29/01/2011 16:11:51 - Đầu giờ chiều 29/1 (26 tháng Chạp), nhà báo Lê Hoàng Hùng – phóng viên thường trú báo Người Lao Động tại Long An đã qua đời tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
Nhà báo Nguyễn Văn Trạch - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động đã xác nhận thông tin trên. Ông Trạch cho biết, hiện việc tổ chức tang lễ của nhà báo Lê Hoàng Hùng đang được cơ quan chủ quản của anh phối hợp với gia đình, Bệnh viện Chợ Rẫy bàn bạc, phối hợp thực hiện. Cách đây 2 ngày, chiều 27/1, khi vào thăm anh tại khoa Hồi sức cấp cứu – BV Chợ Rẫy, anh Hùng vẫn mở mắt nhưng không thể tự thở được mà phải đặt máy nội khí quản giúp thở, theo dõi độ bão hòa Oxi trong máu… Anh không thể nói chuyện được, tự ăn được mà phải dùng tới ống truyền, nhưng số lượng cũng rất ít. Xung quanh anh là rất nhiều các loại máy móc tối tân, hiện đại để giúp hỗ trợ cho quá trình chăm sóc, điều trị cho anh. BS Trương Dương Tiến – khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy nói rằng các vết thương bỏng của anh Hùng sâu và khá nặng. Do ảnh hưởng từ các vết bỏng này, anh đang gặp phải vấn đề rất lớn về hô hấp và tim mạch.
Nhà báo Lê Hoàng Hùng 51 tuổi, đã có 30 năm cầm bút. Anh cũng có rất nhiều tác phẩm thuộc thể loại điều tra XH được các đồng nghiệp, bạn đọc đánh giá cao. |
Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011
Nhà báo Lê Hoàng Hùng qua đời
Việt Nam đưa hạt giống lên vũ trụ
RFA-01-28-2011Theo đây là một bản tin được cho là tin vui của giới khoa học Việt Nam, đó là Việt Nam vừa đưa thành công một số loại hạt giống hoa lên vũ trụ nhân dịp đầu năm mới. Hoạt động này nằm trong chương trình Hạt giống tương lai Châu Á KIBO SSAF 2010 – 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Viện sinh học Tây Nguyên và Cơ quan hàng không Vũ trụ Nhật Bản thực hiện. Những hạt giống hoa này là loại ngắn ngày, được lựa chọn kỹ càng và sau đó được gửi sang Nhật Bản để xử lý trước khi đưa lên vũ trụ. Theo thông tin của Viện Công nghệ Vũ trụ, thì hạt giống được đưa lên vũ trụ trong thời gian 2 tháng, chịu tác động của môi trường như tia bức xạ, nhiệt độ, trạng thái không trọng lượng cũng như các điều kiện khác. Sau đó, những hạt giống này được đưa trở về Trái đất để nghiên cứu về đột biến gen, độ nảy mầm. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)