Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Bộ Chính trị chỉ thị về bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016

  
 
14/01/2011 3:06 
 
Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số 50-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Theo chỉ thị, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được tiến hành vào cùng một ngày trong năm 2011.

Cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2011.

Để cuộc bầu cử đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức Đảng có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể về công tác tổ chức, nhân sự, thông tin tuyên truyền, xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…

TTXVN


Cháy lớn tại trung tâm TP.HCM

 

 
14/01/2011 3:12 
 
Đến 1 giờ sáng qua 13.1, lực lượng chữa cháy thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đã dập tắt hoàn toàn đám cháy tại khu phố cổ ở góc đường Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1.

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, khoảng 23 giờ 15 ngày 12.1, ngọn lửa bất ngờ phát ra tại tầng 1 nhà số 105 Phó Đức Chính, sau đó lan nhanh sang các căn hộ xung quanh rồi bùng cháy dữ dội.

Nhận được tin báo, hơn 100 lính cứu hỏa đã tới hiện trường, tích cực dập lửa. Thông tin sơ bộ, vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi một phần khu nhà cổ với diện tích khoảng 100m2 cùng toàn bộ hàng hóa và vật dụng sinh hoạt. Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Tin, ảnh: Ngọc Thọ


"Công nghệ" làm mứt vỉa hè


 
14/01/2011 2:00 
Mứt mãng cầu được làm thủ công ở trong hẻm cư xá công nhân đường sắt (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: Long Giang 

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán là các cơ sở sản xuất mứt thời vụ ở TP.HCM hoạt động rầm rộ, đưa hàng đi khắp các nơi. Điều đáng nói là điều kiện vệ sinh của nhiều cơ sở sản xuất mứt rất kém.

Làm mứt mọi nơi

Chúng tôi vào "làng mứt" ở khu cư xá công nhân đường sắt (P.1, Q.3), không khí làm mứt tết tại đây diễn ra khá nhộn nhịp. Con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, ngõ ngách nào cũng được tận dụng làm mứt, người người làm mứt, nhà nhà làm mứt. Vào mùa cao điểm có hàng chục hộ tham gia làm mứt tại đây, phần lớn đều tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Con hẻm vốn đã nhỏ, lại càng bị thu hẹp khi các hộ làm mứt tận dụng tối đa diện tích để chế biến, "sên" mứt, thậm chí làm ngay cạnh nhà vệ sinh.

Mứt ở đây gồm mãng cầu sò, mãng cầu keo, mãng cầu sấy, me sấy xí muội, me quấn… Chỉ cần bước vào đầu hẻm là thấy ngay tình trạng không đảm bảo vệ sinh: nguyên liệu để lăn lóc dưới vỉa hè, cạnh đống rác, xô chậu ngổn ngang. Nguyên liệu sau khi bóc vỏ, nhào nặn rồi đổ thành đống mặc cho ruồi, nhặng bu; sau đó mang đi ngâm trong các xô, chậu cáu bẩn. Các nguyên liệu sau khi ngâm, tẩy được đổ ra phơi la liệt trên mái nhà, bên vệ đường để "hứng" khói xe qua lại. Mứt sau khi "sên" xong, rải khắp mọi nhà trong hẻm này để đóng gói, dán nhãn mác. Lúc này, mứt thành phẩm để dưới nền nhà, trên giường, trên bàn, trên ghế, phía dưới chỉ lót tấm nilon mỏng. Những người đóng gói mứt để tay trần, vừa quệt mồ hôi, vừa bốc mứt...

Mặc dù các công đoạn chế biến mất vệ sinh như thế, nhưng sau khi đóng gói nhìn mứt rất bắt mắt. Từ đây, mứt được đưa đến nhiều chợ phục vụ dịp tết. "Nếu khách thấy công nghệ làm mứt ở đây thì chẳng ai dám ăn!", một người dân ở khu cư xá đường sắt nhận xét.

"Làng mứt" truyền thống lâu đời khác nằm trên đường Thái Phiên và Xóm Đất (Q.11) thì bắt đầu mùa vụ độ giữa tháng 10 âm lịch hằng năm và hiện đang vào cao điểm. Tại lò mứt V.H (đường Thái Phiên), nơi cung cấp mứt gừng, mứt sen, mứt khoai lang cho các đầu mối bán sỉ, nhân viên làm việc không mặc trang phục bảo hộ vệ sinh; dụng cụ dùng chế biến cũ kỹ; nền nhà ẩm nước. Cơ sở T.H.P (đường Xóm Đất) làm nhiều loại mứt bỏ sỉ ở chợ Bình Tây, thì sàn nhà khu vực sản xuất ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh. Còn cơ sở mứt P.T (cũng trên đường Xóm Đất) dùng vỉa hè phía trước để sơ chế các nguyên liệu, mặc cho bụi đường.

Kiểm đâu… thấy sai đó 

Dùng chất tẩy trắng, phẩm màu công nghiệp 

Bà H., một chủ cơ sở làm mứt lâu năm ở khu cư xá công nhân đường sắt (Q.3), tiết lộ với chúng tôi: "Để làm trắng các loại mứt mãng cầu, bí... thì phải dùng chất tẩy trắng, chất phụ gia để hấp dẫn người tiêu dùng và cạnh tranh với các loại mứt Trung Quốc, nếu không thì khó bán được. Còn các loại mứt trái cây, mứt dừa... thì ra chợ Kim Biên mua phẩm màu công nghiệp về dùng".

Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở chế biến mứt phục vụ dịp tết. Tại cơ sở V.H (đường Thái Phiên nói trên), đoàn ghi nhận nơi sản xuất mứt có ruồi, hệ thống thoát nước không đạt, dùng lối đi để các thùng ngâm mứt bán thành phẩm, chưa trang bị bảo hộ đầy đủ cho người trực tiếp chế biến mứt.

Tại cơ sở C.H (cũng đường Thái Phiên), đoàn phát hiện có một thùng nguyên liệu bị mốc trong kho, buộc tiêu hủy tại chỗ. Tại cơ sở T.V (đường Hòa Bình, Q.11), đoàn ghi nhận nơi sản xuất mứt có nuôi chó, sản xuất gần nơi sinh hoạt nên không đảm bảo vệ sinh. Tại cơ sở T.H.P (đường Xóm Đất), đoàn ghi nhận nơi sản xuất bị ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh. Đến cơ sở mứt T.P (đường Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân), đoàn ghi nhận nền nhà và tường khu ngâm mứt bụi bẩn, hệ thống cống rãnh thoát nước không đạt yêu cầu, nhân viên chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động... Đoàn thanh tra yêu cầu tất cả các cơ sở phải khắc phục ngay các vi phạm về điều kiện vệ sinh, đồng thời lấy mẫu các sản phẩm mứt tại các cơ sở về kiểm tra chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, sau đó sẽ có biện pháp xử lý.

Trước đó, đoàn liên ngành đã kiểm tra hai cơ sở mứt (của bà Đ.T.K.T và bà N.T.T.T) ở khu công nhân đường sắt (Q.3) thì cả hai cơ sở này đều không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), giấy công bố chất lượng sản phẩm, không xét nghiệm nước sử dụng chế biến mứt, nhân viên không dụng cụ bảo hộ, khu vực chế biến mứt sát nhà vệ sinh... Đoàn cũng lấy mẫu bột (nghi dùng tẩy trắng mứt) để kiểm nghiệm…

Quản lý: người nói có, người nói không!

Về thực trạng không đảm bảo vệ sinh ở "làng mứt" khu công nhân đường sắt Q.3, ông Nguyễn Thế Thanh, Trưởng khoa VSATTP Q.3, nói: "Do đây là khu quy hoạch treo về giải tỏa, nên phần lớn các cơ sở tại đây không được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Về quy định, nếu không có giấy phép kinh doanh thì không được phía y tế thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Chính vì thế, thực tế tại khu này chỉ có 3-4 hộ có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Qua những lần kiểm tra, nhiều hộ sản xuất mứt ở đây cũng đã bị các đoàn kiểm tra nhắc nhở, xử phạt nhiều lần".

Một cán bộ phụ trách VSATTP thuộc Thanh tra Sở Y tế cũng cho biết thực trạng khu "làng mứt" Q.3 bị vướng quy hoạch treo, nên phần lớn các chủ cơ sở không chịu đầu tư nơi sản xuất đàng hoàng, dẫn đến thực trạng không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Thế nhưng, ông Quách Kiều Phong, Chủ tịch UBND P.1, Q.3, lại nói: "Tất cả các cơ sở sản xuất mứt tại khu vực này đều có giấy phép đăng ký kinh doanh do quận cấp, kể cả nhân viên cũng được tập huấn VSATTP và chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra… Cái thiếu ở đây là các hộ chỉ khó khăn về mặt bằng, diện tích làm mứt nhỏ quá thôi và không đủ điều kiện để trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại"(?). Chúng tôi hỏi: "Mỗi lần kiểm tra có phát hiện sai phạm và các lò mứt này có bảo đảm VSATTP?", thì ông Phong tự tin đáp: "Mình quản lý được mà… Phải nói từ trước tới giờ địa phương chưa xảy ra việc khách hàng ăn mứt ở khu cư xá đường sắt này bị ngộ độc gì cả!".  

Đình chỉ 25 cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh 

Chiều 13.1, Sở Y tế TP.HCM có buổi họp báo công bố về tình hình kiểm tra VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm (cơ sở gia vị, cung cấp suất ăn sẵn, hàng phục vụ tết). Theo báo cáo của bác sĩ Nguyễn Minh Hùng, Chánh thanh tra Sở Y tế, từ tháng 10.2010 đến nay, các đoàn kiểm tra của Thanh tra Sở, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và các quận huyện đã kiểm tra 232 cơ sở, phát hiện 116 cơ sở vi phạm, trong đó buộc đình chỉ 25 cơ sở.

Phần lớn vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở; thiết bị chế biến, chứa đựng thực phẩm không đảm bảo; nhân viên không được tập huấn về VSATTP... Đáng lưu ý, trong số 85/96 cơ sở được cấp chứng nhận đủ điều kiện VSATTP thì có đến 58 cơ sở bị phát hiện vi phạm. 

Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, qua giám sát tình hình VSATTP tại các chợ, tập trung vào gia vị, lấy 23 mẫu (hạt dưa, tương ớt, bột hạt điều, gia vị nấu lẩu) xét nghiệm, phát hiện 3 mẫu (hạt dưa và ớt bột) không đảm bảo VSATTP (nhiễm Rhodamine B). Các mẫu không đạt đều là hàng không rõ nguồn gốc. 

Phó giám đốc Sở Y tế, bác sĩ Lê Trường Giang cho biết Sở đang lập Phòng Hệ thống thông tin giám sát thực phẩm, nhằm khuyến cáo đến người dân cảnh giác với các loại thực phẩm có nguy cơ. Hiện hệ thống đang cho chạy thử nghiệm.

Thanh Tùng

M.Nam - L.Nga - T.Tùng


Đứng đơn độc một mình & ngủ gục cũng biểu tình


Tại VN cũng như tại Huế, hôm nay ngày thứ Tư 12-1-2011, Đồng bào hưởng ứng Cao trào Chống Giặc Tàu và Cao trào Dân chủ Đa Nguyên Đa Đảng không thể biểu tình hoành tráng như mong muốn, vì tất cả những người chủ chốt không thể tập trung Đồng bào được, do lực lượng chống biểu tình một mặt đã triệu tập hàng loạt giới trẻ để đe dọa, khủng bố, tăng cường canh gác sát nhà họ, bám sát họ mỗi khi họ muốn ra khỏi nhà, một mặt áp lực lên ngành giáo dục vừa cấm các thầy, các cô, các sinh viên – học sinh mặc áo quần trắng khi đi dạy – đi học, vừa tổ chức thi học kỳ cả sáng chiều liên tục từ CN 9-1 đến 13, 14-1-2011, vừa đến ngay các lớp các trường để giải tán sinh viên – học sinh khi vừa thi xong lúc 16g30-17g, không để các em có thể đến các điểm tập trung.

Các Chức sắc Tôn giáo thì phải đợi đến ngày Chúa nhật mới có thể huy động các Tín đồ thuộc quyền tham gia biểu tình dễ dàng hơn.

Nhưng hôm nay, ngày khai mạc Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI, ngày đông đảo Đồng bào VN nhiều nơi trên thế giới, với nhiều hình thức khác nhau, đồng loạt bày tỏ quyết tâm Tiến Hành Giải Thể Chế Độ CS để Thiết Lập Chế Độ Dân Chủ Đa Nguyên Đa Đảng Việt Nam Thăng Tiến Hòa Bình, dù đơn độc, tôi vẫn tìm mọi cách biểu tình để hiệp thông với mọi giới Đồng bào.

Vì thế, sau khi từ giã một diễn đàn bất ngờ mời tôi trả lời một cuộc phỏng vấn đột xuất, khiến tôi dù đã dự định bắt đầu sớm hơn, cũng chỉ có thể rời phòng từ lúc 10 giờ sáng, để mặc áo trắng, đội mũ trắng, khăn quàng cổ trắng, đẩy chiếc xe lăn, mang theo chiếc ô che mưa, đi ra cổng 69 Phan Đình Phùng của Nhà Chung để tìm cách lách ra đường biểu tình hiệp thông. Tôi đứng ở cổng 69 này, trước ngực mang dòng chữ VIỆT NAM ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG, sau lưng mang 2 bảng chữ : trên là ĐẢNG CS HÃY TỰ GIẢI THỂ, dưới là CHỐNG GIẶC TÀU. May là ngày hôm nay Huế không mưa lớn, chỉ mưa bay bay, nhưng gió khá rét, nên tôi khỏi chống ô lên. Bên ngoài có khoảng 15 Công An CS đứng canh gác tôi, để nếu có ai vào ra, cổng mở 1-2 phút mà tôi lết xe lăn đến thì họ cùng nhau ngăn chặn tôi, bằng mọi cách không thể để tôi đẩy xe lăn ra đường Phan Đình Phùng như sáng 10-1 tôi may mắn đã lách ra thành công.

Khi thấy có người đi xe, đi bộ không thể vào cổng 69 này, quay về hướng cổng 6 Nguyễn Trường Tộ của Tòa Tổng Giám Mục, tôi cố lăn xe càng nhanh càng tốt cùng đến cổng số 6 NTT ấy cách cổng 69 PĐP chừng 250 mét. Nhưng khi tôi đến được cổng số 6, thì cổng ấy lại bị khóa lại, bên ngoài cũng khoảng 15 CA CS. Tôi đành đứng biểu tình ở cổng số 6 một lúc, rồi lại lăn xe quay về cổng số 69.

Tôi đứng ở 2 cổng này gần như suốt ngày (trưa có vào phòng ăn cơm) để Đồng bào ngược xuôi đọc các hàng chữ to trên ngực – lưng, tìm cách thu phục các CA nào đến gần tôi để chụp hình hoặc che chắn không cho Đồng bào đọc được hàng chữ trên ngực – lưng tôi, tìm cách giải thích về Giặc Tàu, Đa nguyên Đa đảng cho khách bên trong và bên ngoài cổng. Nhất là tôi đứng để Niệm Thiên Phúc Hòa Lạc Vũ Hoàn (Kinh Hòa Bình rút gọn) hàng trăm/ngàn lần : "Xin thương ban xuống nơi nơi người người : Ơn Cứu độ, Đức hạnh và An lành. Tạ ơn Cha đời đời."

Chiều nay, lúc 17g30, lớp nhạc ca trưởng ở Trung tâm Mục vụ của Tòa TGM Huế tan lớp, khoảng hơn 250 học viên cùng nhau đi xe máy, ra cổng. Tôi tìm cách chen chân với họ để ra ngoài. Nhưng khi tôi lăn xe đến cổng 6 NTT, thì tức khắc cổng này bị đóng lại. Các học viên chen nhau quay xe chạy đến cổng 69 PĐP, tôi lại lê lết xe lăn theo họ, nhưng khi tôi đên gần, thì cổng này lại bị đóng. Các học viên lại chen nhau quay xe chạy đến cổng 6 NTT, tôi lại gắng lê lết xe lăn theo họ, nhưng khi tôi đến gần, thì cổng này lại bị đóng… tất cả lặp đi lặp lại đến 6-7 vòng như vậy. Cuộc biểu tình ngộ ngĩnh này rất náo loạn, một số học viên có lẽ chụp được hình, nhưng rất tiếc tôi chưa có. Thường các Vị ở Tòa TGM và Nhà Chung theo dõi các màn của tôi và cười với nhau, nhưng lần nầy thấy tôi quá vất vả, khong ai dám nỡ nhìn. Thấy tôi quá mệt mõi, có lẽ cháu Hoàng của tôi đau lòng, đành ra dìu tôi về phòng dùng cơm tối, vì lúc đó cũng đã 18g30.

Tôi vừa chạy, vừa làm quen được một số học viên, vừa giải thích cho họ hiểu về Đại Họa Giặc Tàu; Tại sao muốn thắng Giặc Tàu thì phải chuyển đổi thành Dân chủ Đa nguyên Đa đảng?… Tôi đã nói với họ :

Có 1 điều tôi giữ kín trong lòng hơn 35 năm nay, không dám nói công khai, sợ chạm đến nỗi đau của hàng chục triệu gia đình VN, nhưng hôm nay, xin lỗi tất cả những ai có thể cảm thấy bị thương tổn, tôi phải nói, vì đến lúc phải nói, trước khi quá muộn : Đó là từ tháng 8-1975, tôi cùng Đức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền ra thăm miền Bắc, tôi luôn băn khoăn tự hỏi : "Tại sao các bạn trẻ miền Bắc dám lập gia đình và dám sinh con, khi biết trước con mình sẽ là những nô lệ, bị đày đọa dày vò trong gian trá lừa đảo ?" Năm 2003 tôi đã hỏi một trí thức trẻ miền Bắc cùng ở tù cách tôi mấy buồng câu hỏi đó. Anh ấy trả lời : "Câu hỏi của Lm quá sâu sắc. Thực ra khi các em lập gia đình, sinh con, không nghĩ được cao xa, chỉ hi vọng con mình sẽ có một tương lai tươi sáng hơn." Tôi đáp lại : "Thế bây giờ đã lỡ sinh ra rồi, thì phải nỗ lực giải thoát con cháu chúng ta." Hôm nay tôi muốn lặp lại điều này với mọi Chức sắc các Tôn giáo, mọi Nhân sĩ và mọi thanh niên VN Nam-Bắc :"Nếu chúng ta vất vả lo bao nhiêu học bổng cho con em, lo cho các em ăn học, mà lờ đi nhiệm vụ giải thoát các em thì chúng ta tự dối, giả bộ lờ đi một nỗi khổ vô cùng to lớn nặng nề hằng ngày đè nặng trên lương tâm các em : Các em phải ép lòng học những điều gian dối, phải viết những điều gian trá mà các em không hề muốn, nhưng không đủ sức phản kháng lại. Các Bạn không dám dấn thân đấu tranh thì hãy nhớ : Đừng lập gia đình và đừng cả gan sinh con." Tôi rớm nước mắt và nhìn các em. Một học viên nữ đứng gần cúi đầu đáp nhỏ: "Dạ." Tôi nói vui như vẫn thường nói với cả các CB CS: "Chúng con/Quí vị đừng khờ dại liều lĩnh tiếp xúc với cha/tôi, vì sẽ lây Virus cực kỳ nguy hiểm, sẽ bị cha/tôi chinh phục, trở thành điên dại nặng, bệnh này chỉ lành khi hết chế độ CS trên toàn thế giới mà ưu tiên là tại VN. Cha/Tôi là người dại dột để nói lên những điều dột dại…" Mọi người đều cười…

Hồi năm 2001, tôi bị thẩm vấn suốt 5 tháng cả sáng-chiều, có khi cả ngày CN, tôi ngồi chơ vơ trên ghế 4 chân không tựa, nhắm mắt, cầu nguyện, hoàn toàn im lặng suốt 5 tháng, không hề trả lời một lời thẩm vấn nào, mặc cho Cán bộ mắng chửi, thuyết phục, lên lớp. Tôi rất dễ ngủ, nên thinh thoảng ngay lúc bị thẩm vấn, tôi vẫn thản nhiên ngủ như một em bé, mà không gật. Có khi CB mắng : "Gọi anh ra để làm việc mà ngồi ngủ à ?" Tôi vẫn im lặng nhắm mắt tiếp… Ngày hôm nay, khi đứng trước cổng 69 PĐP để đơn độc biểu tình, cầu nguyện, nhiều lần tôi cũng nhắm mắt ngủ mà không gục (gật). Tôi mỉm cười một mình nghĩ đến ngày Sự Thật, Lẽ phải và Tình Thương chiến thắng đương nhiên sẽ đến.

Chắc chắn kiểu biểu tình cô đơn này tôi sẽ thực hiện suốt năm nay, bất cứ lúc nào tôi không có khách đến thăm… và có chút sức khỏe.

Huế 12-01-2011

Lm TNLT Nguyễn Văn Lý


# Sáng Nay, M?t S? Ð?ng Bào Bi?u Tình T?i Th? Ð?c

 
# Sáng Nay, Một Số Đồng Bào Biểu Tình Tại Thủ Đức

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2092/2092

Sáng nay, vào khoảng 10 giờ, một số đồng bào dân oan tại Thủ Đức đã biểu tình đòi nhà đất tại đường Kha Vạn Cân, đã gây ra sự chú ý của trên 1000 dân chúng đi đường qua lại.  Đã có người dân chụp được bằng điện thoại di động và gởi lên hệ thống www.youtube.com . Qúy vị có thể xem những tên công an giải tán cuộc biểu tình bằng cách cướp đi những biểu ngữ nêu đích danh Chủ Tịch Huyện Thủ Đức Trương Văn Phóng phải trả lại nhà đất cho dân, và cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 11 giờ.  Theo tin tức được biết, một người dân tham gia cuộc biểu tình tại Thủ Đức đã đồng ý với một tham dự viên trên Paltalk mang tên AnhTámXeÔm với đề nghị sẽ biểu tình ở những khu vực có đông đảo đồng bào trong tương lai.

Trong bất cứ cuộc biểu tình nào, cũng phải cần có sự tham dự của đồng bào chung quanh. Nhiều khi, chỉ cần 5, 7 người biểu tình, vẫn có thể huy động hàng ngàn người tham dự. Thứ nhất là lựa chọn địa điểm đồng bào đông đảo qua lại.  Khi căng biểu ngữ lên phải có vài người vận động "lớn tiếng" để đồng bào qua lại cùng tham gia, và khi đó bọn công an chỉ biết chạy trốn, hoặc bọn chúng phải huy động nhiều công an đến tiếp viện.  Phải hiểu cho, ngay thời điểm này, người dân ghét bọn công an vô cùng, chỉ cần một tiếng tri hô, là dân chúng tập hợp lại, và công an khi đó chỉ biết rút lui trước khí thế đông đảo của đồng bào.

Ngày 13 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
http://www.youtube.com/watch?v=uSyYQCR5Ga0

Dưới đây là 2 đoạn băng tường thuật lại cuộc biểu tình tại Thủ Đức:
Attachment: AnhTamXeOmVaDanThuDuc.mp3
Attachment: MSTruongLMLy.mp3

# Sa'ng Nay, Mo^.t So^' Ddo^`ng Ba`o Bie^?u Ti`nh Ta.i Thu? Ddu+'c

# Sáng Nay, Một Số Đồng Bào Biểu Tình Tại Thủ Đức

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2092/2092

Sáng nay, vào khoảng 10 giờ, một số đồng bào dân oan tại Thủ Đức đã biểu tình đòi nhà đất tại đường Kha Vạn Cân, đã gây ra sự chú ý của trên 1000 dân chúng đi đường qua lại.  Đã có người dân chụp được bằng điện thoại di động và gởi lên hệ thống www.youtube.com . Qúy vị có thể xem những tên công an giải tán cuộc biểu tình bằng cách cướp đi những biểu ngữ nêu đích danh Chủ Tịch Huyện Thủ Đức Trương Văn Phóng phải trả lại nhà đất cho dân, và cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 11 giờ.  Theo tin tức được biết, một người dân tham gia cuộc biểu tình tại Thủ Đức đã đồng ý với một tham dự viên trên Paltalk mang tên AnhTámXeÔm với đề nghị sẽ biểu tình ở những khu vực có đông đảo đồng bào trong tương lai.

Trong bất cứ cuộc biểu tình nào, cũng phải cần có sự tham dự của đồng bào chung quanh. Nhiều khi, chỉ cần 5, 7 người biểu tình, vẫn có thể huy động hàng ngàn người tham dự. Thứ nhất là lựa chọn địa điểm đồng bào đông đảo qua lại.  Khi căng biểu ngữ lên phải có vài người vận động "lớn tiếng" để đồng bào qua lại cùng tham gia, và khi đó bọn công an chỉ biết chạy trốn, hoặc bọn chúng phải huy động nhiều công an đến tiếp viện.  Phải hiểu cho, ngay thời điểm này, người dân ghét bọn công an vô cùng, chỉ cần một tiếng tri hô, là dân chúng tập hợp lại, và công an khi đó chỉ biết rút lui trước khí thế đông đảo của đồng bào.

Ngày 13 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
http://www.youtube.com/watch?v=uSyYQCR5Ga0

Dưới đây là 2 đoạn băng tường thuật lại cuộc biểu tình tại Thủ Đức:
Attachment: AnhTamXeOmVaDanThuDuc.mp3
Attachment: MSTruongLMLy.mp3

Nhiều chiêu lừa qua mạng


TT - Thời gian gần đây bùng lên khá nhiều trò lừa đảo nhắm vào người dùng Internet và điện thoại di động. Phổ biến là trò lừa nạp tiền điện thoại di động qua các chương trình tán gẫu (Yahoo! Messenger, Skype...).

>> Mua hàng trên mạng: coi chừng lừa đảo!
>> 10 hoạt động nguy hiểm khi trực tuyến

Bạn đọc cần cảnh giác trước nhiều kiểu lừa đảo trực tuyến của tội phạm mạng - Ảnh minh họa: Internet

Kẻ lừa đảo sau khi ăn cắp mật khẩu tài khoản của một người dùng bất kỳ, sẽ bắt đầu tung chiêu lừa với tất cả những người còn lại trong danh sách bạn chat của nạn nhân. Cách lừa khá đơn giản, kẻ xấu vào tán gẫu với tất cả bạn chat của nạn nhân và "vô tình" tiết lộ cách thức nạp tiền điện thoại mới cho phép một thẻ cào có thể nạp tiền 10-15 lần vào tài khoản điện thoại. Sau đó, họ dụ người dùng mua thẻ cào và gửi mã số nạp tiền để họ chỉ cách nạp như trên.

Cách lừa này khá đơn giản nhưng vì kẻ xấu núp bóng sau nickname (tên đại diện) quen thuộc trong chương trình chat nên khá nhiều người mắc bẫy vì cứ tưởng người quen.

Trên điện thoại di động, người dùng đang bị làm phiền nhiều nhất bởi các tin nhắn lừa, thường được gọi là tin nhắn rác. Những tin nhắn thường được gửi từ các số điện thoại khuyến mãi (11 số) có nội dung thông báo trúng thưởng một chương trình quay số, nhận được một món quà bất ngờ, cho số trúng để đánh đề...

Tất cả đều nhằm mục đích dụ dỗ người dùng nhắn tin đến một đầu số tin nhắn và mất phí oan (10.000-15.000 đồng/tin nhắn).

Càng gần các ngày lễ, tết, lừa đảo trên mạng càng nhiều hơn. Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm Đào tạo và an ninh mạng Athena, cho biết: "Dịp cuối năm, lợi dụng nhu cầu tìm kiếm thông tin để mua sắm, gửi thiệp chúc mừng đến bạn bè, người thân tăng đột biến, tội phạm mạng cũng thừa cơ gia tăng các hoạt động lừa đảo trên mạng, lấy cắp thông tin cá nhân như: mật khẩu truy cập tài khoản email, thẻ tín dụng hoặc cài virut vào máy tính...".

Ông Thắng chỉ ra hai hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng hiện nay:

- Lợi dụng tâm lý muốn mua hàng khuyến mãi cuối năm, tội phạm mạng gửi các thông tin khuyến mãi sản phẩm, giảm giá đến bất ngờ (có thể đến 90%) đến email cá nhân và yêu cầu người dùng truy cập vào đường liên kết gửi kèm theo email để xem thông tin chi tiết, hoặc cung cấp thông tin đăng ký để được mua hàng ưu đãi...

- Một số thiệp chúc mừng qua email có kèm tặng quà và yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại vào tài khoản email để nhận được quà. Người dùng làm theo sẽ bị mất tài khoản vào tay hacker. Bên cạnh đó, một số trang mạng cung cấp thiệp chúc mừng nhưng lại đính kèm virut. Người dùng tải về lập tức máy tính sẽ bị nhiễm virut. Từ virut này, máy tính bị điều khiển từ xa bởi hacker và họ có thể lấy được các thông tin mong muốn.

ĐỨC THIỆN


Một cựu tù chính trị VN xin tị nạn Thái Lan


2011-01-12

Nhà dân chủ, thành viên Khối 8406, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang vừa đào thoát khỏi VN và đã đến Thái Lan.

RFA

Ông Nguyễn Ngọc Quang đứng trước trụ sở UNHCR ở Thái Lan. RFA

Nguyên nhân nào mà ông Nguyễn Ngọc Quang bỏ nước ra đi ? Và những nhà dân chủ trong nước đang bị đàn áp khắc nghiệt ra sao?

Trong tầm ngắm của công an

Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện, ông Nguyễn Ngọc Quang trước hết cho biết nguyên nhân ông rời khỏi VN:

Thực ra tôi phải rời VN là chuyện bất đắc dĩ quá rồi. Vì ở VN tôi luôn nằm trong tầm ngắm của công an CS, và tôi đã bị 4 lần mưu sát, lần gần đây nhất vào ngày 18 tháng 9 năm 2010 vừa qua, qua đó, tôi bị thương tương đối nặng. Chỉ lần đó tôi mới đưa vấn đề lên công luận. 

Ngày gần đây nhất, vào ngày mùng 7 tháng Giêng này, công an Định Quán, Đồng Nai, gởi cho tôi một giấy mời, nhưng thực sự là họ cản trở không cho tôi gặp nhà báo Dustin Roasa từ bên Anh qua để phỏng vấn tôi cùng luật sư Lê Trần Luật và một số người khác nữa. Hôm đó tôi kiên quyết đi gặp phóng viên này. Khi tôi trốn được khỏi nhà thì có khoảng 30 công an tới bao vây nhà và khủng bố gia đình tôi, khủng bố vợ con và mẹ của tôi, làm cho con và mẹ tôi bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng.

Sáng hôm sau, tức mùng 8 tháng Giêng, tôi gặp được phóng viên Dustin Roasa cùng LS Lê Trần Luật tại Saigòn. Khi nhìn ra bên ngoài cửa kiếng của quán cà-phê, nơi tôi và Dustin Roasa ngồi nói chuyện, thì thấy rất nhiều công an, một số họ chúng tôi nhớ mặt vì đã từng theo dõi tôi và anh Lê Trần Luật. Lúc đó họ không ập vô bắt tôi và Lê Trần Luật trong quán cà phê vì có rất đông du khách quốc tế, cho nên họ đợi

nnq-305.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Quang (trái)
chúng tôi ra.

Biết trước sau gì cũng bị bắt, Lê Trần Luật rất nhanh trí, bảo tôi ngồi phía sau xe anh, rồi anh lái rất nhanh qua một chung cư, thả tôi xuống đó rồi phóng chạy, cố ý để công an theo anh mà bỏ qua tôi. Nhưng họ không tha tôi. Tôi vô chung cư đó thì họ ập vô rất đông, buộc lòng tôi phải trèo lên sân thượng, thay đồ rồi đi xuống, qua nhiều ngõ thang – thang máy có, thang bộ có – mới thoát khỏi chung cư.

Từ đó tôi biết là không thể trở về nhà được nữa vì nghe điện thoại từ gia đình gọi lên, cả vợ con đều khóc, thông báo rằng công an bao vây nhà rất đông, không còn đường về. 

Ông Nguyễn Ngọc Quang

Từ đó tôi biết là không thể trở về nhà được nữa vì nghe điện thoại từ gia đình gọi lên, cả vợ con đều khóc, thông báo rằng công an bao vây nhà rất đông, không còn đường về. Lúc đó tôi do dự thôi, chứ chưa tính tới chuyện bỏ nước ra đi. Mà thực sự tôi thấy không vẻ vang gì để làm điều này. Nhưng sau đó, có một cú điện thoại khiến tôi phải quyết định bỏ nước ra đi. Đó là điện thoại của người bạn tôi làm an ninh cộng sản nhưng có thiện cảm với hoạt động dân chủ. Họ nói rằng thôi thì tôi hãy tạm thời lánh đi, vì trước sau gì cũng chắc chắn bị bắt. 

Tại vì tôi biết một điều là, không biết cấp trên họ nghĩ như thế nào, nhưng những người cấp dưới, từ cấp tỉnh trở xuống, họ luôn luôn không bao giờ tin được rằng nếu các nhà dân chủ thắng thì tha cho họ, mà sẽ trả thù. Như vậy, theo lời người bạn an ninh, trước khi sập, họ sẽ khử, tức thủ tiêu chúng tôi. Người bạn khuyên tôi, nên tôi buộc lòng phải ra đi.

Thanh Quang: Nhân đây xin anh cho biết tình hình đấu tranh dân chủ trong nước, nhất là trong giai đoạn dẫn tới Đại hội XI của đảng CS, và sự đàn áp của cơ quan an ninh đối với những tiếng nói bất đồng như thế nào ?

Nguyễn Ngọc Quang: Ngay trước thềm Đại hội đảng CSVN lần thứ 11 này, đặc biệt có 2 sự kiện về phong trào dân chủ. Đó là một đơn tố cáo và đòi truy tố về những tội bán nước và phản quốc đối với các nhân vật trong Bộ chính trị; và một lời kêu gọi của Linh mục Nguyễn Văn Lý. Hai điều đó đưa ra thì được sự đáp ứng rất mãnh liệt của nhiều giới, đặc biệt là giới trẻ. Giới cầm quyền biết được sự nguy hiểm này nên gia tăng đàn áp. Tất cả nhà dân chủ đều bị cô lập, khống chế. 

Tuy nhiên, không phải vì sự gia tăng đàn áp của CSVN để bảo vệ sự an toàn của Đại hội đảng khiến phong trào dân chủ bị lắng đi. Mà thực sự

TVS-NNQ250.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Quang đến thăm Ông Trương Văn Sương vừa ra tù, ảnh chụp tháng 7 năm 2010. Photo courtesy of Qtnlt-Blog.
khí thế dân chủ rất sôi sục, tại vì đã đến thời điểm ngừơi dân trong nước hầu như hoàn toàn mất hết niềm tin ở đảng CS. Người ta không còn trông chờ gì ở sự đổi mới tốt đẹp hơn của dàn lãnh đạo mới vốn đã được sắp xếp chọn trước. 

Vì vậy Ngày Hội Dân Tộc không thể không xảy ra. Và người ta tin rằng sự sụp đổ của chế độ CS không thể không xảy ra – một sự sụp đổ coi như tất yếu – khiến giới cầm quyền lo lắng cho sự sụp đổ này. Đó là lý do họ gia tăng đàn áp một cách điên cuồng. Như ở Hà Nội, họ bao vây nhà của tất cả nhà dân chủ. Đặc biệt ở Huế, họ khống chế các Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi. 

Thậm chí họ thực hiện một hành động bị cho là dại dột, đó là họ sử dụng bạo lực đối với một nhà ngoại giao, ông Christian Matchant, tuỳ viên chính trị của Toà Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội. Họ còn có thể sử dụng vũ lực để đàn áp dân chủ nữa, cho thấy lúc này họ quá điên cuồng rồi.

Tình hình đấu tranh trong nước

Thanh Quang: Anh nhận định ra sao về phong trào đấu tranh dân chủ quốc nội trong tương lai trong bối cảnh giới cầm quyền gia tăng đàn áp như thế ?

Nguyễn Ngọc Quang: Thực sự như thế này, vấn đề không thể gọi là nhận định, mà là nhìn thấy. Tôi nhìn thấy là đã tới lúc người dân không còn trông chờ gì hơn ở cái đảng CS này nữa. Vì vậy chuyện sụp đổ của chế độ độc tài toàn trị CS ở VN là điều tất yếu – có thể năm nay hay sang năm. 

Hiện tại, nhất là giới trẻ đã ý thức điều này. Thời gian vừa qua, tôi đi tìm hiểu, nói chuyện với rất nhiều người, gặp giới trẻ, và biết được rằng họ sẵn sàng ghé vai vào trách nhiệm chung của toàn dân tộc. Vì vậy, dù buộc lòng phải ra đi, tôi rất vui mừng khi thấy được tương lai rực rỡ của phong trào dân chủ. Hiện giờ, giới trẻ hầu như vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu mà lâu nay họ bị đảng CSVN dùng võ lực để ép họ phải sợ hãi.

Thanh Quang: Nhân đây anh có muốn lên tiếng gì không với quý thính giả của Đài ACTD, với công luận khắp thế giới  ?

Nguyễn Ngọc Quang: Thực ra việc tôi ra đi cũng chẳng hay ho gì, mà là nhằm làm giảm tình trạng khủng hoảng tinh thần của con cái và mẹ già của tôi...(nghẹn ngào), buộc lòng tôi phải chấp nhận giải pháp này. Và tôi cũng xin nói với tất cả mọi người rằng Thái Lan là nước chưa ký vào công ước 1951. Vì vậy, mặc dù Thái Lan là nước tự do, dân chủ, nhưng chỉ tự do, dân chủ đối với người dân Thái mà thôi.

Hiện giờ, giới trẻ hầu như vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu mà lâu nay họ bị đảng CSVN dùng võ lực để ép họ phải sợ hãi.

Ông Nguyễn Ngọc Quang

Còn đối với thân phận tị nạn như tôi và những người khác, dù rằng tôi hay bất cứ người nào khác đã được sự bảo vệ của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, nhưng cũng không thể nói chúng tôi có được sự bảo vệ tuyệt đối, cũng như không thể nói chúng tôi có được tự do, bình an hoàn toàn. Tại vì cảnh sát Thái có thể bắt bất cứ lúc nào, bất cứ người tỵ nạn nào trên đất Thái. Vì vậy, qua tới đây, tôi mong mọi người hãy có tiếng nói để giúp đỡ cho phong trào dân chủ quốc nội, nhất là những người đã ra mặt đấu tranh, có được sự bình an nào đó để họ không lâm vào trường hợp như tôi mà phải lánh nạn như thế này. 

Mà phải làm sao cho họ có được một sự bảo vệ hữu hiệu. Tại vì thoát khỏi sự bất an ở VN thì chưa chắc tìm được sự bình an tại Thái Lan. Mà phải có một sự bình an thực sự nào đó- điều có lẽ mọi người chúng ta, ai cũng đều hiểu cả. Đó là bấy nhiêu lời tôi xin được chia sẻ với qúy vị thính giả nghe đài.

Thanh Quang: Cảm ơn nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang.

Theo dòng thời sự:


Tâm tư người dân về Đại hội Đảng


2011-01-13

Sau đây là phát biểu của một số người Việt từ trong nước và ở hải ngoại. Tất cả đều là thính giả của đài ACTD với giọng nói từ ba miền đất nước, Nam , Trung, Bắc và lâu nay vẫn thường lên tiếng qua các chương trình thời sự của Ban Việt Ngữ chúng tôi.

AFP

Biểu ngữ cho ngày Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam


Nguyện vọng người dân

Trình bày những suy nghỉ của mình về Đại hội đảng, về cấp lãnh đạo Hà Nội, qua câu chuyện với RFA, từ Nhà Chung thuộc Tổng Giáo phận Huế, Linh mục Nguyễn Văn Lý nhấn mạnh:
"Tôi không kỳ vọng gì nơi họ bao nhiêu, chúng tôi đang cố gắng gia tăng áp lực, để họ phải chấp nhận một thực thể khách quan, thứ nhất họ bị chúng tôi kết tội là có hai tội lớn, nếu không trực tiếp phạm thì cũng là đồng lõa, đó là tội phản quốc và bán nước, theo đúng như luật pháp của chính họ viết ra, thứ hai, họ cũng sẽ được đặt vào tình trạng khách quan là người dân càng ngày càng chán ngán rồi, vì làm khổ dân về nhiều mặt, về đất đai, về các quyền tự do cơ bản của con người, nhất là quyền tự do ngôn luận càng ngày càng bị khống chế, vì vậy mà ngoài cái đơn tố cáo, đòi truy tố họ hai tội lớn đó, ngày mồng một tháng giêng vừa rồi, khởi đầu năm mới 2011 cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới của Giáo hội Công giáo, tôi có ra lời kêu gọi  tiến hành để giải thể chế độ cộng sản hiện nay, để thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, Việt Nam thăng tiến hòa bình, thì họ cũng biết là dân chúng đang gây áp lực như thế."
ngày mồng một tháng giêng vừa rồi, khởi đầu năm mới 2011 cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới của Giáo hội Công giáo, tôi có ra lời kêu gọi  tiến hành để giải thể chế độ cộng sản hiện nay, để thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, Việt Nam thăng tiến hòa bình, thì họ cũng biết là dân chúng đang gây áp lực như thế
LM. Nguyễn Văn Lý 
Dịp này, Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng nói đến những cuộc biểu tình khắp nơi, để người dân công khai bày tỏ nguyện vọng của mình, trước và trong khi đại hội đảng nhóm họp:
"Dân chúng cả nước đang sôi sục, để chuẩn bị những cuộc biểu tình suốt cả năm nay, như ở Huế đây, tôi thấy họ đề phòng bằng cách lên lịch buộc các sinh viên các trường đại học thi đúng vào ngày mồng chín, tháng giêng và thi liên tục trong 5 ngày, cho đến ngày 13 tháng giêng, để tránh những cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh. Tôi nghỉ rằng các em dưới sự hướng dẫn của các giảng viên đại học, các em đó cũng biết cách để  biểu tình, lách qua khỏi những ràng buộc của đại học, không phải chỉ có giới trẻ, mà hầu như đồng bào các giới, trong những
Linh mục Nguyễn Văn Lý
Linh mục Nguyễn Văn Lý. RFA file
ngày này, sôi sục chuẩn bị, biểu ngữ, các phương tiện để biểu tình rầm rộ lắm, chắc họ cũng không yên tâm để ra nghị quyết này, nghị quyết khác, một cách trống rổng, xáo ngữ, như bấy lâu nay đâu, mà họ phải thực tế, thấy rằng dân chúng chán ghét mình rồi, thì mình phải làm thế nào, đó mới là con người khoa học, hy vọng là khoa học như thế."

Tất cả đều là sự sắp đặt

Tiếp lời Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ chính trị và kinh tế Tiến sĩ Phan Văn Song, ở Poitiers, Miền Nam nước Pháp, nguyên giáo sư đại học tại các đại học của Pháp,  góp thêm ý kiến về kỳ đại hội đảng lần này:
người ta bắt buộc phải lo lắng cho đại hội của một đảng cầm quyền, mà đảng này chỉ thay đổi người lãnh đạo, trong thời gian họp là 5 ngày, với một ngàn mấy trăm đại biểu, tốn bao nhiêu tiền bạc của dân, để mà kết quả đều là sự sắp đặt tất cả rồi, người ta biết thủ tướng vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng
Tiến sĩ Phan Văn Song
" Chúng tôi vẫn theo dõi những tin tức bên nhà, nhưng thấy buồn cho một đất nước đã có 35 năm sống trong thế giới hòa bình, ngày nay trong lúc thiên hạ,  người ta đều lo lắng xem nước này, nước nọ, có đủ dân chủ, các cử tri  phải bầu cho ông này hoặc ông kia, hoặc ở những nước chậm tiến như Côte D'Ivoire vừa qua, cũng lo bầu cử dù không mấy ngon lành cho lắm, vậy tại sao đất nước tự do của chúng ta mà ngày nay, người ta bắt buộc phải lo lắng cho đại hội của một đảng cầm quyền, mà đảng này chỉ thay đổi người lãnh đạo, trong thời gian họp là 5 ngày, với một ngàn mấy trăm đại biểu, tốn bao nhiêu tiền bạc của dân, để mà kết quả đều là sự sắp đặt tất cả rồi, người ta biết thủ tướng vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng, vân vân, cuộc sắp đặt đó làm chúng tôi hổ thẹn , nhức nhối , như chuyện một tùy viên tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội bị công  hành hung, xô đẩy,  ngăn cản không cho gặp Linh Mục Lý, công pháp quốc tế bị bôi nhọ mà nước đó lại là đất nước Việt Nam của chúng tôi."
Nhìn về tương lai Việt Nam thì ông thấy một sự thụt lùi, như dưới thời thống trị khắc nghiệt tại Liên Xô trước đây:
"Chúng tôi rất lo lắng cho ngày mai, có thể Việt Nam mình trở lại một thế giới độc tài, "đồ đá", thời của Staline hay chăn?"
Từ Paris, Pháp, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả sách "Đêm Giữa Ban Ngày" một người sinh trưởng ở Miền Bắc Việt Nam, là con trai cụ Vũ Đình Huỳnh, từng làm Bí thư cho ông Hồ Chí Minh, lúc chế độ cộng sản mới lên cầm quyền vào mùa thu 1945, nói lên những suy nghỉ của mình:
Về đại hội đảng cộng sản, tôi không kỳ vọng gì cả, thật sự ra, cái quan trọng nhất mà nhân dân Việt Nam luôn luôn quan tâm, là chừng nào đất nước sẽ không có một đảng, tự nó đặt mình vào vị trí cai trị đất nước, điều đó phải là cái quyền của tòan dân chứ. Đến lúc nào đó, chúng ta có thể đặt kỳ vọng vào một quốc hội, do tòan dân bầu ra, cái đó thì nên kỳ vọng
Nhà văn Vũ Thư Hiên
"Về đại hội đảng cộng sản, tôi không kỳ vọng gì cả, thật sự ra, cái quan trọng nhất mà nhân dân Việt Nam luôn luôn quan tâm, là chừng nào đất nước sẽ không có một đảng, tự nó đặt mình vào vị trí cai trị đất nước, điều đó phải là cái quyền của tòan dân chứ. Đến lúc nào đó, chúng ta có thể đặt kỳ vọng vào một quốc hội, do tòan dân bầu ra, cái đó thì nên kỳ vọng."
Theo ông thì đất nước sẽ không có sự đổi mới nào, nếu không muốn nói là còn kém hơn bây giờ:
"Là người Việt Nam, mình không thể không theo dõi những biến chuyển đang có ở đất nước, phải nói thật là tôi thấy, không có gì thay đổi cả. Nếu như có một sự thay đổi nào đó thì hình như nó lại tồi hơn trước, chứ không phải nó tốt lên. Tôi thấy, nếu mà đọc tiểu sử của những người sắp sửa thay đổi ban lãnh đạo cũ, nếu nói trên bình diện chung chung thì họ ngang tầm nhau. 
Họ không có gì khác nhau bao nhiêu, nhưng xét trên những vấn đề hiện của đất nước, thì tôi thấy những người này sẽ không có thay đổi gì đối với việc làm của những người trước kia, và có nhiều chiều hướng, để chúng ta có thể nghỉ một cách không lấy gì làm vui vẻ, là nó có thể còn kém hơn trước một chút."
Theo thông tin do báo chí trong nước phổ biến thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các địa phương phải triệt để "bảo vệ tuyệt đối an tòan" cho Đại Hội đảng lần thứ XI. Những công tác chủ yếu là "bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự , an tòan xã hội, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của thế lực thù địch, phản động chống phá đại hội."

Theo dòng thời sự:


Dầm mình trong nước buốt tìm nạn nhân đắm thuyền


13/01/2011 11:11:29

 - 13 người cùng đi trên một con thuyền, tất cả đều là họ hàng của nhau, thế nhưng chỉ có 4 người sống sót, 9 người còn lại 4 người bị chết, 5 người vẫn mất tích.

TIN LIÊN QUAN

Chiếc thuyền định mệnh sau lễ ăn hỏi

Sau hơn 1 ngày xảy ra vụ đắm thuyền kinh hoàng ở sông Lô (Tuyên Quang), những nạn nhân sống sót trong vụ đắm thuyền trên sông Lô (Tuyên Quang), vẫn chưa hết bàng hoàng, hoảng loạn. Nước mắt "vẫn chảy" trên sông Lô, người nhà của 5 nạn nhân còn mất tích vẫn ngồi kín trên bờ sông Lô mong ngóng người thân. 

Mắt  đỏ hoe, giọng nói run run, răng lập bập vì rét, chị La Thị Mận, SN 1984, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) - một trong 4 nạn nhân sống sót trong vụ đắm thuyền kể lại: "Sáng ngày 12/1, em cùng một số bà con họ hàng ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) lên dự lễ ăn hỏi chị Hà Thị Mơ ở tổ 22, phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang). Sau khi dự lễ ăn hỏi xong mọi người rủ nhau sang nhà người quen ở soi Tình Húc (bên phải sông Lô), phường Hưng Thành chơi.

 

Chị La Thị Mận, một trong 4 nạn nhân sống sót trong vụ đắm thuyền
Chị La Thị Mận, một trong 4 nạn nhân sống sót trong vụ đắm thuyền


Đi trên chiếc thuyền định mệnh lúc đó có tổng cộng 13 người, trong đó 6 người tỉnh Tuyên Quang, 7 người tỉnh Vĩnh Phúc, tất cả đều là họ hàng của nhau. Thuyền vừa ra đến giữa dòng sông thì bỗng nhiên đầu thuyền chúi xuống, mọi người trên thuyền hoảng loạn, kêu cứu. 

Anh Hà Văn Bình - người điều khiển chiếc thuyền đã cố chèo lái, nhưng chỉ được vài giây chiếc thuyền chìm hẳn. Lúc đó em chỉ kịp bám vào bạn trai em là Lê Văn Đăng, SN 1983, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc). Bạn em một tay vừa giữ em, một tay vừa bơi trong dòng nước chảy. Khoảng vài phút sau khi thuyền chìm em và bạn em được một người dân địa phương (đến giờ bọn em vẫn chưa biết được tên người đã cứu sống mình) đang điều chiếc thuyền gần đó ném sợi dây xuống kéo bọn em lên".

Đáng thương nhất trong vụ chìm thuyền là gia đình anh Hà Hữu Bình, SN 1978, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang - người điều khiển chiếc thuyền, có 2 người chết là vợ và con gái. Hiện anh Bình đang bị các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang tạm giữ để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ đắm thuyền.

 

Thắp hương cho người xấu số
Thắp hương cho người xấu số

 

Sáng nay (13/1), Đội cấp cứu chữ thập đỏ sông Lô và lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang đã tìm thấy xác vợ anh là chị Nguyễn Thị Sáu, cách điểm xảy ra vụ tai nạn khoảng hơn 1 km. Còn con gái anh là cháu Hà Hồng Ngọc, 5 tuổi, thì được tìm thấy xác ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra.

Ông Nguyễn Thế Trụ, 79 tuổi,  phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang thất thần: "Trong đời tôi chưa bao giờ chứng kiến vụ đắm thuyền kinh hoàng thế. Nghe thấy tiếng kêu cứu ở bờ sông, tôi chạy ra nhìn xuống dòng sông chẳng còn thấy gì cả. Tất cả đều trắng xoá, chiếc thuyền chìm chẳng thấy dấu vết. Mọi người trên bờ nhốn nháo. Những chiếc thuyền cứu hộ chạy ngược chạy xuôi để tìm kiếm nạn nhân nhưng tất cả đều bặt vô âm tín...".

Vượt băng giá tìm kiếm người mất tích

Dầm mình trong dòng nước băng giá khi nhiệt độ về đêm có lúc xuống dưới 3 độ C, những thành viên Đội cấp cứu chữ thập đỏ sông Lô (thành phố Tuyên Quang) vẫn mải miết tìm kiếm những nạn nhân mất tích.

Quần áo ướt sũng và phải thức cả đêm để tìm kiến những người mất tích trong vụ đắm thuyền, nhưng ông Nguyễn Văn Tỵ - Đội trưởng Đội cấp cứu chữ thập đỏ sông Lô vẫn cố chịu đựng để chỉ đạo anh em trong đội tìm kiếm những nạn nhân mất tích và trục vớt chiếc thuyền bị đắm.

"Rét và mệt, nhưng nhìn cảnh người nhà của những nạn nhân đau đớn và tuyệt vọng nên vất vả thế nào chúng tôi cũng sẽ quyết tâm vượt qua để tìm bằng được những nạn nhân còn mất tích", ông Tỵ nói.

 

Chuẩn bị công cụ tìm kiếm người mất tích
Chuẩn bị công cụ tìm kiếm người mất tích


Tính đến 16h ngày 13/1, Đội cấp cứu chữ thập đỏ sông Lô cùng với các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang và một số người dân địa phương đã vớt được chiếc thuyền bị đắm và 8 người, trong đó 4 người bị chết. Hiện vẫn còn 5 người bị mất tích. 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chiếc thuyền bị đắm là chiếc thuyền sắt nhỏ gắn máy co le 4 mà người dân địa phương ở đây thường dùng để qua sông, sang soi Tình Húc để canh tác. Bến đò Đất, (tên thường gọi của người dân địa phương), nơi xảy ra tai nạn cũng không phải là nơi được cấp phép thành lập bến bãi vận tải và chiếc thuyền bị tai nạn cũng không thuộc danh mục phương tiện vận tải để cấp phép. 
 

Danh tính 5 nạn nhân mất tích:

1- Nguyễn Đình Chiểu, SN 1989, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc)
2- Nguyễn Văn Đại, SN 1987, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc)
3- La Thị Năm, SN 1963, xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang)
4- La Thị Sáu, SN 1965, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc)
5- La Thị Tám, SN 1978, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang)

4 người bị tử vong: Nguyễn Thị Chúc, SN 1968, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc); Hà Hồng Ngọc, SN 2006, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang) và La Thị Đức, 58 tuổi, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc); Nguyễn Thị Sáu, SN 1978, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang)

4 người may mắn được cứu sống: Hà Hữu Bình, SN 1978, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang); Lê Văn Đăng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc); La Thị Mận, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) và Lê Văn Xuân, SN 2007, xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
 

 

Q.Vũ