Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Lạm Phát Tăng, Vn Ghìm Giá, Quốc Tế Tố Vn Phạm Luật Wto

Bản tin đàì VOA cho biết rằng Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát giá cả đối với một số hàng hóa nhằm kiềm chế tỉ lệ lạm phát đã tăng tới mức hai con số.

Trong khi đó, bản tin đài RFI cho biết chính sách kiểm soát giá của Việt Nam bị chỉ trích là vi phạm luật lệ WTO.

Bản tin VOA ghi nhận theo bản tin hôm thứ tư của tờ Wall Street Journal cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho các bộ nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả của nhiều loại hàng hóa và sản phẩm trên thị trường trước dịp Tết Nguyên Đán Tân Mão.

Chỉ thị này cũng yêu cầu các bộ và chính quyền địa phương ra sức nâng cao lượng cung ứng và bình ổn giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, như gạo, thịt, gia cầm, sữa, rau quả, xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Các số liệu của chính phủ Việt Nam cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 đã cao hơn 11% so với năm trước.

Trong khi đó, đài RFI nói rằng chính sách kiểm soát giá của Việt Nam bị chỉ trích là vi phạm luật lệ WTO.
RFI nói, từ ngày 01/10 vừa qua, luật lệ về kiểm soát giá cả do chính quyền Việt Nam ban hành đã bắt đầu có hiệu lực. Quy định mới này cho phép các định chế Nhà nước áp đặt các biện pháp gọi là "ổn định giá cả", chẳng hạn như trong trường hợp giá cả tăng nhanh hơn chi phí sản xuất. Biện pháp này đã gây lo ngại trong giới doanh nhân nước ngoài ở Việt Nam và họ vừa lên tiếng phản đối.

Phát biểu vào hôm nay nhân Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức mỗi năm hai lần dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ông Hank Tomlinson, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội cho rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam là thành viên.

Theo hãng tin Pháp AFP, ông Tomlinson đã nhận định là việc kiểm soát giá cả không những không có hiệu quả, mà lại còn phản tác dụng, cản trở đà tăng trưởng của Việt Nam. Ông đồng thời bày tỏ thái độ quan ngại trước việc luật lệ mới này chủ yếu tập trung vào hàng nhập khẩu của các công ty nước ngoài.

Đối với ông Tomlinson, đây là "một hành động vi phạm rõ ràng từ ngữ cũng như tinh thần các cam kết của Việt Nam khi xin gia nhập WTO."

Đàì RFI cũng ghi nhận thêm, rằng không chỉ có phía Mỹ, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam EuroCham cũng lên tiếng tố cáo một bộ luật ''tạo thêm gánh nặng hành chánh'' cho giới sản xuất từ than, sữa cho trẻ em, cho đến xăng dầu, thép và các sản phẩm khác. Lý do là các quy định mới buộc doanh nghiệp phải khai báo giá cả, đặc biệt là giá bán lẻ.

Phòng Thương mại Úc cũng bày tỏ thái độ "hết sức dè dặt" về các biện pháp kiểm soát giá cả của chính quyền Việt Nam.

Cho đến nay, Hà Nội vẫn luôn luôn bác bỏ những lời cáo buộc cho là Việt Nam đã vi phạm luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Đối với phía Việt Nam, các biện pháp kiểm soát giá cả kể trên hoàn toàn hợp lệ. Chính quyền Việt Nam hiện đang cố gắng kềm hãm đà lạm phát đã lên tới 11,09% trong tháng 10 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức trần 8% đã đề ra.

Bà Trung Tá Công An Lái Xe Cán Chết Người, Biến Luôn...

Hải Phòng: Một nữ trung tá công an gây tai nạn giao thông chết người... và sau đó được xe đặc dụng công an chở đi biến dạng.

Bản tin của báo SGTT ghi nhận, rằng theo nguồn tin của Sài Gòn Tiếp Thị, khoảng 23 giờ ngày 27.11, tại khu vực trước cửa nhà số 134, 136, đường Lý Thánh Tông, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Người điều khiển xe đã cán chết một thanh niên tại chỗ và làm một người khác đi cùng nạn nhân này bị thương nặng.

Bản tin nói rằng, theo các nhân chứng, chiếc xe du lịch 4 chỗ đã đâm thẳng vào hai thanh niên đứng trên vỉa hè, hất tung một người lên capo rồi đẩy thẳng vào cột điện khiến thân thể anh này bị bẹp dúm, tử vong tại chỗ. Người thanh niên còn lại bị hất văng sang bên cạnh, bị chấn thương nặng. Trên chiếc xe gây tai nạn có một phụ nữ và một nam thanh niên ngồi hàng ghế trước…

Khi lực lượng công an quận Đồ Sơn đến nơi xảy ra tai nạn, người phụ nữ trên xe gây ra vụ tai nạn đã được đưa lên xe chuyên dụng để tránh sự phán ứng của người dân.

Được biết, người bị tử vong tại chỗ là anh Ngô Tân Cương (SN 1983), anh Đỗ Tuấn Hiệp (SN 1984) bị đa chấn thương vùng mặt, đầu…Cả hai cùng trú tại phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn. Hai anh này trước đó rủ nhau đi hát karaoke. Sau cuộc hát, nhóm bạn anh Cương vừa sang đường, hai anh dừng lại ngoài cửa quán karaoke nghe điện thoại thì bất ngờ bị chiếc xe du lịch lao tới, đâm thẳng vào.

Cũng theo nguồn tin của Sài Gòn Tiếp thị, người phụ nữ trên xe gây tai nạn được xác định là trung tá N.T.L.A, SN 1972, một phó trưởng phòng An ninh, công an thành phố.

Đặc biệt, bà trung tá công an làm chết người này vẫn chưa gặp gia đình nạn nhân, theo báo SGTT:
"Ông Ngô Quang Trực, thương binh hạng 3/4, cha nạn nhân Ngô Tân Cương xác nhận với các phóng viên, hôm đưa tiễn anh Ngô Tân Cương về nơi an nghỉ cuối cùng, ông N.T.T, cha của người gây ra cái chết cho con ông cũng có mặt để chia buồn cùng gia đình ông. Ông Trực cho biết thêm: cô L.A, con gái ông N.T.T, người lái chiếc xe vẫn chưa tiếp cận gia đình người bị hại."

Trang blog Dân Làm Báo cho thêm tin riêng rằng, "Người phụ nữ lái xe gây chết người đó là Nguyễn Thị Lan Anh, sinh năm 1972, là Trung tá Phó Trưởng phòng An Ninh (tình báo) công an thành phố Hải Phòng. Bà Lan Anh là con gái của ông Nguyễn Thế Thưởng, nguyên Phó Giám Đốc công an thành phố Hải Phòng mới vừa nghĩ hưu…

...Người nhà của anh Ngô Tân Cương cho hay, trong đám tang của anh Cương thì ông Nguyễn Thế Thưởng, cha của bà trung tá, Phó phòng tình báo công an Hải Phòng có đem đến 20 triệu đồng, họ chỉ nói là cầm tiền lo phúng điếu gì đó còn gặp nhau nữa. Bà Lan Anh thì chưa ra mặt. Đối với gia đình anh Đỗ Tuấn Hiệp thì ông Nguyễn Thế Thưởng có đem đến 10 triệu đồng và xin nhắc chuyện làm giấy bãi nại.

Một nguồn tin từ Hải Phòng thì bà Nguyễn Thị Lan Anh đang làm Phó trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh PA18 công an Hải Phòng, nhưng chúng tôi xác minh lại thì bà Nguyễn Thị Lan Anh làm bên an ninh, tình báo. Nơi đây là nơi ký lệnh bắt giam và điều tra các nhà dân chủ yêu nước như Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Xuân Nghĩa…"

Vụ Bán đứng người lao động: Thu giấy phép các cơ sở môi giới vi phạm


 
03/12/2010 0:14 
Người lao động ký nhận tiền hỗ trợ để về quê - ảnh: Lâm Viên 

Hôm 2.12, tại UBND xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, khi người thanh niên tên Nghĩa buộc nhóm 10 lao động trả 4,5 triệu đồng mới cho về nhà, công an huyện đã tạm giữ Nghĩa để làm rõ.

Bước đầu, đối tượng khai tên Võ Trọng Nghĩa, thường trú thôn K'Long A, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), làm nghề phụ xe kiêm môi giới việc làm để tăng thêm thu nhập. Theo thông tin ban đầu, Nghĩa gọi điện thoại cho một số người ở xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đến Lâm Hà thu hái cà phê với giá 150.000 đồng/ngày (4,5 triệu đồng/tháng) và bao ăn.

Chiều 1.12, 10 người (đều là dân tộc Tày) khăn gói lên đường. Nhưng khi đến nơi, Công ty TNHH Minh Nghĩa (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) chỉ đồng ý trả lương 1,7 triệu đồng/tháng. Người lao động không đồng ý, đòi về nhà thì Nghĩa buộc phải trả 4,5 triệu đồng mới cho về. Không có tiền mua vé xe và cảm thấy bị lừa, những người lao động này tìm đến Công an xã Tân Hà nhờ giúp đỡ.

Sáng 2.12, khi Nghĩa đến trụ sở UBND xã buộc người lao động trả tiền thì bị tạm giữ. Một người lao động cho biết đã chứng kiến 2 lao động nữ không chấp nhận đi làm liền bị một người của Công ty TNHH Minh Nghĩa dùng cán chổi đánh, sau đó không biết đưa đi đâu.

Chiều 2.12, tại UBND xã Tân Hà, ông Nguyễn Đức Tài, Phó chủ tịch UBND huyện Lâm Hà, chủ trì cuộc họp đột xuất để giải quyết vụ việc Bán đứng người lao động mà Báo Thanh Niên đã phản ánh. Theo Phòng LĐ-TB-XH huyện Lâm Hà, trên địa bàn huyện hiện có 6 cơ sở hoạt động môi giới việc làm, nhưng hoạt động bất hợp pháp.

Sáng cùng ngày, công an đã buộc tất cả 6 cơ sở trên ngưng hoạt động. Ông Lê Văn Xuyên, Phó công an huyện Lâm Hà, cho biết lúc cao điểm mùa hái cà phê, huyện tiếp nhận đến 10.000 lao động nhập cư; việc quản lý lực lượng này khá phức tạp, vì nhiều người không mang giấy tờ tùy thân.

Tối 2.12, Công an huyện Lâm Hà cho biết vẫn tạm giữ Võ Trọng Nghĩa để điều tra làm rõ mối quan hệ giữa Nghĩa và các công ty môi giới. Công an huyện sẽ đề nghị Sở KH-ĐT Lâm Đồng thu hồi giấy phép kinh doanh của các công ty môi giới việc làm trên địa bàn huyện chưa ký quỹ, chưa được Sở LĐ-TB-XH cấp phép hoạt động.

Lâm Viên


Đường về của những cô gái bán thân


 
03/12/2010 0:02 
Nhân viên an ninh sân bay Changi (Singapore) áp giải các cô gái Việt Nam trước khi cho họ lên máy bay tại ga hành khách giá rẻ để trục xuất  - Ảnh: Thục Minh 

Hai cô gái vừa thoát khỏi một nhà chứa trên đảo Borneo vui mừng cảm ơn Văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore. Đó là số ít may mắn. Còn các cô khác bị trục xuất như tội phạm. Có cô "trở về" bằng một nắm tro.

Cuộc giải cứu may mắn

Chiều 23.11, Văn phòng BáoThanh Niên tại Singapore nhận được một cuộc gọi từ số máy di động ở Việt Nam. Người gọi là một thanh niên trẻ, giọng miền Nam chất phác, tên R. Anh R. cho hay người yêu đã dạm hỏi của anh đang kêu cứu từ một nhà chứa ở thành phố Miri, bang Sarawak của Malaysia. Tên cô là B., 26 tuổi, dạy học ở TP.HCM.

Theo lời thuật của anh R., ngày 12.11.2010, chị B. cùng một người bạn gái khác mà anh không biết tên đi du lịch thăm một cô bạn người Việt ở thành phố Miri, giáp với Brunei, trên đảo Borneo. Đây là lần đầu tiên các cô đi nước ngoài. Họ đi máy bay từ TP.HCM sang Brunei, rồi được chị họ của cô bạn ở Miri đón và đưa sang Sarawak ngay trong ngày 12.11. Người này đã thu hộ chiếu của hai cô gái để "giữ giùm, tránh bị mất". Hai cô được đưa về một nơi mà anh R. nói là quán cà phê Red Box (cái hộp đỏ) ở địa chỉ Pelita 2763. Tại đó, hai cô lập tức bị bắt "tiếp khách". Thấy quá bất ổn, chị B. gọi điện về cho anh R., khóc lóc và nói muốn trốn về, nhưng hộ chiếu đã bị người ta giữ.

Tôi hỏi anh R. rằng chị B. có biết người bạn của mình làm "tiếp viên" không? R. trả lời "có" và vò đầu bứt tóc: "Bây giờ em mới nghĩ sao mình ngu quá, biết vậy mà còn để bạn gái ra đi. Nhưng tại bạn em chưa đi nước ngoài lần nào, nên em nghĩ cho bạn đi để biết đó biết đây. Chỉ đi 5 ngày rồi về". R. cho tôi số điện thoại di động của B. ở Malaysia và nhờ tôi giúp để cứu B. R. cũng dặn tôi rằng B. chỉ nghe điện thoại được từ 1 đến 4 giờ chiều, và có thể cũng bị người ta theo dõi, nên đôi khi phải dùng tiếng lóng.

Tôi lần tìm trên Google, không có cái gọi là Red Box ở thành phố Miri. Từ các trang web du lịch cho đến các trang blog cá nhân, chỉ có Rex Box Karaoke MV, mà theo mô tả của một số blogger là ở tầng trên của cơ sở này có những phòng "cá nhân" tối om và "nhiều gái Trung Quốc". Tôi không chắc về điều này.

Tôi gọi điện, B. bắt máy, nhưng nói khẽ rằng có người ở gần nên không tiện nói chuyện, bởi "có thể mấy người đó cũng là tay chân của chủ". B. hứa sẽ gọi lại, nhưng sau đó cô chỉ gửi một tin nhắn ghi âm vào điện thoại của tôi. Mẩu tin nói bằng thứ ngôn ngữ gì tôi không hiểu.

Tôi gọi điện báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Sau đó gửi một công văn đề nghị sứ quán điều tra và hỗ trợ công dân nếu đúng sự thật.

Sáng 26.11, anh R. gọi điện lại, vui mừng thông báo rằng cảnh sát Miri đã vào cuộc, ra lệnh người chủ phải trả lại hộ chiếu và giải quyết cho hai cô gái về nước trong vòng 3 ngày, bằng không họ sẽ "có hành động". R. cũng cho hay người chủ và các thuộc hạ đã hằn học, hăm dọa, thậm chí đánh cô B. Họ dọa: "Khi mày về đến sân bay Việt Nam, tính mạng của mày tụi tao không bảo đảm", anh R. kể.

R. tiết lộ: "Đến nước này vợ em mới nói thật. Nó thật sự có ý định qua đó làm… kiếm tiền trong vòng 12 ngày. Không ngờ qua đó chứng kiến thực tế, thấy quá sợ. Nhưng muốn về thì đâu có dễ!". (R. và B. xưng hô với nhau là "vợ", "chồng". Và phải chăng vì Brunei cho công dân Việt Nam lưu trú tối đa 14 ngày nên B. dự định "làm việc" 12 ngày thôi? - PV).

Sáng 30.11, B. và cô bạn đi cùng lên máy bay từ Miri đi Kuala Lumpur, rồi từ đó bay thẳng về TP.HCM. Họ về đến nơi khoảng 7 giờ tối. Trưa 1.12, R. gọi điện và cho tôi biết anh đang đưa người yêu đi "tẩm bổ", vì B. "ốm và xanh xao". R. rối rít cảm ơn và nhờ tôi nói với phía đại sứ quán "xóa hết" các giấy tờ, bởi "lỗi chính là do vợ em". "Vợ em nói nếu không có cảnh sát vào cuộc quyết liệt, rất có thể bên kia họ đã thủ tiêu vợ em để bịt đầu mối", R. kể. Anh nói thêm nếu biết ai có ý định đi kiếm tiền bằng cách đó ở nước ngoài, "tụi em sẽ khuyên can".

Bị trục xuất

Vợ em nói nếu không có cảnh sát vào cuộc quyết liệt, rất có thể bên kia họ đã thủ tiêu vợ em để bịt đầu mối

Anh R., chồng chưa cưới của cô B

Hằng ngày, trên các chuyến bay giá rẻ từ Singapore về TP.HCM và ngược lại, tôi gặp không ít cô gái Việt Nam bị trục xuất. Không biết tiếng Anh, nhìn cách ăn mặc khi vừa bước chân xuống máy bay và vào làm thủ tục nhập cảnh, hải quan sân bay Singapore lập tức đặt các cô vào diện nghi vấn, sau đó có thể trục xuất.

Nhân viên sân bay lục xét và "lùa" các cô gái bị trả về ngay trước mặt hành khách khác. Khi hành khách lên máy bay thì các cô bị dẫn ngược lại khu vực làm thủ tục. Các cô là những người lên máy bay sau cùng, ngồi ở những hàng ghế trống sau cùng, cạnh nhà vệ sinh.

Có lần chuyến bay từ Singapore về TP.HCM bị tạm hoãn 1 giờ, hành khách được cho ra khỏi máy bay thư giãn, chờ lên máy bay lại. Riêng có 3 cô gái bị một nữ an ninh canh giữ như tội phạm. Một cô vừa bấm điện thoại để gọi thì bị cô an ninh thu máy. Tôi thấy tức nên hỏi: "Tại sao chị thu máy của cô ta?". Cô an ninh độp lại: "Đó không phải chuyện của cô". Sau đó, các cô gái mới nói nhỏ cho tôi biết: "Tự nhiên tụi em mới qua, họ không cho nhập cảnh, đuổi về".

Bỏ mạng ở xứ người

Một nữ an ninh sân bay Changi canh giữ 3 cô gái Việt Nam bị trục xuất - Ảnh: Thục Minh

Tôi từng biết có ít nhất 3 cô gái Việt Nam bỏ mạng ở Singapore trong lúc "hành nghề". Trong đó, 2 cô phục vụ quán karaoke, theo khách làng chơi về nhà họ "mua bán" và bỏ mạng tại nhà của khách. Trong khi khách "bình an vô sự" thì cha mẹ của các cô đau đớn, vay mượn để sang Singapore đem tro cốt của con về.

Trường hợp thứ ba là cô Vũ Thị Hồng M., 31 tuổi, thiệt mạng hôm 17.9. M. cũng là "cư dân phố đèn đỏ", rồi kết hôn với một người đàn ông Singapore lớn tuổi và thất nghiệp. Đẻ được một đứa con, người chồng giành nuôi, M. về Việt Nam, dăm ba tháng qua thăm chồng con vài ngày. 4 giờ sáng ngày 17.9, khi M. đang đứng nói chuyện điện thoại trước một tiệm karaoke ở khu đèn đỏ Geylang thì không may bị một taxi mất lái, tông chết ngay tại chỗ. Hôm sau, người chồng đem thi thể M. đi hỏa táng. Về nguyên tắc, người chồng được quyền định đoạt toàn bộ tiền đền bù cho cái chết của M.!

Tại Malaysia, hồi tháng 7 năm nay, 6 cô gái Việt từ 18 - 30 tuổi trên đường đi từ bang Johor ở phía nam lên một thành phố ở phía bắc thì xe gặp tai nạn. 5 cô thiệt mạng, 1 cô bị thương. Hai người đàn ông đi cùng bị thương nhẹ. Báo chí và cảnh sát Malaysia nghi ngờ những người này nằm trong một đường dây buôn người.

Thục Minh (VP Singapore)


Cưỡng đoạt vỉa hè


 
02/12/2010 23:55 
Xe của khách uống cà phê Rita trên đường Nguyễn Văn Cừ (Q.5) đậu trên vỉa hè và dưới lòng đường - ảnh: Minh Nam 

Vỉa hè là để dành cho người đi bộ, nhưng nay lối đi ấy tại nhiều nơi ở TP.HCM đã và đang bị lấn chiếm tràn lan trước sự làm ngơ khó hiểu của cơ quan chức năng và chính quyền.

Từ lâu, nhiều người ví vỉa hè là nốt lặng ngăn cách giữa cái xô bồ, chật chội của lòng đường đầy ắp xe cộ và nhà dân, đồng thời đảm bảo an toàn cho người đi bộ lưu thông. Nhưng nếu dạo một vòng trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM sẽ thấy một thực tế khác. Vỉa hè đang dần bị lấn chiếm công khai phục vụ cho mục đích kinh doanh, buôn bán của nhiều người và cái xô bồ, chật chội xâm lấn lên cả vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường "bon chen" cùng các loại phương tiện.

Dạo quanh các con đường trên địa bàn TP, chúng tôi nhận thấy những địa điểm có quán xá là vỉa hè phía trước được tận dụng làm nơi để xe. Không chỉ xe gắn máy mà cả xe ô tô cũng "tấn công" lên vỉa hè đậu ngang nhiên. 

Vỉa hè phục vụ quán xá

Vi phạm 

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ lãnh đạo P.3, Q.5, cho biết một số quán cà phê ở dọc đường Nguyễn Văn Cừ có giấy phép đậu xe trên vỉa hè, nhưng chỉ sử dụng được khoảng 1,5m tính từ quán ra ngoài lề đường. Giấy phép này chủ yếu dành cho xe gắn máy. Còn tất cả ô tô đậu trên vỉa hè đều vi phạm.

Những ngày đầu tháng 12.2010, chúng tôi có mặt tại khu vực hồ Con Rùa, nơi tập trung nhiều quán cà phê được giới sành điệu thường lui tới, như: 42, Papa, Gió Bắc, Rainbow… Điều dễ thấy nhất là dù quán xá được đầu tư khá cầu kỳ, bắt mắt, nhưng bãi đậu xe cho khách luôn là cái thiếu hàng đầu của các quán cà phê lớn tại khu vực. Gần 10 giờ sáng, vỉa hè, lề đường xung quanh khu vực hồ Con Rùa và đường Phạm Ngọc Thạch đã đông nghẹt xe ô tô của khách đậu để vào các quán nước gần đó.

Càng về trưa, lượng khách đi ô tô đổ về các quán cà phê ở khu vực hồ Con Rùa ngày một đông. Đậu một hàng sát lòng đường chưa đủ, bảo vệ và nhân viên các quán cà phê còn hướng dẫn khách đậu xe hàng hai, thậm chí xe hơi leo lề để đậu và nằm chắn lên trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

Trước mặt tiền quán Napoly, một chiếc "con bọ" Volkswagen màu kem nằm chễm chệ chắn ngang vỉa hè, bít luôn lối đi của khách bộ hành. Dịch lên trên một chút gần quán cà phê Sao, ngay trước cửa Phân viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải phía Nam, một chiếc Kia Forte cùng một chiếc Toyota Camry đậu hàng hai choán hết cả vỉa hè.

Đặc biệt, dưới lòng đường Phạm Ngọc Thạch hướng ra nhà thờ Đức Bà, mặc dù có cắm một tấm bảng "cấm đỗ" to đùng dựng ngay đầu đường, nhưng suốt dọc đường này là một hàng dài những chiếc xe hơi đủ loại từ trung bình đến đắt tiền của khách uống cà phê đậu thoải mái.

Bảng cấm đỗ quy định xe ô tô được đậu nhưng phải nổ máy, có tài xế ngồi trên xe và quan trọng hơn không được dừng quá lâu. Ấy vậy mà nhiều giờ đồng hồ, trong nhiều ngày ngồi dưới cái nắng chang chang để ghi hình, chúng tôi thấy không ít chủ nhân theo sự hướng dẫn của nhân viên quán vô tư đậu xe ngay dưới bảng cấm, tắt máy, khóa cửa xe vào quán uống cà phê mặc cho dòng xe cộ đông đúc không có lối thoát kẹt cứng. Xe hơi vừa tấp vào quán là có ngay những thanh niên và bảo vệ của quán chạy ra coi sóc và còn được bao trùm kiếng để tránh bị kẻ xấu "xơi".

Còn tại quán cà phê Nou nằm ở góc giao lộ Trương Định - Võ Văn Tần (Q.3), khách đi ô tô đến uống nước tại đây cũng được nhân viên giữ xe hướng dẫn đậu xe chình ình trên vỉa hè, chiếm hết lối đi bộ. 

"Bao mà!"

Chiều 2.12, chúng tôi lái ô tô đến khu vực tập trung nhiều quán cà phê trên đường Ngô Thời Nhiệm (Q.3).

Ngay cả quán cà phê nằm trong hẻm nhưng lúc nào cũng có người túc trực ngay phía trước hẻm đón khách. Khi xe ô tô chúng tôi vừa tấp vào bên hông Nhà tang lễ TP.HCM, một người đàn ông nhanh nhảu chạy ra hướng dẫn chúng tôi cho xe leo lề. Theo chỉ dẫn, chúng tôi đậu chiếc ô tô  trên vỉa hè. "Đậu trên vỉa hè lỡ công an phạt thì sao?", chúng tôi hỏi. Người giữ xe bình thản đáp: "Bao mà, mất kiếng đền, công an phạt đây chịu". Người này còn cho biết, một dọc quán cà phê gần đó: Sỏi Đá, Khúc Ban Chiều… đều được giữ theo kiểu leo cả lên vỉa hè tương tự.

Vài lần đến quán này, chúng tôi đều được cánh giữ xe hướng dẫn đậu xe trên vỉa hè, bất chấp ngày đêm. Phải chăng, chính vì "bao mà" như lời người giữ xe nên lần nào dạo quanh con đường này chúng tôi cũng thấy không ít chiếc xe hơi bóng lộn vô tư "đáp" trên vỉa hè mà chẳng bị phạt hay nhắc nhở.

Tương tự, trên đường Nguyễn Văn Cừ (P.3, Q.5) một dãy cà phê mọc lên bên cạnh cửa hàng điện thoại, nhà hàng. Xe đậu trên vỉa hè chật cứng như nêm. Trước mặt tiền cà phê Rita, xe hơi chen chúc nhau đậu trên vỉa hè, dưới lòng đường, giữa những đường dẫn nối hai làn xe lưu thông cũng bị xe hơi của khách uống cà phê "chiếm đóng".

Đem thắc mắc này hỏi chính nhân viên quản lý của một quán cà phê trên địa bàn TP.HCM, sau khi được đảm bảo sẽ không đưa tên lên báo, chúng tôi được người này úp mở: "Do chỗ đậu xe hơi không có nên bằng mọi cách, tụi em phải tìm nhiều đường để "lo" trước. Nếu lỡ bị phạt, quán cũng phải bỏ tiền ra trả, nếu không sẽ mất khách". Khi chúng tôi hỏi "lo" có phải là chung chi? Thì nhân viên này nháy mắt, cười và bỏ đi.

Chạy vòng qua dãy quán cà phê trên đường Phạm Ngọc Thạch (Q.3), chúng tôi được nhân viên giữ xe tại đây hướng dẫn đậu xe ngay dưới… biển cấm đậu xe. Khi thấy chúng tôi chần chừ vì sợ bị công an phạt, nhân viên này lớn tiếng gắt: "Tui kêu đậu đâu thì cứ đậu đó. Cả đường này đều cấm đậu hết. Không có tui mà đậu là dính liền đó" (!?).

Tiếp xúc với chúng tôi, một người dân ở trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q.5, khẳng định: "Dân nhiều khi bức xúc việc mấy quán đậu xe tràn lan ra đường gây cản trở giao thông, gọi điện báo công an phường, nhưng chẳng thấy ai xuống xử phạt!". 

Nhân viên giữ xe tại một số quán cà phê trên đường Ngô Thời Nhiệm (Q.3) hướng dẫn khách đậu xe trên vỉa hè (ảnh chụp chiều 2.12) - ảnh: Minh Nam

Xe của khách uống cà phê đậu dọc đường Phạm Ngọc Thạch (Q.3) ngay dưới bảng cấm đậu xe (ảnh chụp chiều 2.12) - ảnh: Minh Nam

Minh Nam - Quang Hiển


Lở núi giữa thành phố, hàng trăm nhà dân bị uy hiếp


03/12/2010 06:44:49

 - 17 nhà dân sống dưới chân núi Bà Hoả thuộc hai phường Đống Đa và Lê Hồng Phong của thành phố Quy Nhơn (Bình Định) bị sập sau trận mưa lớn vào đêm 28/11 vừa qua , hàng trăm hộ dân khác phải sống trong nơm nớp lo sợ.

TIN LIÊN QUAN

Chị Phạm Thị Phường (khu vực 5, phường Đống Đa), có nhà bị sập hoàn toàn, kể lại: "Khuya 28/11, 4 người trong gia đình đang nằm ngủ thì nghe đất đá đánh ầm ầm vào căn nhà. Tôi ẵm con bé nhỏ (3 tuổi) bật dậy, chồng tôi chỉ kịp nắm lấy cái đầu thằng lớn (Nguyễn Thái Vinh - 7 tuổi) thì bức tường trước của căn nhà bị sập. Hai chân của thằng con lớn bị mặc kẹt trong bùn đất, nó gào hét "ba, má ơi, cứu con với!" nhưng chồng tôi không thể nào lôi nó lên được.

Tôi bồng con bé tuôn ra ngoài, gọi anh Sơn (một người hàng xóm) vào giúp sức mới lôi thằng bé ra ngoài được. Mọi người vừa thoát ra ngoài thì căn nhà bị ngã ào xuống dòng chảy của bùn đất".
 

Căn nhà của chị Lê Thị Phường bị sụp hoàn toàn do đất, đá từ trên núi Bà Hoả bị sạt lở đổ xuống
Căn nhà của chị Lê Thị Phường bị sụp hoàn toàn do đất, đá từ trên núi Bà Hoả bị sạt lở đổ xuống


Trong đêm 28/11, tình trạng sạt lở núi Bà Hoả  cũng xảy ra tại phường Lê Hồng Phong, hai nhà dân bị sập và hàng trăm hộ dân ở các tổ 5, tổ 6 và tổ 7 bị bùn, đất tràn vào nhà.

Ông Trần Tiến Dũng - Khu vực trưởng khu vực 6 phường Lê Hồng Phong – cho biết: "Khu vực 6 chúng tôi đã có 5 gia đình bị sập nhà, 15 gia đình khác bị ảnh hưởng, 50 nhà khác bị uy hiếp bởi nguy cơ lở núi Bà Hoả. Bây giờ nếu có mưa to thì núi lại tiếp tục bị sạt lở dữ dội hơn".

Những ngày qua, UBND phường Lê Hồng Phong đã cử hơn 10 dân quân, lực lượng tự vệ đến giúp người dân thu dọn bùn đất, tìm kiếm lại tài sản đã bị vùi lấp

Theo thống kê của UBND phường Đống Đa, núi Bà Hoả sạt lở đã làm 4 nhà bị sập nặng, 13 nhà khác bị sập một phần và hàng trăm nhà khác bị hư hại.

 Ông Võ Thành Văn – Phó Chủ tịch UBND phường Đống Đa – cho biết: "Chúng tôi đã báo cáo tình hình thiệt hại lên UBND thành phố Quy Nhơn để có ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên, đa số các hộ dân sống gần núi Bà Hoả đều là những hộ lấn chiếm đất trái phép, không có giấy phép xây dựng… nên nếu có kinh phí thì chính quyền cũng không thể hỗ trợ họ xây dựng hay sửa chữa lại nhà ở được. Toàn phường còn có 600 hộ khác sống xung quân chân núi Bà Hỏa cũng đang bị nguy cơ sạt lở núi uy hiếp đến tính mạng và tài sản".

Một số hình ảnh PV Bee ghi lại từ  hiện trường vụ sạt lở núi Bà Hoả  vào chiều ngày 2/12:

 

 Toàn bộ tài sản trong nhà chị Phường bị vùi sâu trong đống bùn, đất
Toàn bộ tài sản trong nhà chị Phường bị vùi sâu trong đống bùn, đất
 Nhà anh Nguyễn Văn Tú (24 tuổi, khu vực 5, phường Đống Đa), sát bên dưới nhà chị Phường, cũng bị sập bức tường sau, đất, đá ào ùa vào nhà
Nhà anh Nguyễn Văn Tú (24 tuổi, khu vực 5, phường Đống Đa), sát bên dưới nhà chị Phường, cũng bị sập bức tường sau, đất, đá ào ùa vào nhà
Xe máy và các tài sản trong nhà anh Tú cũng nằm trong đống bùn đất
Xe máy và các tài sản trong nhà anh Tú cũng nằm trong đống bùn đất
 Nhà bà Nguyễn Thị Ngọc Liên (khu vực 6, phường Lê Hồng Phong) bị sập,  bùn, đất lấp gần đến nóc
Nhà bà Nguyễn Thị Ngọc Liên (khu vực 6, phường Lê Hồng Phong) bị sập, bùn, đất lấp gần đến nóc
Người dân phường Lê Hồng Phong dọn dẹp bùn đất trong nhà, khôi phục lại cuộc sống
Người dân phường Lê Hồng Phong dọn dẹp bùn đất trong nhà, khôi phục lại cuộc sống
Tài sản được bới lên từ đống đổ nát và bùn đất đều bị hư hỏng
Tài sản được bới lên từ đống đổ nát và bùn đất đều bị hư hỏng
Lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ phường Lê Hồng Phong giúp dân dọn dẹp bùn đất
Lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ phường Lê Hồng Phong giúp dân dọn dẹp bùn đất
 Những nạn nhân có nhà bị sập đều
Những nạn nhân có nhà bị sập đều "trắng tay" do tài sản đều bị hư hỏng hoặc bị chôn vùi sâu dưới lớp bùn đất
 Nhiều nhà dân khác sống dưới chân núi Bà Hoả bị nứt, bùn đất tràn vào nhà… phải sống trong lo sợ
Nhiều nhà dân khác sống dưới chân núi Bà Hoả bị nứt, bùn đất tràn vào nhà… phải sống trong lo sợ



Vĩnh Thuận


“Hốt bạc” ở nghĩa địa


03/12/2010 06:30:44

 - Hơn 3 ngày qua có hàng trăm người dân thành phố Huế đổ xô về khu quy hoạch nghĩa địa phường An Tây (dưới chân núi Ngự Bình) đào bới những ngôi mộ vừa được cất bốc lấy đá tổ ong. Một ngày có hàng trăm khối đá được lên và chuyển về thành phố.

Tại khu nghĩa địa vừa được cất bốc giải tỏa để quy hoạch xây dựng Trường tiểu học An Tây, thuộc khu vực 6, phường An Tây, người dân đã phát hiện ra một loại đá có hoa văn rất đẹp gọi là đá tổ ong.

Loại đá này dùng làm cảnh, trồng cây cảnh, tạo các thế non bộ… nên bán rất đắt. Do đó, hàng trăm người dân ra đây đào bới tìm kiếm đá đem bán hoặc về nhà dùng. Và đã biến khu vực này rộng chừng 1ha như một đại công trường.

Bình quân mỗi khối đá lớn có giá 1,2 – 1,5 triệu, đá nhỏ từ 800.000 – 1 triệu/khối, trung bình mỗi ngày người dân đi đào đá thu nhập xấp xỉ 500.000 đồng/người.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Chủ tịch phường An Tây cho biết: "Khu vực đó đang đầu tư xây dựng trường học, sau khi cất bốc mồ mả thì người dân phát hiện ra đá. Việc đào đá là khai thác tài nguyên và phường đã xuống làm việc.

Đây là những hộ gia đình ở gần khu nghĩa địa, họ đào đá đưa về dùng chứ không có buôn bán. Chỉ khai thác trên những khu đất vừa cất bốc mồ mả, lăng tẩm xong, hiện người dân đã hứa sau khi đào sẽ trả lại mặt bằng để sang năm thi công trường tiểu học".

Một số hình ảnh phóng viên Bee.net.vn ghi lại vào chiều ngày 2/12 tại nghĩa địa phường An Tây: 

Sau khi cất bốc xong mồ mả, lăng tẩm người dân đã phát hiện ra đá tổ ong và hơn ba ngày nay trên diện tích gần 1ha hàng trăm người dân đến đào đá giống như một công trường
Lớp đá nằm ở độ sâu hơn 1m từ mặt đất, sau khi đào bới hết đất đá nổi lên và người dân dùng xà beng, cuốc... chẻ từng hòn ra
Bình quân mỗi khối đá lớn có giá 1,2 – 1,5 triệu, đá nhỏ từ 800.000 – 1 triệu/khối, trung bình mỗi ngày người dân đi đào đá thu nhập xấp xỉ 500.000 đồng/người.
Sau khi đưa lên dùng que gỡ hết đất sau đó tập kết ra đường và đưa về. Đá được bán theo từng cục, nếu cục nào có giá trị thẩm mỹ cao thì tiền nhiều và ngược lại.
Sau khi đưa lên dùng que gỡ hết đất sau đó tập kết ra đường và đưa về. Đá được bán theo từng cục, nếu cục nào có giá trị thẩm mỹ cao thì tiền nhiều và ngược lại.
To nhỏ tấm miếng được lượm nhặt hết. Với loại đá này nằm ở trong lòng đất rất mềm nhưng sau đó đưa lên bỏ ngoài trời thì đá sẽ cứng
Sau khi lấy từ lòng đất, đá được vận chuyển bằng xe rùa
Với những hòn đá to để tạo cảnh đẹp và bán có giá hơn buộc họ phải tập trung người dùng đòn gánh đưa đi. Nếu gánh không cẩn thận mất cả ngày công, bởi đá rất vỡ.
Xe kéo được coi là phương tiện chủ yếu để vận chuyển đi, những hòn đá này được bán cho các chủ cơ sở làm chậu cây cảnh những người chơi cây cảnh là chủ yếu
Đá cho lên ô tô chở về thành phố người đem dùng, có người bán với giá rất cao
Để có được một hòn đá to không phải là chuyện đơn giản
Đá được về nhà, sau đó dùng nước rửa sạch đất.  

 

Đắc Thành


Bộ GD&ĐT sẽ sản xuất phôi văn bằng, chứng chỉ


03/12/2010 06:25:22

Phôi các loại văn bằng, chứng chỉ (VBCC) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do Bộ GD&ĐT trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất, dán tem bảo hiểm và cấp phát cho các cơ sở giáo dục - đào tạo.

TIN LIÊN QUAN

Đó là nội dung được quy định trong quyết định 5599 về quy trình cấp phát phôi VBCC vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.

Theo đó, văn phòng Bộ GD&ĐT sẽ là đầu mối lập kế hoạch sản xuất, quản lý và đóng số hiệu cấp phôi VBCC, dán tem bảo hiểm cho từng phôi VBCC... Để có phôi VBCC, các đơn vị phải có hồ sơ đề nghị cấp phôi, trong đó nêu rõ số lượng đề nghị cấp, chỉ tiêu đào tạo đã được giao và tình hình thực hiện chỉ tiêu...

Văn phòng Bộ GD&ĐT sẽ xử lý hồ sơ xin cấp phôi VBCC trong 2 ngày (đối với giáo dục chính quy) và 5 ngày (đối với các hình thức giáo dục thường xuyên) kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

(Theo TTO)


Tung clip lên mạng trở thành tiêu cực nếu muốn bôi nhọ người khác


2010-12-02

Thời gian gần đây việc quay và tung video clip lên mạng nhiều đến nỗi người ta nghi ngờ rằng đây chính là "mốt" hay còn gọi là trào lưu xã hội.

Youtube

Công an giao thông tát vào mặt một thanh niên đang sử dụng xe máy . Youtube


Trong khi nhiều người băn khoăn không biết lợi hại của việc này như thế nào và nên làm thế nào để tránh vi phạm pháp luật, một số người lại chưa sẵn sàng cho sự bùng phát này. Xin mời quý vị cùng theo dõi trong  bài sau với Quỳnh Chi.

Lợi hại của những "Clip Video" trên mạng

Với con số khoảng 89 triệu người, tính đến tháng 7/2010, hơn 24 triệu đơn vị sử dụng internet là một con số không nhỏ. Việc Internet trở thành phương tiện truyền thông gần gũi trong xã hội đã làm cho cách tiếp cận thông tin khác đi rất nhiều so với một thập kỷ trước. 
Chỉ vài giờ sau khi clip "bảo mẫu tắm đòn" được tung lên mạng, tin tức đã lan đi cả trong và ngoài nước. Nhiều người cho rằng việc tung clip này lên mạng là góp phần giúp hoàn thiện xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ như thế, N.T.T. Hoài, sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, với kiến thức và sinh hoạt thường xuyên trong giới trẻ chị cho biết:
Thật ra nếu không có những cái đó thì  mình không biết, nó cho mình nhiều luồng thông tin. Nó nên vì nó là sự thật và mình cần đưa lên để cộng đồng biết điều ấy. Nhưng em nghĩ là vừa nên và vừa không vì cách người ta xem và mục đích của họ khác nhau
N.T.T. Hoài, sinh viên ĐH
"Thật ra nếu không có những cái đó thì  mình không biết, nó cho mình nhiều luồng thông tin. Nó nên vì nó là 
Hiện tại có hơn 24 triệu đơn vị xử dụng internet. RFA
Hiện tại có hơn 24 triệu đơn vị xử dụng internet. RFA
sự thật và mình cần đưa lên để cộng đồng biết điều ấy. Nhưng em nghĩ là vừa nên và vừa không vì cách người ta xem và mục đích của họ khác nhau. Nếu như người ta xem rồi down về làm cái này cái kia thì cũng không nên".
Hàng trăm clip xuất hiện với vô số chủ đề, từ nữ sinh đánh hội đồng, bạo hành trẻ em, cảnh sát giao thông đánh dân, hay cảnh sát giao thông mãi lộ… trong đó có rất nhiều clip có tác dụng tích cực cho văn hóa và văn minh cộng đồng. 
Nhờ những clip đó, ngành giáo dục quan tâm hơn đến tình trạng xuống cấp về đạo đức trong học đường. Phụ huynh quan tâm hơn đến con cái và lãnh đạo các cấp quan tâm hơn đến nhân viên dưới quyền.  Đơn cử như một clip trên youtube năm 2007, ghi lại hình ảnh công an giao thông tát vào mặt một thanh niên đang sử dụng xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm. Có thể nói, clip này như một tiếng chuông gióng lên cảnh báo sự lạm quyền của một số cảnh sát giao thông. 
một clip trên youtube năm 2007, ghi lại hình ảnh công an giao thông tát vào mặt một thanh niên đang sử dụng xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm. Có thể nói, clip này như một tiếng chuông gióng lên cảnh báo sự lạm quyền của một số cảnh sát giao thông.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý clip này có sức tố cáo mạnh mẽ mà ngành công an không thể chối bỏ hành vi của người nhận trách nhiệm giữ gìn giao thông. Nhiều người vẫn còn e ngại kiểu "tố giác" tội phạm này và cho rằng có thể clip này có dụng ý nói xấu một cá nhân hay tập thể nào đó. 
Ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Hậu, công tác tại Hội luật gia TP.HCM, cộng tác viên của nhiều tờ báo về tư vấn và phổ biến pháp luật Việt Nam về việc này như sau:
"Tùy theo  mục đích của việc tung clip lên mạng mà chúng ta xác định điều đó đúng hay sai. Nếu anh phản ánh một thông tin hành vi vi phạm pháp luật thì khác nhưng nếu post lên để nói xấu thì khác". 

Quyền bày tỏ chia sẻ trên internet

LS Hậu cũng cho rằng, rất nhiều clip tung lên mạng vi phạm quyền riêng tư của cá nhân.
Sự phổ biến của điện thoại di động với chức năng chụp hình, cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng lưới internet tại Việt Nam, trở thành phương tiện hữu hiệu để người dân bày tỏ bất bình trước những sai trái mà nhiều cơ quan nhà nước vi phạm. Luật sư Hậu cho biết thêm:
"Tùy trường hợp mà xem việc đưa lên như vậy có vi phạm pháp luật không. Chẳng hạn như clip bảo mẫu hành hạ trẻ em thì do pháp luật Việt Nam có qui định trẻ em có quyền được bảo vệ. Thì việc đưa lên như thế là để phản ảnh hành động sai trái".
Tùy trường hợp mà xem việc đưa lên như vậy có vi phạm pháp luật không. Chẳng hạn như clip bảo mẫu hành hạ trẻ em thì do pháp luật Việt Nam có qui định trẻ em có quyền được bảo vệ. Thì việc đưa lên như thế là để phản ảnh hành động sai trái
LS Nguyễn Văn Hậu
Cảnh hành hạ em bé 3 tuổi
Cảnh hành hạ em bé 3 tuổi trong clip video"bảo mẫu tắm đòn" -Capture fr Youtube
Thế nhưng điều nghịch lý là đối với những clip lên án sự suy đồi đạo đức hay "vô thưởng vô phạt" thì có thể post lên mạng để "ngăn chặn cái xấu" còn đối với những clip ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ, thì người dân chỉ được "phản ánh". LS Hậu chia sẻ:
"Anh có thể post lên bất kỳ một thông tin nào nhưng anh phải chứng minh đó là sự thật. Vì dụ anh post một clip cho rằng công an mãi lộ thì anh phải chụp hình quay phim được rõ ràng tường tận. Cái thứ hai là mục đích của cái việc đó làm gì, phản ánh hay bôi nhọ. Tốt nhất là khi quay được clip như thế thì gởi cho lãnh đạo cơ quan công an đó để xử lý. 
Anh có thể post lên bất kỳ một thông tin nào nhưng anh phải chứng minh đó là sự thật. Vì dụ anh post một clip cho rằng công an mãi lộ thì anh phải chụp hình quay phim được rõ ràng tường tận. Cái thứ hai là mục đích của cái việc đó làm gì, phản ánh hay bôi nhọ
LS Nguyễn Văn Hậu
Khi clip bảo mẫu hành hạ tung lên mạng, cụm từ "nhà báo nhân dân" được báo Thanh Niên dùng và sau đó xuất hiện nhiều trên mạng. Việc này được báo Thanh Niên đánh giá là cần thiết vì nó góp phần tố giác tội phạm. Thế nhưng theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, pháp luật Việt Nam không có từ "nhà báo nhân dân" mà chỉ dùng từ "công dân được quyền phản ánh". 
Điều này có nghĩa là khi cá nhân nào chứng kiến sự tha hóa trong Đảng, thì người dân chỉ nên gởi đến các cơ quan chức năng. Thế nhưng câu hỏi được đặt ra từ trước đến nay đã có bao nhiêu vụ bị dân tố cáo được đem ra trước vành móng ngựa hay mọi việc đều được xử lý nội bộ?

Theo dòng thời sự:


Giáo dân Thái Nguyên tập họp phản đối việc chiếm dụng đất đai


2010-12-02

Theo trình bày của chánh xứ nhà thờ Thái Nguyên, nhiều giáo dân đã tập trung trước UBND tỉnh để phản đối việc chính quyền chiếm dụng đất đai của họ.

ảnh Nữ Vương Công Lý

Công an, dân phòng, cán bộ ngăn cản bà con làm sân nhà thờ Thái Nguyên - ảnh Nữ Vương Công Lý


Để rộng đường dư luận, chúng tôi cũng hỏi chuyện ông Quản Chí Công, phó chủ tịch thành phố Thái Nguyên, người được giáo dân nêu tên trong giấy xin hẹn gặp.

UBND tỉnh sẽ cứu xét kiến nghị của Ban Hành giáo

Cuộc phỏng vấn do Gia Minh thực hiện, trước hết ông Quản Chí Công trả lời:
Ông Quản Chí Công: Hiện nay giáo dân và Ban Hành giáo đang gặp UBND tỉnh. Sự việc nay do tỉnh chứ không phải thành phố, chỉ nằm trên điạ bàn thôi.
109/UBND không phải quyết định mà chỉ là thông báo cho các ngành thôi. Bây giờ mới đang quyết định. Trước khi ra quyết định phải giao cho các sở, ban,ngành hội thảo xem xét kiến nghị đề nghị của ban hành giáo và của nhân dân tại khu vực đó.
Ô.Quản Chí Công, PCT.TP  Thái Nguyên
Gia Minh: Trước đây ông có tham gia giải quyết vụ việc, vậy quyết định thế nào?
Ông Quản Chí Công: UBND tỉnh đang giao cho các ban ngành tổ chức hội thảo để xem xét kiến nghị, đề nghị của Ban Hành giáo.
Gia Minh: Đã có 'quyết định' 109/UBND  rồi?
Ông Quản Chí Công: Đó không phải quyết định mà chỉ là thông báo cho các ngành thôi. Bây giờ mới đang quyết định. 
Giáo dân Thái Nguyên tập họp phản đối việc chiếm dụng đất đai
Giáo dân Thái Nguyên tập họp trước UBNDT phản đối việc chiếm dụng đất đai
Trước khi ra quyết định phải giao cho các sở, ban,ngành hội thảo xem xét kiến nghị đề nghị của ban hành giáo và của nhân dân tại khu vực đó. Một bên đồng ý với thông báo 109, một bên không đồng ý. Cần phải xem xét cho hài hoà giữa lợi ích của cả hai bên, của nhiều người.
Gia Minh: Trước đây ông có tham gia cuộc họp hồi ngày 27 tháng 8 năm nay, hứa sẽ hoàn thành quy họach đường vào nhà thờ và tổ 11, 12 phường Trưng Vương?
Ông Quản Chí Công: Luật pháp Việt Nam đối với các cơ sở phải do cấp tỉnh, chứ thành phố cũng chỉ là cấp huyện chỉ có thể cấp cho các đơn vị cơ quan, trường học thôi.
Luật pháp Việt Nam đối với các cơ sở phải do cấp tỉnh, chứ thành phố cũng chỉ là cấp huyện chỉ có thể cấp cho các đơn vị cơ quan, trường học thôi.
Ô.Quản Chí Công, PCT.TP  Thái Nguyên

Gia Minh: Nhưng trong công văn họ nói ông có hứa?
Ông Quản Chí Công: Hứa trình lên tỉnh chứ không phải cấp phép, quy hoạch.
Gia Minh: Trước đây thành phố báo cáo thế nào?
Ông Quản Chí Công: Tôi báo cáo những kiến nghị của Ban Hành giáo, của linh mục, mặt khác tôi cũng báo cáo kiến nghị của nhân dân tại hai tổ 11, 12.
Gia Minh: Xin ông cho biết những kiến nghị chính của hai phiá?
Ông Quản Chí Công: Tôi không thể cho biết vì đang bận việc, có nhiều người đang chờ giải quyết công việc, trong khi ông lại hỏi qua điện thoại.
Gia Minh: Cám ơn về những thông tin trình bày của ông.

Theo dòng thời sự:


Giáo dân Thái Nguyên biểu tình trước UBND tỉnh


2010-12-02

Mấy hôm nay, hàng trăm giáo dân Thái Nguyên đã tập trung trước UBND tỉnh để mong gặp tân chủ tịch Phạm Xuân Đương, nhằm giải quyết tình trạng nhà nước lấy đất của nhà thờ bán cho doanh nghiệp.

Photo courtesy of nuvuongcongly

Các giáo dân Thái Nguyên biểu tình trước UBND tỉnh từ hôm 28/11

 

Mặc Lâm phỏng vấn Linh mục Nguyễn Đức Đại, chánh xứ nhà thờ Thái Nguyên, để biết thêm chi tiết.

Mặc Lâm : Thưa Linh Mục, xin ông cho biết tình trạng hiện nay của hàng trăm giáo dân đang tập trung trước UBND tỉnh Thái Nguyên đã diễn tiến như thế nào?

LM Nguyễn Đức Đại : Dạ, bây giờ nhân dân người ta vẫn ở đó, từ ngày 29 đến nay. Hôm đầu thì người ta đã làm giấy theo đúng nguyên tắc và đã trình với cả UBND ở chỗ tiếp dân đấy, là người dân xin ra đấy để gặp ông bí thư tỉnh ủy.

Hôm đầu thì người ta mang hoa ra tận nơi để chúc mừng, nhưng ra đến nơi thì không gặp ông ấy mà được gặp ông chủ tịch, vì thế cho nên họ vẫn giữ lại hoa và bây giờ người ta vẫn để lại đó, họ vẫn kiên trì chờ đợi cho tới bao giờ gặp được ông bí thư mới thôi. Đến bây giờ họ vẫn ở đấy. Hôm đầu tiên họ tập trung khoảng gần nghìn người .

Mặc Lâm : Xin Linh Mục vui lòng cho biết lý do giáo dân muốn gặp ông tân bí thư Phạm Xuân Đương để làm gì ạ?

Có hai mục đích, mục đích thứ nhất là chúc mừng sự nhậm chức với cương vị mới là bí thư, thứ hai là hỏi về vấn đề liên quan tới đất đai của nhà thờ. 

LM Nguyễn Đức Đại

LM Nguyễn Đức Đại : Có hai mục đích, mục đích thứ nhất là chúc mừng sự nhậm chức với cương vị mới là bí thư, thứ hai là hỏi về vấn đề liên quan tới đất đai của nhà thờ. 
Với quyết định 109 của tỉnh đã hướng dẫn trả lại đất của nhà thờ đã thu hồi năm 1986, nhưng cái quyết định ấy cho đến nay nó không hợp lệ. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hướng dẫn là từ những vấn đề đó thì hãy giải quyết để trả lại cho dân. Giữa tỉnh với cả bên giáo xứ đã làm việc rất nhiều lần và đã đi đến thống nhất rồi. 

Thế rồi ngày 27 tháng 8, người dân ra UBND thành phố, thì UBND thành phố hứa là sẽ giải quyết trước ngày 30, nhưng sau đó vẫn không giải quyết được, họ lấy lý do thế này thế kia rồi lại nói là để chờ sau đại hội đảng để giải quyết.

thainguyen-250.jpg
LM Nguyễn Đức Đại trò chuyện với các giáo dân Thái Nguyên. Photo courtesy of nuvuongcongly
Mặc Lâm 
Sau đó thì chính quyền có giải quyết như họ hứa hay không, thưa Linh Mục?

LM Nguyễn Đức Đại : Đến sau đại hội đảng cũng không giải quyết, đến bây giờ cũng không, có nghĩa là ở bên họ không giải quyết, chớ hai bên đã thống nhất rồi và bây giờ chỉ cần có một cái quyết định thôi. 

Bên nhà thờ thì đã thống nhất theo chỉ dẫn và hướng dẫn của quyết định của tỉnh với cả ban tôn giáo chính phủ là đã xong rồi. Nhưng chờ suốt cho đến giờ đã 3 tháng, và quyết định 109 thì đã được một năm rồi nhưng vẫn không thi hành. Hiện nay người ta đòi hỏi là tại sao tỉnh đã ra quyết định mà lại không thi hành, người ta hỏi vấn đề này.

Mặc Lâm : Trước tình trạng đã hơn 3 ngày giáo dân tập trung trước cổng như vậy thì phía chính quyền cấp tỉnh hay những cơ quan liên hệ có gặp gỡ hay yêu cầu gì đối với giáo dân hay là họ vẫn giữ im lặng như các ngày vừa qua, thưa Linh Mục?

LM Nguyễn Đức Đại : Hôm đầu tiên họ có ra tiếp nhân dân và mời vào trong văn phòng của Ủy ban. Họ không tiếp hết mà chỉ mời có 15 người với cả ban giáo xứ vào trong đó thôi.

Đến sau đại hội đảng cũng không giải quyết, đến bây giờ cũng không, có nghĩa là ở bên họ không giải quyết ...

LM Nguyễn Đức Đại

Nhưng sau buổi họp đó thì họ vẫn không trả lời được những yêu cầu của nhân dân, vì thế cho nên chính quyền cũng ra một cái thông báo nhưng cái thông báo đó rất chung chung. Bây giờ thì giáo dân người ta nói là chỉ cần trả lời hai vấn đề cho họ. Thứ nhất là giải quyết thế nào và giải quyết vào ngày nào, chỉ vậy thôi. 

Thế nhưng chính quyền vẫn không trả lời được câu hỏi đó, không thỏa đáng cho nên nhân dân vẫn ở lại đấy thôi.

Mặc Lâm : Xin cám ơn linh mục Nguyễn Đức Đại đã cho chúng tôi cuộc phỏng vẫn ngày hôm nay.

Theo dòng thời sự: