi chốt CSGT, hành khách đứng tim khi chiếc xe đột ngột tấp vào lề đón khách, suýt bị xe khách chạy cùng chiều ủi vào. Không những thế, trên suốt tuyến đường bác tài liên tục nghe điện thoại, có lúc thả cả vô-lăng để một tay nghe điện thoại, một tay gạt cần số… Khoảng 9 giờ ngày 26.11, chúng tôi lên xe buýt mang biển số 53N-44... tại trạm xe buýt trên đường NTMK (gần đường CMT8, Q.3). Tài xế liên tục cho xe lấn tuyến mặc cho người đi đường phẫn nộ. Khi ra xa lộ Hà Nội, tài xế nhấn ga cho xe qua mặt một loạt ô tô trước mặt. Không ít lần, tài xế chơi trò "ú tim", nhấn ga cho xe chạy đến gần sát đuôi xe phía trước mới thắng gấp, nhồi khách như nhồi… thú bông. Chạy vào đường Đặng Văn Bi - Võ Văn Ngân (Thủ Đức), tài xế thoải mái gác một tay lên trụ sắt bên cạnh, một tay điều khiển vô-lăng, quay qua quay lại nói chuyện với nhân viên soát vé mà không hề tập trung phía trước… Khoảng 10 giờ cùng ngày, chúng tôi lại lên xe buýt số 6 mang biển số 53N-68… về trung tâm thành phố. Kể từ khi xuất bến về đến trạm xe buýt gần giao lộ NTMK - Nguyễn Thượng Hiền (Q.3), tài xế hầu như chỉ dùng một tay điều khiển vô-lăng. "Bác tài lái kiểu này nếu xảy ra tình huống bất ngờ làm sao xử lý kịp", một hành khách xuống cùng trạm chúng tôi lắc đầu nhận xét. Đàm Huy - Hoài Nam |
Nghiên cứu mới cho thấy nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam ở mức cao
Thanh Trúc, phóng viên RFA2010-11-28Hôm thứ Năm tuần này, sau khi Tổng Cục Thống Kê Việt Nam công bố bản nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ, thì tiếp nối đến thứ Hai, tức ngày mai, là một buổi hội thảo nhằm đánh giá kết quả điều tra trong công tác phòng chống bạo lực gia đình qua bản nghiên cứu quốc gia đầu tiên này. AFP Photo/Deshaklayan Chowdhury Thanh Trúc có bài chi tiết. Buổi hội thảo ngày thứ Hai 29 tới đây, còn gọi là cuộc thảo luận bàn tròn, là một sinh hoạt tiếp nối sau khi Bản Nghiên Cứu Quốc Gia đầu tiên về bạo lực gia đình được chính thức công bố hôm 25 vừa qua. Đây là bản nghiên cứu do Tổng Cục Thống Kê Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ hoạt động của chương trình hợp tác mang tên Chiến Dịch Truyền Thông Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình. Chiến Dịch Truyền Thông Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình là một chương trình hợp tác nằm dưới sự điều phối của Tổ Chức Hòa Bình Và Phát Triển Tây Ban Nha, bên cạnh hai mươi sáu đối tác tham gia trong đó có Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch, Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc UNFPA, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam. Cuộc hội thảo ngày thứ Hai là cơ hội để viên chức chính phủ, chuyên gia, nhà báo, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, tìm hiểu kỹ hơn về bản nghiên cứu cũng như công tác phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam. 1/3 phụ nữ là nạn nhânKết quả bản nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam cứ trong ba phụ nữ lập gia đình thì có một người là nạn nhân của bạo hành gia đình. Nói một cách khác, con số phụ nữ xác nhận từng bị bạn đời thường xuyên hành hạ đánh đập thậm chí hiếp đáp về mặt tình dục là 34%. Mặt khác, 9% phụ nữ lập gia đình hiện đang là nạn nhân của bạo hành về hai mặt hành hạ thể xác hoặc lạm dụng tình dục. Kết quả cũng cho thấy nếu gộp cả ba hình thức đánh đập, hiếp đáp và chửi mắng gây tổn thương tâm lý, thì hết 59% phụ nữ Việt Nam nói rằng trong đời sống vợ chồng họ đã từng ít nhất một lần chịu đựng những tình huống như vậy. Theo phó giám đốc Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, bà Trần Thị Hằng, đây là lần đầu tiên có một cuộc nghiên cứu chi tiết mang tầm vóc quốc gia về một vấn đề phổ biến trong xã hội là bạo hành gia đình mà đối tượng là phụ nữ, từ đó tìm hiểu sâu hơn về hậu quả của nó để tiến tới những yếu tố cần thiết trong việc bảo vệ nạn nhân, giúp họ tìm kiếm những dịch vụ giúp đỡ hầu giải quyết vấn đề bị bạo hành của mình. Nạn nhân thường là nghèo khó và ít học Ông Benjamin Swanton, giám đốc điều hành Chiến Dịch Truyền Thông Về Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình thuộc Tổ Chức Hòa Bình Và Phát Triển Tây Ban Nha, tức tổ chức có nhiệm vụ điều phối chiến dịch, phân tích quan điểm rút ra từ bản nghiên cứu:"Bạo hành gia đình là một vấn đề thường bị che dấu trong xã hội Việt Nam trước nay, hậu quả là trở thành chuyện phổ biến và tăng cao một cách đáng ngại. Kết quả bản nghiên cứu quốc gia đầu tiên về bạo lực gia đình đối với phụ nữ mới được công bố phản ảnh nhu cầu của người phụ nữ cần nói lên những gì họ phải chịu đựng, nghĩa là bày tỏ một cách công khai hầu tìm hướng giải quyết cho bản thân và gia đình. Nếu theo dõi thì ai cũng nhận thấy bản thăm dò hay bản nghiên cứu này thật quan trọng vì đây là lần đầu tiên người ta có được cái nhìn toàn cảnh về vấn đề bạo hành gia đình ở Việt Nam không chỉ một vùng một miền mà trên cả nước. Từ những chi tiết trong bản nghiên cứu, người ta có thể thấy tình trạng bạo hành gia đình ở nông thôn Việt Nam tương đối cao hơn ở thành phố. Nạn nhân của bạo hành gia đình thường là phụ nữ nghèo khó và ít học. Có thể nói khu vực Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, đúng ra là năm tỉnh và thành phố với đà kỹ nghệ hóa và kinh tế phát triển, là những nơi có tình trạng bạo hành gia đình phổ biến. Mặt khác, bạo hành gia đình trong các cộng đồng dân tộc ít người cũng là điều đáng quan tâm, bởi bản nghiên cứu cho thấy sự hơn kém trong cộng đồng người H'mong và những cộng đồng sắc tộc khác rồi đến cộng đồng người Kinh ở mức chênh lệch từ 8% cho đến 36%."
Vẫn theo lời ông Benjamin Swanton, Việt Nam có luật nghiêm cấm bạo lực trong gia đình nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, ông nói tiếp, chừng như luật này chỉ bảo vệ những người đàn bà đã lập gia đình hơn là bảo vệ cho những phụ nữ chưa lấy chồng hoặc đang trong thời kỳ có bạn trai mà mọi trường hợp lạm dụng bạo hành vẫn có thể xảy ra trong bất cứ mọi tình huống nào. Mục đích của buổi thảo luận ngày 29 này gồm bốn phần: Thứ nhất là giải đáp thắc mắc liên quan tới Bản Nghiên Cứu Quốc Gia Về Bạo Hành Gia Đình tại Việt Nam; Thứ nhì, đánh giá ý nghĩa kết quả nghiên cứu trong công tác phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam; Thứ ba, tìm hiểu về những sự khó khăn, tìm giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình, so sánh với một số nước trong khu vực; Thứ tư, chia sẻ và đề suất các sáng kiến truyền thông trong việc phòng chống. Thẩm định giá trị của bản Nghiên Cứu Quốc Gia Về Bạo Lực Gia Đình, đại diện Tổ Chức Y Tế Thế Giới ở Việt Nam, ông Jean Marc Olive, khẳng định báo cáo phản ảnh rằng đã đến lúc người bị hại không thể giữ im lặng mà phải lên tiếng. Vẫn theo lời ông, kết quả báo cáo đến từ công sức và lòng dũng cảm của những phụ nữ đã và đang bị hành hạ, bị đánh đập, bị hiếp đáp, dám bước ra để nói cho mọi người biết thế nào là bạo lực trong gia đình và phải làm sao để chấm dứt bạo hành gia đình. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Giá cả vẫn tiếp tục tăng mặc cho chính phủ “ghìm giá”
RFA 28.11.2010Từ cuối tháng 10 đến nay giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn tiếp tục tăng và còn tăng nữa, mặc dù chính phủ đã cho áp dụng kế hoạch bình ổn thị trường, và các địa phương cũng thực hiện nhiều biện pháp cấp bách để ghìm giá. Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời người tiêu thụ cho biết nguyên do của việc này là các doanh nghiệp và các nhà cung cấp lợi dụng tình trạng giá nguyên liệu nhập gia tăng, giá vàng giá ngoại tệ biến động mạnh, và cả tình hình lũ lụt miền Trung. Thêm vào đó giới sản xuất và cung cấp còn viện lý do lương căn bản sắp được tăng. Giá nguyên liệu nhập cảng tăng và biến động giá vàng giá đô la được các doanh nghiệp nêu ra giải thích việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như thép xây dựng, thuốc tây, gas, đường sữa, thực phẩm chăn nuôi... Các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, rau củ quả, thì nói là giá tăng vì ảnh hưởng bão lụt miền Trung. Người tiêu thụ ở Hà Nội cũng cho biết chương trình bình ổn giá của thành phố thủ đô này chỉ tập trung ở hệ thống siêu thị, trung tâm thành phố. Các chợ lẻ và khu dân cư chưa hề thấy những điểm bán hàng theo giá bình ổn. Phó giám đốc sở Công thương Hà Nội thì nói là giới kinh doanh tự ý nâng giá để lợi dụng tình hình khi thấy giá vàng và giá đô la tăng vọt, trong khi giá thực phẩm vẫn ổn định. Viên chức này, ông Nguyễn Văn Đồng, cho hay nguồn vốn 400 tỉ trợ giúp bình ổn giá 9 mặt hàng thiết yếu chỉ tương ứng 8% tổng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nên không có tác dụng. Cộng thêm vốn liếng của các công ty, nguồn tiền này cũng chỉ bằng 15% nhu cầu tiêu thụ. Giới kinh tế từ mấy tháng nay đã cảnh báo lạm phát trong quý bốn, cuối năm 2010. Đó là nguyên do chính, tuy chính phủ luôn luôn khẳng định sẽ giữ tỉ lệ lạm phát ở mức 8% và báo cáo đạt tỉ lệ tăng trưởng GDP cao trong thời gian này. Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |