Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Chủ tịch xã 'muốn nghèo' bị xóa tên ứng cử HĐND

Sau khi bị kỷ luật Đảng vì cấp sổ hộ nghèo cho chính gia đình mình, một chủ tịch xã ở Tiền Giang đã bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử hội đồng nhân dân xã.
> Chủ tịch xã muốn được nghèo

Chiều 18/5, Ủy ban bầu cử huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết đã xóa tên ông Ngô Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Tân Lý Tây ra khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND xã. Lý do là vị chủ tịch này đã để giảm sút uy tín cá nhân khi bị phát hiện tự cấp sổ hộ nghèo cho chính gia đình mình vào đầu năm 2011 để được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước.

Qua xác minh của đoàn kiểm tra, bản sao sổ hộ nghèo của gia đình ông Minh xuất hiện tại một trường cấp 3 trên địa bàn để con ông được hưởng đãi ngộ học tập theo diện hộ nghèo.

Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Minh hứa sẽ xóa tên những thành viên trong gia đình ra khỏi danh sách hộ nghèo để xã chọn một hộ nghèo khác thay thế. Với sai phạm trên, ông Liêm đã bị Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Châu Thành kỷ luật bằng hình thức khiển trách về mặt Đảng.

Thiên Phước

CSVN diễn tập ‘chống bạo loạn’ ở Thanh Hóa trong lúc dân đói

VŨ KHÍ DÙNG ĐỂ ĐÀN ÁP VÀ GIẾT DÂN, BẢO VỆ ĐẢNG THAM NHŨNG PHẢN QUỐC.

Tỉnh Thanh Hóa, hôm Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011, đã tổ chức một cuộc "diễn tập phương án xử lý tình huống gây rối, gây bạo loạn, đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin" qui mô.

Cuộc diễn tập quy mô này được cho là lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa, nơi mà gần 1/4 triệu người ở các huyện dọc theo miền biển đến miền núi, hiện đang phải đối mặt với cái đói vì mùa màng thất bát và người nông dân mất đất.

Theo tin của báo Thanh Hóa, cuộc diễn tập được chỉ thị từ Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 13.

Tin cho hay, cuộc diễn tập có sự chứng kiến và "chỉ đạo: của Trung Tướng, Thứ Trưởng Bộ Công An Ðặng Văn Hiếu, Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cùng nhiều cơ quan và lực lượng khác nhau.

Không thấy báo Thanh Hóa mô tả chi tiết cuộc diễn tập nhưng các hình ảnh cho thấy các lực lượng cứu hỏa dập lửa, cảnh sát cơ động dàn hàng chống bạo loạn và có cả xe thiết giáp tham gia diễn tập.

Hồi cuối tháng 2, 2011, một cuộc diễn tập tương tự cũng được tổ chức tại thành phố Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận với 500 sĩ quan và binh lính tham gia.

Trước đó, một cuộc diễn tập qui mô có cả tàu, máy bay trực thăng với hơn một ngàn cán bộ nhiều ngành khác nhau tập luyện "chống khủng bố, giải cứu con tin" ngay ở sông Hồng, Hà Nội ngày 10 tháng 11, 2010.


Công an và quân đội CSVN diễn tập "chống gây rối, gây bạo loạn" ở Thanh Hóa ngày Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011. (Hình: Báo Thanh Hóa)

Cuộc tập luyện "chống gây rối, gây bạo loạn" ở Thanh Hóa được tiến hành chỉ ít ngày sau khi nhà cầm quyền Hà Nội giải quyết xong một vụ mà họ gọi là "tụ tập trái phép" ở Mường Nhé tỉnh Ðiện Biên với số lượng người tham dự có thể từ hơn 5 ngàn đến hơn 8 ngàn người.

Theo một số nguồn tin không chính thức, nhà cầm quyền Việt Nam đã phải điều động một lực lượng quân sự nhiều hơn một trung đoàn có cả chiến xa và trực thăng yểm trợ để đối phó với cuộc biểu tình người Hmong.

Cùng với cuộc diễn tập "chống gây rối, gây bạo loạn" nhằm đối phó với dân, báo Thanh Hóa hôm Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011 phỏng vấn ông Vương Văn Việt, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ông này loan báo số gạo cứu đói cho dân sắp được cấp phát.

Nạn nói kinh niên ở Thanh Hóa một phần, theo báo điện tử của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ngày 13 tháng 5, 2011, là do nhà cầm quyền cưỡng bách dân đóng thuế quá nặng đến độ họ không còn gì để sống. Vừa thu hoạch vụ mùa xong, từ thôn tới xã tới siết thuế và đủ các loại "phí" làm người nông dân bắt đầu phải đi vay nợ mới từ đây.

Sự đói khổ quá sức chịu đựng vì sưu cao thuế nặng hoặc sự đàn áp tôn giáo dễ dẫn tới bạo động, có thể là nguyên nhân thúc đẩy nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Hà Nội luôn luôn nghĩ tới các bài bản đối phó với quần chúng.

Báo điện tử Nông Nghiệp Việt Nam của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đưa tin từ ngày 27 tháng 4, 2011 rồi một số báo như Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị cũng tìm hiểu và đưa tin, viết phóng sự chứng tỏ nạn đói ở Thanh Hóa có thật và cần cứu đói khẩn cấp.

Gần 3 tuần lễ sau thì ông Việt đại diện nhà cầm quyền tỉnh mới nói sắp có gạo. Ông cũng không quên chỉ trích một số huyện đã báo cáo láo khi sử dụng "số liệu cứu trợ trong dịp tết Tân Mão vừa qua để báo cáo."
Cuộc diễn tập có cả xe thiết giáp của quân đội. (Hình: Báo Thanh Hóa)

Tắc trách gây chết người: Sao không khởi tố?


Thời gian gần đây, có nhiều vụ chết người thương tâm do sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị quản lý, thi công công trình công cộng ở TP.HCM. Song đến nay vẫn chưa có vụ nào được khởi tố, gây bức xúc trong dư luận.

Hiểm nguy rình rập

Ngày 13.5, cháu Trần Định (8 tuổi, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Võ Văn Vân) trên đường đi thi về nhà, trượt chân ngã xuống hố sâu, mắc kẹt vào cống hộp và chết ngạt. Hố sâu này nằm trước cổng trường nơi cháu Định học, là hạ nguồn của dòng kênh T15 - lằn ranh giữa xã Phạm Văn Hai và xã Vĩnh Lộc B. Phía trên hố là mặt đường vừa san lấp không có rào chắn. Hố sâu có hai miệng cống hộp, cống vừa xây dựng xong để thoát nước trong khu tái định cư Vĩnh Lộc. Bà Trương Thị Kim Cương, mẹ cháu Định, tức tưởi: nhiều lần họp phụ huynh, thấy cống nguy hiểm nên đã có ý kiến đơn vị thi công nên làm rào chắn nhưng vẫn không thấy ai làm và con bà trở thành nạn nhân.

Chuyện dây cáp viễn thông lòng thòng gây án mạng rõ ràng thấy trách nhiệm của hai đơn vị: điện lực và viễn thông... Còn chuyện hố cống thì rõ ràng là trách nhiệm của đơn vị thi công

Luật sư Nguyễn Thị Dạ Thảo

Trước đó, tối 19.4, ông Lý Văn (83 tuổi, ngụ P.14, Q.8) đạp xe đến ngã tư Trần Phú - Nguyễn Tri Phương (Q.5) thì bị dây cáp điện thoại thòng xuống đường cuốn vào bánh xe, kéo ông té ngã, sau đó tử vong.

