Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

PICS - Hình ảnh biểu tình và bắt bớ ngày CN 10/7/2011 tai HN

Biểu tình tại Hà Nội lần 6: Những tiếng kêu thống thiết của lòng yêu nước!


Trước mắt cuộc biểu tình do ít người tham gia đã chìm trong bạo lực của những công sai chế độ. Tuy nhiên, với một nhóm nhỏ như vậy, can đảm biểu tình trước miệng sói dữ, chứng tỏ không gì có thể ngăn nổi lòng yêu nước.

Mặc dù, ngay trước ngày biểu tình đã có những thông tin không mấy thuận lợi cho những người biểu tình, nhưng vì biểu tình là lòng dân, nên sáng nay Chúa nhật 10/7/2011, biểu tình bày tỏ lòng yêu nước vẫn diễn ra tại thủ đô Hà Nội.

Ngay từ sớm đường Hoàng Diệu đã bị chặn đứng (ảnh Basam)

Ngay từ sáng sớm, lực lượng công an đã được triển khai với một cơ số như thường thấy trong các lần biểu tình trước. Đường Hoàng Diệu bị chặn từ sớm và ngay cả đường Điện Biên Phủ cũng bị chặn vào lúc 9 giờ khi biểu tình khởi phát.

Bất ngờ các hiểu ngữ viết tay được giơ lên

Từ 8 giờ – 9 giờ, những người vốn trước nay vẫn quan tâm tới các cuộc tuần hành đã có mặt tại xung quanh khu vực chân Cột Cờ Hà Nội, cùng với lực lượng an ninh chìm, tạo nên một đám đông trong tâm trạng chờ đợi có phần nặng nề.

Có cả những biểu ngữ bằng xốp: "vì sao?"

Khoảng 9 giờ 05, từ giữa đám đông, một số biểu ngữ cầm tay bất ngờ được giơ lên gồm các biểu ngữ viết trên giấy và trên cả những tấm xốp. Chừng khoảng 15 người bắt đầu hô: "Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam".

Cảnh sát dồn đoàn biểu tình tới góc đường Nguyễn Tri Phương - Trần Phú và bắt đầu trấn áp

Ngay lập tức, lực lượng cảnh sát cầm loa dồn đẩy họ hướng về đường góc đường Nguyễn Tri Phương và Trần Phú. Tại đây, bắt đầu diễn ra cuộc trấn áp những người yêu nước, được cho là thô bạo nhất từ trước tới nay. Biện pháp trấn áp không có gì mới gồm : lực lượng chỉ điểm, một đám người mặc thường phục đeo băng đỏ, xe bít bùng và cả những chiếc xe bus chờ sẵn…

Người thanh niên này bị bắt sau khi đã rời đoàn biểu tình chừng 200m

Toàn cảnh bắt người yêu nước

So với lần trấn áp những người đến tham dự vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ, lần này, lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu cứu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai.

Cảnh sát bắt một cụ ông

Người thanh niên đội mũ tai bèo bị bắt

Đoàn biểu tình xúm lại cứu người nhưng bất lực

Bắt người trái pháp luật

Theo quan sát của chúng tôi có khoảng 7 người đã bị bắt, trong số có những cụ già, phụ nữ và cả những em nhỏ khoảng 5 -6 tuổi, bị bắt trong tiếng kêu chới với của người mẹ: "Đó là con tôi, cứu con tôi!" và kể cả những người đã rời khỏi đoàn, đã ra về còn bị đuổi theo bắt cho kỳ được.

Chị phụ nữ áo hoa là một trong số những người bị bắt

Hai mẹ con chị phụ nữ mặc áo hồng cũng đã bị bắt sau đó

Toàn cảnh vụ trấn áp

Xe chở nạn nhân

Một nhân viên công sai chế độ "xé tổ quốc làm đôi"

Theo chúng tôi được biết trong số những người bị bắt có kỹ sư Ngô Quyền – chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân, và bị áp tải về Hà Đông.

Cuộc trấn áp diễn ra trong khoảng thời gian 15 phút và kết thúc trong sự kinh sợ của những người đi đường.

Trước mắt cuộc biểu tình do ít người tham gia đã chìm trong bạo lực của những công sai chế độ. Tuy nhiên, với một nhóm nhỏ như vậy, can đảm biểu tình trước miệng sói dữ, chứng tỏ không gì có thể ngăn nổi lòng yêu nước.

Những hành động này của nhà cầm quyền Hà Nội nói lên điều gì? Có lẽ không khó lắm để tìm câu trả lời: Đó là sự đồng lõa với giặc ngay tại quê hương mình, quyết tâm trấn áp người yêu nước bằng thủ đoạn đê hèn nhằm dâng nốt biển đảo Tổ Quốc cho giặc. Như vậy, nhà cầm quyền đã tự lột chiếc mặt nạ vốn đã mỏng manh, rách nát của mình, bất chấp lương tâm, bất chấp liêm sỉ để làm vừa lòng ngoại bang.

10/7/2011

Nữ Vương Công Lý

Thủ tướng ra công điện chống lạm phát

picture

Đầu tháng 7, ở một số địa phương xảy ra tình trạng giá lương thực, thực phẩm tăng cao đột biến.

▪  NAM ANH
00:14 (GMT+7) - Chủ Nhật, 10/7/2011 
Ngày 9/7, Thủ tướng Chính phủ có Công điện gửi các bộ, ngành, địa phương, yêu cầu tăng cường công tác quản lý, tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường.

Công điện của Thủ tướng nêu rõ, 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn mới, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng mặc dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao, mặt bằng lãi suất ở mức cao, gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Trong những ngày đầu tháng 7, ở một số địa phương xảy ra tình trạng giá lương thực, thực phẩm tăng cao, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nhằm kiểm soát giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá tùy tiện và bất hợp lý.

Cụ thể, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý giá trên địa bàn.

Ngoài ra, các đầu mối này cần chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bảo đảm cho nhu cầu tiêu dùng và tăng thu nhập cho nhân dân; xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về giá, nhất là việc lợi dụng chủ trương của Nhà nước về điều hành giá một số mặt hàng theo cơ chế thị trường để tăng giá bất hợp lý, đưa tin thất thiệt, gây tâm lý hoang mang trên địa bàn.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời ban hành chính sách thuế phù hợp và có biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường, không để xảy ra đột biến giá các mặt hàng thiết yếu, liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống; kiên trì và nhất quán trong điều hành giá điện, xăng dầu, than theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đã đề ra.

Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng có biện pháp thúc đẩy sản xuất, điều hòa xuất nhập khẩu, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, sắt thép, thuốc chữa bệnh; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh có đường biên giới khẩn trương kiểm tra và có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang các nước có chung đường biên giới, nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong nước và nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, tránh tình trạng đẩy giá lên cao, gây tác động bất lợi đến chỉ số CPI trong nước và mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Thủ tướng cũng yêu cầu các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước chủ động thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí, xây dựng căn cứ và lộ trình tăng giá phù hợp đối với những mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật; tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Cảm nghĩ về buổi biểu tình chống bá quyền Trung quốc ngày 9.7 tại Berlin.

Hình ảnh  biểu tình của du sinh việt nam tại Berlin

 

Trong suốt dòng lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa  luôn luôn coi VN là một quận, huyện của nước Tàu và luôn luôn tìm cách thôn tính nuớc ta. Tuy nhiên, với lòng yêu nước, với ý chí kiên cường bất khuất, tiền nhân Việt Nam đã nhiều lần tập tan giấc một xâm lăng của giặc, giữ vũng sơn hà xã tắc qua bao chiến công lừng lẫy trong lịch sử nước Việt. Cho đến mấy thập niên gần đây, âm mưu lấn chiếm nước của nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đã dần dần trở thành hiện thực với sự tiếp tay đồng loã của đảng Cộng Sản Việt Nam, mà dưới đây là một số bằng chứng điển hình:

• Ngày 4/9/1958 CS Trung quốc tuyên bố chủ quyền 12 hải lý trên biển Đông bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mười ngày sau đó, ông Phạm Văn Đồng,  thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã gởi công hàm tán thành lời tuyên bố đó và ra lệnh cho chính quyền các cấp trong chính phủ của ông "phải triệt để tôn trọng" chủ quyền lãnh hài CS Trung Quốc đưa ra trong bản tuyên bố; mặc dù lúc đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do chính phủ VNCH ở miền Nam quản lý.

Du sinh Việt Nam biểu tình tại Berlin 09.07.11

• Năm 1974 CS Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. 58 chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước. Nhà cầm quyền CSVN lúc đó đã hoàn toàn im lặng như là thái độ đồng ý về hành vi xâm lăng này của Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa với sự khước từ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó CS Trung Quốc liên tiếp lấn chiếm đất, biển của Việt Nam và giết hại người Việt:

• Năm 1979, để gọi là „dạy cho VN một bài học", chúng đã xua quân đánh phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc của chúng ta, tàn sát vô số thường dân vô tội. Ngay cả các cụ già và trẻ thơ chúng cũng không tha.

• Năm 1988, lại một lần nữa chúng dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của ta và đã sát hại 78 chiến sĩ hải quân Việt Nam.

• Năm 2007 chúng ngang ngược ban hành quy chế sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta vào huyện Tam Sa của chúng.

• Trong nhiều năm gần đây, chúng còn bắt giữ, trấn lột, ngăn cấm ngư dân của chúng ta khi đang hành nghề trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam và thậm chí bắn giết; đồng thời ngang nhiên cấm ngư dân VN đánh cá trên 80% biển Đông mỗi năm 3 tháng, Trong khi chúng cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Quốc vơ vét hải sản trên vùng biển của nước ta, có khi chỉ cách bờ không đầy 20 hải lý (khoảng trên dưới 30 cây số)

• Và mới đây nhất chúng ngang nhiên xông vào lãnh hải của ta để cắt cáp tàu Bình Minh 2 và tàu Viking 2 của VN.

Trong tất cả những hành vi lấn chiếm nêu trên của CS Trung Quốc, ngoại trừ cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979, trong đó tinh thần yêu nước của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm sống lại hào khí chống ngoại xâm của tiền nhân Việt Nam; những lần lấn chiếm khác, sự đớn hèn của nhà cầm quyền Hà Nội đã khiến đất nước ta bị mất đi những vùng đất, vùng biển quan trọng. Đặc biệt là càng khuyến khích cho sự lấn lướt của nhà cầm quyền Bắc Kinh trên Đông Hải trong mấy năm gần đây

CS Trung quốc đã ngang ngược lộng hành trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam dựa trên cơ sở đã có sự "tán thành" chính thức của người đứng đầu chính phủ CSVN, được ghi rõ trong bức công hàm năm ngày 14/9/1958 của ông Phạm Văn Đồng.

Hai chiến sĩ xung kích trực diện với cuộc biểu tình cờ đỏ sao vàng

Trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc, sự căm phẫn của người Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại đã lên đến tột độ. Ở trong nước, dân chúng đã thể hiện lòng yêu nước bằng những cuộc  xuống đường phản đối Trung Quốc liên tục hàng tuần. Nhà cầm quyền Hà Nội một mặt ra sức đe doạ, bắt bớ, để ngăn cản  những nỗ lực thể hiện lòng yêu nước của người dân, một mặt thực hiện chính sách ngoại giao ươn hèn với giặc.

Khắp nơi trên thế giới, người Việt nam cũng đã bày tỏ tinh thần yêu nước qua những cuộc biểu tình trước các cơ quan ngoại giao của CS Trung Quốc. Riêng người Việt tại CHLB Đức trong thời gian qua đã có những buổi biểu tình tại Frankfurt, Hamburg... và hôm nay, 9.7.2011 tại Berlin.

Tuy nhiên trong lời kêu gọi tham dự biểu tình ngày 9.7.2011 của Ban Chỉ Đạo biểu tình kêu gọi đồng bào chỉ mang theo cờ "Tổ quốc Việt Nam" là cờ đỏ sao vàng và đã nêu lên mục đích là „để phản đối đường "Lưỡi bò" phi pháp và các hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Biển Đông", nhưng mặt khác lại yêu cầu đồng bào„ không tổ chức dán "Lời kêu gọi biểu tình", phát tờ rơi, hoặc khẩu hiệu chống Trung Quốc, để tránh làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị Việt – Trung"...Ngay các cuộc biểu tình từ đầu tháng 6 đến nay tại quốc nội cũng chưa có lời kêu gọi nào đầy mâu thuẩn quái lạ như vậy, mà chỉ có lời cảnh giác của lãnh đạo CSVN là:"không để các lực lượng xấu chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc".

13 giờ ngày 9.7.2011 cuộc biểu tình đã diễn ra tại Quảng trường  Potsdamerplatz, Berlin với sự tham dự của khoảng 100 đồng bào, mà phần lớn là những du học sinh.

Người mặc áo hồng (trái) tháo cờ VC cầm tay, đang theo dỏi nhóm anh em xung kích chuẩn bị đi phát truyền đơn, giải thích với  quần chúng Đức về cuộc biểu tình và việc buôn dân bán nước của chế độ CSVN qua biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng

Cũng cờ, cũng biểu ngữ, cũng khẩu hiệu và những bài hát như Nối vòng Tay lớn, Dậy Mà Đi trên một sân khấu dã chiến ngoài trời và chỉ một vài khẩu hiệu đơn điệu như „Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam" được lập lại nhiều lần và gần như không dám đụng đến bọn bá quyền Bắc Kinh.

Thấy không xứng với ý nghĩa cuộc biểu tình chống lại hành động của Trung cộng tại thủ đô Berlin của nước Đức, một đồng bào tị nạn CS tại Berlin, đang đứng quan sát phía bên ngoài gần đó đã hô to nhiều lần khẩu hiệu „Đả đảoTrung cộng".

Lập tức một nhóm người của Ban tổ chức biểu tình đã vội nhào ra tính cô lập người đồng bào này. Tuy nhiên trước các ống kính của phóng viên báo chí ngoại quốc và sự hiện diện của cảnh sát, nên âm mưu cô lập bị trở thành cuộc tranh luận về lá cờ đỏ sao vàng, về sự yếu hèn trong các khẩu hiệu phản đối bá quyền Trung cộng .v.v.

Về buổi biểu tình tại Berlin hôm nay, thực tế chỉ là một vỡ kịch lộ thiên mang năng phần trình diễn với mục đích để xoa dịu lòng yêu nước của thanh niên sinh viên Việt Nam nhiều hơn là thực chất.

Trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc, mọi cuộc đấu tranh thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam như biểu tình phản đối, tố cáo trước công luận,…về hành động bá quyền của CS Trung quốc đều đúng đắn và đáng trân trọng. Nhưng việc dùng lá cờ đỏ sao vàng làm "biểu tượng cho các cuộc biểu tình yêu nước" sẽ làm mất đi ý nghĩa của lòng yêu nước. Như đã liệt kê ở trên về những hành vi của Cộng Sản Việt Nam trong sự đồng loã với quân xâm lược, lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của chế độ Cộng Sản Việt Nam, tức biểu tượng của một chế độ bán nước. Dùng biểu tượng của một chế độ bán nước cho một cuộc biểu tình yêu nước đã làm cho tinh thần yêu nước bị hoen ố. Hơn nữa lý nào lại đứng dưới lá cờ của một chế độ bán nước để đấu tranh đòi lại những gì đã bị chế độ đó dâng bán cho ngoại bang.

 

Một cuộc biểu tình hay làm trò "Muá Rối" ngoài trời???

 

Nhiều đồng bào ở miền Bắc Việt Nam và thế hệ sinh trưởng sau năm 1975 do bị bưng bít, đồng thời với sự tuyên truyền lừa mị của nhà cầm quyền CSVN, đã chưa hiểu rõ bản chất tay sai bán nước của chế độ CSVN, nên vẫn coi lá cờ biểu tượng của chế độ đó là lá cờ tổ quốc.

Trong thực tế vừa kể chúng ta có thể trân trọng lòng yêu nước của họ thể hiện qua cuộc biểu tình phản đối hành động bá quyền của CS Trung quốc đối với Việt Nam. Mong rằng với thời gian và tinh thần tìm hiểu lịch sử một cách khách quan trong thời đại tin học ngày nay, dần dần họ sẽ thấy được vấn đề.

Người Việt Tự Do (Tỵ Nạn Cộng Sản) từ trước đến nay vẫn dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng cho Việt Nam Tự Do và hãnh diện đứng dưới lá cờ này để đang và sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ và sự vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam, cũng như hãnh diện đã có những chiến sĩ hy sinh dưới lá cờ này để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc ở Hoàng Sa năm nào .

 

Văn Nhĩ


http://thongtinberlin.de/diendan/juli2011/camnghivecuocbieutinh090711.htm