16/02/2011 1:30
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Kết luận thanh tra (KLTT) số 158/KL-TTCP ban hành ngày 30.1.2011 do Phó tổng TTCP Nguyễn Đức Hạnh ký, về dự án (DA) đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (TSN - BL - VĐN) TP.HCM. Không minh bạch trong định giá đất Để thực hiện DA, UBND TP.HCM đã ký kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với Công ty GS E&C (Hàn Quốc), giao GS đầu tư xây dựng đường TSN - BL - VĐN và hoàn vốn bằng việc thuê 5 khu đất có giá trị tương đương để đầu tư xây dựng khu dân cư, thương mại và dịch vụ. Theo KLTT, việc định giá các khu đất đáng lẽ phải được triển khai vào thời điểm có quyết định cho thuê đất, song thực tế lại được tiến hành sớm hơn. Trong đó, khu đất trên đường Lý Thường Kiệt (Q.10) được TP.HCM định giá 37 triệu USD. Theo KLTT, đến năm 2008 UBND TP mới có quyết định cho GS thuê, nhưng việc định giá khu đất đã được tiến hành từ năm 2005. Trong khi đó, căn cứ vào bảng giá đất hằng năm, từ năm 2005 đến 2008, giá đất đường Lý Thường Kiệt tăng 30%. Khi GS tiến hành lập DA tổ hợp cao ốc trên đường Lý Thường Kiệt thì tiền sử dụng đất đã lên đến 51,6 triệu USD, cao hơn số tiền mà TP.HCM định giá hơn 14,8 triệu USD. "Như vậy, do việc áp giá đất không đúng thời điểm, UBND TP đã làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước 14,8 triệu USD. Đáng chú ý là, khu đất Lý Thường Kiệt chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, mới san lấp mặt bằng, nhưng cũng đã được UBND TP đồng ý cho GS chuyển nhượng để lấy tiền làm đường" - KLTT nhận định. Đối với khu đất gần 92 ha ở P.Long Bình (Q.9), khi tính toán nghĩa vụ tài chính của GS với khu đất này, UBND TP đã tự quyết định mà không áp giá do Sở Tài chính đề xuất. Cụ thể, UBND TP đã định giá khu đất là 78,5 triệu USD, thấp hơn 29,5 triệu USD so với đề xuất của Sở Tài chính. Mặt khác, theo hợp đồng BT, khu đất Long Bình chỉ được giao cho GS sau 3 năm tính từ ngày khởi công tuyến đường hoặc khi tuyến đường đã hoàn thành được 70%. Trong khi đến nay vẫn chưa biết ngày khởi công chính thức tuyến đường nên việc xác định giá trị khu đất như trên là không có cơ sở. Theo bảng giá đất hằng năm, từ năm 2006 (khi định giá khu đất) đến năm 2009, giá trị khu đất Long Bình tăng từ 2 - 2,7 lần. Tương tự, với 2 khu đất tại P.Thảo Điền (Q.2), đến năm 2008 UBND TP mới có quyết định cho GS thuê, nhưng lại chấp thuận cho nhà đầu tư nộp tiền sử dụng đất theo giá của năm 2006 là không đúng với kiến nghị của Bộ Tài chính và báo cáo của UBND TP với Thủ tướng. Với khu đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2), UBND TP tự ý định giá đất mà không giao các Sở tham mưu. Cụ thể, UBND TP định giá khu đất này là 100 triệu USD, song thực tế đến nay TP vẫn chưa có quyết định cho thuê đất nên không thể xác định giá trị mà GS phải nộp cho khu đất này là bao nhiêu. Từ các cơ sở trên, KLTT nhận định, việc UBND TP cho GS thuê 5 khu đất mà không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó tự ý định giá 2 khu đất mà không căn cứ tham mưu của Sở Tài chính là vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính nhà nước. Việc xác định giá trị đất không đúng thời điểm cho GS thuê đất là trái đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên - Môi trường và không đúng với chính kiến nghị của UBND TP với Thủ tướng Chính phủ, đã làm lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 44,3 triệu USD. "Những việc làm trên là không minh bạch, gây sự hoài nghi trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện hiện nay. Trách nhiệm thuộc UBND TP.HCM" - TTCP kết luận. Hợp đồng đổi đất bất thường Không chỉ gây thất thoát tài sản nhà nước, theo KLTT, hợp đồng BT mà UBND TP ký kết với GS có nhiều điều khoản bất cập. Cụ thể, UBND TP cho GS thuê 5 khu đất mà không trình HĐND TP là trái quy định pháp luật. TP cũng không chỉ đạo GS và các sở ngành lập quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các khu đất cho GS thuê để thực hiện các DA bất động sản là vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản. Đặc biệt, "nhiều điều khoản xung đột với pháp luật VN, không phù hợp thực tế hoặc chưa có cơ sở đảm bảo tính chính xác, từ đó đã và sẽ phát sinh những bất cập. Chẳng hạn, các quy định về xây dựng chuyển giao con đường, xác định giá trị con đường, lập và phê duyệt thiết kế, bồi thường giải phóng mặt bằng..." - KLTT nêu rõ. Theo TTCP, khi ký hợp đồng BT, UBND TP và GS đã cố ý ghép 2 loại DA (DA xây dựng con đường và DA kinh doanh BĐS) vào cùng một hợp đồng là trái quy định pháp luật. Việc ký hợp đồng "hai trong một" kiểu này là không tường minh, làm phức tạp thêm quá trình đàm phán, dễ rủi ro khi ký kết hợp đồng cũng như trong quá trình triển khai DA. Mặt khác, theo hợp đồng BT, giá trị con đường được xác định khoảng 172 triệu USD (tương đương chi phí xây lắp mà GS phải bỏ ra cho con đường - PV) là không có cơ sở, bởi con số này được GS lập năm 2005 theo đơn giá tổng hợp, mà không có đơn giá chi tiết, không được các cấp T.Ư thẩm định. Khi kiểm tra bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình, TTCP phát hiện có khoản chi phí gián tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài là 138,4 tỉ đồng, nhưng Sở Kế hoạch - Đầu tư và Ban điều phối DA không giải trình được nội dung này. Tự ý bẻ cong hướng tuyến Về việc bẻ cong hướng tuyến so với quy hoạch năm 1997 của Thủ tướng, KLTT nhận định: "UBND TP đã không xin ý kiến Thủ tướng, không lấy ý kiến thỏa thuận của các bộ ngành liên quan, không tổ chức lấy ý kiến các hộ dân trong khu vực quy hoạch, mà chỉ căn cứ vào đề xuất của GS là không phù hợp quy định pháp luật". UBND TP cũng không có phương án tính toán cụ thể về hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh quy hoạch từ đường rộng 60m thành 2 nhánh (mỗi nhánh rộng 20m). Thanh tra khẳng định các báo cáo giải trình của UBND TP mang nặng tính chủ quan, không có cơ sở khoa học để cho rằng phương án tuyến điều chỉnh có lợi hơn phương án đã được Thủ tướng phê duyệt. Từ đây, TTCP nhận định các tố cáo của người dân liên quan đến việc tự ý điều chỉnh hướng tuyến là "có cơ sở", và "trách nhiệm thuộc UBND TP". Từ việc điều chỉnh hướng tuyến dẫn đến cắt vào đất công viên, TTCP xác định, các tài liệu quy hoạch của các sở ngành liên quan không có tài liệu nào thể hiện nội dung quy hoạch sử dụng 1,3 ha đất Công viên Gia Định làm đường. Trước đó, UBND TP cho rằng việc cắt đất Công viên Gia Định sẽ được hoán đổi bằng việc lập một công viên khác trên địa bàn Q.Gò Vấp với diện tích gấp 1,2 lần, song khi kiểm tra tài liệu quy hoạch tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Q.Gò Vấp thì không thấy nội dung này. Từ đó, thanh tra kết luận việc UBND TP lấy đất công viên làm đường là không có cơ sở. Đoàn thanh tra cũng phát hiện nhiều trường hợp người dân tự ý xây dựng nhà trên đất do Thủ tướng quy hoạch. Điều đáng nói là các trường hợp này không những không bị xử lý mà còn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Cụ thể, từ thời điểm có quy hoạch của Thủ tướng vào năm 1997, UBND TP, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Xây dựng và UBND Q.Tân Bình đã cấp giấy chứng nhận cho 143/392 trường hợp nằm trên đất quy hoạch. "Điều này thể hiện sự buông lỏng quản lý" - KLTT khẳng định.
Phương Thanh |
Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011
Ông Huỳnh Đảm xin thôi chức chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQVN
15/02/2011 10:26:59 Ngày 14/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 5 nhằm đánh giá kết quả công tác Mặt trận năm 2010, xác định chương trình phối hợp, thống nhất hành động trong năm 2011 và một số nội dung quan trọng khác. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đã chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Huỳnh Đảm cho biết một số nội dung quan trọng được Mặt trận góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội XI đã được đại hội tiếp thu như vấn đề tham nhũng, mở rộng dân chủ, đại đoàn kết dân tộc… Đáng chú ý, đại hội xem xét lại vai trò của Mặt trận như là một liên minh chính trị chứ không phải liên hiệp. Điều này được khẳng định ở tầm cương lĩnh, có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động của Mặt trận trong thời gian tới. Từ đó bổ sung và phát triển Mặt trận là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Cũng tại hội nghị, ông Huỳnh Đảm cũng trình bày nguyện vọng cá nhân xin được thôi chức chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN do tuổi cao (62 tuổi) và đã không ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. "Mặc dù có một số đoàn đại biểu giới thiệu tôi vào Ban chấp hành trung ương khóa XI, nhưng với lòng tự hào của một chủ tịch MTTQ VN và lòng tự trọng của một người đảng viên cộng sản, căn cứ vào quy định về độ tuổi tham gia ban chấp hành, tôi đã báo cáo là xin rút, không ứng cử vào trung ương nữa. Tôi có nguyện vọng là thôi giữ chức chủ tịch MTTQ VN" , ông Đảm bày tỏ. Sau khi thảo luận, đa số ý kiến trong đoàn chủ tịch đều cho rằng từ xưa đến nay, những người đảm nhiệm chức chủ tịch MTTQ VN tuổi cao là bình thường, miễn là có đủ uy tín và sức khỏe, xét trên các khía cạnh này thì ông Huỳnh Đảm nên tiếp tục đảm nhiệm cương vị chủ tịch. (Theo SGTT) |
Chùm ảnh: Hà Nội bẩn là đương nhiên!
Bé gái 13 tuổi bị bán vào nhà chứa
Tưởng được người tốt bụng tìm giúp việc làm, cô bé 13 tuổi vui vẻ đi theo song không ngờ bị bán vào "tổ quỷ". Suốt 3 năm ở xứ người, cô gái thành "món hàng" ở nhiều động mại dâm.VKSND tỉnh Yên Bái xác định, cuối tháng 9/2007 do gia đình khó khăn Mai đến nhà Nguyễn Thị Nga (huyện Lục Yên) nhờ giúp tìm việc làm. Thời điểm đó, Nguyễn Văn Hùng có mặt tại đây Thấy đứa trẻ 13 tuổi, Hùng nảy sinh ý định lừa bán vào nhà chứa. Anh ta chạy sang nhà Nguyễn Đức Tiến bàn "kế hoạch" vì biết vợ Tiến là Nguyễn Thị Mây đang ở khu vực biên giới phía Bắc. Nga cũng đồng ý tham gia phi vụ buôn người này. Tối cùng ngày, Nga nói dối đã tìm được việc cho Mai ở tỉnh Lào Cai, rồi cùng với Tiến và Hùng đưa ngay cô bé đi. Sáng hôm sau, chúng tiếp tục đưa Mai sang Trung Quốc. Nhìn thấy Mai không phổng phao, Mây không đồng ý trả tiền như thỏa thuận mà chỉ đưa 7 triệu đồng cho Nga. Trở thành "món hàng" trong tay Mây, Mai bị ép làm việc tại một tụ điểm mại dâm. Sau nửa năm ở đây, đứa trẻ 13 tuổi tiếp tục bị chuyển qua nhiều nhà chứa khác ở các vùng khác nhau. 3 năm sau nhờ có người giúp đỡ, Mai trốn được về Việt Nam. Từ đây, những kẻ buôn người đã bị bắt, riêng Mây đang lẩn trốn. Đầu tháng 2, TAND tỉnh Yên Bái mở phiên tòa xét xử tuyên phạt Nga 13 năm tù; Hùng và Tiến mỗi người 11 năm. Tuệ Lâm |
MC bị Trưởng công an xã bắn đạn cao su
Thứ ba, 15/2/2011, 16:05 GMT+7
|
Nạn nhân vừa được phẫu thuật gắp đạn cao su ra khỏi ngực. Ảnh: Trí Tín |
Bệnh nhân cho biết, trong tiệc liên hoan mừng xuân bắt đầu từ 18h tối qua, trong lúc cao trào một số thanh niên tranh giành micro để hát. Thấy lộn xộn, Thiện đề nghị mọi người trật tự lần lượt lên hát từng người.
"Cuộc liên hoan sau đó ổn định, vui vẻ thì bất ngờ ông Hoàng, Trưởng công xã kêu tôi ra ngoài hỏi: "Mày đang gây rối trật tự trong đó à?". Tôi thanh minh thì ông Hoàng bất ngờ rút súng ngắn bắn tôi ngã chúi vào bờ rào nhà bên cạnh. Tôi lảo đảo đứng dậy thì ông Hoàng bắn tiếp vào hông ngực phải của tôi", chưa hết bàng hoàng, anh Thiện kể lại.
Sự việc xảy ra trong tích tắc, sau đó bà con lối xóm đưa anh Thiện đến Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu.
Hai viên đạn cao su được lấy ra từ ngực anh Thiện. Ảnh: Trí Tín |
Lý giải về vụ việc này, ông Võ Văn Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Dõng nói: "Cả hai đều tham dự cuộc liên hoan, đều có hơi men, trong lúc cãi vã qua lại vì hiểu nhầm, Thiện túm áo Trưởng công an xã nên ông Hoàng không kìm chế được nóng giận đã rút súng bắn đạn cao su. Đây là sự việc đáng tiếc, chúng tôi sẽ kiểm điểm, có hướng kỷ luật nghiêm đối với ông Hoàng".
Súng đạn cao su được trang bị cho các công an viên dùng để tự vệ trong lúc thực thi công việc.
Trí Tí
n
Kinh tế VN 2011 qua cái nhìn một chuyên gia kinh tế
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-02-15Trong những ngày tân niên tình hình vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên khó khăn hơn vì lãi suất tăng từ 18 tới 20%. AFP photo Liệu tình hình này có gây xáo trộn thêm nền kinh tế hay không? Mặc Lâm phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Sơn, một trong nhóm sáu người tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong những ngày đầu đổi mới, để biết quan điểm của ông về vấn đề này. Thị trường chứng khoánMặc Lâm : Câu hỏi đầu tiên xin ông cho biết là trong một bài viết mới đây của ông thì ông có dùng thuật ngữ là "bẫy thu nhập trung bình", ông có thể vui lòng giải thích thuật ngữ này nói lên điều gì trong kinh tế ạ. Ông Huỳnh Bửu Sơn : "Bẫy thu nhập trung bình" là một khái niệm do các nhà kinh tế đưa ra trong thời gian gần đây thôi. Đó là khái niệm cho rằng các quốc gia đang phát triển nếu mà họ không duy trì được động lực tăng trưởng mạnh khi mà mức thu nhập bình quân của người dân trong nên kinh tế của họ tiến tới mức như là trong khoảng một hai ngàn đô la một năm trên đầu người, thì có khả năng là họ sẽ bị vướng vào trong cái bẫy đó và tiến trình phát triển sẽ bị chậm lại, tăng trưởng kinh tế sẽ bị chậm lại. Họ không thể nào thoát khỏi được cái bẫy, có nghĩa là lúc đó tốc độ phát triển kinh tế của họ đã chậm lại rồi cho nên sẽ khó mà vượt qua mức bình quân đầu người như vậy. Mặc Lâm : Mới đây theo đánh giá của Ngân Hàng Standard & Poor thì họ đánh giá là Việt Nam sẽ là một trong ba nước dẫn đầu Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ, trong năm 2011 về tăng trưởng. Đánh giá này như vậy có quá lạc quan hay không, và ông có nhận xét gì về sự đánh giá này? Ông Huỳnh Bửu Sơn : Tôi nghĩ, đánh giá như thế có thể tạo nên một ảnh hưởng tâm lý tốt cho những nhà lãnh đạo Việt Nam và ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế thì ta thấy là có những khó khăn mà Việt Nam phải vượt qua, chẳng hạn như là chỉ số ICOR, tức là cái mức đầu tư tăng thêm cho việc tăng thêm đó, thì hiện nay chỉ số ICOR của Việt Nam ở mức khá cao, trên 8, điều đó có nghĩa là phải đầu tư 8 lần mới có một mức tăng trưởng của GDP là 1 đồng, mà như vậy thì người ta cho rằng sẽ khó cho Việt Nam nếu không có biện pháp nào giảm được chỉ số đó thì khó có thể trở thành một con rồng Châu Á trong thời gian 10-20 năm.
Lãi suất, ngoại tệMặc Lâm : Cho tới giờ phút này thì lãi suất ngân hàng đã tăng lên từ 18 tới 20% vì vậy các doanh nghiệp rất e ngại, không dám vay với mức lãi suất như vậy để mà sản xuất, mà họ tìm vào nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, và đây là lý do làm cho thị trường chứng khoán trong năm qua tăng lên tới 37%. Theo ông, hình ảnh này là tiêu cực hay tích cực trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thưa ông? Ông Huỳnh Bửu Sơn :Thực ra sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, theo nhận xét riêng của tôi thì tôi cho rằng nó cũng phản ánh được trong năm 2010 nó có những triển vọng có mức độ, triển vọng nhất định trong phát triển, trong tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn lớn cũng như họ có ngành nghề kinh doanh khá là ổn định. Tuy nhiên, phải nói rằng chính lãi suất cao đó nó làm chậm đi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2010 hơn là nó tạo ra sự thay đổi trên huy động vốn. Tôi nghĩ rằng trong năm 2011, với mức lãi suất ngân hàng cao như hiện nay thì khó cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng sseer mà phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và như vậy thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán trong năm 2011. Mặc Lâm : Theo chúng tôi được biết thì dự trữ ngoại tệ hiện nay của Việt Nam chỉ còn 10 tỷ đô la, so với vài năm về trước là 20 tỷ đô la. Sự sụt giảm một cách quá lớn như vậy nó có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế hay không? Ông Huỳnh Bửu Sơn : Trong tình hình vừa qua, với sự thiếu hụt trong cán cân thương mại kéo dài, tôi cho rằng chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ. Và thật ra mà nói thì dự trữ ngoại tệ chỉ có thể có một tác động tâm lý đối với sự ổn định đồng bạc, chứ thật ra nó không phải là một yếu tố quyết định đối với trị giá đồng bạc. Tôi nghĩ những yếu tố vĩ mô khác sẽ có tác động quan trọng hơn. Tuy nhiên, thường thường một quốc gia họ sẽ cố gắng duy trì dự trữ ngoại tệ để đảm bảo nhập khẩu trong vòng vài tháng, và tôi nghĩ cái mức 10 tỷ thì nó cũng tương đương khoảng 2-3 tháng nhập khẩu của Việt Nam, thì tôi cho rằng đây cũng là mức không phải là cao lắm.
Mặc Lâm : Xin được hỏi ông một câu cuối cùng là theo cách nhìn riêng của ông thì trong năm 2011 này điều gì mà nhà nước cần phải đặc biệt tập trung chú ý nhất để giữ cho nền kinh tế ổn định như từ trước tới nay. Ông Huỳnh Bửu Sơn : Riêng tôi thì tôi thấy rằng việc ổn định hệ thống ngân hàng để tạo điều kiện làm giảm lãi suất tín dụng thì nó sẽ có hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn là những biện pháp vĩ mô khác. Tôi vẫn cho rằng nỗ lực của chính phủ cũng như của Ngân Hàng Nhà Nước trong việc ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam để đưa mức lãi xuất đến một mức mà có thể dễ dàng chấp nhận được và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể làm ăn tốt và có sinh lợi, thì tôi nghĩ đó là biện pháp có thể nói rằng ưu tiên trong năm 2011 để giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ được cái khủng hoảng toàn cầu đang sắp qua đi rồi, và họ có thể nhân cơ hội đó để mà phát triển. Mặc Lâm : Dạ vâng. Xin cảm ơn ông Huỳnh Bửu Sơn rất nhiều về thời gian ông dành cho chúng tôi trong ngày hôm nay. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
# Ba('c Kinh Ha(m Do.a La'ng Gie^`ng
Tưởng là cửa tử, ai dè cửa sinh, tưởng là cửa sinh, ai dè cửa tử.
PS:
Bắc Kinh hăm dọa láng giềng
Thứ Hai, 14 Tháng 2 Năm 2011 06:18
Theo Mỹ là chống Trung Quốc
BẮC KINH (NV) - Một bài viết trên báo chính thức của Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng, trong đó có nêu đích danh Việt Nam, rằng nếu liên kết với Mỹ để chống lại Trung Quốc thì sẽ bị tấn công.
Một đơn vị TQLC Mỹ tham dự cuộc tập trận bắn đạn thật "Hổ Mang Vàng 2011" (Cobra Gold 2011) cùng với TQLC Thái và một số đơn vị các nước khác đang diễn ra ngày 13 tháng 2, 2011 ở khu vực Samesan, Ðông Bắc Thái Lan,
Tin TTXVN ban đầu nói Việt Nam cử 3 đại diện tham dự nhưng sau đó đăng bản tin cải chính viện dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng Hà Nội. (Hình: Lance Cpl Brennan O'Lowney/US Marines)
Bài viết có tựa đề "Trung Quốc đối phó thế nào với chiến lược của Mỹ kềm chế Trung Quốc" (How China deals with the U.S. strategy to contain China) xuất hiện trên trang mạng điện tử Anh ngữ Chinascope ngày 12 tháng 2, 2011 dịch lại bài viết bằng Trung văn trên nguyệt san Qiushi (Cầu Thị) là cơ quan ngôn luận chính thức của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bài viết đăng tải trên tạp chí Qiushi ngày 10 tháng 12, 2010 của Xu Yunhong (Từ Vận Hồng), một ủy viên dự khuyết của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng, sau khi vạch ra chiến lược 6 mặt của Hoa Kỳ nhằm chế ngự Trung Quốc đã đề nghị chiến lược 7 mặt chống lại.
Bài viết còn nêu ra rằng các nước láng giềng đang bị thâm thủng mậu dịch rất lớn với Trung Quốc, nếu làm cho Trung Quốc khổ thì họ khốn khổ hơn. Ðây là mặt chiến tranh kinh tế Bắc Kinh sẽ tận dụng với các ưu thế hiển nhiên.
Có thể nói, bài viết xuất hiện trên một cơ quan ngôn luận chính thức như thế, ít nhất phản ảnh các suy nghĩ của giới lãnh đạo Bắc Kinh, nhất là khi người viết nêu tên trên bài nằm trong Ban Chấp Hành Trung Ương, dù là dự khuyết.
Trong cách nhìn của bài viết, chiến lược 6 mặt của Mỹ đối phó với Trung Quốc gồm: kiện cáo, ép hàng hóa xuất cảng của Trung Quốc; ép Trung Quốc tăng hối suất đồng nhân dân tệ dù đang là con nợ khổng lồ của Trung Quốc; báo chí Mỹ tuyên truyền chống Trung Quốc; ứng cử viên chính trị Hoa Kỳ công khai chống Trung Quốc; thao diễn quân sự với nhiều nước ở các khu vực chung quanh Trung Quốc; và sau cùng, thiết lập liên minh chống Trung Quốc.
Trong phần thao diễn quân sự với các đối tác và đồng minh ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương, ngoài những cuộc tập trận chung với Hàn, Nhật và một số nước khác với qui mô Hải Không Quân rất lớn, bài viết kể ra cả cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Việt Nam ở vùng biển quốc tế bên ngoài Ðà Nẵng gồm cả hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington ngày 11 tháng 8, 2010.
"Mỹ thường xuyên thuyết phục Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác là láng giềng của Trung Quốc tham dự tập trận hải quân chung ở biển Nam Trung Hoa" (tức biển Ðông). Bài viết trên tạp chí Qiushi nói. "Mục đích của họ rất rõ: bao vây Trung Quốc bằng quân sự."
Ðể đối phó lại, có thể nói Xu Yunhong thay mặt Bộ Chính Trị Bắc Kinh đưa ra kế hoạch 7 mặt mà theo đó ông coi là nguyên tắc căn bản phải theo.
"Nếu bạn bè tới, chúng ta mời họ uống rượu. Nếu chó rừng tới, chúng ta có súng cho chúng," ông Xu viết.
Bài báo trên đề nghị một kế hoạch liên kết với các nước khác "chơi" đồng đô la của Mỹ, làm cho Mỹ khốn đốn kinh tế. Ðồng thời, dùng ảnh hưởng thương mại ngày càng lớn trên thế giới để thuyết phục các nước lấy đồng nhân dân tệ thay cho đô la Mỹ làm dự trữ ngoại tệ.
Xu cho rằng chẳng có gì sợ các hàng không mẫu hạm của Mỹ. Diệt các vệ tinh quân sự của Mỹ là các hạm đội Mỹ sẽ lúng túng. Ngày còn chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc còn rất yếu mà không sợ Mỹ thì bây giờ tại sao phải sợ, bài viết trên nói. Trung Quốc đã từng thử nghiệm bắn hạ vệ tinh và Mỹ đã rúng động về khả năng này.
"Các sự kiện cho thấy Mỹ là con cọp giấy đã không đủ khả năng giải quyết chiến tranh ở Iraq và Afghanistan chứ đừng nói gì đến Trung Quốc (hùng mạnh như hiện nay)." Ông Xu viết.
Bài viết kêu gọi Trung Quốc "tấn công các kẻ thù ở gần."
"Mỹ rất muốn lập các liên minh chống Trung Quốc rất mạnh. Họ không những loan báo quay trở lại Ðông Á mà còn tuyên bố dẫn đầu Á Châu. Cái đặc biệt không thể chấp nhận được là Mỹ trắng trợn khuyến khích các láng giềng của Trung Quốc chống lại Trung Quốc... Những nước như Nhật Bản, Ấn Ðộ, Việt Nam, Úc, Phi Luật Tân, Indonesia, và Nam Hàn đang cố gia nhập vào nhóm chống Trung Quốc vì hoặc họ từng có chiến tranh với Trung Quốc, hoặc tranh chấp quyền lợi với Trung Quốc. Họ cố kiếm lợi bằng cách lợi dụng Mỹ, và đây là các nước ở chung quanh Trung Quốc."
Từ cách nhìn như vậy, tờ Qiushi nói rằng: "Lợi ích quốc gia không thể bảo vệ nổi bằng thương thuyết mà phải bằng chiến tranh. Do vậy, Trung Quốc phải bám lấy nguyên tắc căn bản: Chúng ta không tấn công trừ phi bị tấn công; nếu chúng ta bị tấn công, chúng ta chắc chắn phản công. Chúng ta phải gửi tín hiệu rõ rằng cho các nước láng giềng của chúng ta biết rằng chúng ta không sợ chiến tranh và chúng ta đang chuẩn bị cho bất cứ lúc nào chiến tranh xảy ra để bảo vệ quyền lợi quốc gia".
Ngày 8 tháng 2, 2011, một bài bình luận trên tờ nhật báo Trung Quốc viết về "sự trỗi dậy của con sư tử tỉnh giấc" nói: "Ngày nay, chúng ta có một mối quan hệ hoàn toàn khác với thế giới và Tây phương: Chúng ta không còn phải tùy thuộc vào lòng thương hại của họ. Thay vào đó, chúng ta đã từ từ trỗi dậy và trở nên ngang hàng với họ."
# Kinh Hoa`ng Qu'a, Tra.i Tu` CS
Audio: "Tù nhân thế kỷ" Trần Văn Thiêng được tự do
Hồi năm ngoái, công luận trong và ngoài nước xôn xao và xúc động sau khi được tin các "tù nhân thế kỷ" như ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo trở về với gia đình và bằng hữu sau hơn 30 năm và trên 20 năm lâm cảnh đoạ đày, thì hôm nay một "tù nhân thế kỷ" khác cũng vừa thoát khỏi cảnh lao lý.
Người tù "thâm niên"
Vào lúc 8 giờ sáng thứ Hai ngày 14 tháng Hai này, tù nhân chính trị bất khuất Trần Văn Thiêng, 75 tuổi, từ trại giam Xuân Lộc được trở về với gia đình sau tổng cộng 26 năm trong cảnh tù đày. Ông trước hết bày tỏ nỗi thương nhớ vợ con:
"Có lúc nhớ…(khóc). Nhớ nhiều khi đau quả tim (khóc). Nhiều khi tôi nhớ mẹ con nó quả tim tôi đau. Đang hạnh phúc bị cộng sản nó làm (khóc) con xa cha, vợ xa chồng."
Đi rước người tù chính trị này tại trại Xuân Lộc có con gái ông, cô Trần Thị Thiên Kim, cùng một số người thân. Cô Thiên Kim bày tỏ nỗi vui mừng trong ngày mà cô gọi là "đại hỷ" này:
"Nói chung gia đình chúng tôi rất là mừng. Cả tuần nay gia đình nôn nóng đi lo cho Ba. Thứ nhất là sức khoẻ của Ba. Thứ nhì là hôm nay ngày 14 tháng 2 là ngày kỷ niệm, ngày đại hỷ của gia đình khi gia đình được xum họp với nhau. Và gia đình cũng tự hào có một người Cha rất là vỹ đại."
Ông Trần Văn Thiêng được tự do sau 26 năm tù đày. Hình do gia đình ông Trần Văn Thiêng gửi RFA
Là sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt của VNCH, nên sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, ông Trần Văn Thiêng, quê quán ở Tiền Giang, phải chấp hành lệnh gọi là "học tập cải tạo" và trải qua tù đày 6 năm trước khi ông bị Hà Nội bắt vào tháng 2 năm 1991 vì tội gọi là "viết tài liệu chống phá cách mạng", " âm mưu lật đổ chính quyền", nhất là cuốn "Chiến Quốc Sách VN – Thí Điểm Chiến Lược Hoa Kỳ" – qua đó ông dự báo về chiến lược Hoa Kỳ tại Đông Dương cùng những thách thức mà Hà Nội gặp phải sau khi chiếm được Miền Nam tự do.
Năm 1991 ấy, ông bị án tù 20 năm – và thọ án cho tới hôm thứ Hai này. Ông Trần Văn Thiêng phản ứng trước hành động của giới cầm quyền Việt Nam:
"Họ vi phạm Hiệp định Paris, xâm lăng miền Nam, là tội phạm chiến tranh mà lại vô bắt người ta bỏ tù. Hiện nay tôi trở về nhà sau trên 35 năm sống xa nhà, trên 25 năm sống trong tù. Thì tôi thấy là trên thế giới này chỉ có nước CHXHCNVN là nhốt người ta lâu như vậy, mà nhốt người vô tội
Ông bà Trần Văn Thiêng đoàn tụ sau hàng chục năm lao lý. Hình do thân nhân ông Đoàn Văn Thiêng gửi RFA
Những người vô tội mà bị nhốt 20 năm trở lên là rất nhiều. Hiện nay trong tù Xuân Lộc còn những người 20 năm mà vẫn còn ở trại K2. Nghĩa là trên thế giới này chỉ có nước VNCS là bỏ tù người ta quá nhiều.
Tại Châu Phi, có ông Nelson Mandela ở tù 25 năm, rồi ra tù làm Tổng thống Nam Phi lúc bảy mươi mấy tuổi. Mai mốt tôi sẽ viết thư gởi ông thông báo rằng "Tôi ở tù hơn Ngài 1 năm". Trên thế giới này ông ấy ở tù nhiều nhất là 25 năm mà tôi phải ở tù tới 26 năm, tức trên ông 1 năm."
Những cái chết thương tâm
Nhân dịp này, cựu tù nhân bất khuất Trần Văn Thiêng kể lại những gì ông chứng kiến trong nhà tù CS, và kể lại cái chết cận kề với chính mình khi ông thường xuyên trong tình trạng bệnh nặng phải cấp cứu – và đang bị suy thận cấp độ 4, bị bứu tiền liệt tuyến nguy hiểm.
"Ở tù tôi chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em chính trị, chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em hình sự. Tôi vô bệnh xá hổm rày có mấy tháng mà chứng kiến khoảng 10 anh em hình sự chết. Họ chết giống con chó chết, chỉ hơn con chó có cái hòm thôi.
Tội nghiệp ghê lắm. Cho về với gia đình đi thì họ chết còn mát thân hơn. Đàng này để đó khiến họ bị dằn vặt trước khi chết cả tuần lễ. Lúc tôi còn ở chung với anh em tại trại K3, tôi hỏi tại sao trại này chết nhiều quá vậy?
Họ cố ý giết mình về vấn đề vết thương, toan tính giết bằng tuổi già ăn uống không được. Tôi đi không nổi mà. Có lúc rán bước lên xe để đi bệnh viện nhưng tôi đi không nổi ! Nhưng tới bệnh viện thì trị sơ sài, trị mới mười mấy ngày thì tôi bị chở về trại bỏ đó khiến bệnh tái phát. Tới một, hai tháng khi mình gần chết thì họ chở đi nữa.
Tôi bị 3 lần đi bệnh viện mà 9 lần đổi bệnh viện. Mỗi lần phải đợi người ta làm thủ tục rồi trị mình mười mấy ngày thì lại chở về trại bỏ đó. Cứ làm vậy hoài bệnh không thể nào hết được. Người ta nói họ nuôi bệnh chớ không phải trị bệnh."
Và ông không quên nêu ra một dẫn chứng cụ thể như sau:
"Nhân đây tôi xin báo động với công luận thế giới là hiện nay họ đối xử với tù nhân nói chung và bệnh tù nói riêng rất là ác độc. Bây giờ nếu thế giới muốn biết VN có nhân đạo hay không thì cứ đi tới thăm nghĩa địa của trại Z30A thì sẽ thấy mộ nhiều hơn nấm."
Báo động…
Vừa thoát khỏi vòng lao lý sau gần 3 thập niên trong cảnh đoạ đày, tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng có nhận xét về chế độ CS như sau:
"Cảm xúc của tôi là kể từ khi CS chiếm Miền Nam VN thì hiện nay lần đầu tiên tôi mới được tự do – lần đầu tiên gần 40 năm tôi mới được tự do. Được tự do về với gia đình thì tôi không biết rồi đây họ có làm khó làm dễ mình hay không?
Bây giờ tôi xin báo động với thế giới rằng chế độ CS là một chế độ kém văn minh. Nếu họ tồn tại ở nước VN nầy 1 thế kỷ, 1 thiên niên kỷ nữa thì VN vẫn giậm chân tại chỗ hoặc là thụt lùi chớ không thể nào tiến bộ được. Bởi vì sự văn minh chỉ do con người - con người là yếu tố quan trọng.
Cho dù đem thứ văn minh gì tới đây người CS vẫn không áp dụng được. Luật pháp họ nói một đàng xử một nẻo. Họ bắt tội tôi là lật đổ chính quyền trong khi không có chứng cứ nào, tôi không có cây súng nào thì làm sao lật đổ chính quyền được?
Tôi hồi nhỏ, khi còn là sĩ quan thì học với Mỹ rồi làm việc với Mỹ thì họ nói tôi là CIA của Mỹ - họ chỉ nhắm chừng nói vậy thôi. Khi tôi gởi một cuốn sách sang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trình luận án thì họ nói tôi hoạt động để lật đổ chính quyền. Họ chụp mũ như vậy. Do đó tôi xin báo động với thế giới là chế độ này vẫn còn nằm trong u ám."
Và ông không quên lo cho số phận của những anh em bạn tù còn tiếp tục trong cảnh đoạ đày:
"Tôi về thì anh em có gởi lời cảm ơn thế giới, gởi lời cảm ơn Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ, Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ xin làm sao Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Hội Chữ thập Đỏ quản lý sức khỏe cho anh em tù chính trị. Bằng không thì sinh mạng của họ rất lâm nguy!"
Nhân lúc tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng rời khỏi cảnh lao lý, một số bạn tù trước kia của ông bày tỏ tâm trạng của mình. Chẳng hạn như cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển không bao giờ quên tinh thần bất khuất cùng tâm sự khắc khoải của ông Trần Văn Thiêng trước sự tồn vong của quê hương và tự do, dân chủ của dân tộc.
Nguyễn Bắc Truyển: "Là người từng được sống trong nhà tù với ông Trần Văn Thiêng, tôi cảm thấy rất là xúc động ngày hôm nay khi được tin ông Trần Văn Thiêng đã rời khỏi nhà tù Xuân Lộc để về với gia đình. Trong thời gian qua, khi ở tù chung với ông, tôi cảm nhận được tình cảm của ông đối với đất nước và dân tộc vẫn còn nhiều lắm. Sức khoẻ của ông bị sút giảm rất nhiều sau thời gian tù đày 26 năm, thời gian xa gia đình là ba mươi mấy năm. Khi tôi còn trong đó thì bác Thiêng bệnh rất nặng làm cho tôi nghĩ ông rất khó vượt qua. Do đó phải nói rằng hôm nay tôi rất vui khi thấy ông được trở về mặc dù sức khỏe của ông còn phải được chữa trị rất nhiều. Nhưng ông đã về với gia đình, về với đồng bào của mình. Và có những người bạn tù rất trông đợi bác về."
Một bạn tù khác của ông Trần Văn Thiêng là Thượng Toạ Thích Thiện Minh, bày tỏ cảm xúc như sau:
Thượng Toạ Thích Thiện Minh: "Tôi vừa cảm động vừa vui mừng, nghĩa là nửa vui nửa buồn. Tôi vui là vui ông Trần Văn Thiêng được ra khỏi tù. Còn buồn là lo rằng trong tù hiện vẫn còn nhiều người lâm hoàn cảnh túng khó trong lao tù CS. Và tôi cũng buồn lo vì hiện ông Trần Văn Thiêng bị bệnh nặng lắm, không biết ra ngoài có điều trị được không những chứng bệnh nan y của ông. Tôi mong rằng tất cả đồng bào VN trong và ngoài nước – những người yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền cũng như hoà bình nên có tinh thần giúp đỡ ông Trần Văn Thiêng khi ông ra ngoài điều trị."
Sau khi những "người tù thế kỷ" như ông Trần Văn Thiêng, và trước đó là các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo…được rời khỏi cảnh đoạ đày, thì câu hỏi được nêu lên là thân phận của những tù nhân chính trị bất khuất, lâu năm khác, nhất là cựu đại uý Nguyễn Hữu Cầu, sẽ ra sao?
Đó là chưa kể còn biết bao người tù chính trị vô danh khác mà công luận cho là đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.
* Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...011153126.html