Việc người dân chết hoặc bị thương vì tắc trách của đơn vị thi công hay quản lý các công trình công cộng như trên thời gian gần đây không là chuyện hiếm. 

Người dân thành phố vẫn chưa quên được cái chết của cô Hoàng Thị Thanh Truyền (22 tuổi, quê Bình Định) hồi giữa tháng 4.2009 khi cô đi ngang qua đường Âu Cơ (P.Tân Thành, Q.Tân Phú) bị dây điện trung thế rớt xuống trúng xe. Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định đường dây điện nói trên là do Điện lực Tân Phú quản lý và vào cuộc điều tra nhưng kết luận sau cùng là không thể xử lý hình sự.

Một cán bộ của Công an Q.Tân Phú cho biết: "Cơ quan CSĐT đã tiến hành lấy lời khai của rất nhiều người liên quan đến công tác quản lý đường dây điện. Thậm chí, cắt đoạn dây điện bị cháy đứt mang ra tận Hà Nội giám định nhưng cho thấy vị trí đứt là do sấm sét gây ra. Chính vì vậy không đủ chứng cứ để khởi tố hình sự". Tương tự, vụ em Cồ Quốc Duy (14 tuổi, ngụ Q.5, học sinh lớp 8) bị trụ đèn chiếu sáng công cộng tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu, Q.5 (Công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM quản lý) rò rỉ điện gây nên cái chết thương tâm cũng không xử lý hình sự được.


Xe taxi lọt hố tử thần do thi công cẩu thả - Ảnh: Minh Nam 

Không khó quy trách nhiệm

Luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn luật sư TP.HCM) nói: "Án mạng xảy ra là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng mà không ai chịu trách nhiệm, không ai bị xử lý thì quá vô lý". Giải thích lý do, một cán bộ của Công an Q.Tân Bình (xin giấu tên) phân tích: "Các vụ bị điện giật gây chết người, cơ quan CSĐT gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm chứng cứ buộc tội để xử lý hình sự. Việc giám định dây điện cũ bị đứt hay bị tác động ngoại lực làm đứt không khó nhưng quy trách nhiệm cho một cá nhân, tổ chức nào thì rất khó. Đa số các vụ việc trên là vô ý nên để chứng minh được ý thức của con người rất khó. Bởi lẽ, nhân viên kiểm tra đúng định kỳ vẫn không phát hiện ra rò rỉ điện gây chết người, làm sao xử lý?". Theo vị cán bộ này, chỉ khi người dân đã gọi điện báo nhiều lần vị trí đó bị rò rỉ điện nhưng nhân viên đó không sửa chữa ngay, gây ra chết người thì mới dễ quy tội.

Phản bác lập luận này, luật sư Hoàng Cao Sang nói nhân viên được phân công quản lý tuyến đường này rõ ràng đã không làm hết trách nhiệm, thiếu kiểm tra, có dấu hiệu của tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính".

Cũng theo luật sư Sang, không thể xác định pháp nhân nên không biết quy trách nhiệm cho ai mà theo quy định của luật thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự, còn hình sự thì những cá nhân được giao phụ trách tuyến đường này phải chịu.

Dưới một góc độ khác, luật sư Nguyễn Thị Dạ Thảo (Công ty luật Đại Việt - Đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định hoàn toàn có thể khởi tố hình sự vụ án ngay khi xảy ra vụ án để vào cuộc điều tra, tìm nguyên nhân, quy trách nhiệm thuộc về ai để tiếp tục khởi tố bị can, xử lý hình sự. "Chuyện dây cáp viễn thông lòng thòng gây án mạng rõ ràng thấy trách nhiệm của hai đơn vị: điện lực và viễn thông. Điện lực không chỉ cho thuê trụ điện mà còn có trách nhiệm kiểm tra sự an toàn, khi nhận thấy có sự cố thì phải có trách nhiệm xử lý ngay. Còn đơn vị viễn thông cũng phải thi công an toàn, thu xếp gọn gàng những dây cáp không sử dụng, kiểm tra thường xuyên. Còn chuyện hố cống thì rõ ràng là trách nhiệm của đơn vị thi công", luật sư Thảo nói.

Luật sư Thảo cho rằng cá nhân nhân viên, cán bộ được phân công phụ trách, quản lý dây cáp trên tuyến đường này hoặc thi công tuyến đường là những người phải bị khởi tố bị can đầu tiên vì đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Còn sau khi điều tra nếu có liên quan đến những người khác thì khởi tố tiếp nếu chưa đủ dấu hiệu thì đình chỉ điều tra.

Đàm Huy - Lê Nga

Cục Hàng không có thể phạt HLV Taekwondo


Tại cuộc gặp gỡ sáng nay, ông Lê Minh Khương từ chối ký vào biên bản mà Thanh tra Cục Hàng không VN nhận định rằng vị HLV đã vi phạm hành chính trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4.
>Nhân chứng vụ HLV Lê Minh Khương quay sang tố nhau
>Dựng lại hiện trường vụ HLV Taekwondo

9h sáng nay HLV Lê Minh Khương và người đại diện pháp lý Luật sư Trần Thu Nam có mặt ở Cục Hàng không VN, sẵn sàng cho buổi trao đổi thông tin giữa các bên. Luật sư Trần Thu Nam rất kỳ vọng về buổi gặp gỡ này và mong muốn nhà chức trách hàng không sớm đưa ra được kết luận để dứt điểm vụ việc.

Hiện trường chuyến bay VN1169 được tái hiện lại bằng các vai diễn của nhân chứng dưới sự có mặt của Thanh tra Cục Hàng không VN. Ảnh: Q.C.

"Tuy nhiên, chúng tôi rất thất vọng. Thanh tra Cục Hàng không VN gặp chúng tôi chỉ để cho đúng thủ tục chứ không phải để trao đổi thông tin và mang một dụng ý tốt", ông Nam nhận xét.

Ông Nam cho biết tại cuộc gặp gỡ này, Thanh tra Cục Hàng không VN yêu cầu HLV Lê Minh Khương trình bày lại diễn biến sự việc. Sau khi ông Khương trình bày khái quát sự việc, Thanh tra Cục đưa ra biên bản xác định rằng vị HLV Taekwondo đã sai khi không tuân thủ các hướng dẫn của tiếp viên trên máy bay.

Tại cuộc gặp, Thanh tra cũng đưa ra biên bản xác định vi phạm mà ông Khương đã không ký tại sân bay Đà Nẵng - nơi sự cố xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4. "Thân chủ tôi đã không ký vào biên bản này và bỏ về", ông Nam nói.

Luật sư Trần Thu Nam cho rằng, cách làm việc của Cục Hàng không VN có vấn đề. Đầu tiên là tuyên bố của lãnh đạo Cục rằng sẽ xử phạt HLV Lê Minh Khương, khi sự việc vừa xảy ra. Sau đó, họ lấy ý kiến các nhân chứng và dựng lại hiện trường mà không có mặt ông Khương. "Như vậy, cách làm việc này không bình thường và có thể sẽ đẩy vụ việc đi xa hơn nữa. Tôi và thân chủ của tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để sẵn sàng đương đầu với tình huống xấu nhất có thể xảy ra", ông Nam khẳng định.

Theo kế hoạch ban đầu, sau buổi làm việc với HLV Lê Minh Khương, Thanh tra Cục Hàng không VN sẽ công bố kết luận cuối cùng liên quan đến vụ cưỡng chế trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4. Tuy nhiên, một lãnh đạo Cục cho rằng ông Khương chưa ký vào biên bản vi phạm hành chính nên phải hoãn công bố kết luận.

Vị lãnh đạo này vẫn bảo vệ quan điểm của mình rằng HLV Lê Minh Khương đã vi phạm hành chính khi không tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh trên máy bay. Chiều nay, Cục tiếp tục họp bàn để thống nhất lại các tình tiết trong vụ việc, trước khi ra tuyên bố kết luận chính thức.

Vụ việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4 được dư luận chú ý bởi lần đầu tiên Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ bị kiện với lý do cư xử thiếu chuyên nghiệp và xúc phạm hành khách. Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn giữa các nhân chứng là những người nổi tiếng trong làng showbiz cũng khiến sự việc bị đẩy đi quá xa.

Chưa hết, sự cố trên chuyến bay VN1169 cũng được coi là hy hữu khi lần đầu tiên Thanh tra Cục Hàng không VN đã phải vào cuộc và ròng rã trong nhiều ngày tiếp xúc với các nhân chứng, tập hợp hồ sơ rồi tái hiện lại các tình tiết trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Trong một cuộc thăm dò mới đây, phần lớn độc giả VnExpress tham gia ý kiến cho rằng Vietnam Airlines sai, trong khi các ý kiến cho rằng HLV Lê Minh Khương sai chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng cũng nhiều độc giả tin cái sai thuộc về cả hai phía, nên mới dẫn tới việc ông Khương bị cưỡng chế khỏi máy bay.

Hồng Anh

Hà Nội hạ mức đầu tư 'chống ùn tắc' còn 9,2 tỷ USD


Trước những ý kiến cho rằng mức đầu tư 13 tỷ USD để giải quyết ùn tắc giao thông là quá cao, chiều 17/5, UBND Hà Nội đã rà soát, điều chỉnh xuống còn 9,2 tỷ USD. Hàng loạt công trình lớn dự kiến hoàn thành trong 5 năm tới.
Hà Nội cần 13 tỷ USD để giải quyết ùn tắc'13 tỷ USD cho giao thông Hà Nội là quá lớn'

Theo kế hoạch tới năm 2015, Hà Nội sẽ hoàn thành quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn), đường nối Nhật Tân - Nội Bài, đường 1A cũ đoạn Cầu Chui - Cầu Đuống, đường 1A cũ đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi, quốc lộ 2 đoạn Phù Lỗ - Nội Bài…

Các tuyến vành đai sẽ hoàn thành, như vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái. Với đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ được chuẩn bị đầu tư cùng với tuyến đê Hữu Hồng (từ cầu Nhật Tân đến cầu Chương Dương)

Vành đai 2 sẽ hoàn thành đoạn Nhật Tân - Bưởi, cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng và đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở. Vành đai 3 sẽ hoàn thành toàn tuyến từ Pháp Vân đến cầu Thăng Long.

tắc đường
Hà Nội cần nhiều tuyến đường hướng tâm và vành đai để giải quyết ùn tắc. Ảnh: Hoàng Hà.

Các tuyến đường trục chính nội đô sẽ được hoàn thành, như: Văn Cao - Hồ Tây, Cát Linh - La Thành, Yên Hòa - Bảo tàng Dân Tộc học, Kim Mã - Trần Phú, Tôn Thất Tùng - vành đai 3, Núi Trúc - Sơn Tây, Tây Thăng Long...

Các cây cầu qua sông cũng được đại diện ban ngành rà soát và đưa ra tiến độ thực hiện như hoàn thành các cầu Đông Trù, Nhật Tân, Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu Đuống. Ngoài ra, thành phố sẽ chuẩn bị đầu tư các cầu mới, như: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát.

Hà Nội cũng phấn đấu hoàn thành 2 tuyến đường sắt đô thị là Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông đến năm 2015.

Theo đề án đã được chỉnh sửa, Sở Giao thông Vận tải đề xuất nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông thành phố là 190.487 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hơn 7.000 tỷ đồng, ngân sách thành phố hơn 130.000 tỷ đồng, vốn ODA 12.500 tỷ đồng và vốn xã hội hóa là 40.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh, đến năm 2015 Hà Nội cần có đột phá như giải quyết ách tắc cục bộ tại 9 nút giao và các đường ngang; hoàn thành tuyến vành đai 3, vành đai 2 trên cao và các trục hướng tâm như các quốc lộ 32, 6, 1A cũ và đường Tây Thăng Long; xây dựng xong đường sắt đô thị và xe buýt nhanh.

"Hà Nội phải có các vành đai và đường trục đô thị là điểm nhấn để giải quyết ách tắc cục bộ. Các quận cũng phải có đường trục chính", ông Khôi nhấn mạnh.

Trước đó, ông Trần Đức Vũ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, nhận định thành phố cần chốt một số công trình trọng điểm là điểm nhấn chứ không đầu tư dàn trải và chốt một số mốc hoàn thành.

Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng bày tỏ, cần xác định công trình nào được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố cần xác định các công trình giao thông phía tây và nội đô được đầu tư trước để thúc đẩy những khu đô thị vệ tinh phát triển ở khu vực này.

Đoàn Loan

Nứt đất bất thường ở Lâm Đồng ngày càng trầm trọng


18/05/2011 21:48:36

- Ngày 18/5, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, vẫn chưa có kết luận chính thức về tình trạng nứt đất bất thường ở thị trấn Di Linh, huyện Di Linh (Lâm Đồng). 

TIN LIÊN QUAN

Trong khi đó, những vết nứt này ngày càng lan rộng và xuất hiện thêm hàng chục vết nứt mới so với ban đầu.

Đáng chú ý, nhiều vết nứt trên đường Nguyễn Văn Trỗi – đường nối liền với quốc lộ 27 đi hai tỉnh Đắk Lắk và ĐắK Nông vết nứt cắt ngang đường những ngày đầu chỉ khoảng 5cm, nay đã mở rộng khoảng từ 25 - 30cm, sâu tới 7 – 8m và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mô tả ảnh.

Vết nứt tạo ra sự chênh lệch giữa hai nền đất

 Sự chênh lệch giữa hai nền đất chỗ sâu nhất trên đường Hai Bà Trưng đã lên tới khoảng 25cm khiến xe cộ đi lại rất khó khăn. 
  
Nứt đất bất thường tại khu vực này đã đẩy 24 hộ dân lâm vào cảnh sống thấp thỏm trong sợ hãi. Tuy trước đó UBND huyện Di Linh đã đưa ra phương án hỗ trợ cho những gia đình nằm trong khu vực bị ảnh hưởng từ 3 – 5 triệu đồng nhưng người dân vẫn băn khoăn không biết đi hay ở.

Anh Nguyễn Phú Sơn nói: "Ở lại thì cả nhà phải sống trong cảnh nớp nớp lo sợ sập đất, sập nhà, ăn không ngon, ngủ không yên, mà chuyển đi thì không biết đi đâu, lấy tiền đâu để mua đất, xây nhà!..".

Mô tả ảnh.

24 người dân trong vùng bị ảnh hưởng thấp thỏm sống trong sợ hãi

Trao đổi với PV Bee.net.vn, PGS. TS Lê Ngọc Thanh - Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM cho biết, vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt đất bất thường tại thị trấn Di Linh. Hiện Viện đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng khẩn trương triển khai các nghiệp vụ xác định chính xác nguyên nhân.

Trước đó, các cơ quan chức năng đã đưa ra 4 nguyên nhân đã gây ra hiện tượng trên là khai thác nước ngầm quá mức; đứt gãy kiến tạo Bảo Lâm - Tam Hiệp (do nội sinh); khai thác than bùn và do địa hình.

Tuy nhiên, cả 4 nguyên nhân trên đều mới chỉ là phỏng đoán bằng hiện tượng, chưa được kiểm chứng bằng cơ sở khoa học.

Khắc Lịch 

Phản ứng của dân về vận động bầu cử


2011-05-17

Vận động bầu cử là một sinh hoạt không thể thiếu trong bất cứ cuộc bầu cư nào của một chế độ dân chủ.

AFP photo

Chuẩn bị treo băng-rôn tuyên truyền cho cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22/5/2011

Bởi thông qua cuộc vận động cử tri mới biết được chủ trương và các chương trình hành động của một ứng viên. 

Sự chất vấn của cử tri đối với ứng viên là một hoạt động không thể thiếu trong các cuộc vận động bầu cử, tuy nhiên các hình thức này được tổ chức ra sao trước kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp sắp tới? 

Ngày 22 tháng 5 sắp tới người dân trên cả nước lại có cơ hội chọn người đại diện cho mình vào quốc hội, cơ quan được xem là quyền lực nhất nước cũng như tại các cơ quan đại diện người dân ở các địa phương là Hội đồng Nhân dân.

Sự háo hức trước khi bầu cử đối với nhiều nước nơi mà người dân thực sự quan tâm tới lá phiếu của mình được thể hiện qua các cuộc vận động tranh cử do chính phủ tổ chức, và chính tại đây, cử tri nghe và chất vấn ứng viên một cách công khai để từ đó chọn cho mình ứng viên nào tin tưởng nhất.

Tại Việt Nam từ hơn một tháng qua, các cuộc ra mắt cử tri cũng tổ chức công khai và báo chí loan tải trên trang nhất hàng ngày từng lời hứa của cử tri này hay các chất vấn chung chung của một cuộc họp vận động tranh cử nào đó. 

Báo chí cũng đưa tin các cuộc ra mắt cử tri của các lãnh đạo hiện đang nắm giữ các vị trí cao nhất nước. Điển hình là đương kiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 10 tháng 5 vừa qua đã cùng với 4 ứng viên Quốc hội khác của khóa 13 thuộc tổ bầu cử số 3 tại thành phố Hải Phòng có cuộc tiếp xúc với cử tri thuộc quận Kiến An, và trường Đại học Hải Phòng.

Người dân bức xúc

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân thì lại có cuộc tiếp xúc với cử tri tại xã Quang Tiến, huyện Tân Yên thuộc tỉnh Bắc Giang. Trong lần tiếp xúc này phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gặp chống đối từ nhiều cử tri. Người dân đến mong gặp ông để hỏi cho ra lẽ những gì mà kỳ bầu cử trước đây ông đã hứa với họ nhưng không thực hiện. Tuy nhiên những người này bị ngăn cản bởi lực lượng công an bảo vệ không cho tiếp xúc với ông Phó Thủ tướng. 

000_Hkg4906384-200.jpg
Vận chuyển biểu ngữ tuyên truyền bầu cử tại Hà Nội ngày 17 Tháng 5 năm 2011. AFP photo
Chúng tôi ghi lại trực tiếp những ngăn trở này qua điện thoại khi anh Nguyễn Văn Thành cố vào nơi ông Phó Thủ tướng phát biểu nhưng bị công an ngăn cản, trước tiên là lời của anh Thành:

"Tôi đã đăng ký chỗ này, hai cái anh ở trong phòng chỗ công an kia kìa! ảnh bảo phải đăng ký để nó có số thứ tự để người ta sắp xếp tránh rối loạn bởi vì nó đông quá mà thời gian ở đây chỉ có hai tiếng thôi. Tôi đăng ký ngay cái phòng chỗ công an đang ngồi đấy. Ngày hôm qua hai người ngồi đấy! Cho đến bây giờ thì không cho tôi vào thì mất hết quyền công dân của chúng tôi chứ! Chúng tôi cũng là con người chứ! Thế thì ngoài 8 xã ra đây, chúng tôi không phải là công dân là con người à? Vậy thì trong việc này như thế nào đây?"

Và đây là tiếng nói viên công an gác cổng:

"Không phải là thành phần tham dự hội nghị anh hiểu chưa? Đấy, các anh muốn gửi đơn điếc gì thì lát nữa trong giờ giải lao thì mấy anh vào gửi.."

Anh Thành:" Chuyện đơn từ chúng tôi gửi chỗ khác cũng được. Vấn đề là hôm nay chúng tôi muốn trực tiếp với ông Nguyễn Thiện Nhân, trước khi ông ấy ra mắt với trách nhiệm của một người…"

CA: "Anh muốn dự anh muốn xem thì cứ thoải mái…"

Anh Thành: "Đây, chúng tôi muốn vào muốn dự muốn xem nhưng người ta không cho vào!"

Một người dân khác là chị Nguyễn Thị Liên lên tiếng trong khi đứng trước cửa hội trường vì chị và hàng chục người khác không được vào tham dự chất vấn Phó Thủ tướng, chị Liên cho biết:

Bây giờ chúng tôi nói thẳng với các anh, nếu không giải quyết cho chúng tôi thì cái đợt bầu cử tới này chúng tôi không đi bỏ phiếu đâu! Các anh muốn làm thế nào thì làm.

Anh Phùng Văn Liệu 

"Làm thì láo báo cáo thì hay" thôi chứ thực tế người dân bọn tôi đông lắm mấy chục người, vào đây có đơn từ rồi muốn đòi cái quyền lợi. Đòi những cái gì mà ông ấy đã viết giấy ông ấy hứa với chúng tôi nhưng mà không gặp được.

Có văn bản ông ấy hứa với chúng tôi mà bây giờ hết 5 năm rồi bây giờ ông ấy sang khóa mới mà vẫn chưa giữ lời hứa, và công an không cho bọn tôi vào. Dân đang chửi bới rồi họ là dân ở Quang Tiến mà, bọn tôi chỉ đòi đúng quyền lợi, đúng pháp luật do các ông ấy đề ra chứ tôi có đòi hỏi gì đâu?"

Một người khác nữa là anh Phùng Văn Liệu thẳng thắn cho biết anh sẽ không bỏ phiếu vì nhận thấy nó rất vô nghĩa đối với người dân, và đặc biệt trong trường hợp của anh:

"Bây giờ chúng tôi nói thẳng với các anh, nếu không giải quyết cho chúng tôi thì cái đợt bầu cử tới này chúng tôi không đi bỏ phiếu đâu! Các anh muốn làm thế nào thì làm.

Bầu cử cho ai? Bầu cử để làm gì? Lãnh đạo ai? Chúng tôi rất bức xúc. Hôm nay chúng tôi yêu cầu các anh nhờ đến ở trên có tiếng nói về yêu cầu mong muốn của nhân dân giải quyết đúng luật của nhà nước thôi chứ chúng tôi không đòi hỏi hơn!"

Giáo dân bất mãn

Vào ngày 29 tháng 4 tại một họ đạo công giáo thuộc giáo phận Thái Bình, một cuộc vận động bầu cử xảy ra đã làm cho giáo dân tại đây bức xúc. Giáo dân của nhà thờ giáo xứ Trung Châu huyện Khoái Châu cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng khi nhà thờ của họ bị biến thành hội trường để tuyên truyền cho cuộc bầu cử.

baucu-250.jpg
Pa-nô tuyên truyền cho cuộc bầu cử sắp tới. RFA photo
Người lãnh trách nhiệm tổ chức không ai khác hơn là linh mục Phạm Văn Tuyên, chánh xứ nhà thờ Trung Châu. Ông hợp tác với Mặt trận Tổ quốc huyện để tổ chức "Hội nghị tuyên truyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân" cho giáo dân, đặc biệt các ban ngành, trùm trưởng các xứ, họ thuộc huyện Khoái Châu.

Trả lời báo chí, linh mục Tuyên cho biết ông đã trao đổi với Đức Cha Nguyễn Văn Đệ và ngài đồng ý với ông những việc ông làm, vì thế những chuyện tổ chức "hội nghị" như hôm nay, không cần phải xin phép.

Để xác minh lời nói của linh mục Tuyên, chúng tôi hỏi thăm Giám mục Nguyễn Văn Đệ và được ngài cho biết:

"Xin cám ơn câu hỏi này chắc chắn là "không" hoàn toàn theo ý riêng của ngài và không hợp và tôi đã nói là không chấp thuận được, hoàn toàn không chấp nhận cái việc làm của cha Tuyên. Đáng tiếc do báo chí nó đăng lên như vậy cho nên nó bum xum hết mọi cái, chứ còn không ai chấp nhận đâu. Có một vài người đôi khi do cá tính thế nọ thế kia, gây hiểu lầm cho rất nhiều người."

Trong khi hội nghị tuyên truyền diễn ra giáo dân ngồi trong nhà thờ cầu nguyện và từ chối tham gia hội nghị. Họ không ra mặt phản đối nhưng thái độ bất hợp tác này đã làm mất đi tinh thần mà hội nghị cố tìm tại một xứ đạo vẫn giữ truyền thống bảo vệ đức tin bằng cách không cho việc tuyên truyền được phép vào nơi thờ phượng.

Những cuộc vận động bầu cử bị tẩy chay này cho thấy tâm tình người dân nay đã thay đổi. Họ cần người tài đức thật sự đại diện cho họ. Uy tín của lời hứa với cử tri là thước đo để cử tri tiếp tục bỏ phiếu tin cẩn của mình.

Tuyên truyền cho bầu cử là điều cần thiết nhưng tuyên truyền tại một nơi trang nghiêm dành cho thờ phượng không những trở thành đề tài châm biếm cho người đứng ra tổ chức, mà nhà nước sẽ bị mang tiếng là có ý định Đảng hóa nhà thờ qua sự thỏa hiệp của một vài linh mục. 

Theo dòng thời sự:

Dân oan vườn hoa Mai Xuân Thưởng


2011-05-18

Từ hai vườn hoa Mai Xuân Thưởng và Lý Tự Trọng ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ không xa, hiện có hang chục dân oan từ nhiều tỉnh thành kéo về đây trông chờ đảng và nhà nước sớm giải quyết nguyện vọng của họ

RFA file

Công an đang giải tán nhóm dân oan ở Hà Nội, năm 2009 RFA file


Thời gian vừa qua có những vụ chiếm đoạt tài sản xảy ra tại địa phương kéo dài vài năm, có trường hợp đã mười mấy năm mà chưa được phân xử công minh hay đền bù thỏa đáng.

Phân xử không công minh - Đền bù chưa thỏa đáng

Bà Vũ Thị Hải dân oan Ninh Bình
Bà Vũ Thị Hải, dân oan xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, hiện đang có mặt ở Hà Nội, kể về việc gia đình bà bị quan chức địa phương chèn ép, vì cơ nghiệp của vợ chồng bà mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng:
Bà Vũ Thị Hải :  Gia đình nhà tôi đã trồng rừng hoàn thiện cái mô hình, trang trại của tôi là từ năm 88 là chúng tôi đã hoàn thiện rồi, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình tôi rất là lớn, trên 10 tỷ đồng một năm. Vì cái vụ lợi của bộ máy công quyền cộng sản tỉnh Ninh Bình, họ bán dất, bán tài nguyên khoáng sản cho Trung Quốc, vì thế mà họ đã hủy hoại toàn bộ cái cơ nghiệp tài sản của gia đình tôi. Đến năm 2000 chồng tôi bị chết thì cái chết của chồng tôi còn mang nhiều uẩn khúc có liên quan đến đường dây tham nhũng mà tôi đã đề nghị với lại chính quyền Việt Nam, cấp trung ương, để giải quyết làm rõ, nhưng đến nay là có văn bản chỉ đạo của Bộ Công An để làm rõ nhưng đến nay thì Bộ Công An vẫn chưa làm rõ
Bà Hải kể tiếp về sinh hoạt của gia đình mình trong lúc này, góa chồng, đang nuôi dạy bốn con, khó khăn dồn dập mà phải bỏ nhà để đi khiếu kiện ở Hà Nội:
Vì cái vụ lợi của bộ máy công quyền cộng sản tỉnh Ninh Bình, họ bán dất, bán tài nguyên khoáng sản cho Trung Quốc, vì thế mà họ đã hủy hoại toàn bộ cái cơ nghiệp tài sản của gia đình tôi. 
Bà Vũ Thị Hải
Bà Vũ Thị Hải : Bây giờ thì lại đưa Trung Quốc đến khai thác tài nguyên khoáng sản, bắt đầu là từ năm hai nghìn lẽ  năm (2005), phá hoại toàn bộ tài sản của gia đình tôi. Nhà thì bây giờ dầy hầm hố ở trong nhà. 
Dân oan từ nhiều tỉnh thành kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở thủ đô Hà Nội đòi nhà nước giải quyết các bất công về đất đai.
Dân oan từ nhiều tỉnh thành kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở thủ đô Hà Nội đòi nhà nước giải quyết các bất công về đất đai. Source vietnamexodus
Nhà tôi bây giờ sập hết rồi. Giếng nước ăn cũng nứt thủng đáy, không còn có nước, mà bây giờ nước ở ngoài suối chảy vào giếng. Tất cả mọi tài sản của tôi, trang trại bây giờ cũng hết nước, không có nước ăn, không có nước sản xuất. Trang trại tôi bây giờ tôi phải trồng cây xuống dưới lòng hồ mà bây giờ cũng thuộc rất nhiều hầm hố ở đấy, mà bây giờ gia đình tôi không có nước ăn.

Dân oan ra Hà Nội khiếu kiện, tập trung ở các vườn hoa, sống cảnh màn trời chiếu đất, bị công an đối xử ra sao? Từng chịu đựng sương gió, trong suốt nhiều năm tháng, bà Hải kể lại,  qua câu chuyện với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA):
Bà Vũ Thị Hải : Vợ chồng tôi lại còn rất khổ vì bị công an ở thành phố Hà Nội, công an Thụy Khuê và công an thành phố Hà Nội liên tục đàn áp, cướp hết lều bạt, chăn màn, quần áo và đốt hết. Tất cả xoong nồi, cơm gạo, các đồ ăn là bị đốt liên tục mỗi khi mà quốc tế sang họp ở Việt Nam và có khách quốc tế đến tham quan Việt Nam thì người dân chúng tôi, những người khiếu kiện chúng tôi là đều bị đàn áp, bị xua đuổi. Tôi cũng mong rằng quý Đài hãy giúp đỡ chúng tôi để lên tiếng để yêu cầu Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam đã ký cam kết hiệp ước với quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền sống cho con người và bảo vệ môi trường, mà bây giờ người dân Việt Nam chúng tôi là những người công dân Việt Nam bây giờ bị thiệt hại sự sống đủ đường mà bây giờ họ lại đi bảo vệ cho những người dân Trung Quốc sang khai thác tài nguyên khoáng sản, bắt người dân Việt Nam chúng tôi bây giờ nước ăn không có, nước sản xuất thì không. Bây giờ ruộng cấy của người dân chúng tôi bị bỏ hoang rất nhiều vì người dân không có đất sản xuất.
những người công dân Việt Nam bây giờ bị thiệt hại sự sống đủ đường mà bây giờ họ lại đi bảo vệ cho những người dân Trung Quốc sang khai thác tài nguyên khoáng sản, bắt người dân Việt Nam chúng tôi bây giờ nước ăn không có, nước sản xuất thì không.
Bà Vũ Thị Hải

Khi liên lạc về quê quán của bà Vũ Thị Hải, chúng tôi hỏi chuyện ông Quách Văn Hạ, Bí thư đảng ủy xã Thạch Bình, Ninh Bình và được ông giải thích:
Ông Quách Văn Hạ : Vâng, bác gặp có việc gì không ạ? Cái việc đấy là đã được giải quyết theo cái đơn của chị. Các cấp có thẩm quyền giải quyết, trả lời chị rồi. Cái việc về văn bản pháp lý hoặc là thực tế thì không phải là đất của nhà nước giao cho chị ấy. Việc chị đòi cái đất đấy thì nó không đúng với lại quy định của nhà nước. 
Bây giờ chị ở vườn hoa Lý Tự Trọng phải không? Thế, báo cáo với anh là các cấp có thẩm quyền đều có trả 
Người dân khiếu nại đất đai phải ngồi chờ ngày này qua ngày khác số lượng người khiếu kiện ngày càng nhiều. Source vietnamexodus
Người dân khiếu nại đất đai phải ngồi chờ ngày này qua ngày khác số lượng người khiếu kiện về Hà nội ngày càng nhiều. Source vietnamexodus
lời thỏa đáng rồi. Tình cảm thì cũng cho chị 8 nghìn mét vuông đấy anh ạ. Nhưng mà chị bây giờ thì cũng chả hiểu. Chúng tôi cũng giải thích là chuyện tình cảm thì tình cảm, còn nói lên vấn đề pháp lý thì việc này phải giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Thế còn chúng tôi cũng rất là quan tâm tới việc này thôi. Cái việc đấy đã giải quyết xong rồi. Thế còn chị còn có vấn đề gì khiếu nại chưa thỏa đáng thì có cơ quan giải quyết xem xét, còn chúng tôi thì không có, không có ý kiến gì, anh ạ.

báo cáo với anh là các cấp có thẩm quyền đều có trả lời thỏa đáng rồi. Tình cảm thì cũng cho chị 8 nghìn mét vuông đấy anh ạ. Nhưng mà chị bây giờ thì cũng chả hiểu. Chúng tôi cũng giải thích là chuyện tình cảm thì tình cảm, còn nói lên vấn đề pháp lý thì việc này phải giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Ô.Quách Văn Hạ, Bí thư đảng ủy
Bà Phạm Thị Thành dân oan Đắc Nông
Tiếp tục cuộc trao đổi với những người ra Hà Nội khiếu kiện, từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bà Phạm Thị Thành, dân oan, huyện Thuận Hạnh, tỉnh Đắc Nông cho biết về nổi bất công mà gia đình bà phài chuốc lấy:
Bà Phạm Thị Thành :  Bây giờ tôi ra Hà Nội là vì gia đình tôi bức xúc, xin công luận giúp đỡ cho gia đình tôi lấy lại sự công bằng và phải xử lý cái ông cán bộ này lợi dụng chức quyền chiếm đoạt đất của tôi.
Ròng rã nhiều năm trời, hồ sơ khiếu kiện của gia đình bà được chuyển hết chỗ này đến nơi khác mà không cơ quan nào phán xét:

Bà Phạm Thị Thành : Không hiểu bây giờ xã hội, chính quyền, đất nước Việt Nam không còn có sự công bằng và công lý của xã hội nữa cho nên là bây giờ là cái bệnh, cho nên ở 110 Cầu Giấy này Văn Phòng Chính Phủ thì đen nghịt người, chỗ nào cũng vậy thì tôi cảm thấy đây là cái bênh ôn dịch tràn ngập đất nước Việt Nam này, thì tôi không biết làm thế nào nữa, mà bây giờ thì chính quyền o ép, đuổi dân ra ngoài đường nằm dưới trời mưa, còn giải quyết giấy tờ thì cứ chuyển quanh. 
Không hiểu bây giờ xã hội, chính quyền, đất nước Việt Nam không còn có sự công bằng và công lý của xã hội nữa cho nên là bây giờ là cái bệnh, cho nên ở 110 Cầu Giấy này Văn Phòng Chính Phủ thì đen nghịt người,
bà Phạm Thị Thành
Gia đình tôi đi từ năm 2007 đến giờ là cứ chuyển quanh từ đơn vị nọ sang đơn vị kia mà không hề có một nơi nào giải quyết. Bây giờ lên đến tận trung ương này, đầu não của đảng và nhà nước mà cũng chỉ chuyển về phía các địa phương, mà bây giờ địa phương họ ăn cướp của chúng tôi thì làm sao họ chịu giải quyết được? Tôi không thể nào chịu được cái nỗi bức xúc như thế này. 
Họ đàn áp những người dân chúng tôi. Chúng tôi không có người bảo vệ (khóc), chúng tôi không có quyền hạn chức vụ gì cho nên nhờ công luận các nước giúp đỡ bảo vệ nhân phẩm và tính mạng con người, và về tải sản cho gia đình của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi cũng không biết trông cậy vào ai. Nhà tan cửa nát, hiện giờ không có nhà mà ở, đất cát thì họ ăn cướp, còn suốt ngày thì đi khiếu kiện.
Họ đàn áp những người dân chúng tôi. Chúng tôi không có người bảo vệ (khóc), chúng tôi không có quyền hạn chức vụ gì cho nên nhờ công luận các nước giúp đỡ bảo vệ nhân phẩm và tính mạng con người, và về tải sản cho gia đình của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi cũng không biết trông cậy vào ai. Nhà tan cửa nát
bà Phạm Thị Thành

Mất hết hy vọng, bà Thành mong ước những lời ta thán được công luận ghi nhận và cứu giúp hầu thoát khỏi cảnh cơ cực triền miên:
Bà Phạm Thị Thành :  Bây giờ cả đất nước này mất công ăn việc làm, đi khiếu kiện, lâm vào cảnh lầm than, nằm giữa trời mưa đêm ngày, ăn không có mà ăn, bây giờ họ đưa đất nước đến đói nghèo thì làm sao người dân chúng tôi sống nổi. Đấy, chúng tôi xin nhờ vả ở quý Đài giúp đỡ chúng tôi như thế nào.
Nhà nước Việt Nam thường nói đến hiệu quả của của nền hành chánh công, sau mười năm đẩy mạnh cải cách, tỷ lệ người dân hài lòng về công việc quản lý của chánh phủ khá cao. Tuy nhiên về phía người dân thì vẫn cho rằng, các văn phòng Tiếp dân, giải quyết khiếu kiện,  chỉ là hình thức bề ngoài, tốn công, tốn của, mất thời giờ vô ích, vì  người  dân oan vẫn chờ đợi mõi mòn, vô vọng,  mà kết quả thì chưa thấy đâu. 

Theo dòng thời sự:

Thời sự thế giới trong tuần


Tin tức gây chú ý nhiều nhất trong tuần này là vụ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế bị giam truy tố vì cáo buộc cưỡng dâm, tổ chức al Qaeda có lãnh tụ kế vị bin Laden, và diễn tiến mới trong quan hệ Mỹ-Pakistan.

Nguyên đơn bác bỏ yếu tố đồng thuận

Tin mới nhất cho hay cảnh sát trại giam New York vừa áp dụng chế độ giam giữ có theo dõi chặt chẽ đối với Tổng giám đốc IMF, ông Dominique Strauss Kahn, đề phòng ông có thể tự sát. Truyền hình Mỹ mấy hôm nay nêu hình ảnh ông Kahn trước toà đầy ưu tư và buồn bã. Hôm qua tin cho hay luật sư của ông đã nêu lập luận là cuộc giao hoan giữa bị can với người hầu phòng có sự đồng thuận của phía người nữ, nên vụ án không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy là có sự thay đổi so với trước đây, khi luật sư bào chữa dựa trên yếu tố ngoại phạm alibi, tức là bị can có mặt ở một nơi khác vào lúc xảy ra sự kiện. 
Luật sư của nguyên đơn cho biết bà này mạnh mẽ bác bỏ yếu tố có đồng thuận, trong một cuộc tiếp xúc cá nhân trước phụ thẩm đoàn, vì nguyên đơn vẫn giữ kín lý lịch. Tuy nhiên luật sư Shapiro nói là sau cùng nữ nguyên đơn này sẽ ra mặt để khai báo tường trình sự việc với công tố viện và trước công luận. 

Một nhân tài mất hết sự nghiệp

Về chức vụ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế thì đến nay, thứ tư, ông Kahn chưa chính thức tuyên bố từ chức, nhưng công luận cho rằng ông sẽ phải từ chức vào một thời điểm không xa. Những diễn tiến mới nhất cho thấy điều đó, vì một số giới chức cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ tiết lộ với truyền thông là Mỹ không muốn một nhân vật liên can đến một vụ hình sự tiếp tục nắm giữ chức vụ lãnh đạo một cơ chế tài chính lớn nhất thế giới, trong đó Hoa Kỳ là cổ đông lớn nhất. Như vậy là tương lai chính trị và sự nghiệp của một nhân tài quốc tế đang chấm dứt chỉ vì một vụ tình dục, mặc dù ông chưa bị kết án. Chúng ta cũng biết ông Dominique Strauss Kahn là một nhân tài thực sự, và từng được coi sẽ là đối thủ của Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy trong cuộc tuyển cử sắp tới. Thêm vào đó ông cũng được tiếng đã cứu gỡ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, và nhờ thế đã giúp được nhiều nước thoát cơn khủng hoảng.  

Người kế vị bin Laden

Tuần này còn có tin thêm về nhân vật kế vị trùm khủng bố Osama bin Laden. Trứoc nay công luận vẫn cho là người kế vị Bin Laden phải là Ayman al-Zawahiri, người từng chính thức làm phó tướng hàng đầu của trùm khủng bố từ nhiều năm nay. Tuy nhiên tin hôm thứ ba và thứ tư cho hay tổ chức al-Qaeda đã tôn vinh một cựu sĩ quan tình báo thuộc lực lượng đặc biệt của Ai Cập làm lãnh đạo tạm thời của al-Qaeda. Nhân vật này tên là Saif al-Adel, được Hoa Kỳ coi là một trong những đầu óc chiến lựơc của lực lượng al Qaeda và cũng là một nhà chỉ huy quân sự giỏi. Al-Adel đã nội bộ al-Qaeda phong làm lãnh tụ tạm thời, theo sự tiết lộ của một cựu binh al Qaeda nay đã bỏ hàng ngũ, tên là Noman Benotman, người Libya. 
Ngoài nguồn tin này còn có báo The News của Pakistan xác nhận thêm, viện dẫn nguồn tin không nêu tên từ Rawalpindi, nơi đặt Bộ Tổng tư lệnh quân lực Pakistan, ở gần thủ đô Islamabad. 
Tuy nhiên giới quan sát vẫn cho rằng người kế vị chính thức cho bin Laden vẫn là al-Zawahiri. Nhân vật bỏ hàng ngũ Al Qaeda là Benotman mới nói trên nói rằng việc bổ nhiệm Al Adel làm lãnh tụ tạm thời chỉ nhằm phục hồi hoạt động của Al Qaeda sau tổn thất lớn lao khi lãnh tụ bin Laden bị hạ sát. 
Điều đó là có vẻ đúng, vì có thể al Qaeda cần chọn một nhân vật hành động cho giai đoạn này, và al-Adel đáp ứng điều kiện của một "man of action" như vậy, trong khi al-Zawahiri là một "thinker", một đầu óc chiến lược nhiều hơn là một nhân vật hành động. 

Pakistan vẫn là đồng minh quan trọng của Mỹ.

Nói đến Pakistan, phải đề cập đến diễn tiến mới trong về quan hệ Hoa Kỳ-Pakistan. Hôm qua nghị sĩ John Kerry chủ tịch Uỷ ban ngoại giao Thượng viện Mỹ vừa công du Pakistan trở về, nói rằng Pakistan vẫn gia tăng nỗ lực chiến đấu chống lại và tiêu diệt những thành phần cực đoan Hồi giáo và giúp ổn định Afghanistan, trong khi nhiều vịêc tế nhị tối quan trọng về mặt chiến luợckhông thể đem ra bàn luận công khai, sau khi Hoa Kỳ xâm nhập tấn công hạ sát Bin Laden trong lãnh thổ Pakistan. Nghị sĩ John Kerry nhấn mạnh rằng Pakistan là đồng minh chiến lược rất quan trọng của Hoa Kỳ, mối quan hệ ngoại giao song phương không thể được đánh giá bằng những lời tuyên bố hay công hàm ngoại giao. Trong khi đó Thủ Tướng Pakistan công du Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc là người bạn tốt nhất của Pakistan, sẽ sẵn sàng giúp đỡ Pakistan. 

Ứng viên có “trao đổi” với mọi người dân?


2011-05-18

Cử tri trên toàn quốc sẽ đi bầu đại biểu quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, vào ngày Chủ nhật, 22 tháng 5 tới đây.

AFP PHOTO

Pano tuyên truyền cho cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22/5/2011.

 

"Giao lưu trực tuyến"

Đến cận ngày bầu cử, nhiều tờ báo tại Sài Gòn và Hà Nội tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp,  để cử tri đặt câu hỏi với các ứng cử viên quốc hội và giới chuyên gia, doanh nhân, quan chức chánh phủ, về những vấn đề liên quan đến tương lai của đất nước và người dân Việt. 

Khách mời tham dự trực tuyến thuộc nhiều địa phương từ Nam chí Bắc như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Người đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, ra đề nghị là cử tri, cách thức trao đổi là qua mạng Internet. Các câu hỏi mang nội dung tổng quát như: bạn mong muốn đại biểu quốc hội phải là người như thế nào? Bạn muốn đại biểu phản ánh, bày tỏ vấn đề gì trước quốc hội? Bạn kỳ vọng gì từ những đại biểu quốc hội sẽ được bầu chọn?

Mình chỉ muốn gởi lời nhắn nhủ đến tất cả các đại biểu quốc hội khóa XIII, nếu được trúng cử, thì họ nên thực thi dân chủ và nhân quyền, đa nguyên, đa đảng.

Ô. Nguyễn Như Một

Theo ông Nguyễn Văn Pha,  Phó Chủ Tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì qua những lần tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri trong những ngày qua, thì người dân tham gia đông hơn, tự nguyện hơn và các ý kiến phát biểu có trách nhiệm, có chuẩn bị. Cử tri đánh giá cao chương trình hành động của các ứng viên.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quốc hội đơn vị Lạng Sơn, phó Chủ Nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, cho RFA biết ý kiến của ông về "giao lưu trực tuyến":

"Chỉ còn 4 ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử, nếu bây giờ mới thiết lập liên lạc trực tuyến, giữa ứng cử viên với cử tri, tôi nghĩ là cũng hơi chậm, làm sớm hơn thì sẽ tốt hơn. Đây là một kênh rất quan trọng để cử tri, trao đổi và qua đó người ta đánh giá ứng cử viên. Hiện nay ở quốc hội có một trang web, thành lập được hơn một năm nay, để làm cầu liên lạc giữa đại biểu quốc hội với cử tri cả nước. Thường xuyên chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi, nhiều thông tin do cử tri gửi đến, có nhiều đại biểu quốc hội tham gia trả lời câu hỏi của cử tri trên trang web đó. Những ai, không được cử tri hỏi trực tiếp, hoặc chưa có điều kiện trả lời trực tiếp, thì qua những thông tin, nhắn gửi của cử tri thì cũng có thêm căn cứ để nghiên cứu và trình bày vấn đề ở nghị trường."

Ông Nguyễn Như Một ứng cử viên tự do cũng nói lên suy nghĩ của mình về cuộc trao đổi trực tuyến, cùng những điều muốn nêu lên:

000_Hkg4906386-200.jpg
Chuẩn bị treo băng-rôn tuyên truyền cho cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22/5/2011. AFP Photo.
"Mình chỉ muốn gởi lời nhắn nhủ đến tất cả các đại biểu quốc hội khóa XIII, nếu được trúng cử, thì họ nên thực thi dân chủ và nhân quyền, đa nguyên, đa đảng cho người Việt Nam. Nếu trúng cử, mình sẽ là một mô hình, example, ví dụ đó, về nguyên tắc đa nguyên trong quốc hội, về các tiếng nói phản biện, tiếng nói dân chủ của người dân, phải tới tận tay quốc hội."

Theo ông thì cuộc bầu cử quốc hội và  hội đồng nhân dân các cấp chỉ là một sự sắp đặt:

"Nói về lòng dân thì tất cả người dân Việt Nam đều biết sẽ có bầu cử quốc hội, họ cũng biết là cuộc bầu cử này đã có sự sắp đặt rồi, người ta đi bầu cho có, người tổ chức thì coi như là họ tổ chức cho có, "để trả nợ quỷ thần thôi."

Ai đại diện dân nghèo?

Một cử tri có chồng bị kết án tù vì công khai lên tiếng chống đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng,  nói lên nguồn hy vọng và mơ ước của mình:

Em cảm thấy rất buồn vì nếu gọi là dân chủ thì mọi cái phải được tự do, về tự do ngôn luận, rồi báo chí, thật là khó có thể diễn tả được.

Bà Lý Thị Tuyết Mai


"Như những người Việt Nam khác, em rất mong muốn và kỳ vọng ở những người đại biểu quốc hội, sẽ làm gì đó cho người dân Việt Nam mình được có quyền tự do, nói chung là dân chủ đúng nghĩa của nó, chứ không phải là dân chủ trong khuôn khổ thì em cảm thấy rất buồn vì nếu gọi là dân chủ thì mọi cái phải được tự do, về tự do ngôn luận, rồi báo chí, thật là khó có thể diễn tả được… Nói chung là mọi người trên thế giới, người ta tự do như thế nào, thì người Việt Nam mình cũng được như thế.  Rất mong muốn là các đại biểu quốc hội sẽ đóng góp tiếng nói, để chính phủ Việt Nam có những cải tổ, rất mong muốn là những người như chồng tôi sẽ không bao giờ bị tù đầy, bị giam cầm, rất mong muốn điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam sẽ không còn nữa. Tất cả dân thì ở đâu cũng thế, mong xã hội của mình ngày càng tiến lên và quyền lợi của người dân được đảm bảo." 

Theo báo chí thì toàn bộ công tác chuẩn bị bầu cử được tiến hành đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn, an ninh đúng quy định của pháp luật, nhìn chung không có sai sót lớn , không xảy ra trục trặc nào.

Đại biểu quốc hội  Nguyễn Minh Thuyết, đánh giá về công việc chuẩn bị cho ngày toàn dân đi bầu:

"Cơ bản là đã hoàn tất, lên được danh sách các ứng cử viên, niêm yết tiểu sử của các ứng cử viên, tổ chức cho cử tri tiếp xúc với các ứng cử viên, danh sách cử tri cũng đã được niêm yết. Vừa qua tôi có tham gia một số đoàn giám sát, kiểm tra của Hội đồng Bầu cử và của Ủy ban Thường vụ quốc hội, đi một số địa phương. Chúng tôi đánh giá các công việc chuẩn bị của địa phương là tốt, cũng có một số sai sót nhỏ, chúng tôi kịp thời góp ý để các địa phương điều chỉnh."

DSC_0077-305.jpg
Băng-rôn tuyên truyền cho cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 22/5/2011. RFA Photo.

Cũng liên quan đến bầu cử cuối tuần này, lên tiếng qua báo chí mới đây, khi nói về bản lãnh của các đại biểu quốc hội, những người được cử tri tín nhiệm tại cơ quan quyền lực cao nhất nước, ông Nguyễn Văn Pha,  Phó Chủ Tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: bản lãnh không có nghĩa là nêu trước diễn đàn, những vấn đề hóc búa, đao to, búa lớn, mà phải dám nói lên sự thật, chất vấn đến cùng những vấn đề do cử tri gởi gấm, tin cậy. 

Trong việc tổ chức cử tri trực tuyến có mặt tích cực là giới trẻ và những doanh nhân có điều kiện sử dụng computer sẽ tham gia, nhưng các giới khác thì sao, họ là những nông dân chân lấm tay bùn, những người lăn lộn ngoài đường kiếm ăn và hàng triệu công nhân trong các nhà máy, liệu ai là người sẽ nói thay tiếng nói của họ trứơc các đại biều tương lai?

Theo dòng thời sự: