Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

# Vo^ Ly' Tha^.t: Anh Nam Cu+o+'p Co` Su'ng Ba('n Cha'u Du~ng ???

# Phỏng Vấn Chị Lê Thị Nở Mẹ Cháu Lê Xuân Dũng Bị Bắn Chết Tại Nghi Sơn, Thanh Hóa.  Anh Lê Hữu Nam Cũng Bị Bắn Chết, Nhưng Nay Bị Vu Oan Là Anh Nam Cướp Cò Bắn Cháu Dũng

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2012/2012

Tưởng cũng nên nhắc lại, theo tờ báo Pháp Luật (*2) với tựa đề "Công an nổ súng ở Nghi Sơn, nạn nhân thứ 2 đã chết", nội dung báo cáo ghi rõ người nổ súng cướp đi mạng sống của em Lê Xuân Dũng và anh Lê Hữu Nam chính là công an Huyện Tĩnh Gia tên Nguyễn Mạnh Thư.  Câu chuyện xảy ra vào 25/5/2010, khi người dân biểu tình cản trở việc thi công "giải phóng mặt bằng tại Nghi Sơn, Thanh Hóa."  Đến hôm nay, theo những tin tức về vụ giết người mới nhận được, đã thay đổi hoàn toàn với 6 tháng trước.  Kính mới qúy vị nghe trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1) cuộc phỏng vấn đặc biệt giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH với chị Lê Thị Nở mẹ của cháu Lê Văn Dũng được trích đoạn sau đây:

- Cháu Lê Xuân Dũng bị công an tỉnh Thanh Hóa bắn chết ngày 25/5/2010... Bây giờ thì nó đổ tội cho anh (Lê Hữu) Nam cớp cò làm chết cháu Lê Xuân Dũng...  Chúng tôi thấy oan ức qúa... coi như công an tỉnh Thanh Hóa không có chịu bồi thường gì cả... mà chúng tôi mất mát thì qúa lớn...

Đường dây điện thoại rất khó nghe được tiếng nói của chị Nở, vì thế anh phóng viên ChimQQVNCH đã lập lại sự vụ và xin sự xác nhận của chị như sau:

- Xin chị Nở cho tôi thuận lại vụ án xảy ra như thế này nhé.  Cháu Lê Xuân Dũng, khi mà cháu đứng nơi hiện trường cùng đồng bào chống lại vấn đề đất đai.  Cháu Dũng đã bị công an đánh đấm đến bất tỉnh nhân sự, nhưng bọn công an đã không dừng ở đó và tên chủ tịch xã Lê Trọng Hồng đã ra lệnh cho các lực lượng đàn áp nhân dân rằng: "Ai cản trở thi công thì bắn bỏ, tôi chịu mọi trách nhiệm."... Sau khi cháu Dũng bị bất tỉnh, chị Lê Thị Thanh vội vàng chạy đến để cấp cứu cho cháu,  chị bị ngay một tên cảnh sát cơ động 113 (Nguyễn Mạnh Thư) mà tôi không có dữ kiện... đưa súng lên nhắm bắn thẳng vào người cháu Dũng, và viên đạn đã xuyên qua lòng bàn tay của chị Thanh và giết chết cháu Dũng, và khi thấy cháu Dũng bị chết, anh Lê Hữu Nam đã vội vàng vào bế cháu để định đưa đi cấp cứu... Anh vừa bế cháu vừa hét: "Bây bắn thì bắn tao đây này, chớ bắn chi thằng con nít".  Và ngay lập tức một phát súng nổ chát chúa xuyên qua mắt anh Nam... và anh đã ngã gục sau phát súng đó.  Ngay lúc đó, một số công an khác đã lôi kéo anh Nam như một con vật và đưa lên xe cảnh sát để chở đi cấp cứu... Sự kiện cháu Dũng đã chết trước khi anh Nam bị bắn, thế mà ngày hôm nay, thay vì trừng phạt những tên công an láo líu và tên chủ tịch xã đã ra lệnh cho công an bắn thì chúng lại cố tình lái lèo cái luận điệu nói rằng anh Nam cướp cò súng làm chết cháu Dũng... Đối với chị Nở, chị có thể cho mọi người biết chị có xác nhận mà sự kiện ChimQQ vừa mới tường thuật lại cho mọi người rõ...

Chị Nở đã xác nhận ngay:
- Vâng, xin cám ơn anh, đúng như sự thật anh vừa trình bày...

Đối với tòa án của nước CHXHCNVN này, việc đổi trắng thay đen là một việc xảy ra như cơm bửa, và trắng trợn luôn. Như sự kiện những em học sinh bị cưỡng dâm tại tỉnh Hà Giang mà Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô thì tên Tô này lại nhỡn nhơ trước vòng luật pháp. Trong khi đó, 2 em học sinh nạn nhân bị cưỡng dâm Hằng và Thúy lại bị 11 năm tù giam.

Ngày 26 tháng 12 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
(*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống
www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

(*2) Vụ công an nổ súng ở Nghi Sơn: Nạn nhân thứ 2 đã chết
Sau 5 ngày cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, sáng nay (30/5) nạn nhân thứ 2 (vụ Công an nổ súng ở Khu giải phóng mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa) - Lê Hữu Nam, 43 tuổi, quê ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia bị đạn bắn vào đầu đã qua đời.

Hiện xác nạn nhân đã được chuyển về nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, lực lượng Công an Thanh Hóa cũng đã có mặt để khám nghiệm, mổ tử thi. Trước đó, em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi ở xã Tĩnh Hải bị tử vong do đạn bắn vào bụng.

Liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này, ngày 28/5 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin - Truyền thông và Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức họp báo thông báo kết quả bước đầu về vụ việc nổ súng gây chết người ngày 25/5 tại Khu giải phóng mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Nội dung báo cáo nêu rõ, người nổ súng cướp đi mạng sống của 2 người dân nêu trên là ông Nguyễn Mạnh Thư, Công an huyện Tĩnh Gia. Cơ quan điều tra Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội gây chết người và các hành vi phạm tội khác. Bước đầu, cơ quan này đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Mạnh Thư, đồng thời tập trung điều tra, làm rõ các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản Nhà nước, tài sản công dân để xử lý theo pháp luật.

Theo Văn Thanh (báo Thanh Tra)

http://phapluattp.vn/20100531032943276p1015c1074/vu-cong-an-no-sung-o-nghi-son-nan-nhan-thu-2-da-chet.htm

(*3) Đoạn băng ghi âm MP3 cuộc phỏng vấn giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH với chị Lê Thị Nở mẹ của cháu Dũng:

Attachment: ChiNoMeBeDung.mp3

# MS Nguye^~n Thie^n A^n Co' The^? Bi. Mu+u Sa't

# MS Nguyễn Thiên Ân Có Thể Bị Mưu Sát Và MS Nguyễn Hồng Quang Thoát Chết Trong Một Vụ Tông Xe

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2011/2011

Tuy rằng bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao nước CHXHCNVN đã lên tiếng rằng không có sự đàn áp tôn giáo đã xảy ra tại Việt Nam, nhưng những sự kiện vẫn và đang tiếp tục xảy ra, mỗi ngày một trầm trọng hơn đối với tôn giáo Tin Lành.  Khởi từ việc bắt giữ mục sư Dương Kim Khải của Hội Thánh Chuồng Bò đến san bằng Hội Thánh Mennonite  và Nhà Nguyện do ms Nguyễn Hồng Quang quản trị.  Rồi đến việc đánh trọng thương ms Nguyễn Trung Tôn và trên 20 tín hữu Tin Lành ở Thanh Hóa, rồi đến việc đánh đập một số tín hữu và ngăn trở Lễ Giáng Sinh của trên 2000 tín hữu Tin Lành tại Hà Nội.  Và hôm nay, ms Nguyễn Thiên Ân,  đã bị xử theo luật rừng xanh, nghĩa là có thể bị mưu sát hơn là một vụ cướp xe.  Kính mới qúy vị nghe trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1) cuộc phỏng vấn đặc biệt giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH với ms Nguyễn Hồng Quang và ms Nguyễn Thiên Ân được trích đoạn sau đây:


ChimQuốcQuốcVNCH:
- Thưa qúy vị, có một sự kiện chúng ta biết được, là ngày hôm qua, một mục sư của Hội Thánh Chuồng Bò, trong đó có ms Nguyễn Hồng Quang, Thân Văn Trường, v.v... đã bị công an CSVN hành hung đó là ms Nguyễn Thiên Ân và hiện giờ CQQ có trên đường dây điện thoại với ms Nguyễn Thiên Ân và Nguyễn Hồng Quang...

Mục Sư Nguyễn Hồng Quang:
- Chưa có bằng chứng công an hành hùng, mà kết luận như vậy, ngày mai bị đánh chết luôn đó...

Mục Sư Nguyễn Thiên Ân:
- Vào đêm 24, tui cùng đoàn truyền giáo tham dự Giáng Sinh trong một hội thánh tại Quận Tân Bình, khi hoàn tất thì mọi người về trước, tôi về sau thì đi có một mình. Khi mà đi đến đoạn đường gần nhà, bên cạnh là Ủy Ban Nhân Dân Xã thì có 2 xe chạy theo phía sau.  Họ ép tôi vô lề và bắn hơi cay, họ dùng dùi cui đánh vào mặt và vào đầu. Khi tôi chạy ra khỏi xe thì có 2 người lấy xe tôi chạy đi. Và khi tôi tri hô "cướp" thì 2 thanh niên còn lại lấy súng điện bắn vào người tôi và bỏ chạy... Sáng sớm hôm sau, tôi lên Ủy Ban Nhân Dân Xã kể lại sự việc xảy ra, là chỗ cạnh nơi tôi bị nạn... Xã Xuân Thế Thượng, Quận Hốc Môn, Sài Gòn... Họ làm việc, lấy lời khai sơ qua, rồi mời về nhà... Buổi sáng hôm sau có mời lên đến chỗ để xác nhận hiện trường... Khi tôi bị đánh vào đầu thì bể nón bảo hiểm, bị sưng chỗ lỗ mũi, và mũi tôi bị móp... Khi tôi chận đầu xe của 2 thanh niên còn lại, họ dùng súng điện bắn tôi và họ bỏ chạy... Khi đó tôi bị bắn hơi cay vào mặt nên không thể nhìn rõ số xe...

Mục Sư Nguyễn Hồng Quang:
- MS Thiên Ân đang phục trách thanh niên của giáo hạt miền nam của Hội Thánh Tin Lành Mennonite, cũng là thủ ủy của giáo hạt Sài Gòn... Anh ta làm cho một công ty, học khoa công nghệ thông tin và quản trị mạng... Tại sao ăn cướp lại có dùi cui, có hơi cay và roi điện? Và ngay cả lại ở gần Ủy Ban như vậy? Và chúng tôi nghĩ rằng... Đánh người thì là một phần, cướp là một phần, nhưng mà đánh có tính cách mưu sát, đánh bể mũ bảo hộ, còn đánh gẫy sóng mũi. Đây có thể là một vụ mưu sát, chứ không phải chỉ có ăn cướp. Cướp theo tôi nhận định, đó có thể là để đánh lạc hướng đi. Nhiều người ở VN cũng nhận định đây là cái hướng mưu sát vì một thời gian dài trước đó là mới xảy ra chuyện nghiên cứu về ms Thiên Ân rất là nhiều, truy tìm, thẩm vấn để xác định ai là chủ mưu trang mạng Việt ... TK, trang mạng của giáo hội... Cái Video clip san bằng nhà nguyện, trung tâm phục vụ của giáo hội đó, ai đã đưa lên mạng? Tôi cũng bị công an đã hỏi cung nhiều về cái chuyện này... Khi chúng tôi chuẩn bị Giáng Sinh dưới 100 người ở khu tạm cư này, tôi cũng bị đánh... Tôi cũng đang thoát chết trong một tai nạn tông xe sau khi ra khỏi nhà của ms Thân Văn Trường... Đêm qua, nhân sự của chúng tôi bị bóp cổ, bị đánh ngay trên chỗ tạm cư... trước sự bất động của nhiều an ninh... Chúng tôi báo động tính mạng chúng tôi đang bị tiêu diệt, đang bị đe dọa bởi những người không rõ... Chúng tôi báo động cho bà con, cho những ai quan tâm, liên hệ các cơ quan của chính phủ sở tại, cũng như dư luận về tính mạng của các ms Mennonite của chúng tôi rất là nguy hiểm.  Hiện nay có 7 người đang ở trong tù và một số người đã ra khỏi tù những vẫn bị quản chế... và số còn lại đang thi hành chức vụ thì cũng bị đủ loại tai họa... Chúng tôi đã đi con đường hẹp, con đường thập tự gía, chúng tôi trả gía những điều này, nên mong cộng đồng quan tâm nhiều hơn đối với tính mạng của chúng tôi.

Ngày 26 tháng 12 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống
www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) Đoạn băng ghi âm MP3 cuộc phỏng vấn giữa phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH với Ms Nguyễn Hồng Quang và ms Nguyễn Thiên Ân:
Attachment: MSQuangVaThienAn.mp3

"Trại Giam Cổng Trời" (phần 3)


2010-12-26

Trong hai bài trước quý vị đã được nhiều nhân chứng kể lại những hình khổ mà họ phải chịu khi họ hoàn toàn không làm một việc gì dù lớn dù nhỏ có phương hại đến xã hội, chính quyền cách mạng.

Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý

Cổng Trời, Hà Giang

 

Trong bài này, quý vị sẽ được nghe nhân chứng tường thuật lại tại sao họ bị bắt và liệu nhà nước khi bắt họ như vậy đã dựa trên những yếu tố căn bản nào? Những nạn nhân khốn khổ của trại giam Cổng Trời là ai, và xã hội bên ngoài có ai biết sự giam giữ của họ trong trại giam kinh khủng này hay không, mời quý vị theo dõi.

Quay trở lại câu hỏi do đâu người cộng sản Việt Nam lại cương quyết xóa sổ đạo công giáo trong những ngày đầu tiên sau khi miền Bắc độc lập, mặc dù trước đó lịch sử đã ghi lại không sót một từ nào về hàng trăm cái chết của người công giáo dưới các triều đại nhà Nguyễn.

Lịch sử lập lại

giaodan-thainguyen-nuvuongcongly-250.jpg
Công an, dân phòng, cán bộ ngăn cản bà con làm sân nhà thờ Thái Nguyên - ảnh Nữ Vương Công Lý.
Lịch sử giáo hội Việt Nam bị bách hại nhiều lần cho thấy lòng can đảm thà chết không bỏ đạo của hàng ngàn người công giáo miền Bắc. Dù bị bách hại đến đâu chăng nữa họ vẫn kiên nhẫn bám nhà thờ, bám cha xứ như người đắm tàu bám phao cứu sinh.

Lúc nhiều lúc ít, lúc mạnh lúc yếu nhưng chưa bao giờ các cuộc đàn áp ngừng lại hẳn. LM Nguyễn Thanh Đương chánh xứ Quy Hậu, Nghệ An, người bị tù đày nhiều năm trong trại Cổng Trời, cũng là một chứng nhân trong các cuộc bắt bớ này, kể lại việc chính quyền xé lẻ các vị tu sĩ ra thành từng phần nhỏ để dễ cho công việc bắt bớ, ông kể:

"Tất nhiên cũng có dư luận quần chúng thành ra họ cứ làm lẻ dần dần. Mỗi đợt mỗi thầy, mỗi đợt mỗi cha. Nói chung ở ngoài Bắc thì các thầy, các cha đi vào Nam nhiều rồi thành ra nó bắt dần dần cũng hết.

Ở ngoài Bắc hầu như không còn chủng viện, từ Thanh Hóa trở ra không còn. Cho đến khi nó lợi dụng việc trong Nam ra thả bom ngoài ni thì nó dẹp luôn. Nó bắt tất cả các thầy, các cha. Thầy nào không nghe nó thì nó bắt đi tù cho đến khi nào anh đầu hàng về xây dựng gia đình không đi tu nữa thì nó cho về."

Những trái bom từ miền Nam mang ra đánh phá miền Bắc được cho là do sự chỉ điểm của các tu sĩ hay giáo dân miền Bắc nằm vùng làm gián điệp cho miền Nam. Những cáo buộc vô lý này được cán bộ rỉ tai trong dân chúng khiến nhiều người dân căm phẫn và quay trở lại chống đối những người láng giềng hiền lành của mình.

Cán bộ cũng không bỏ lỡ cơ hội để áp lực người công giáo bỏ đạo. Đối với các chủng sinh cũng vậy, một là bỏ chủng viện về nhà lấy vợ, hai là bỏ thây trong trại giam. LM Nguyễn Thanh Đương kể:

"Thời kỳ đầu tiên năm 1962 họ tập trung cho đến năm 1970 là thời kỳ họ bắt người công giáo. Họ bắt người công giáo bỏ đạo. Các cha, các thầy họ cũng bắt bỏ đạo. Các thầy lúc ấy đang còn là chủng sinh, họ bị giam riêng bởi vì không chịu bỏ đạo. Họ bị bỏ vào xà lim, bị cùm bị kẹp ở trong ấy.

Một số vì yếu quá cũng phải đầu hàng. Một số giáo dân rất kiên quyết. Đặc biệt giáo dân ở giáo phận Vinh là kiên cường hơn cả, họ không chịu bỏ đạo và sau này trong nhà tù đấu tranh bằng cách đọc kinh, cầu nguyện. Họ bắt đi cùm kẹp. Giáo dân ở Vinh thà chịu cùm không chịu bỏ đạo nên nó mới mở dần dần cho."

Nó bắt tất cả các thầy, các cha. Thầy nào không nghe nó thì nó bắt đi tù cho đến khi nào anh đầu hàng về xây dựng gia đình không đi tu nữa thì nó cho về.

LM Nguyễn Thanh Đương

LM Chu Quang Tòng, từng là chánh xứ Thọ Ninh nay đã về hưu tại tòa Tổng giám mục Bắc Ninh, trong thời gian ấy đang là một chủng sinh. Ông bị bắt ở tù trong nhiều năm, giải qua nhiều trại giam và cuối cùng về trại Phong Quang, một trại giam khét tiếng sát với biên giới Trung Quốc, LM Chu Quang Tòng kể:

"Ngày 11 tháng 7 năm 1964 thì họ gọi lên cho biết là đi tàu suốt! Tức là lên trại giam Trung ương 2 Yên Bái, trại mà họ giam thiếu tướng De Castries.

Đến tháng Giêng năm 1965 sau khi Mỹ đưa máy bay ra đánh phá vùng Quảng Ninh thì họ lại di chuyển từ trại Yên Bái ngược về biên giới Trung Quốc, về trại Tân Sơn thuộc Lạng Sơn trên vùng Na Sầm, Thất Khê. Thế rồi họ cứ chuyển luôn như mèo tha chuột. Đến năm 1972 thì lại từ đó chuyển lên Phong Quang Lào Cai, giáp biên giới Trung Quốc."

Không phải chỉ một mình LM Chu Quang Tòng trong trại giam, gần hai trăm người trong giáo phận mà ông quen biết cũng có mặt tại đây khiến không khí càng thêm sôi nổi. Những người tù đặc biệt này quây quần lại với nhau chứng kiến sự bắt bớ các linh mục, tu sĩ và giáo dân ngày một dày dặc hơn.

LM Chu Quang Tòng kể lại một giai đoạn hết sức khó khăn do bị bách hại trong giáo hội miền Bắc:

"Tôi không được gặp tất cả anh em nhưng những người trong giáo phận cho tôi biết thì lúc bấy giờ tất cả chúng tôi có thể nói rằng gần hai trăm anh em, chính xác là 168 anh em bao gồm linh mục, tu sĩ, chủng sinh mà đặc biệt là thành phần các chủng sinh.

Sau khi sự kiện Bùi Chu chịu chức môt loạt gồm 29 linh mục thì người ta sợ các giám mục miền Bắc cho phép truyền chức hết để đáp ứng nhu cầu linh mục nên người ta bắt đi một loạt. Các chủng sinh lớp lớn như chúng tôi, các chủng sinh dự bị mà người ta đoán là có thể truyền chức nay mai thì họ gom góp trong vòng nửa tháng là họ bắt đi.

Có nơi hơn 50 anh em bị bắt, mục đích của các cuộc bắt bớ này là chống đạo thôi. Ngày mùng 8 tháng 12 năm 1963 tại Bùi Chu, Đức cha chánh Phạm Năng Kính đã truyền chức cho một loạt 28 linh mục sau đó là lớp ngang với chúng tôi đều bị bắt hết."

Lưu Nam, Nguyễn Quốc Anh cùng nhiều người nữa…

traigiam1-250.jpg
Một trại giam tại miền Bắc (ảnh minh họa). Photo courtesy of phanchautrinhdanang.com.
Không riêng linh mục hay tu sĩ bị Nhà nước chú ý mà những người có hoạt động trong những tổ chức của nhà thờ hay giáo hội cũng bị trừng phạt. Ông Lưu Đức Tâm một giáo dân tại Nghệ An kể lại việc cán bộ bắt cha ông là cụ Lưu Nam, với lý do ông cụ hoạt động cho Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam.

Đây là một tổ chức công giáo mà Nhà nước rất e ngại vì nó tập trung hầu hết trí thức công giáo của miền Bắc và hoạt động của Liên Đoàn được Nhà nước xem là rất nguy hiểm cho đảng. Ông Tâm kể lại việc bắt giữ thân phụ mình như sau:

"Ông cụ hoạt động cho Liên đoàn Công giáo Việt Nam. Liên đoàn này chỉ mang tính chất tôn giáo thôi. Lúc ấy ông cụ làm chủ tịch Liên đoàn và về mặt Nhà nước thì hợp pháp.

Tuy mang tiếng là hợp pháp nhưng đến một hôm thì người ta theo dõi và mời đi họp. Bởi vì ông cụ là người rất giỏi về võ nghệ cho nên khi bắt ông cụ thì người ta nghĩ rằng học trò của ông sẽ phản kháng và lúc ấy thì sẽ đổ máu. Cho nên người ta mời đi họp rồi âm thầm bắt luôn.

Người ta bắt ông cụ tại địa danh tên là Cống Chi Lăng. Một thời gian sau đó người ta đưa về xử án tại quê nhà với án lệnh là 20 năm tù khổ sai."

Ông vốn là một người lương dân xuống đây để theo đạo công giáo. Đó là lý do khiến ông bị bắt nhưng người ta không nói ra, người ta bảo là không chịu cải tạo tốt.

Giáo dân Lưu Đức Tâm

Cụ Lưu Nam là một người được hầu hết các linh mục nể trọng vì chí khí quật cường và niềm tin mãnh liệt. Ông bỏ thân trong trại Cổng Trời sau nhiều năm bị giam cầm, bách hại.

Sau cha ruột, người anh rể trong gia đình là ông Nguyễn Quốc Anh cũng bị bắt vì theo đạo công giáo. Ông Lưu Đức Tâm kể về người anh rể này:

" Ông Nguyễn Quốc Anh là người anh rể. Ông bị 17 năm tù. Ông vốn là một người lương dân xuống đây để theo đạo công giáo. Đó là lý do khiến ông bị bắt nhưng người ta không nói ra, người ta bảo là không chịu cải tạo tốt.

Trước đây ông Nguyễn Quốc Anh cũng đã từng vượt tuyến một lần và bị cải tạo 3 năm. Ông Quốc Anh là một người rất giỏi trong lĩnh vực toán học cho nên người ta mời đi dạy ở nhà trường nhưng ông không đi và sau này về mở trường dạy tư. Lý do ông muốn dạy ở đây vì ông theo công giáo vừa dạy học vừa học đạo luôn. Người ta bắt vì lý do thế."

Thông tư 1960

congtroi2-250.jpg
Linh Mục Nguyễn Văn Vinh.
Linh mục Nguyễn Viết Cường thuộc giáo xứ Vạn Phần, Nghệ An cho biết lịch sử của những cuộc bắt bớ này mà theo ông thì chủ yếu từ một thông tư do ông Hồ Chí Minh ký vào năm 1960, LM Cường kể lại:

"Khi đó có chỉ thị của Trung ương Đảng không cho những thành phần con cái địa chủ phản động đi tu làm linh mục. Đó là thông tư 60 do Hồ Chí Minh ký. Tôi là nạn nhân của thông tư đó.

Ông nào cuới vợ thì thôi còn ông nào không chịu cưới vợ thì nó đánh giá còn nuôi mộng làm linh mục và như vậy thì nó tập trung đi hết. Không qua xét xử cũng không qua lấy cung, nó chỉ tập trung cải tạo cái tội đi tu. Nếu về cưới vợ thì thôi."

Giữa thập niên 70 lần lượt những người tù này được trả về địa phương, người thì lấy vợ, người thì tiếp tục con đường tu học, LM Nguyễn Viết Cường may mắn hơn cả khi được về lại tòa giám mục để tiếp tục con đường tu hành, ông kể:

"Sau biến cố 75 đến năm 77 thì được tha nhưng tiếp tục quản chế 12 năm nữa. Đến năm 89 về tòa Giám mục và năm 90 mới được làm linh mục, lúc đó đã 59-60 tuổi rồi.

Trước khi làm linh mục trong buổi gặp cuối cùng thì Ủy Ban nhân dân tỉnh Nghệ An có hỏi một câu, bây giờ ông Cường còn ghét cộng sản lắm phải không? Tôi trả lời là cộng sản nào? Cộng sản đúng hay cộng sản sai? Cộng sản đúng là cộng sản nói rằng họ là đầy tớ nhân dân, trung thành với nhân dân. Vui sau nhân dân lo trước nhân dân. Một lòng một dạ phục vụ dân, làm đầy tớ dân Cộng sản đó thì tôi không ghét được.

Sau họ hỏi cộng sản bắt ông là cộng sản đúng hay sai, tôi nói cộng sản đó thì sai quá đi chứ. Bây giờ các ông cho tôi đi học làm linh mục là các ông đã nhận lỗi rồi."

Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy, LM Nguyễn Thanh Đương thuộc giáo xứ Quy Hậu, Nghệ An phải chạy trốn vào Nam sau khi được thả rồi "tu chui" mới được truyền chức linh mục, ông nói:

Khi đó có chỉ thị của Trung ương Đảng không cho những thành phần con cái địa chủ phản động đi tu làm linh mục. Đó là thông tư 60 do Hồ Chí Minh ký.

Linh mục Nguyễn Viết Cường

"Họ có cho về giáo xứ mô! Họ cho mình về nhà quê chịu quản chế ở đó 3 năm rồi sau đó phải trốn vô trong Nam đi làm thuê làm mướn đi học. Trong Nam có một số các cha dạy riêng kêu bằng học chui!"

Cũng là một tù nhân chính trị bất đồng chính kiến trong nhiều năm tại nhà tù miền Bắc, học giả Nguyễn Khắc Cần hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội cho biết cảm nghĩ của ông về những tù nhân công giáo này, ông nói:

"Số người Công giáo có những người chỉ là giáo dân thôi, có những người là frère hay chuẩn bị frère. Nói chung giáo dân họ có cái rất tốt là họ giữ đạo của họ rất nghiêm túc. Mặc dầu bị cấm hay hạn chế vấn đề cầu kinh nhưng họ vẫn làm. Đây là điều đáng tôn trọng.

Khi vi phạm những điều cấm này thì họ bị phạt rất nặng. Cái mức phạt rất nặng nhọc có thể sẽ đi xà lim, có thể bị cắt khẩu phần ăn, rất nhiều hình thức nó chả có quy luật gì cả."

Có thực sự thay đổi?

Học giả Nguyễn Khắc Cần cũng cho biết hồi gần đây, cán bộ thường nói là đã có sự thay đổi lớn lao trong chính sách đối xử với tất cả tôn giáo trong nước, trong đó có công giáo, tuy nhiên ông không tin đây là sự thành tâm của chính quyền, chẳng qua chỉ là giai đoạn mà thôi. Ông nói:

Có thay đổi tạm thời cũng là chiến thuật mà thôi còn chiến lược thì hai bên không thể cùng tồn tại được.

Học giả Nguyễn Khắc Cần

"Rõ ràng bây giờ đã có thay đổi nhưng tôi thường nói chuyện với những nhà chính sách ở đây tôi nói thẳng, ông thay đổi hay không thay đổi thì không quan trọng vì các ông là người vô thần mà họ là người hữu thần. Có thay đổi tạm thời cũng là chiến thuật mà thôi còn chiến lược thì hai bên không thể cùng tồn tại được."

Chúng tôi xin mượn lời của học giả Nguyễn Khắc Cần để làm kết luận bài viết sự bách hại người công giáo trong những năm qua tại miền Bắc Việt Nam.

Kỳ tới là bài thứ tư trong loạt bài "Trại Giam Cổng Trời" mô tả hình ảnh đầu tiên mà người tù chạm trán với nó ngay từ chân núi một vùng xa dân cư của tỉnh Hà Giang. Đường lên Cổng Trời có gì đặc biệt so với các trại giam khác mà nhiều người tù đã từng kinh qua? Mời quý vị đón theo dõi trong kỳ tới.

Theo dòng thời sự:


Người nghèo ở TP Hồ Chí Minh nghèo hơn người nghèo ở Hà Nội Quỳnh Như, phóng viên RFA 2010-12-26 Cuộc khảo sát mang tên “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” do hai Ủy Ban Nhân Dân Thành phố chủ trì với sự tài trợ của Chương trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho thấy một điều khiến một số người ngạc nhiên. Photo by Tyler Chapman/RFA Một người gánh hàng rong ở Hà Nội hôm 25.04.2010. Đó là dân nghèo tại Thành phố mang tên Bác nghèo hơn dân cùng cảnh ngộ tại thủ đô Hà Nội, mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn trung tâm phía Bắc này. Cuộc khảo sát đánh giá mức độ nghèo của đô thị ở hai trung tâm lớn nhất trong cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành từ tháng 10 – 11 năm ngoái, nhằm định lượng mức nghèo ở các đô thị để chính quyền các cấp điều chỉnh chính sách xóa đói giảm nghèo cho đạt hiệu quả hơn. Sự phát triển đô thị ngày càng tăng thì tình trạng nghèo ở đô thị ngày càng trở nên trầm trọng. Kết quả của cuộc khảo sát, cho thấy sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người nghèo nhất và giàu nhất khoảng 6 lần rưởi. Ngoài mức chênh lệch khủng khiếp về thu nhập giữa các nhóm giàu, nghèo. Vấn đề nghèo còn thể hiện ở sự hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, công ăn việc làm, v.v… Mức độ đầu tư Đề cập đến kết quả khá bất ngờ của cuộc khảo sát, đánh giá mức độ nghèo ở đô thị tại hai trung tâm lớn nhất trong cả nước cho thấy, trung tâm lớn nhất phía Nam “nghèo” hơn Hà Nội, một cư dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến: “Tôi cũng không ngạc nhiên lắm về kết quả khảo sát này vì nếu theo dõi mức sống tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì thấy hầu như chỉ tập trung ở các huyện nội thành mà thôi, chứ còn mức sống ở ngoại thành vẫn còn thấp lắm. Trong một số năm gần đây tất cả đầu tư cơ bản, hay đầu tư cho hành chính công là nằm tập trung ở khu vực phía ngoài kia. Một cư dân TPHCM Trong khi ở Hà Nội thì từ mức trung lưu trở xuống đến bình dân thì vẫn cao hơn trong thành phố vì họ có tích lũy. Trong một số năm gần đây tất cả đầu tư cơ bản, hay đầu tư cho hành chính công là nằm tập trung ở khu vực phía ngoài kia. Hôm qua, hôm nay báo chí Việt Nam cũng đang tranh luận về các số liệu của báo cáo này. Một số người cho rằng thống kê này không đầy đủ, không phản ánh. Theo tôi nhận thấy, kết quả này phản ánh như thế là đúng, chỉ nhìn trên bình diện xã hội thôi.” Ảnh hưởng của làn sóng nhập cư Một người bán chuối dạo ở TPHCM hôm 01/06/2010. RFA photo. Tỉ lệ dân nhập cư ngày càng đông làm gia tăng tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị. Trong khi tình trạng việc làm của họ rất bấp bênh, thu nhập thấp, không có nơi trú ngụ ổn định. Đây là những lý do khiến họ khó tiếp cận được các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội. Những vấn đề xã hội do tình trạng đô thị hóa và làn sóng người nhập cư đổ xô đến các đô thị lớn tìm việc làm hiện nay được giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện Phó Viện Việt Nam học giải thích như sau: “Thực ra hiện nay quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất nhanh và rất mạnh. Khi đô thị hóa phát triển mạnh, quá trình định cư cũng xảy ra nhiều. Trong đó có nhập cư chính thức, và cả di cư tạm thời. Hiện tượng dân nhập cư với số lượng nhiều thì quá trình phân hóa giàu nghèo, và những dịch vụ xã hội chưa chắc đã đáp ứng được đầy đủ thì có thể sẽ gây ra những cản trở trong việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ. Có thể là cả về y tế, giáo dục, rồi khi nó phát triển mạnh thì việc làm cũng là một vấn đề gay gắt, và cũng ảnh hưởng đến thu nhập.” Người dân của thành phố này cũng nêu ra tình cảnh của đội ngũ những người nhập cư từ các nơi khác đổ xô về thành phố kiếm sống: Tại vì hiện nay trong số những người bán vé số thì những người miền Trung vào rất đông, mà thu nhập bình quân của một người bán vé số dạo trung bình mỗi ngày, kiếm được hay nhất chỉ có 50.000 đồng thôi, ... GSTS Nguyễn Quang Ngọc “Tại vì hiện nay trong số những người bán vé số thì những người miền Trung vào rất đông, mà thu nhập bình quân của một người bán vé số dạo trung bình mỗi ngày, kiếm được hay nhất chỉ có 50.000 đồng thôi, tương đương với một người đi phụ hồ. Có những người có thể lời mỗi ngày mấy trăm ngàn, nhưng đối với những người đó có thể họ có những mối thân quen. Mà nguyên tắc “đất lành chim đậu”, 50.000 đồng/ngày còn hơn ở ngoài Trung một ngày làm không có nên cũng phải chấp nhận vấn đề nhập cư. Tôi quan niệm rằng, đồng bào mình nghèo thì chổ nào người ta sống được tốt hơn thì cũng phải để người ta sinh sống.” Kết quả cuộc khảo sát do Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho thấy, gần 60% dân nhập cư không có Bảo hiểm xã hội. Tỉ lệ học sinh trường công trong nhóm dân mới nhập cư dưới 65% so với nhóm dân thường trú là trên 82%. Tỉ lệ không tham gia vào các hoạt động xã hội cũng thấp hoặc hầu như không có. Lý do phổ biến được đưa ra là do không có hộ khẩu, hoặc một số người nhập cư nói rằng họ mãi lo kiếm sống mà không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội. Giải pháp Người gánh hàng rong đi ngang qua một cửa tiệm sang trọng ở Hà Nội. AFP Photo. Bàn về giải pháp cho tình trạng được nêu ra, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết ý kiến: “Những vấn đề về đời sống hiện nay là tổng thể của rất nhiều vấn đề, nên để giải quyết nó phải là tổng hợp của nhiều giải pháp. Trong đó có những giải pháp, ví dụ như: giải pháp về chính sách, giải pháp về đầu tư, giải pháp về quản lý đô thị. Nên phải tổng hợp, kết hợp giải quyết một cách tương đối đồng bộ các giải pháp thì mới có thể giải quyết được. Hiện nay theo xu hướng của Việt Nam, kinh tế địa phương đang phát triển, một là đa dạng hóa nông nghiệp, hai là phát triển dịch vụ, ba là các hình thức làng nghề. Hiện nay các địa phương đang khuyến khích rất cao xu hướng đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.” Cũng theo nhà nghiên cứu này, kinh tế làng nghề cũng là một hình thức tốt; giúp cho nông dân kiếm thêm thu nhập vào những lúc rảnh rổi sau mùa vụ. Đồng thời sản xuất ra sản phẩm hàng hóa không những chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy chất lượng cuộc sống là một vấn đề mà các nhà quản lý xã hội phải quan tâm hơn nữa thông qua các chính sách an sinh mà tất cả mọi người dân, nhất là những người nghèo phải được tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Theo dòng thời sự: Công bố khảo sát tình trạng nghèo đô thị VN Việt Nam ngày nay: kẻ ăn không hết, người lần không ra Cách biệt giàu nghèo gia tăng Việt Nam xóa đói giảm nghèo chưa hiệu quả Việt Nam lãng phí trong đầu tư giảm nghèo WB: VN cần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.


2010-12-26

Cuộc khảo sát mang tên "Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh" do hai Ủy Ban Nhân Dân Thành phố chủ trì với sự tài trợ của Chương trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho thấy một điều khiến một số người ngạc nhiên.

Photo by Tyler Chapman/RFA

Một người gánh hàng rong ở Hà Nội hôm 25.04.2010.

 

Đó là dân nghèo tại Thành phố mang tên Bác nghèo hơn dân cùng cảnh ngộ tại thủ đô Hà Nội, mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn trung tâm phía Bắc này.

Cuộc khảo sát đánh giá mức độ nghèo của đô thị ở hai trung tâm lớn nhất trong cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành từ tháng 10 – 11 năm ngoái, nhằm định lượng mức nghèo ở các đô thị để chính quyền các cấp điều chỉnh chính sách xóa đói giảm nghèo cho đạt hiệu quả hơn.

Sự phát triển đô thị ngày càng tăng thì tình trạng nghèo ở đô thị ngày càng trở nên trầm trọng. Kết quả của cuộc khảo sát, cho thấy sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người nghèo nhất và giàu nhất khoảng 6 lần rưởi.

Ngoài mức chênh lệch khủng khiếp về thu nhập giữa các nhóm giàu, nghèo. Vấn đề nghèo còn thể hiện ở sự hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, công ăn việc làm, v.v…

Mức độ đầu tư

Đề cập đến kết quả khá bất ngờ của cuộc khảo sát, đánh giá mức độ nghèo ở đô thị tại hai trung tâm lớn nhất trong cả nước cho thấy, trung tâm lớn nhất phía Nam "nghèo" hơn Hà Nội, một cư dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến:

"Tôi cũng không ngạc nhiên lắm về kết quả khảo sát này vì nếu theo dõi mức sống tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì thấy hầu như chỉ tập trung ở các huyện nội thành mà thôi, chứ còn mức sống ở ngoại thành vẫn còn thấp lắm.

Trong một số năm gần đây tất cả đầu tư cơ bản, hay đầu tư cho hành chính công là nằm tập trung ở khu vực phía ngoài kia.

Một cư dân TPHCM

Trong khi ở Hà Nội thì từ mức trung lưu trở xuống đến bình dân thì vẫn cao hơn trong thành phố vì họ có tích lũy. Trong một số năm gần đây tất cả đầu tư cơ bản, hay đầu tư cho hành chính công là nằm tập trung ở khu vực phía ngoài kia.

Hôm qua, hôm nay báo chí Việt Nam cũng đang tranh luận về các số liệu của báo cáo này. Một số người cho rằng thống kê này không đầy đủ, không phản ánh. Theo tôi nhận thấy, kết quả này phản ánh như thế là đúng, chỉ nhìn trên bình diện xã hội thôi."

Ảnh hưởng của làn sóng nhập cư

ban-chuoi-250.jpg
Một người bán chuối dạo ở TPHCM hôm 01/06/2010. RFA photo.
Tỉ lệ dân nhập cư ngày càng đông làm gia tăng tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị. Trong khi tình trạng việc làm của họ rất bấp bênh, thu nhập thấp, không có nơi trú ngụ ổn định. Đây là những lý do khiến họ khó tiếp cận được các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội.

Những vấn đề xã hội do tình trạng đô thị hóa và làn sóng người nhập cư đổ xô đến các đô thị lớn tìm việc làm hiện nay được giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Viện Phó Viện Việt Nam học giải thích như sau:

"Thực ra hiện nay quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất nhanh và rất mạnh. Khi đô thị hóa phát triển mạnh, quá trình định cư cũng xảy ra nhiều. Trong đó có nhập cư chính thức, và cả di cư tạm thời.

Hiện tượng dân nhập cư với số lượng nhiều thì quá trình phân hóa giàu nghèo, và những dịch vụ xã hội chưa chắc đã đáp ứng được đầy đủ thì có thể sẽ gây ra những cản trở trong việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ. Có thể là cả về y tế, giáo dục, rồi khi nó phát triển mạnh thì việc làm cũng là một vấn đề gay gắt, và cũng ảnh hưởng đến thu nhập."

Người dân của thành phố này cũng nêu ra tình cảnh của đội ngũ những người nhập cư từ các nơi khác đổ xô về thành phố kiếm sống:

Tại vì hiện nay trong số những người bán vé số thì những người miền Trung vào rất đông, mà thu nhập bình quân của một người bán vé số dạo trung bình mỗi ngày, kiếm được hay nhất chỉ có 50.000 đồng thôi, ...

GSTS Nguyễn Quang Ngọc

"Tại vì hiện nay trong số những người bán vé số thì những người miền Trung vào rất đông, mà thu nhập bình quân của một người bán vé số dạo trung bình mỗi ngày, kiếm được hay nhất chỉ có 50.000 đồng thôi, tương đương với một người đi phụ hồ. Có những người có thể lời mỗi ngày mấy trăm ngàn, nhưng đối với những người đó có thể họ có những mối thân quen.

Mà nguyên tắc "đất lành chim đậu", 50.000 đồng/ngày còn hơn ở ngoài Trung một ngày làm không có nên cũng phải chấp nhận vấn đề nhập cư. Tôi quan niệm rằng, đồng bào mình nghèo thì chổ nào người ta sống được tốt hơn thì cũng phải để người ta sinh sống."

Kết quả cuộc khảo sát do Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho thấy, gần 60% dân nhập cư không có Bảo hiểm xã hội. Tỉ lệ học sinh trường công trong nhóm dân mới nhập cư dưới 65% so với nhóm dân thường trú là trên 82%. Tỉ lệ không tham gia vào các hoạt động xã hội cũng thấp hoặc hầu như không có.

Lý do phổ biến được đưa ra là do không có hộ khẩu, hoặc một số người nhập cư nói rằng họ mãi lo kiếm sống mà không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội.

Giải pháp

ban-hang-ganh-250.jpg
Người gánh hàng rong đi ngang qua một cửa tiệm sang trọng ở Hà Nội. AFP Photo.
Bàn về giải pháp cho tình trạng được nêu ra, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết ý kiến:

"Những vấn đề về đời sống hiện nay là tổng thể của rất nhiều vấn đề, nên để giải quyết nó phải là tổng hợp của nhiều giải pháp. Trong đó có những giải pháp, ví dụ như: giải pháp về chính sách, giải pháp về đầu tư, giải pháp về quản lý đô thị. Nên phải tổng hợp, kết hợp giải quyết một cách tương đối đồng bộ các giải pháp thì mới có thể giải quyết được.

Hiện nay theo xu hướng của Việt Nam, kinh tế địa phương đang phát triển, một là đa dạng hóa nông nghiệp, hai là phát triển dịch vụ, ba là các hình thức làng nghề. Hiện nay các địa phương đang khuyến khích rất cao xu hướng đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp."

Cũng theo nhà nghiên cứu này, kinh tế làng nghề cũng là một hình thức tốt; giúp cho nông dân kiếm thêm thu nhập vào những lúc rảnh rổi sau mùa vụ. Đồng thời sản xuất ra sản phẩm hàng hóa không những chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy chất lượng cuộc sống là một vấn đề mà các nhà quản lý xã hội phải quan tâm hơn nữa thông qua các chính sách an sinh mà tất cả mọi người dân, nhất là những người nghèo phải được tiếp cận một cách dễ dàng nhất.

Theo dòng thời sự:


Lào Cai: sạt lở đất vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2


TTO - Vụ sạt lở xảy ra lúc 20g ngày 25-12, tại xã Bản Hồ (Sa Pa, Lào Cai) đã vùi lấp một phần Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 (công suất 34,5MW của Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên), suối Mường Hoa đoạn chảy qua thôn Bản Hồ và làm biến dạng dòng suối.

Đất cát vùi lấp nhà máy thủy điện

Khoảng 40.000 m3 đất đá từ cao độ 618 của Nhà máy thủy điện Nậm Toóng, công suất 34 MW, do Công ty cổ phần thủy điện Sa Pa làm chủ đầu tư, đã sạt lở trôi xuống Nhà máy thủy điện Sử Pán 2.

Theo anh Nguyễn Thành Huế, công nhân bảo vệ ngủ tại nhà máy khi xảy ra sự cố, đột nhiên nghe thấy tiếng nổ lớn, toàn bộ tường đầu hồi nhà máy đổ sập, đất đá tràn tung tóe vào trong nhà máy, vùi lấp tổ máy số 3 và các thiết bị rơle, bảng điều khiển trung tâm...

Ông Nguyễn Thanh Kim, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên, cho biết hiện Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 đã lắp đặt xong tổ máy 1 và stato tổ máy số 2, đang thi công van cầu của tổ máy số 3. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ phát điện vào cuối năm nay, tuy nhiên sự cố sạt lở đất phá hủy nhiều thiết bị, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng nên sẽ phải chậm tiến độ điện lên lưới.

Ngày 26-12, cảnh sát môi trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác định cụ thể thiệt hại, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của bên gây ra sự cố.

Một số ảnh về Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 bị vùi lấp:

Tin, ảnh: HỒNG THẢO