Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

# Công An Qúa Lô.ng Quyê`n, Xem Dân Nhu+ Co? Rác

http://giaithecongsan2011.multiply.com/journal/item/54/54 (# Công An Qúa Lộng Quyền, Xem Dân Như Cỏ Rác) (vô cùng thương tâm)

Vụ Vietnam Airlines và HLV Taekwondo bị đàm tiếu trên mạng


Thứ ba, 26/4/2011, 12:41 GMT+7

Trong khi nội tình câu chuyện giữa HLV Lê Minh Khương và Vietnam Airlines chưa ngã ngũ, trên cộng đồng mạng đã xuất hiện những bức tranh biếm họa, bài hò vè... kèm theo những lời bình luận trái chiều.
>HLV Taekwondo muốn đối chất với Vietnam Airlines

Một biếm họa về dịch vụ khách hàng của Vietnam Airlines trên mạng. Ảnh: T.N
Một biếm họa về dịch vụ khách hàng của Vietnam Airlines trên mạng. Ảnh: T.N

Diễn đàn Tathy dành hẳn một topic dài tới 109 trang với cả nghìn ý kiến khác nhau bình luận về sự cố xảy ra giữa tiếp viên trưởng chuyến bay VN1169 và HLV Lê Minh Khương. Giadinhmoon cũng đăng tải một số quy định cải biên của Hãng "Sorry Airlines", kèm theo hình ảnh minh họa là HLV Taekwondo đang ngồi trên hàng ghế hạng thương gia của Vietnam Airlines. Chưa hết, trang linkhay còn có hình ảnh biếm họa được chế từ hình ảnh từ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản Đô-rê-mon. Trong đó, hành khách được ví như Nobita có thể bị anh chàng Chaiel béo ị và Sê-kô mỏ nhọn đánh bất kể lúc nào, nếu dám có ý kiến phàn nàn.

Yahoo đến Facebook, rồi các diễn đàn như webtretho... cũng không ngừng cập nhật các tin tức mới nhất liên quan đến vụ việc, kèm theo các comment của những thành viên tham gia. Không ít ý kiến đề xuất đưa sự cố này vào chương trình "Gặp nhau cuối năm" hoặc "Táo quân" phát vào đêm 30 Tết.

Trong con mắt những người làm truyền thông thương hiệu, chưa biết ai đúng ai sai, nhưng Vietnam Airlines đang gặp thảm họa về hình ảnh trên Internet. Và HLV Lê Minh Khương cũng ảnh hưởng đáng kể về uy tín sau sự cố này.

Quy định của hàng không bị cộng đồng mạng cải biên.

Trao đổi với VnExpress.net về vụ ầm ĩ với HLV Lê Minh Khương của Vietnam Airlines, ông Nguyễn Tuấn - cán bộ cấp cao của một mạng di động, nói: "Khi khách hàng bực mình hoặc nổi giận với công ty về chất lượng dịch vụ, điều đầu tiên cần thực hiện là xin lỗi và mong họ thông cảm chứ không phải là đi chứng minh chuyện ai đúng, ai sai. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong ngành dịch vụ khi cạnh tranh thực sự đã có mặt trên thị trường".

Ông này cũng nói thêm, trước đây, khi thị trường thông tin di động còn độc quyền, chuyện mạng lỗi, dịch vụ kém… là bình thường và khách hàng có đúng cũng ít khi được nhận một lời xin lỗi đúng mực từ nhà mạng. Kể từ khi thị trường có cạnh tranh mạnh mẽ, mọi việc mới thay đổi hoàn toàn. Khi sự cố xảy ra, các hãng viễn thông ngay lập tức xin lỗi, thậm chí tính toán các biện pháp bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

"Có không ít trường hợp, khách hàng sai, khiếu kiện rất vô lý nhưng nhà mạng vẫn phải xin lỗi và bồi thường. Nguyên nhân là trong bối cảnh cạnh tranh dữ dội, hãng viễn thông thấy chuyện xin lỗi và bồi thường cho khách hàng sẽ tốn ít chi phí và có lợi về uy tín thương hiệu hơn rất nhiều việc đi chứng minh và thông báo cho mọi người là mình đúng", ông này chia sẻ.

Ông cho rằng, khi doanh nghiệp để khách hàng phàn nàn, khiếu nại tức là mình đã ít nhiều có lỗi. Kể cả khi khách hàng sai nhưng họ bực mình thì doanh nghiệp nói lời xin lỗi cũng không làm giảm uy tín về chất lượng dịch vụ của hãng mà là ngược lại. "Làm ngành dịch vụ thì không nên tiết kiệm lời xin lỗi", ông này kết luận.

Anh Nguyễn Quang Huy, Giám đốc một công ty dịch vụ truyền thông tại Hà Nội liên tưởng việc cấm bay với động thái cắt điện luân phiên mà chẳng cần xin lỗi cũng như thông báo với khách hàng. "Thực tế, người tiêu dùng không mua điện của 'ông nhà đèn' thì biết mua của ai. Độc quyền chính là nguyên nhân phát sinh ra tình trạng này", anh Huy bình luận.

Liên quan đến việc cấm bay đối với ông Lê Minh Khương, vị giám đốc công ty truyền thông phân tích, trước đây, Vietnam Airlines có trong tay quyền đơn phương từ chối vận chuyển hành khách. Thế nhưng, quyền lực này nhằm đảm bảo an ninh cho chuyến bay chứ không phải là một công cụ nhằm trấn áp hoặc đe dọa những khách hàng khó tính, có xung đột với hãng hàng không về chất lượng dịch vụ.

Vào thời điểm xảy ra tranh chấp với HLV Lê Minh Khương, theo quy định mới về an ninh hàng không dân dụng, Vietnam Airlines đã không còn quyền đơn phương từ chối vận chuyển hành khách. Hãng này chỉ có quyền lập danh sách đề nghị và quyền quyết định thuộc về Cục Hàng không Việt Nam.

Nghị định số 81 của Chính phủ cũng quy định rất rõ quyền hạn về việc từ chối vận chuyển hoặc cấm bay đối với hành khách. Theo đó, hãng hàng không chỉ được quyền lập danh sách từ chối vận chuyển đối với hành khách bị cho là vi phạm các quy định trên chuyến bay. Còn lệnh cấm sẽ do Cục Hàng không VN ra quyết định.

Bản thân đại diện Vietnam Airlines khi trao đổi với VnExpress.net cũng nhìn nhận: "Giá như vụ việc này không xảy ra và đừng bị đẩy đi quá xa như hiện nay". Ông này cho rằng trong sự cố trên chuyến bay VN1169 này cả phía Vietnam Airlines và HLV Lê Minh Khương đều "mất" nhiều hơn là "được". Cái mất chính là thời gian, công sức và cả hình ảnh, dù rằng đúng sai vẫn là chuyện "hạ hồi phân giải". Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam. HLV Lê Minh Khương cũng có đóng góp nhất định cho nền thể thao nước nhà. Như vậy, khi cãi vã xảy ra, cả hai đều bị ảnh hưởng đến hình ảnh.

Nghị định 81 của Chính phủ quy định
Quyền: Từ chối vận chuyểnQuyền cấm bay
Hành khách1. Hành khách gây rối: a. Không chấp hành các quy định, hướng dẫn của nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay; b. Gây rối trật tự và kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay; c. Tung tin, cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn, an ninh của cảng hàng không, sân bay, tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất và hành khách. 2. Người mất khả năng làm chủ hành vi. 3. Người bị từ chối nhập cảnh. 4. Người bị trục xuất không có người áp giải. 5. Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của VN hoặc nước ngoài.1. Không chấp hành các quy định, hướng dẫn của nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay (tái phạm nhiều lần). 2. Gây rối trật tự và kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay (tái phạm nhiều lần). 3. Tung tin, cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn, an ninh của cảng hàng không, sân bay, tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất và hành khách. 4. Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp khác vào hoạt động hàng không dân dụng; 5. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thẩm quyền quyết địnhHãng hàng khôngCục Hàng không VN

Hồng Anh - Hoàng Ly

"Không nên thắt chặt tiền tệ hơn nữa"


26/04/2011 15:46:54

"Nếu Nghị quyết 11 không được triển khai một cách quyết liệt ngay từ cuối tháng 2/2011 thì diễn biến lạm phát có thể còn xấu hơn nữa. Tuy nhiên, nếu nhìn vào căn nguyên của lạm phát, thì trong thời điểm hiện nay, không nên thắt chặt tiền tệ hơn nữa".

TS. Dương Thu Hương - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đưa ra nhận định như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngân hàng Nhà nước (SBV)

Sức ép lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 đã tăng tới 3,32% so với tháng trước. Bà có nhận định gì?

Phải khẳng định rằng, nếu Nghị quyết 11 không được triển khai một cách quyết liệt ngay từ cuối tháng 2/2011 thì diễn biến lạm phát có thể còn xấu hơn nữa. Kiểm soát được lạm phát ở mức độ này là nhờ Nghị quyết 11 được ban hành kịp thời với một loạt giải pháp đồng bộ và toàn diện.

 Tốc độ tăng CPI cao trong vài tháng gần đây không xuất phát từ nguyên nhân tiền tệ mà do "chi phí đẩy" (minh họa nguồn IE)

Vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là phải nhận rõ căn nguyên lạm phát để có đối sách phù hợp. Trước hết, phải khẳng định rằng, tốc độ tăng CPI cao trong vài tháng gần đây không xuất phát từ nguyên nhân tiền tệ mà do "chi phí đẩy". Đây là nguyên nhân căn bản trong bối cảnh lạm phát đang có xu hướng gia tăng một cách đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu. Ở trong nước, giá điện, xăng dầu, than... buộc phải điều chỉnh với mức độ khá cao do Ngân sách nhà nước không đủ sức để có thể tiếp tục bù lỗ nhằm giữ giá các mặt hàng này.

Trước tình hình này, theo Bà, có nên thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa?

Tôi cho rằng, chính sách  tiền tệ hiện thắt chặt đến mức ngặt nghèo. Trong nhiều năm gần đây, chưa bao giờ tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán dưới 16%. Điều đó khẳng định mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là kiềm chế lạm phát.

Nhưng nếu nhìn vào căn nguyên của lạm phát, như đã phân tích ở trên, thì trong thời điểm hiện nay, không nên thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Và cũng chưa nên sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND. Tuy nhiên, đối với lãi suất tái cấp vốn và trần lãi suất huy động tiền gửi VND (14%/năm - PV) cần phải xem xét điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh sức ép lạm phát tăng cao.

Có hiện tượng một số ngân hàng nâng lãi suất huy động VND lên xấp xỉ 20%/năm. Theo Bà, đây là mức lãi suất phù hợp trong bối cảnh lạm phát gia tăng?

Lạm phát cao thì lãi suất có xu hướng tăng lên. Nhưng huy động với lãi suất từ 18% - 20%/năm, theo tôi là bất hợp lý. Huy động như vậy thì lãi suất cho vay ra sẽ ở mức nào? Bởi trong điều kiện hiện nay, ít có doanh nghiệp nào có lãi nếu phải vay ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm.

Mặc dù lãi suất huy động VND tăng cao, nhưng theo một số ngân hàng, vốn VND vẫn chưa chảy nhiều vào ngân hàng. Vì sao vậy, thưa Bà?

Tôi hy vọng sau khi NHNN áp trần lãi suất huy động ngoại tệ (tối đa là 3%/năm đối với cá nhân và 1%/năm đối với doanh nghiệp), người dân và doanh nghiệp sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng và vốn tiền đồng sẽ chảy vào ngân hàng nhiều hơn.

Tuy nhiên, có một thực tế là, trong bối cảnh lạm phát tăng cao thì một bộ phận người dân tìm cách bảo vệ giá trị tài sản của mình bằng cách đầu tư vào bất động sản. Chính vì vậy, việc giải quyết bài toán vốn VND không chỉ nằm ở lãi suất mà còn phụ thuộc vào xu hướng đầu cơ trên thị trường bất động sản.

Theo tôi, để vốn VND tập  trung chảy vào ngân hàng và ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này ưu tiên cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn... với lãi  suất hợp lý thì phải hạn chế tối đa dòng vốn đầu cơ. Để làm được như vậy thì cần phải đánh thuế thật cao vào các giao dịch mua, bán bất động sản mang tính đầu cơ; ngoài ra phải kiểm soát có hiệu quả lạm phát, thị trường vàng và ngoại tệ.

(theo SBV)

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý giá, Bộ Tài chính, cho biết. "Hội đồng tư vấn tiền tệ đã họp, nhận định bản chất của đợt tăng giá vừa rồi vẫn là tiền nhiều hơn hàng (theo báo cáo của NHNN, tổng dư nợ tín dụng năm 2010 cao gấp 1,2 lần GDP trong khi các nước khác chỉ cho phép là 60%). Cùng với đó là tác động chi phí đẩy (hiệu ứng đồng loạt tăng giá các mặt hàng).

 

Phải đến tháng 6 này, chính sách tiền tệ mới có tác dụng rõ nét. Đúng là lạm phát năm nay sẽ ở mức cao, cố gắng phấn đấu không vượt qua mốc 11,75%, nhưng chúng tôi cũng biết là sẽ rất khó. Theo ông Thoả, gốc của vấn đề bây giờ là phải hút tiền về, bên cạnh tiếp tục cắt giảm mạnh đầu tư công.


(Theo Tienphong online)

 

TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Các doanh nhân nước ngoài tiếp tục "tố khổ"


27/04/2011 00:48:37

Mặc dù nỗ lực cải cách hành chính được thực hiện trong nhiều năm qua nhưng doanh nghiệp nước ngoài cho biết vẫn gặp trở ngại như mất nhiều thời gian để được cấp phép đầu tư, hay đút tiền để được thông quan nhanh...

Trong hội thảo nhằm đánh giá và tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại TP.HCM hôm 26/4, ông Han Jae Jin, trưởng ban phụ trách quan hệ đối ngoại của Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) cho biết, doanh nghiệp được hẹn 45 ngày sau khi nộp thủ tục đăng ký đầu tư.

Tuy nhiên một thời gian sau lại chỉ nhận thông báo để bổ sung hồ sơ và được hẹn thêm từ 30-45 ngày nữa. Và, đến hơn sáu tháng mới nhận được giấy phép đầu tư.

Những "cách đi" của nhà đầu tư khi gặp phải bức tường quan liêu (Minh họa, nguồn IE)

 

Trong khi đó, theo ông Yoshida Sakae, Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, có trường hợp hơn sáu tháng mà nhà đầu tư vẫn chưa nhận được kết quả gì.

Theo ông Lư Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, thời gian xem xét và cấp giấy phép đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là 15 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT), và 30-45 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh GCNĐT.

Tuy nhiên, đối với các dự án thuộc diện thẩm tra, thì việc xem xét có liên quan đến các bộ ngành khác, như Bộ Công Thương hay Bộ Nông nghiệp, và có những trường hợp các bộ không thống nhất với nhau, nên gây mất nhiều thời gian chờ đợi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhân viên mới của sở vì chưa nắm rõ luật, nên cũng gây mất thời gian, ông Phong nói.

Ông Phong cũng cho biết, một số nhà đầu tư cũng chưa nắm được luật, nên không làm đúng như quy định, dẫn đến việc sở phải yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Ông Christopher C. Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), cũng phản ảnh tình trạng đút tiền để thông quan nhanh và phải mất 3 ngày để thông quan đối với hàng xuất khẩu và 4 ngày đối với hàng nhập khẩu (không tính thời gian chậm trễ do tắc nghẽn cảng).

Theo một khảo sát mới đây nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh thành tiến hành trên 1.155 doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, 70% nhà đầu tư thường xuyên xuất nhập hàng qua cửa khẩu hải quan cho biết phải trả tiền đút lót để được thông quan nhanh.

Cũng theo kết quả của khảo sát này, chất lượng lao động hiện nay của Việt Nam cũng được doanh nghiệp nước ngoài coi là cản trở cho chiến lược đầu tư của họ tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp FDI phải đầu tư nhiều vào đào tạo lao động trong công ty. Đầu tư đào tạo này trung bình chiếm khoảng 8% tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng nhảy việc của người lao động khiến doanh nghiệp không được hưởng lợi từ đầu tư này.

Ông Han Jae Jin (KOCHAM) cho biết, hiện các công ty nước ngoài không muốn đào tạo tay nghề cho người lao động nữa vì nhân viên nhảy việc và nghỉ việc quá nhanh.

Hội thảo trên thuộc chương trình cải thiện môi trường đầu tư của TP.HCM.

Trần Thu (TBKTSG)

Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng nghi ngờ bị trả thù


2011-04-25

Đã gần hai tháng trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ việc ông Trịnh Xuân Tùng, bị công an quận Hoàng Mai đánh chấn thương cổ dẫn đến cái chết một tuần sau đó.

Photo courtesy of nuvuongcongly

Bà mẹ 90 tuổi khóc người con bị trung tá công an đánh chết.

Sau hai tháng vẫn "đang giải quyết" 

Cho đến nay vẫn chưa có kết luận gì từ phía các cơ quan chức năng về vụ việc này, thêm vào đó, gia đình ông Trịnh Xuân Tùng cho biết có dấu hiệu khiến họ nghi ngờ bị trả thù.
Khánh An phỏng vấn chị Trịnh Kim Tiến, con gái ông Tùng và được chị thông báo về tình trạng hiện tại của việc điều tra:

"Sự việc đến nay là đã gần 2 tháng rồi. Em có gửi đơn đi hết các ban ngành có thẩm quyền để giải quyết cho em về việc những người tham gia vào việc đánh đập, bắt bớ bố em, dẫn đến cái chết, nhưng người ta bảo là "đang giải quyết", cho đến bây giờ là chưa có câu trả lời. 

Những người dân phòng tham gia vào "đánh hội đồng" bố em dã man và những người trực ban không cho bố em ăn uống, còn còng tay bố em lại và không cho đi cấp cứu thì cũng chưa có một cái xử lý gì hết. Đến nay đã là hai tháng rồi, hỏi thì người ta chỉ bảo "đang giải quyết" thôi, không biết là đến khi nào người ta mới giải quyết cho gia đình em."

Trong khi việc ông Tùng bị công an đánh chết, khiến dư luận rất bất bình trong thời gian qua, vụ việc này chưa được giải quyết thì cách đây vài ngày, gia đình ông lại gặp một sự việc khiến họ nghi ngờ bị trả thù. Chị Trịnh Kim Tiến cho biết:

Em có gửi đơn đi hết các ban ngành có thẩm quyền để giải quyết cho em về việc những người tham gia vào việc đánh đập, bắt bớ bố em, dẫn đến cái chết, nhưng người ta bảo là "đang giải quyết"...

Chị Trịnh Kim Tiến

"Hiện tại em đang muốn làm một đơn đề nghị. Đơn đề nghị của em là nghi ngờ phường Thịnh Liệt kết hợp với phường Hoàng Văn Thụ, thuộc quận Hoàng Mai, trả thù thân nhân ông Trịnh Xuân Tùng. Đây là một sự việc mới. Chị họ em là Trịnh Xuân Ngân, cháu ruột của ông Trịnh Xuân Tùng, có nhà ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai. Chị em đã xây dựng xong từ tháng Hai, nhưng đến thời điểm gần đây, phường Hoàng Văn Thụ mới đến và đòi kiểm tra. 

Chị em có giấy phép xây dựng, chỉ có điều là chị em xây thêm một cái tum khoảng 4m2, phường Hoàng Văn Thụ đến và yêu cầu phải dỡ bỏ. Sau khi nhận được yêu cầu thì chị em tiến hành dỡ bỏ, nhưng đang tiến hành dỡ bỏ thì có giấy quyết định cắt điện, nước, cản trở luôn quá trình dỡ bỏ và kêu là sẽ chuyển lên trên quận để giải quyết vấn đề tháo dỡ căn nhà của chị em."

Để tìm hiểu thêm về sự việc, chúng tôi hỏi chuyện chị Trịnh Xuân Ngân, chủ nhân của căn nhà và được chị cho biết:

"Việc xây dựng của gia đình tôi thì tôi đã xây dựng rất lâu rồi và phường cũng đã đến rất nhiều lần nhưng đều không có ý kiến thắc mắc gì, mà tôi có giấy phép xây dựng đàng hoàng.

Khi tôi xây dựng xong rồi, từ tháng Hai, thì không hiểu vì lý do gì đến tháng Tư, tự dưng phường đến yêu cầu đình chỉ xây dựng và yêu cầu phá dỡ. Đúng là phần tum của tôi có sai phạm, xây dựng ngoài giấy phép, giấy phép của tôi chỉ có 5 tầng thôi nhưng tôi xây dựng phần tum ngoài giấy phép, trong quá trình xây dựng thì phường cũng có đến nhiều lần nhưng không có ý kiến thắc mắc gì, nhưng đến tháng Tư, khi tôi xây dựng xong cách đấy 2 tháng rồi thì bây giờ phường lại đến yêu cầu đình chỉ xây dựng và tháo dỡ. 

Nhà tôi có xây dựng gì nữa đâu mà yêu cầu tháo dỡ? Đó là quan điểm thứ nhất của tôi. Thứ hai, khi mà phường đến yêu cầu tháo dỡ vào ngày 20/4, lúc 5 giờ chiều, thì tôi cũng chấp nhận tháo dỡ cái tum đi. Nhưng sáng 21/4, phường lại ra thêm một quyết định nữa là tôi không thực hiện đúng thời gian. Tôi chỉ thắc mắc một điều là từ 5 giờ chiều ngày 20 đến sáng ngày 21 thì tôi không thể nào làm kịp được. Khi tôi không kịp tháo dỡ thì phường lại tiếp tục gửi hồ sơ lên quận để xử lý cưỡng chế gia đình tôi."

Chính quyền liên tục làm khó dễ

Theo chị Trịnh Xuân Ngân, mặc dù cho đến nay quận Hoàng Mai chưa có quyết định cưỡng chế nào, nhưng phường Hoàng Văn Thụ liên tục gây sức ép lên gia đình chị, đặc biệt là trong những buổi làm việc với cán bộ phường: 

trinhxuantung-250.jpg
Kẹt xe trong ngày tang lễ anh Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an đánh đến chết. Photo courtesy of nuvuongcongly
"Phường cứ gây sức ép với tôi quá. Khi tôi ra phường làm việc vào hôm thứ Bảy, 23/4, sau khi làm việc với mấy thanh tra xây dựng thì thấy cũng không có vấn đề gì, nhưng Chủ tịch phường tự nhiên ở đâu chạy vào, hùng hổ lên, bắt anh thanh tra xây dựng là phải đem công an vào nhà tôi để bắt thợ, nhưng thực ra nhà tôi không có người thợ nào trong đấy. Phường kéo vào không thấy ai lại đi về. Công an kéo vào không thấy ai lại đi về, rồi bảo đấy là thông tin của Chủ tịch phường. 

Rồi buổi trưa lại kéo vào nhà tôi thì có một cậu bé trông nhà cho tôi đang ngủ ở trên tầng, (phường) kéo vào, cậu ấy ra mở cửa, thấy cậu ấy đang ngủ, (phường) bảo cậu ấy phải ghi vào đây là "7, 8 người thợ đang làm"! Cậu ấy bảo là "Tôi không ghi vì ở đây chỉ có một mình tôi. Nếu các anh kiểm tra thấy có 7, 8 người thì các anh để xuống". 

Thế là phường lên kiểm tra, không thấy có người thì thôi, đi về. Một lúc sau, khoảng 4 giờ chiều ngày 23 thì phường lại quay lại cùng với công an và bảo tôi là tháo dỡ chưa. Cứ làm ầm ĩ lên như thế tôi thấy rất bất tiện, mà lúc nào cũng cho người theo dõi gia đình tôi như thế này thì tôi thấy mệt mỏi lắm!

Chị Trịnh Xuân Ngân cũng cho biết mặc dù gia đình chị hoàn toàn thừa nhận sai phạm và tiến hành tháo dỡ theo yêu cầu, thế nhưng ngay cả việc sửa sai cũng bị gây khó dễ khiến gia đình chị phải nghĩ đến việc làm đơn khiếu nại. Chị nói:

"Tôi có làm đơn. Thứ nhất, tôi là người dân, tôi nhận thấy tôi có sai phạm thì tôi xin được sửa chữa sai phạm ấy nhưng chính quyền phường cứ thúc ép tôi. Hiện tại bây giờ cho tôi thời gian tháo dỡ nhưng lại cắt điện, cửa cuốn tôi không mở vào được, để tôi không thể tháo dỡ được, tôi không hiểu là phường định làm gì nữa. Mà tôi cũng đồng ý là tôi sai phạm phần tum, tôi đã phá dỡ rồi, nhưng chính quyền phường vẫn không đồng ý.

Nếu chính quyền phường ra một quyết định ngay từ đầu thì tôi sẽ chấp hành ngay, nhưng nay đòi phá dỡ cái này, mai lại đòi phá cái khác, như vậy tôi thấy rất mệt mỏi, bức xúc cho người dân."

Chị Trịnh Xuân Ngân

Nếu chính quyền phường ra một quyết định ngay từ đầu thì tôi sẽ chấp hành ngay, nhưng nay đòi phá dỡ cái này, mai lại đòi phá cái khác, như vậy tôi thấy rất mệt mỏi, bức xúc cho người dân."

Chị Ngân khẳng định ở vào thời điểm trước khi xảy ra sự việc ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết, từ khi công việc xây dựng bắt đầu tiến hành cho đến khi hoàn tất, cán bộ phường đã đến kiểm tra rất nhiều lần và không hề đặt câu hỏi hay có ý kiến gì, nhưng chỉ gần đây mới bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề. 

Việc đưa ra những quyết định bất nhất, thiếu hợp lý của phường Hoàng Văn Thụ không những gây thiệt hại về vật chất mà còn khiến gia đình ông Trịnh Xuân Tùng lo lắng liệu họ có phải là mục tiêu của một âm mưu trả thù?

Theo dòng thời sự:

Nhà dân chủ Vi Đức Hồi được giảm án


2011-04-26

Sáng ngày 26 tháng 4 năm 2011, Tòa án tỉnh Lạng Sơn đã xử phiên Phúc thẩm cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi.



Kết quả bản án được bà Hoàng Thị Tươi vợ của ông Vi Đức Hồi có mặt tại tòa cho biết: "Dạ tôi là Hoàng Thị Tươi Bản án hôm nay họ tuyên là 5 năm tù và 3 năm quản chế."
Ông Vi Đức Hồi.
Ông Vi Đức Hồi.
Bà Tươi kể lại việc Luật sư Trần Lâm bào chữa cho chồng bà như sau:

"Luật sư Trần Lâm ông ấy cãi thì cũng không dựa vào những luận điểm, tôi nghĩ như vậy bởi vì ông ấy chỉ nói theo suy nghĩ thôi, tức là hiện nay có rất nhiều người đưa ý kiến thậm chí người ta làm còn thể hiện gay gắt và đến ngày nay thậm chí có những người quan chức cao cấp người ta cũng làm nhưng cũng không thể suy xét là có tội được"
Anh ấy rất là vững vàng. Ảnh nói là không vi phạm đó chỉ là những suy nghĩ, những quan điểm thôi. Anh ấy nói nếu thế cái tội của anh như vậy là quá nặng nhưng ở mức nào thì anh ấy cũng chấp nhận.
Bà Hoàng Thị Tươi
Bà Tươi cho biết sức khỏe và thái độ của ông Vi Đức Hồi sau khi nghe tòa phúc thẩm tuyên án như sau:

"Anh ấy cũng rất là vững vàng không có gì. Đầu tiên ảnh nói là không vi phạm đó chỉ là những suy nghĩ, những quan điểm thôi nhưng họ nói rằng một khi đã xin giảm án là có tội. Anh ấy nói nếu thế cái tội của anh như vậy là quá nặng nhưng ở mức nào thì anh ấy cũng chấp nhận, tuy nhiên với mức này thì quá cao thì xin giảm án còn nếu cho rằng như thế là có tội thì anh cũng không có ý kiến gì."

Ông Vi Đức Hồi (phải) và Nguyễn Bá Đăng
Ông Vi Đức Hồi (phải) và Nguyễn Bá Đăng, ảnh chụp trước đây. Source ddcnd.org 
Trước đó vào ngày 26 tháng 01 năm 2011, Tòa án tỉnh Lạng Sơn đã tuyên án tám năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự.

Ông Vi Đức Hồi, 54 tuổi, gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1980 và từng giữ chức Giám đốc Trường Đảng Huyện Hữu Lũng, thuộc tỉnh lạng Sơn. 

Ông Vi Đức Hồi lên tiếng kêu gọi cải cách dân chủ vào năm 2006 và một năm sau đó bị khai trừ khỏi đảng. 

Năm 2009, ông được tổ chức nhân quyền Human Rights Watch trao giải thưởng vì đóng góp của ông cho công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Thâm thủng mậu dịch 5 tỷ đô la trong 1 tháng


Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong tháng tư lên đến gần 5 tỷ đô la.

Tổng Cục thống kê Việt Nam hôm nay cho biết xuất khẩu  của Việt Nam ước tính đạt 26,94 tỷ đô-la trong 4 tháng đầu năm, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Quần áo và dệt may vẫn là những mặt hàng chiếm tỷ lệ hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu, với mức thu 3,93 tỷ đô-la. Tiếp đó là dầu thô với mức 2,46 tỷ đô-la.
Trong khi đó, Việt Nam sử dụng 31,83 tỷ đô-la cho nhập khẩu, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy mức thâm hụt thương mại lên 4,89 tỷ đô-la, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu là máy móc, xăng dầu và vải vóc.


Nông nghiệp sẽ là giải pháp cho môi trường và nạn đói


2011-04-26

Thay đổi khí hậu toàn cầu, dân số tăng, cạn kiện nguồn nước cùng với giá thực phẩm leo thang đang là gánh nặng đối với người dân ở nhiều vùng trên thế giới.

AFP

Biến đổi khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến trồng trọt


Tổ chức WorldWatch, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, mới đây đã đưa ra 15 cách trong đó nông nghiệp có thể giúp thế giới đối phó có hiệu quả với những thách thức về môi trường, giúp giảm nghèo đói. Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.

Nông nghiệp: giải pháp chứ không phải nguyên nhân

Chưa bao giờ, vấn đề an ninh lương thực lại được đặt ra khẩn thiết như hiện nay, nhất là khi khí hậu toàn cầu đang thay đổi, đe dọa đời sống của nhiều người, và giá thực phẩm cũng như nhiên liệu trên toàn cầu leo thang đang khiến nhiều người nghèo tại các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi phải đối mặt với cái đói triền miên. Đứng trước những thách thức này, tổ chức World Watch đã đề ra 15 đề nghị mà nông nghiệp có thể giúp thế giới chống đói nghèo và đối mặt với những thách thức về môi trường.
Bà Danielle Nierenberg, đồng giám đốc của dự án Nurshing planet, thuộc WorldWatch nói về các đề nghị này như sau:
Danielle Nierenberg: chúng tôi muốn nhấn mạnh làm thế nào, nông nghiệp có thể trở thành giải pháp cho những thách thức lớn về môi trường hiện nay. Thường thì nông nghiệp bị coi là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng môi trường, chính vì vậy chúng tôi muốn chỉ ra rằng nông nghiệp là giải pháp chứ không phải là nguyên nhân. Chúng tôi chỉ ra một vài cách chính mà nông nghiệp có thể giúp giải quyết vấn đề, dựa vào những gì chúng tôi thấy được trong vòng 15 tháng qua, tại hơn 25 nước ở khu vực hạ sahara, qua các cuộc nói chuyện với khoảng 300 dự án, nông dân, nhóm nông dân, các nhà làm chính sách, các nhà 
Nhiều gia đình không thể cải thiện chất lượng thực phẩm cho con là vì hoàn cảnh nghèo khó, AFP  PHOTO
Nhiều gia đình không thể cải thiện chất lượng thực phẩm cho con là vì hoàn cảnh nghèo khó, AFP PHOTO
khoa  học.

làm thế nào, nông nghiệp có thể trở thành giải pháp cho những thách thức lớn về môi trường hiện nay. Thường thì nông nghiệp bị coi là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng môi trường, chính vì vậy chúng tôi muốn chỉ ra rằng nông nghiệp là giải pháp chứ không phải là nguyên nhân. 
Bà Danielle Nierenberg
15 cách mà tổ chức Worldwatch đưa ra tập trung vào vấn đề giảm lãng phí thực phẩm, đa dạng hóa cây nông nghiệp cung cấp dinh dưỡng cao có nguồn gốc địa phương, tiết kiệm nước, đầu tư vào phụ nữ làm nông nghiệp, và tổ chức nông nghiệp ở thành thị.
Một trong những điểm chính được các chuyên gia của tổ chức này chú ý đến là việc giảm thiểu lãng phí thực phẩm. Theo bà Danielle Nierenberg, thì có từ 20% đến 50% thu hoạch trên toàn cầu bị lãng phí trước khi đến được với người dùng. Bà đưa ra ví dụ về việc các nông dân ở Niger đã tìm cách giảm thiểu lãng phí thực phẩm một cách có hiệu quả như sau:
Danielle Nierenberg: Nông dân ở Niger đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề này, làm việc với các nhà nghiên cứu ở trường đại học Perdu, họ trồng cow peas là một loại đậu, một loại cây lương thực ổn định, họ sử dụng các bao làm ở địa phương được bao kín ở đầu để tránh mốc, hỏng, cách này giúp các nông dân Niger tiết kiệm được khoảng 255 triệu dollar mỗi năm, và ở những nơi nghèo khó khi mà thu nhập đầu người chưa được 2 đô la một ngày thì bất cứ tăng thu nhập nào cũng quan trọng.

Nông nghiệp ở thành thị

Một đề xuất khác cũng được các nhà nghiên cứu chú ý là việc tổ chức nông nghiệp ở ngay trong thành phố. Nguyên nhân khiến đề xuất này quan trọng là bởi tốc độ di dân từ nông thôn vào thành thị đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu. Chỉ tính riêng vùng hạ Sahara, đã có khoảng 14 triệu người chuyển vào thành phố mỗi năm, và sự di cư này chỉ đứng thứ hai sau sự di cư lớn ở Trung Quốc. Vào năm 2020, sẽ có khoảng từ 30 đến 35% người dân châu Phi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các thực phẩm được trồng trong các thành phố. 
Bà Danielle Nierenberg cũng đưa ra ví dụ về phát triển nông nghiệp thành thị ở Kinbera, gần thủ đô Nairobi, Kenya đã giúp những người dân nơi đây có thực phẩm như thế nào:
Danielle Nierenberg: một trong những điều mà chúng tôi đã thấy ở Kinbera là người dân có thể tự cung cấp được nhiều loại thực phẩm với diện tích rất nhỏ, có một nhóm nông dân tự lập một nhóm gọi là nhóm tự lực, họ lập một loại nông trại gọi là nông trại theo chiều thẳng đứng, tức là những người phụ nữ khâu các bao đựng đất, rồi đục những lỗ xung quanh rồi gieo hạt, và làm như vậy họ có thể trồng được nhiều cây ở các tầng khác nhau. 
họ lập một loại nông trại gọi là nông trại theo chiều thẳng đứng, tức là những người phụ nữ khâu các bao đựng đất, rồi đục những lỗ xung quanh rồi gieo hạt, và làm như vậy họ có thể trồng được nhiều cây ở các tầng khác nhau.
Bà Danielle Nierenberg

Họ có thể để 3 bao kiểu như vậy trong một sân sau nhà nhỏ hoặc sân thượng, họặc ban công. Tại Nairobi, 
Bán rau cỏ lưu động trong thành phố. AFP
Bán rau cỏ lưu động trong thành phố. AFP
dạng nông trại kiểu này đang ngày càng trở nên quan trọng vì nó giúp họ nuôi gia đình, không phải mua rau ngoài chợ. Năm 2008, khi chiến sự bùng nổ tại Nairobi sau bầu cử, không có thực phẩm vào Kinbera, thì những người phụ nữ này vẫn cung cấp được thức ăn cho gia đình nhờ cách làm này.

Theo bà cách làm này hoàn toàn có thể áp dụng được ở các thành phố lớn khác trên thế giới như Bangkok, Bắc Kinh, hay New York.
WorldWatch cũng đề cập đến vấn đề lấy đất tràn lan tại châu Phi hiện nay. Với sức ép về giá thực phẩm tăng cao, các nước giàu có hơn ở Trung Đông và châu Á như Ả rập Saudi, Yemen, Trung Quốc đang mua đất của người nông dân châu Phi với giá rẻ để tăng năng suất nông nghiệp của họ. Điều này đã dẫn đến việc bóc lột chính những người nông dân có đất canh tác nhỏ ở châu Phi, gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của họ.
Vì vậy các nhà nghiên cứu đề nghị một sự hợp tác đầu tư giữa nước ngoài và các nông dân một cách hiệu quả hơn để không những phía nước ngoài thu được lợi mà vẫn không ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực cho người nông dân. 
Khi những nhà làm chính sách ở châu Phi nhìn thấy các nông dân áp dụng cách thức này có thể làm tăng thu hoạch, khi họ thấy là người di cư từ nông thôn vào thành thị giảm bởi vì các cách thức đang được áp dụng trong nông nghiệp, giúp người nông dân, làm cho nông nghiệp hấp dẫn với nhiều người hơn
Bà Danielle Nierenberg
Theo bà Danielle Nierenberg, các tổ chức quốc tế nên hợp tác cùng nhau và có một quy định có tính quốc tế liên quan đến vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.
Một dàn mướp được trồng sau nhà. RFA file
Một dàn mướp được trồng sau nhà. RFA file
WorldWatch không đưa ra được con số ước tính chi phí để thực hiện các đề xuất này là bao nhiêu, tuy nhiên họ tin rằng, sẽ không tốn quá nhiều tiền, và khoản chi lớn nhất là để thuyết phục các nhà làm chính sách ở các nước. Bà Danielle Nierenberg giải thích:
Danielle Nierenberg: khó để mà đưa ra con số, nhưng những gì mà chúng tôi đưa ra không tốn nhiều tiền, chi phí chính được dùng là để thuyết phục các nhà làm chính sách, các chính phủ tin rằng những đề nghị này đáng được cân nhắc, chúng tôi tin là khi họ thấy thì họ sẽ tin. 
Khi những nhà làm chính sách ở châu Phi nhìn thấy các nông dân áp dụng cách thức này có thể làm tăng thu hoạch, khi họ thấy là người di cư từ nông thôn vào thành thị giảm bởi vì các cách thức đang được áp dụng trong nông nghiệp, giúp người nông dân, làm cho nông nghiệp hấp dẫn với nhiều người hơn, khi họ thấy những điều này thì họ sẽ đầu tư vào đó.

Người đại diện của WorldWatch tin rằng nếu những biện pháp này được áp dụng, con số khoảng 1 tỷ người còn chịu thiếu đói hiện nay trên toàn cầu sẽ được giảm xuống đáng kể trong vòng 5 đến 10 năm tới. Với các đề xuất này, các nhà nghiên cứu của WorldWatch hy vọng sẽ có một khoản tăng đáng kể trong đầu tư nông nghiệp cho các dự án nông nghiệp có hiệu quả và giúp xây dựng nông nghiệp của địa phương. 

Theo dòng thời sự:

49 giáo dân Xứ Cồn Dầu được chấp thuận tị nạn Thái


49 giáo dân Xứ Cồn Dầu trong số 55 người tị nạn tại Thái Lan hôm qua được Cao uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok thừa nhận tư cách tị nạn.

Nguồn tin mà Đài chúng tôi thu nhận được, cũng như của Tổ chức Boat People SOS, trụ sở tại Washington D.C. cho biết như vừa nêu.

Số giáo dân Xứ Cồn Dầu chạy sang Thái Lan sau vụ cơ quan chức năng tại thành phố Đà Nẵng trấn áp, và bắt bớ những giáo dân tham gia đám tang cụ bà Hồ Nhu đến khu nghiã trang của giáo xứ hồi đầu tháng 5 năm ngoái.

Trong vụ này, đã có sáu giáo dân bị bắt giam và đưa ra tòa án xét xử.Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Biểu tình ở Thái phản đối xây nhà máy hạt nhân Ninh Thuận


2011-04-26

Một cuộc tập họp trước sứ quán Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan để phản đối kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận, khởi công vào năm 2014.

Photo by Đỗ Hiếu

Người Việt và Thái cùng biểu tình tại ĐSQ VN tại Bangkok sáng 26/4/2011 phản đối dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Đoàn biểu tình gồm có người Thái và người Việt kéo đến trước sứ quán Việt Nam lúc 9 giờ rưỡi sáng thứ 3, 26 tháng 4 năm 2011 với các khẩu hiệu mang nội dung phản đối việc Hà Nội lập dự án xây 8 nhà máy điện hạt nhân, trong vòng 20 năm tới. Nhà máy Ninh Thuận 1 dự trù được xây dựng vào năm 2014 và sẽ đi vào hoạt động năm 2020.  

Hướng dẫn đoàn biểu tình là nữ giáo sư tiến sĩ Chompunoot Morachat thuộc Viện đại học Ubon Rajabhat. Lên tiếng trước đại diện cơ quan truyền thông báo chí bà nhấn mạnh đến sự quan ngại sâu xa của người dân Thái Lan trước hiểm họa bị nhiễm chất phóng xạ nguyên tử mà dân chúng Xứ Phù Tang đang phải đối mặt, sau khi nhà máy hạt nhân Fukushima bị trận sóng thần gây hư hại nặng, cách đây hơn một tháng.

Nếu Việt Nam xây dựng nhà máy điện này thì sẽ ảnh hưởng đến cả nhân dân Thái, vì nó gần biên giới nước Thái. Xin yêu cầu chính phủ, nhân dân Việt Nam phải ngừng xây nhà máy điện này."
Ông Trần Văn Đạo, người Thái gốc Việt

Việt Nam đã không quan tâm đến sự việc đó,  nên cứ tiếp tục  tiến hành các đồ án cho thiết lập các nhà máy điện hạt nhân. Bởi lý do vừa kể, nhiều tổ chức văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường của các cộng đồng người Thái, người Việt, người Mỹ đã cùng thảo thỉnh nguyện thư và tập họp trước sứ quán của Hà Nội hôm nay để bày tỏ nguyện vọng chung với mong ước được phía Việt Nam lắng nghe và cộng đồng thế giới ủng hộ. Được biết, nhà máy hạt nhân Ninh Thuận chỉ cách tỉnh Ubon Ratchathani của Thái có 800 km, nếu tai họa bất ngờ xảy ra như tại Chernobyl hay Fukushima thì thiệt hại về nhân mạng và vật chất sẽ khó lường trước được.

Mối nguy cho các nước lân cận

Giải thích với phóng viên RFA bà cho biết là không hy vọng thỉnh cầu mà bà trao đến tận tay đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Bangkok sẽ được lưu ý, tuy nhiên bằng mọi giá, người dân Thái cần phải nhắn gởi với lãnh đạo Việt Nam rằng, hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân không những có thể gây tai họa cho riêng nhân dân Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực và trên toàn cầu.

protest-200.jpg
Dân Việt và Thái biểu tình trước ĐSQ VN ở Bangkok hôm 26/4/2011. Photo by Đỗ Hiếu
Bà cũng sẽ gởi thỉnh nguyện thư này đến cấp lãnh đạo ASEAN và hội nghị thượng đỉnh của APEC, tức Diễn đàn hợp tác kinh tế Á Châu Thái Bình Dương nhóm họp tại Vancouver, Canada vào tháng 5 tới.

Tham gia đoàn biểu tình có ông Trần Văn Đạo, người Thái gốc Việt, ông cho biết vì sao ông cần phải lên tiếng và ủng hộ mạnh mẽ thỉnh nguyện thư được chuyển đến lãnh đạo Việt Nam:

"Chúng tôi đến chỉ để yêu cầu chính phủ Việt Nam không được xây nhà máy điện (hạt nhân) ở Việt Nam, sẽ gây tai hại đến nhân dân, rồi như ở Fukushima, Nhật Bản, cũng đã xảy ra và mình biết là gây nhiều tai nạn lắm, như bom nguyên tử Mỹ ném bom ở Hiroshima gây tai hại đến bây giờ, người ta vẫn còn có bệnh. 

Nếu Việt Nam xây dựng nhà máy điện này thì sẽ ảnh hưởng đến cả nhân dân Thái, vì nó gần biên giới nước Thái, xa tỉnh Ubon 800 cây số, nên sẽ ảnh hưởng đến con cháu. Xin yêu cầu chính phủ, nhân dân Việt Nam phải ngừng xây nhà máy điện này."

Kế đó, bào Đồng Thị Ỏi cũng bày tỏ những suy nghĩ của mình:

"Em ở gần nhất nên sợ ảnh hưởng đến đời con cháu, mình biết là ảnh hưởng của không khí như xem trong phim chiến tranh bị chất độc như thế nào. Bây giờ em sợ Việt Nam mình bị chất độc nhiều…"

Thỉnh nguyện thư được tuyên đọc bằng tiếng Thái và tiếng Anh, sau đó đã được giáo sư tiến sĩ Chompunoot Morachat trao cho một đại diện của sứ quán Việt Nam, khi cánh cửa sắt nhỏ hẹp bên hông tòa đại sứ hé mở chớp nhoáng, rồi đóng sập lại ngay.

Đoàn người biểu tình đã giải tán trong vòng trật tự lúc 11 giờ sáng thứ ba. Số người tham dự ước tính, lúc đông nhất chừng 50 người, trong khi lực lượng an ninh Thái có thể là gấp hơn hai lần, tính cả vòng trong lẫn vòng ngoài.

Đỗ Hiếu tường trình từ Bangkok, Thái Lan.

Theo dòng thời sự:

# Mu~i Cà Mau Bi. Sa.t Lo+?, Nguy Co+ Mâ't Da.ng Trên Ba?n Ddô`

Có con lộ bộ hành còn làm chưa xong, người tài không được trọng dụng lấy gì xong, còn việc rút ruột công trình, còn việc tầm nhìn ngắn hạn..., ôi một thứ hổ lốn, tạp nhạp trong chế độ Nguyễn Tấn Dũng này, thằng dốt lên cầm quyền.  Chưa kể nguyên nhân Tàu Cộng cho xây biết bao nhiêu đập thủy điện trên thượng nguồn, chặn lấy hết nướcngọt, nên nước biển tràn vào để làm xảy ra những vụ ngập mặn và sạt lở là chuyện tự nhiên thôi.  Tội nghiệp hàng triệu đồng bào đang sống nhờ vào 2 dòng sông chính Hồng Hà và Cửu Long, phải chịu đựng thường xuyên 2 thái cực: hạn hán và ngập lụt.  Hạn hán là do các đập thủy điện của Tàu Cộng chặn nước thượng nguồn, còn ngập lụt cũng do các đập thủy điện, lúc dư nước, xả nước cùng các chất cặn bả xuống hạ nguồn.
 
 
PS:
 
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: MŨI CÀ MAU SẠT LỞ, NGUY CƠ MẤT DẠNG TRÊN BẢN ÐỒ
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về vấn đề mũi Cà Mau có nguy cơ mất dạng trên bản đồ, mời quý vị cùng theo dõi sau đây (video insert…)

Mũi Cà Mau, dải đất cuối cùng trên bản đồ Việt Nam, đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng khiến mũi đất lấn biển này đang có nguy cơ lui dần vào quá khứ, nếu không có biện pháp cấp bách bảo vệ. Hiện nay nạn sạt lở quả đã tàn phá mũi đất nặng nề. Báo chí trong nước ghi nhận rằng 5 năm trước, dọc theo đường cong của mũi đất có một con lộ đá rộng 4 thước, dài gần 1 cây số nằm trong một bờ kè đá hộc vững chắc. Phía trong con lộ bộ hành này là một rừng mắm bạt ngàn ken dày đến vài chục thước, có những cái chòi nghỉ mát kiểu nhà rông Tây nguyên để khi mệt mỏi du khách vào trú nắng nghỉ ngơi. Nhưng nay thì tất cả đã biến mất, không còn một vết tích nào của con lộ, bờ kè. Những cái chòi nghỉ mát trườn ra tới mé bờ, thò cái thang chỏng chơ chờ sập xuống biển.

Ban quản lý khu du lịch này cho hay tình trạng sạt lở diễn ra từ khoảng bốn năm qua, đặc biệt là trong những tháng mùa mưa năm 2007, khiến toàn bộ con lộ và hai bờ kè bị chìm nghỉm xuống lòng biển. Tờ báo dẫn lời một viên chức tên là Phạm Quốc Cường, phó giám đốc Sở Ngoại vụ & du lịch tỉnh Cà Mau, thừa nhận chưa có một thống kê cụ thể về diện tích đất tại khu du lịch Mũi Cà Mau đã bị sạt lở xuống biển.

Tuy nhiên, qua quan sát, chúng tôi thấy có nhiều điểm sạt lở xói sâu vào đất liền đến 6 thước. Hiện tại, tình trạng sạt lở vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hôm phóng viên đến hiện trường sạt lở thì những đợt sóng to từ biển lùa vào tiếp tục cuốn đi từng mảng đất đổ ầm xuống biển. Nhìn những vệt sạt lở loang lổ, nhiều du khách xót xa lo ngại cho tương lai mũi Cà Mau sẽ mất dần nếu không có biện pháp ngăn chặn.

Bài báo phân tích rằng có nhiều nhận định khác nhau về thủ phạm gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng mũi đất Cà Mau hôm nay. Chuyên viên Ðặng Trung Tấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau, nói tại khu vực mũi Cà Mau chúng tôi đã tìm thấy sự tồn tại của cây mắm đen, báo hiệu vùng mũi đất đang trong giai đoạn bị sạt lở tự nhiên. Tuy nhiên theo một tài liệu nghiên cứu của Phân viện Ðiều tra qui hoạch rừng thành phố Saigon, đây là khu vực có bồi có lở. Một nghiên cứu của phân viện này cho thấy từ năm 1965 đến năm 1995, khu vực mũi đất Cà Mau từng được bồi đắp thêm đến vài chục thước và chạy dài từ rạch Mũi đến Cái Mòi. Chót ngoài cùng của mũi đất hiện vẫn còn tồn tại những cây mắm lấn biển trên 10 tuổi, với chiều dài vạt rừng trên 500 thước, chiều rộng 10 đến 20 thước.

Hiện tại những nơi lấn biển này cũng đang bị tấn công dần biến mất. Cũng theo nguồn tin này, viên phó giám đốc Sở Ngoại vụ & Du lịch Cà Mau nói rằng tình trạng sạt lở đất như hôm nay tại mũi Cà Mau một phần là do tự nhiên. Sự tác động của con người trước đây, khi mới thành lập khu du lịch Mũi Cà Mau là thủ phạm chính. Khi đó Sở Thương mại và du lịch Cà Mau nay là Sở Thương mại đã sai lầm khi cho múc đất ven bờ biển để làm một con lộ bộ hành phục vụ khách du lịch.(SBTN)

Posted on 26 Apr 2011