Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Khởi tố, bắt tạm giam trung tá công an đánh chết dân


Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội vừa có quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam trung tá công an Nguyễn Văn Ninh vì tội cố ý gây thương tích hôm mùng 9 tháng 3.

Trước đó, một người dân tên là Trịnh Xuân Tùng thuộc quận Hai Bà Trưng đã nộp đơn tố cáo ông Ninh và một số dân phòng phường Thịnh Liệt đánh và gây thương tích nặng cho ông hôm 28 tháng 2. Sau đó ông Tùng được đưa cấp cứu ở bệnh viện nhưng đã tử vong vào chiều ngày 8 tháng 3.

Hôm mùng 8 tháng 3, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra nguyên nhân cái chết của ông Tùng. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết


2011-03-09

Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.

Source DanTri.com

Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự .


Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.
Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.
Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:

Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây 

Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.
Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường. 
Chị Trịnh Kim Tiến
Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe 
Ông Trịnh Xuân Tùng khi vừa được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức
Vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com
ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: "Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?", rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng. 
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?
Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
Chị Trịnh Kim Tiến
Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Van xin cũng không được

Khánh An: Khi gia đình chị xuống gặp bác ở công an phường, chị thấy dấu hiệu bên ngoài của bác như thế nào?
Chị Kim Tiến: Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là "Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi". Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi. 
Em xuống dưới đó 3 lần, lần nào em cũng xin cho bố em đi. Đến lần thứ 3, em và cô em xuống mang phở cho bố em ăn nhưng các anh ấy nhất định không cho em mang phở vào cho bố em ăn. Khi gia đình xin cho bố em đi khám thì các anh ấy trả lời thế này: "Bây giờ phường đang rất đang có rất nhiều chuyện để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc 
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi
Dù được tận tình cứu chữa nhưng ông Trịnh Xuân Tùng đã không qua khỏi. Source VietGiaiTri.com
này. Cái gì cũng phải có trật tự theo thời gian. Đến khi nào phường giải quyết xong việc, gia đình có nhu cầu thì sẽ cho đi". 
Gia đình em còn yêu cầu là có thể cho người của phường đưa đi cùng cấp cứu nhưng mà các anh ấy nhất định không cho đưa đi cấp cứu. 
Bố em lúc đấy vẫn bị còng.  Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là "Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi". Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Chị Trịnh Kim Tiến

Cô em và em có nói là: "Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi. 
Trước khi em đi, em có hỏi bố em rất to là "Bố ơi, bố có đau không?", bố em trả lời "Có, bố đau lắm". "Bố có muốn đi viện để khám không?", bố bảo "Bố liệt hết rồi, cho bố đi khám đi", nhưng các anh ấy vẫn làm ngơ không cho bố em đi. Khi bố em đau quá, bố em khát nước, lúc đấy là bố em ngã ra và người ta phải đỡ bố em nằm lên ghế, thì lần thứ hai, bố em bảo là "Đỡ tôi dậy đi, cho tôi uống ngụm nước", thì cái người đánh bố em – ông trung tá Nguyễn Văn Ninh - bảo rằng "Đỡ vài cái vả ấy!".

Bị đánh gẫy cổ đến chết

Khánh An: Rồi sau khi đi bệnh viện thì tình hình sức khỏe bố chị ra sao?
Chị Kim Tiến: Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn. Gia đình em phải chuyển bố em vào bệnh viện Việt Đức. 
Người ta báo với gia đình em là tình hình bố em hết sức nguy cấp, có thể đi bất cứ lúc nào vì bây giờ liệt hết tứ chi rồi, gây ra liệt hô hấp, gây suy hô hấp và có thể bị sốc tủy, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình hoảng loạn làm đơn đi khắp nơi để cấp cứu nhưng chưa nhận được quyết định gì. 
Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn.
Chị Trịnh Kim Tiến

Sau đó, ông phó công an có xuống trực tiếp làm việc và nhờ giáo sư Thạch mổ cho bố em. Nhưng trước và sau khi mổ, giáo sư và các bác sĩ đều khẳng định là bố em có nguy cơ tử vong rất cao, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình em đang đợi phía bên nhà chức trách phải có câu trả lời với gia đình em.
Khánh An: Xin chị cho biết sau khi vụ việc xảy ra, chính xác là gia đình chị đã gửi đơn kiện vào ngày nào?
Chị Kim Tiến: Chính xác là gia đình em gửi đơn vào ngày mùng 2. 
Khánh An: Vụ việc xảy ra vào ngày 28 phải không?
Chị Kim Tiến: Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8. 
Khánh An: Và trong thời gian ông Tùng nằm viện thì có ai đến thăm không, phía cơ quan công an đấy?
Chị Kim Tiến: Khi người ta chết đi rồi thì phía cơ quan mới có 1, 2 người xuống, chứ trước đấy thì không một ai hỏi thăm gì ạ.
Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Chị Trịnh Kim Tiến

Khánh An: Như vậy, sau khi gia đình chị gửi đơn kiện vụ việc công an đánh người thì đã có trả lời gì từ phía các cơ quan chức năng chưa?
Chị Kim Tiến: Từ ngày 28 đến hôm nay là 9 ngày, thì đến tận ngày hôm kia, trước ngày bố em hấp hối thì chiều tối ngày hôm ấy, 8 giờ tối, cơ quan công an mới có quyết định khởi tố vụ án. Vụ việc hết sức nghiêm trọng nhưng đến 8 giờ tối cơ quan công an mới quyết định khởi tố vụ án và không có quyết định khởi tố bị can. Bây giờ thì đã có quyết định khởi tố bị can nhưng không báo rõ ngày giờ là bao giờ mới khởi tố bị can ra tòa được, mà phải đợi tước danh hiệu của Nguyễn Văn Ninh rồi mới có lệnh bắt giữ. 
Sự việc rành rành, nhân chứng có, bằng chứng có, tất cả mọi việc đầu rõ ràng, tại sao bây giờ không khởi tố được bị cáo mà phải đợi tước các thứ thì rất lâu. Không biết ngày nào, tháng nào bố em mới được giải oan. Bây giờ bố em đã nằm đấy rồi, mổ xẻ các thứ để khám nghiệm tử thi rồi, không hiểu ngày nào bố em mới được yên mồ? Bây giờ đang chờ đợi phía bên công an giải quyết cho gia đình em. Gia đình em oan quá mà không biết kêu ai!
Khánh An: Vâng, cảm ơn chị đã dành chút thời gian để trả lời Đài Á Châu Tự Do. Một lần nữa, xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị.

Theo dòng thời sự:


Gần 400.000 USD giao dịch trái phép bị phát giác


Đây được xem là một trong những vụ giao dịch đôla "chợ đen" có quy mô lớn nhất từng từ bị phát hiện từ trước đến nay.
>Chợ đôla tự do Hà Nội ngừng giao dịch

Theo báo cáo nhanh của Cục Cảnh sát kinh tế (Tổng cục Cảnh sát), vụ bắt giữ được thực hiện tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Hà Nội vào chiều 8/3.

Tại hiện trường, cơ quan công an đã bắt quả tang Dương Thị Thùy Trang và Nguyễn Thị Thu Huyền đang giao cho Nguyễn Ngọc Tuấn và Đào Mạnh Quân số tiền 390.500 USD, và nhận lại khoảng 8,4 tỷ đồng.

Việc bắt giữ cho thấy động thái quyết liệt của cơ quan chức năng trong việc thắt chặt quản lý thị trường ngoại  tệ tự do. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Việc bắt giữ cho thấy động thái quyết liệt của cơ quan chức năng trong việc thắt chặt quản lý thị trường ngoại tệ tự do. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Khi kiểm tra, Tuấn và Quân không xuất trình được giấy tờ được phép mua bán ngoại tệ. Cơ quan công an, do nhận thấy dấu hiệu của việc mua bán ngoại tệ trái phép nên đã lập biên bản, thu giữ và niêm phong toàn bộ số tiền nói trên.

Theo cơ quan an ninh, Trang và Huyền khai nhận là nhân viên Công ty Đầu tư thương mại Khương và Lê, do bà Lê Thanh Hương làm Giám đốc. Số tiền 390.500 USD nói trên là tiền gửi tiết kiệm của bà Hương tại Eximbank Hà Nội và ủy quyền cho Trang và Huyền đi rút để bán. Người mua USD - Tuấn và Quân là nhân viên của tiệm vàng Thành Trung, ở 110 Nguyễn Du (Hà Nội). Giá giao dịch giữa 2 bên, theo khai thác của cơ quan công an, là 21.580 đồng một đôla Mỹ, thấp hơn khoảng 40 đồng so với giá giao dịch chung trên thị trường TP HCM cùng thời điểm. Giá giao dịch tại thị trường tự do Hà Nội sáng 7/3 trước khi đóng cửa là 21.500 - 21.680 đồng.

Cục Cảnh sát kinh tế cho biết đang tiếp tục phối hợp điều tra, xác minh để đề xuất xử lý vụ việc theo quy định pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Bộ Công an về việc thắt chặt quản lý thị trường ngoại tệ, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay (9/3), đại diện Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và Eximbank đều xác nhận sự việc nêu trên. Tuy nhiên, 2 cơ quan này đều cho rằng sự việc không liên đới tới trách nhiệm của ngân hàng vì thực tế số ngoại tệ được rút ra khỏi tài khoản tiết kiệm theo đúng quy định và giao dịch giữa đôi bên chỉ diễn ra sau đó. Ngân hàng Nhà nước thành phố cũng khẳng định đã và đang tiếp tục phối hợp với cơ quan công an để làm rõ và xử lý vụ việc nêu trên.

Nhật Minh - Lệ Chi


Cấm vàng miếng, đi mua vàng nhẫn trơn


10/03/2011 01:25:20
Trước thông tin cấm mua bán vàng miếng trên thị trường tự do, những người dân lâu nay vẫn thường tích trữ vàng miếng đã chuyển sang mua vàng nhẫn trơn từng chỉ hoặc vàng trang sức. Một số khác đem tiền gửi ngân hàng, thay vì giữ vàng

Vắng như… tiệm vàng

Chiều 9/3, dạo quanh những chợ lớn ở TP.HCM như chợ Bến Thành (quận 1), chợ Tân Định (quận 1), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh)… PV nhận thấy: hầu hết các tiệm kinh doanh vàng bạc khá vắng lặng. Nhiều tiệm vàng từ chối giao dịch USD với khách hàng.
 
Cảnh vắng vẻ ở các tiệm vàng chợ Bà Chiểu...
Cảnh vắng vẻ ở các tiệm vàng chợ Bà Chiểu...
 
 
Theo anh M. H, chủ một tiệm vàng ở chợ Bà Chiểu, giao dịch vàng bắt đầu tạm lắng từ cách đây nửa tháng, khi giá vàng chững lại ở mức 37,6 triệu đồng với xu hướng tăng, giảm chậm. Riêng mấy ngày nay, khi có thông tin cấm mua bán vàng miếng, khách hàng thưa thớt hẳn. 

"Từ sáng tới giờ, có 6 khách hàng tới hỏi thì chỉ có 3 người mua, một người mua vàng, hai người mua bạc", anh M. H than thở.
...vả cả chợ Bến Thành
...vả cả chợ Bến Thành
 
Một số khách hàng, thậm chí đã đem vàng miếng đi bán, tuy nhiên số này không đáng kể. "Cũng có thể, đó là những người cần tiền nên đem vàng miếng đi bán hoặc chuyển sang hình thức giữ tiền khác", chủ một tiệm vàng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1 phán đoán.   
 
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, mấy ngày qua thị trường vàng tại TP Huế trầm lắng. Hiện các chủ cửa hàng đang nghe ngóng thị trường, còn khách hàng mọi hoạt động đều dừng lại.

Tại các cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo, trước chợ Đông Ba,khách hàng lui tới mua bán trao đổi vàng vắng bóng. Những chủ cửa hàng ngồi chuyện trò thoải mái. Giá bán ra vàng 9999 tại đây là 3.790 triệu, mua vào 3.730 triệu/chỉ. 

Chủ cửa hàng Nghĩa Tín, trước chợ Đông Ba cho biết: "Mặc dù cửa hàng chúng tôi không buôn bán vàng miếng, chỉ nhận gia công nhưng mấy hôm nay đều vắng khách. Họ đến đây chủ yếu là nhờ gia công, đánh bóng nhẫn, dây chuyền là chính còn mua bán buồn tẻ  lắm". 

s
Các cửa hàng kinh doanh vàng trước chợ Đông Ba vắng bóng khách hàng lui tới, các chủ cửa hàng trò chuyện thoải mái

Một chủ cửa hàng vàng trên đường Mai Thúc Loan nói: "Trước việc cấm mua bán vàng miếng những người tích trữ vàng đều ngừng mọi hoạt động mua bán. Khách mua chủ yếu là những người sắp cưới".

Theo các chủ cửa hàng cho biết ở thành phố Huế lượng người mua bán vàng miếng không nhiều, mặt hàng chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nhẫn, dây chuyền… Thị trường vàng thường ăn theo hai đầu là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Một chủ cửa hàng trước chợ Đông Ba tiết lộ: "Vàng miếng ở đây chỉ mua bán khi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần, lúc đó chúng tôi mới gom hàng rồi về gia công thành miếng, chứ bán ở thị trường ít lắm. Hoặc mua nhưng sau đó làm thành nhẫn, dây chuyền nhưng trong mấy ngày hôm này đều ngừng hết".

Cũng như tình hình mua bán vàng miếng, việc mua bán USD tại các tiệm vàng TP.HCM, Huế khá trầm lắng. Nhiều cửa hàng từ chối giao dịch USD khi khách hàng hỏi. Lo ngại sự kiểm tra gắt gao của các cơ quan chức năng là lý do được nhiều chủ tiệm vàng trần tình về việc này.  

Các cửa hàng trước chợ Đông Ba được xem là nơi mua bán đô la rầm rộ nhất thì trong mấy ngày này rất dè dặt. Tại một số cửa hàng vẫn diễn ra việc mua bán đô la nhưng các chủ của hàng ưu ái cho người quen.

Tại cửa hàng H.Đ (trước chợ Đông Ba, TP Huế), khi thấy khách vào đổi đô la, chủ cửa hàng sẵn sàng, đổi, PV liền bước vào. Thấy vậy, chủ cửa hàng liền từ chối ngay. Mặc dù trong tủ ngoài vàng bạc, một tập đô la vẫn được trưng bày, khách chấp nhận đổi với giá cao nhưng được chủ tiệm giải thích là mấy ngày hôm nay không đổi nữa.

"Ngại" vàng miếng: mua nhẫn trơn, đem tiền gửi ngân hàng
 
Chị T. P, chủ một cửa hàng vàng lớn ở chợ Bến Thành, TP.HCM cho bi "Mấy ngày nay, chủ yếu khách đến hỏi mua vàng trang sức hay nhẫn trơn, rất ít khách hỏi mua vàng miếng".

Chị Nguyễn Thị Na, 42 tuổi (ngụ đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh) có thói quen tích trữ vàng 15 năm nay. Theo "định kỳ", cứ 4 tháng, chị lại mua 1 lượng vàng miếng rồi đem gửi ngân hàng. Chị Na cho hay, đây là cách giữ tiền chị "thích" nhất vì không bao giờ phải lo mất giá như tiền đồng. 

Từ khi có tin cấm mua bán vàng miếng, chị Na đã chuyển sang mua nhẫn trơn. "Mua từng chỉ một thì nhỏ lẻ hơn nhưng so với khi mua vàng miếng, tôi không hề thấy có ảnh gì", chị Na nói. 

Cô Trần Mai Nhiệm 57 tuổi, (đường Thạch Thị Thành, quận 1) cũng cho rằng, cô rất thích tích trữ bằng vàng. Bởi vậy, nếu bị cấm mua vàng miếng, cô sẽ chuyển sang mua nhẫn trơn. 

"Khi con cháu cưới hỏi, tôi thường đem vàng tặng. Khi đau ốm, hoạn nạn, dù nửa đêm vẫn có thể bán vàng lấy tiền, chứ không mất thời gian như đi rút tiền ở ngân hàng", cô Nhiệm giải thích về sự tiện lợi của việc tích trữ vàng.
Vàng nhẫn trơn, trang sức trở thành sự lựa chọn của nhiều người...
Vàng nhẫn trơn, trang sức trở thành sự lựa chọn của nhiều người...

Một cách khác, chị Phương Thanh, 26 tuổi (đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh) kể: tháng 10 năm ngoái, chị mua 1 lượng vàng với giá 31 triệu đồng. Gần đây, thấy giá vàng chững lại ở ngưỡng từ 37,5-37,7 triệu  đồng/lượng cùng với thông tin sẽ cấm mua bán vàng miếng nên chị Thanh quyết định bán vàng đem tiền gửi ngân hàng: "Lãi suất vàng thấp. Trong khi lãi tiền đồng giờ đã lên 14%, nếu đem số tiền bán vàng đi gửi, tính ra mỗi tháng, tôi cũng được 520.000 đồng tiền lãi".

Tuy vậy, theo chị Thanh, ở nhà chị, mẹ và bà chị vẫn giữ nguyên quan điểm tích trữ bằng vàng nhẫn trơn và vàng trang sức, khi có lệnh cấm mua bán vàng miếng.

Phan Tú - Sơn Thủy


Hiệu trưởng Sầm Đức Xương hầu tòa


10/03/2011 06:56:48
Theo dự kiến, sáng nay 10/3, ông Sầm Đức Xương, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang sẽ phải hầu tòa về tội danh "mua dâm người chưa thành niên".
TIN LIÊN QUAN

Hai bị cáo khác là học trò của ông Xương gồm Nguyễn Thúy Hằng (SN 1991, trú tại tổ 8, huyện Vị Xuyên) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (SN 1992, trú tại tổ 10, thị trấn Việt Lâm) cùng bị truy tố tại phiên tòa này về tội "môi giới mại dâm". 

Trao đổi qua điện thoại với PV chiều qua, một lãnh đạo của TAND tỉnh Hà Giang cho hay phiên tòa sẽ được xử kín, báo chí chỉ được tiếp cận khi tòa tuyên án.

Trước đó, tháng 11/2009 tại phiên sơ thẩm, TAND huyện Vị Xuyên tuyên phạt Sầm Đức Xương 10 năm 6 tháng tù về tội "mua dâm người chưa thành niên". Còn Hằng bị phạt 6 năm tù, Thúy bị phạt 5 năm tù về tội "môi giới mại dâm". Ngày 1/2/2010, TAND tỉnh Hà Giang sau khi tiến hành xét xử phúc thẩm đã tuyên hủy án để điều tra lại từ đầu. 

(Theo Thanh niên)

# Trung Ta' Co^ng An Dda'nh Che^'t Da^n Ta.i Ha` No^.i

Mong rằng, qúy anh chị em, sau khi nhận được bài viết này, hãy phổ biến trên các mạng để chúng ta cùng đòi hỏi công lý cho nạn nhân Trịnh Xuân Tùng. - Cám Ơn Nhiều -
 
 
# Trung Tá Công An Đánh Chết Dân Tại Hà Nội

Theo những dữ kiện đã xảy ra vào năm 2010, tổng số những người dân đã bị đánh chết tại đồn công an là 15 người. Đã có qúa nhiều than oán của gia đình các nạn nhân để tìm công lý cho người thân của họ đã mất đi, nhưng gần như sự việc vẫn không được giải quyết, ngoại trừ trường hợp một nạn nhân là anh Nguyễn Văn Khương bị tên thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp đánh chết đi vì không mang nón an toàn. Tên Nghiệp này bị xử 7 năm tù ở, chẳng phải tòa án ở tỉnh Bắc Giang đã tìm công lý cho anh Khương, nhưng vì Nhà cầm quyền muốn làm êm dịu đi sự phẫn nộ của người dân ở tỉnh Bắc Giang, khi có hàng chục ngàn dân đã nghe tiếng trống kêu oan nên cùng tham gia biểu tình với thân nhân của nạn nhân, trong việc mang quan tài đến Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang. Qua những sự kiện này chúng ta cùng khẳng định, luật pháp nước CHXHCNVN chỉ là luật của loài đại thử (kangaroo court), chính xác hơn, loại luật pháp bất công, không bao giờ binh vực cho quyền lợi của người dân, mà binh vực cho Đảng, vì công an phục vụ cho Đảng. Ngay cả tên Nghiệp bị xử 7 năm tù này, có ai biết ông ta hiện giờ đang bị giam ở đâu? Hay ông ta đã ra khỏi nhà tù và đang tiếp tục công việc đang ở một nơi nào đó? Nên nhớ, ở VN còn có dịch vụ chui là ở tù giùm, nên những tên tai to mặt lớn thường nhỡn nhơ ở ngoài vòng pháp luật, dưới sự bao che của Đảng.
Trên là hình ảnh, chứng tích ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh đập dã man. Hãy nhìn kỹ cái bụng trương nước có vết đánh ngang bụng và những vết đỏ bầm cánh tay.


Ngày hôm nay, lại thêm một trường trường hợp công an và dân phòng đã đánh chết người một cách dã man. Người có hình ảnh cổ bị băng bó, là ông Trịnh Xuân Tùng đã bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh và một số dân phòng tham dự cuộc đánh hội đồng.
Theo sự việc kể lại, vào ngày 28/2/2011, ông Tùng đi xe ôm do ông Hùng-xe-ôm chở ra bến xe Giáp Bát để ông có thể đón xe đò đi vào Nam mua gà chọi. Khi xe đến nơi, ông Tùng ngồi trên xe nhưng đã lấy nón an toàn ra khỏi đầu vì muốn gọi điện thoại cho một người bạn. Ngay lúc ấy, trung tá Ninh tiến đến chận đầu xe, rút chìa khóa xe và bắt xử phạt ông Hùng-xe-ôm đã chở ông Tùng không mang nón an toàn. Ông Hùng-xe-ôm tranh cãi, nói ông không làm gì sai cả và không chịu nộp phạt, vì cho rằng xe đang ngừng máy, không có chạy, nên không cần đội nón an toàn. Hai bên cãi qua cãi lại, thì tên trung tá Ninh nóng giận dùng 2 tay bóp cổ ông Hùng-xe-ôm. Thấy thế ông Tùng đã gỡ tay ông trung tá Ninh ra và nói: "ông là công an mà ông hành dân, bắt người ta rồi còn đánh người ta à" và ông Tùng chịu trách nhiệm đóng phạt thay cho ông Hùng-xe-ôm. Theo lời tường thuật của một cô bán hàng (*3), có sự điều đình về tiền bạc, khi trung tá Ninh đưa ra mức phạt 150 ngàn tiền Hồ và ông Tùng đã mặc cả 100 ngàn, nhưng ông Ninh đã không đồng ý. Lời qua tiếng lại sau đó, ông Ninh đã dùng dùi cui, roi điện đánh đập ông Tùng, sau đó còn kêu thêm 5-6 dân phòng đứng gần đấy, hè nhau kéo vào đánh hội đồng Tùng. Họ đánh vào đầu, vào gáy, vào lưng đến lúc ông Tùng không còn cử động vì bị gẫy cột sống tại cổ, tứ chi không còn di chuyển được, ông Tùng nằm bất động, nhưng họ vẫn còng hai tay lại vào một gốc cây. Có người đã xin cho ông Tùng đi bịnh viện, nhưng ông trung tá Ninh đã không cho, mà gọi xe đồn công an mang về trụ sở công an.
 
Khi biết được hung tin, cô con gái lớn của ông Tùng là Kim Tiến, đã mang phở đến đồn công an để cho ông ăn, nhưng người ta không cho mang vào, lúc đó ông Tùng còn đủ bình tỉnh để kể hết sự việc xảy ra cho đứa con gái. Đỉều qúa ư tàn nhẫn là công an đã không chở ông Tùng đến bịnh viện, khi ông đã bị gẫy cột sống, theo như tờ Đơn Tố Cáo Và Kêu Cứu Khẩn Cấp (*4) của bà Nguyễn Thị Cúc, 90 tuổi, là mẹ ruột của nạn nhân. Sau này, ông Tùng được chở đến bịnh việt Bạch Mai, nhưng có lẽ không đủ phương tiện giải phẩu, nên được chở đến bịnh viện Việt Đức và mất lúc 6:25 sáng thứ ba, ngày 8/3/2011, coi như sau 8 ngày kể từ lúc bị công an đánh.  Theo lời kể lại của Kim Tiến (*1), cô ta đã vuốt mặt cha cô nhưng mắt ông không thể nào nhắm được. Cô đã có lời hứa quyết tâm đòi công lý cho tới cùng, không thể dừng lại khi chưa giải oan được cho cha cô. Riêng mẹ của cô hiện tại như người đã mất trí, ai hỏi gì cũng ngớ ngẩn ra, có lẻ vì qúa đâu khổ trược sự ra đi đột ngột của chồng mình. Bà nội cô, tức bà Cúc ngất lên ngất xuống, riêng cô vẫn còn căm hận khi bọn công an đã không cho phép cô được mang phở đến cho bố cô, và cô đã nói: "ba cô chết đi thành ma đói". Riêng về phía Nhà cầm quyền, Công An vẫn chưa có một người nào đến nhà cô để chia buồn đối với sự mất mát qúa lớn của gia đình nạn nhân, mà nguyên nhân nắm chắc là do sự làm việc cồn đồ và tắc trách của công an. Theo cô Kim Tiến cho biết, hàng ngàn hộ dân đang sống ở gần khu vực của cô, họ đã vô cùng bức xúc và phẫn nộ khi biết sự việc xảy ra và đòi hỏi ông Tùng phải được giải oan.
Xác ông Tùng còn đang ở trong phòng lạnh của bịnh viện Việt Đức và đang chờ đợi được giám định y khoa về cái chết của ông.
 
 
Ngày 9 tháng 3 năm 2011
Xin phổ biến tự do

(*1) Phần ghi âm phỏng vấn của phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH với cô Kim Tiến, con gái lớn của nạn nhân, trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dâ Chủ: http://www.sendspace.com/file/s8rf8h
 
(*2)

Bác sĩ nói gì…..????_trước khi mổ:

"2 đốt sống này giờ nó ko còn thẳng với nhau nữa, cái xương này chèn vào dây thần kinh,dây thần kinh nó bị liệt, lúc mổ sẽ cố gắng đưa nó về gần như bình thường, mà cái đĩa đệm ở khoảng trống, nó dc đẩy đi để giải phóng chèn ep, và lấy miếng xương ở dưới xương chậu đặt vào đấy,xong cố định bằng nệp vít. Tóm lại là giải phóng chèn ép và cố định cột sống. Đáy là phương án mổ bây giờ nếu gđ đồng ý"..

_hỏi tỷ lệ tử vong:

"bệnh này nó nặng, thật ra thì theo bản thân cái chỗ tủy này, chỗ này chi phối từ cái hô hấp, khi chi phối hô hấp tức là nó tổn thương cơ hoành, và các cơ nang tuần. Sau khi mổ kể cả chúng tôi có giải phóng chèn ép rồi, chúng tôi cố định rồi thì cái thần kinh ở đây vẫn gây liệt hô hấp. Hậu quả của quá trình liệt là bệnh nhân sẽ tắt nghẽn mạch phổi, gây ra suy hô hấp, phải thở máy, bệnh nhân nhiều khả năng sẽ bị viêm phổi, và cái tử vong đầu tiên gọi là nhiều là tử vong vì viêm phổi, cái thứ 2 là do liệt tứ chi cho nên đây là cuộc phẫu thuật rất lớn, nên có thể tử vong kèm theo như tử vong tổn thương thực quản, tổn thương mạch máu ,thậm chí là bệnh nhân nằm lâu, ko cử động dc có thể tắt mạch. Tóm lại là tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ hồi phuc cũng là rất thấp, tôi ko muốn nói nhưng những trường hợp thế này là rất rất rất thấp, tức là sau khi mổ bệnh nhân vẫn liệt tứ chi, đại tiểu tiện ko biết gì.,.nếu ko mổ thì sao, ko mổ thì đừng nghĩ nguy cơ nó ít, ko cố định lại và nguy cơ sẽ nặng lên và sẽ suy hô hấp …..

_hỏi nếu ko mổ thì sống dc bao lâu?

Ko nói trước dc, có thể ngay đêm nay bệnh nhân suy hô hấp, phải đặt ống, thậm chí đặt ống xong rồi, mạch nó trụy, dùng thuốc ko lên dc thì thôi chấp nhận,"

_hỏi:nếu mổ thì cơ cứu sống dc nhiều hơn hay ko mổ sống dc nhiều hơn…

Về mặt chuyên môn, chúng tôi bao giờ cũng mong muốn mổ để cho bệnh nhân vượt qua dc giai đoạn này nhưng tỷ lệ sẽ ko nhiều hơn dc là bao, thật sự là như thế và đặc biệt là cái mình mong muốn là hồi phục liệt là thấp. Chúng tôi rất buồn vì điều đó, mặc dù có mổ nhưng thực tế diễn ra là rất khó, tôi ko muốn nói là ko nhưng mà hứa thì tôi ko dám hứa. Hiện tại mổ hay ko mổ thì tỉ lệ tử vong là cao vì bệnh nhân đã bị liệt hô hâp rồi. Chúng tôi quyết tâm lắm, cộng thêm may mắn nhất định may ra vượt qua dc…

Bs tiến…

____sau khi mổ:

Ban đầu ông biết, thế nhưng cái vận động và cảm giác tứ chi là ko chưa phục hồi, bây giờ là chấn thương ở đoạn cổ trên này, có hồi phục dc hay ko thì phải đợi. Có hồi phục dc hay ko và hồi phục và đến bao giờ mới hồi phục?

_hỏi: sau khi mổ kết luận của bs là tủy có bị dập ko?

Tủy thì có thể nhiều khi người ta chỉ có thể nhìn thấy phía bên ngoài màng tủy thôi,còn bên trong thì ko nhìn thấy dc…thế thì thường theo kinh nghiệm của tôi,chấn thương cột sống thì cực kì nan giải, và lâu dài. Thế nhưng trc hết là phải vượt qua cơn cấp đã, cơn cấp hiện tại là ông đang dc điều trị bằng máy thở, thứ 2 là về cái mạch là đang phải dùng thuốc trợ tim.

_hỏi: thế sau này bệnh nhân có thể thở dc bằng đường phổi ko?.

Đấy mới là mục tiêu trước mắt là phải tháo bỏ ống thở ra để tự thở.

_hỏi:khả năng hồi phục thở bằng đường phổi có thể ko?

Cái khả năng ấy đại khái là ko thể nói dc 100 %,có thể là có vì theo kinh nghiệm của tôi, cũng có bệnh nhân thế này thở lại bằng phổi, nhưng tất nhiên là ko phải bệnh nhân nào cũng có thể như thế, thế thì với 1 tình trạng khó và nó nặng như thế này chúng tôi ko dám nói, khẳng định 1 cái gì cả.

_hỏi:nhưng theo bs thì bệnh nhân đã qua dc cớn nguy kịch hoàn toàn chưa?

CHƯA…CHƯA QUA CƠN NGUY KỊCH, HOÀN TOÀN CHƯA QUA CƠN NGUY KỊCH vì còn dùng thuốc trợ tim tương đối cao và thở máy đến giờ là oxy 60%, bình thường người ta hít thở khí trời là 20,5% thôi, thế nhưng giờ ông ý cần gấp 3 người bình thường. Tất cả những cái đó phải hạ xuống thì mới bắt đầu qua cơn nguy kịch. HIỆN TẠI BÂY GIờ TÌNH TRẠNG LÀ NGUY KỊCH, oxy của ông ý gần như là 100 %, 60% rồi. Cái thứ 2 là tim của ông ý, nếu ko có thuốc trợ tim thì chỉ 50%...

_hỏi:thế tình trạng cảu ông bây giờ ngừng ăn là như thế nào?

Ngừng ăn là vì ruột ko chứa dc, bụng chướng giảm dần đi thì mới ăn dc, chúng tôi có thể cho ăn nhưng bản thân của chấn thương cột sống gây ra liệt ruột, ăn vào bệnh nhân ko chịu dc, ruột phồng lên, bệnh nhân ko chịu dc sẽ nguy kịch. Giảm lượng ăn đẻ tăng đường truyền là quan trọng nhất.

_Hỏi:trước 1 số chỗ còn 1 chút cảm giác, giờ ko còn cảm giác, ko biết gì nữa?

Nhiều khi là phải cho ông ý an thần bằng máy, bây giờ ko phải hỏi ông ý trả lời lúc nào cũng là đúng đâu…như vậy theo ý kiến thì BENH NHÂN KO NHỮNG KO TỐT LÊN MÀ CÒN XẤU ĐI.

Bs Quyết

(*3)

Người dân nói gì….

_Một chị tại nơi xảy ra sự việc:"cháu ý, hôm đấy cháu đứng trước cửa nhà

Nên là cháu cũng ko nhìn rõ lắm đâu nhưng cháu biết dc cái gì thì cháu nói với bác. Thi hôm đấy, cái ông "tóc bạc" ấy có mặc cả với a NINH là 100.000d, lấy 100.000d thôi, a NINH ko nghe, ko đồng ý, mà phải đủ 150.000d…nói thẳng ra là lúc ấy xong cháu nhìn ra là ông tóc bạc đã nằm dưới đất rồi, nằm dưới đất nằm kiểu nằm úp thế này này…thế xong rồi tay bị bẻ ra đằng sau, nhìn thấy a NINH bẻ tay ông ý ra đằng sau, thì thấy ông ý ko hề chống cự lại, ông ý cứ nằm im như thế…thế cong rồi lúc ấy cũng nhìn thấy như thế, nhưng xung quanh mọi người thấy đông đông mà chẳng biết ai vào với ai, cháu còn phải bán hàng, lúc cháu đi ra ngoài cửa thì cháu đã nhìn thấy xe thùng đỗ ở đấy rồi, đưa ông ta lên lúc nào thì cháu cũng chẳng để ý vì cháu mải bán hàng, nhân viên nhà cháu lúc ấy đi ngủ hết ko có ai…biết người đấy là ông NINH làm ở phường thế thôi…chứ còn cháu ko nghĩ là sự việc lại nghiêm trọng như này…vì cái ông đấy tóc bạc bạc mà, có tuổi rồi, như người ta bẻ tay ra đằng sau thì phải kháng cự lại, hoặc là kêu lên hay làm cái gì đấy, mà ông đấy thì tỏ ra là ko có kháng cự lại, ông cứ nằm thẳng cẳng, nằm im thôi…"_

_Một chú tại nơi xảy ra sự việc:

"a nói luôn cho e này, a nói luôn này, pháp là pháp lệnh, mệnh lệnh là luật pháp của nhà nc đúng ko?.tao chịu tội đến đâu, tao sai đến đâu, nhà nước phạt tao đến đấy, chứ còn mày đéo có quyền đánh tao, nói thế cho nó lành, mình nói luôn đúng luật pháp là như thế ",còn mình phải biết thế này này, ở đấy ý, thì nói thật sụ với e mà nói luôn,người ở đây nhé ,người ta cũng biết, e hỏi đi từ đây đến chỗ này nhớ, ra đến đầu kia, từ bắt đàu từ cái cổng này cho đến chỗ hàng tôm tươi sống này, 1000 người dân thì 1000 người dân người ta bức xúc nhưng mà nói thực sự là đéo dám nói, tại sao người ta biết sự thật hẳn hoi mà người ta đéo dám nói luôn, tại vì người ta đéo quay phim chụp ảnh dc, bây giờ người ta nói ra là dm nó triệt miếng cơm manh áo cả nhà người ta thì ai, đéo ai người ta dám nói. Anh nói thật,đúng là a nói đúng"…

"có khóa, khóa số 8 rồi, bất khả kháng rồi, nói chung là chúng nó sai ở chỗ này này, người ta bất khả kháng rồi, chúng nó còn khóa còng số 8, nói thế cho nó nhanh, nằm yên đấy. Thế xong rồi có thằng mặc áo comple bảo đẻ nó gọi 115 đưa đi cấp cứu, nhưng xong rồi chúng nó gọi cái xe thùng của phường ra đưa ra đồn, nghĩa là phải hiểu theo luật pháp, bất khả kháng rồi là ko có quyền khóa người ta cả, nhưng đây nó vẫn khóa giật cánh khuỷu nằm im kia kìa…nó ko còn sức kháng cự nữa, bất khả kháng rồi, khống chế đánh cho tung dái lên rồi thì còn đéo gì nữa"..

"đến cổng có cái ô kia kìa thì thằng ôn con nó đi đuổi đến đấy, đang là là nghe điện thoại thì thằng NINH trung tá nó đỗ lại, xe còn dật số, chưa đưa vào e bên này dc thì bọn trật tự đã ra khống chế rồi, làm sao đã cãi dc, làm sao đã chửi nó dc, làm sao đã ẩu đả dc, thì dm mày thấp cổ bé họng là nó phệt luôn chứ còn gì nữa, nói thế là hiểu ,tôi chỉ nói thế thôi"…

"ông cao cao bảo gọi 115 đưa đi cấp cứu, thế nhưng 1 lúc sau xe thùng nó đưa ông ý đi rồi"…

 
(*4) Đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp của bà Nguyễn Thị Cúc, mẹ nạn nhân

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------o0o-------

Hà Nội, ngày 8 tháng 03 năm 2011

Đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp

(V/v ông Cảnh sát Nguyễn Văn Ninh và một số dân phòng Phường Thịnh Liệt - Quận Hoàng Mai - Hà Nội đánh trọng thương con trai tôi (Trịnh Xuân Tùng), sinh năm 1958, trú tại 525 Trần Khát Chân - P. Cầu Dền - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội, cùng ông cảnh sát trực ban Phường Thịnh Liệt làm việc quan liêu cửa quyền coi thường tính mạng người dân đã cố tình cản trở việc cấp cứu khiến con trai tôi bị chết)

Kính gửi:

Thưa Quý Cơ quan!

Tôi tên là: Nguyễn Thị Cúc- Sinh năm: 1923

Trú quán tại số nhà: 525 Trần Khát Chân - P. Cầu Dền - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Là mẹ đẻ ông Trịnh Xuân Tùng, người bị Cảnh sát Nguyễn Văn Ninh và dân phòng P. Thịnh Liệt đánh trọng thương ngày 28/02/2011 cùng ông cảnh sát trực ban Phường Thịnh Liệt đã cố tình cản trở việc cứu người khiến con trai tôi là Trịnh Xuân Tùng lâm vào tình trạng nguy hiểm.
Bằng đơn này, tôi xin tố cáo và kêu cứu khẩn cấp việc ông Nguyễn Văn Ninh, Công an phường Thịnh Liệt cùng một số dân phòng phường Thịnh Liệt đánh trọng thương con trai tôi, đến ngày 8/3/2011 con tôi bị chết như sau:

Vào hồi 16h30 ngày 28/02/2011, một người phụ nữ đến nhà tôi báo tin con trai tôi tức ông Trịnh Xuân Tùng bị Công an phường Thịnh Liệt đánh rất dã man, liệt cả hai chân, hai tay và bảo gia đình tôi lên ngay không thì ông Tùng chết mất.


Gia đình tôi đến nơi, Công an trc ban không cho chúng tôi vào gp chỉ nghe thy tiếng con trai tôi kêu rên hết sc đau đớn "anh b đánh đau quá, chân tay không c động được, đưa anh đi cp cu đi, không anh chết mt". Gia đình tôi khn khon xin các anh Công an cho gia đình tôi đưa con tôi đi cp cu nhưng Công an phường không đồng ý và cũng không cho vào thăm con và nói: "ông ấy gỉa vờ ăn vạ đấy".

Thưa Quý cơ quan!

Gia đình tôi đã được nghe tường tn s vic ông Nguyn Văn Ninh, Công an phường Thnh Lit cùng vi dân phòng phường đánh con tôi qua li k ca con tôi và các nhân chng là ông Phm Quang Hùng, s đin thoi 01654204443, trú ti s nhà 14, ngõ 26, ph Kim Hoa, phường Phương Liên, qun Đống Đa, Hà Ni; ông Bch Chí Cường, s đin thoi 0927005663, trú ti s 1, đường Gii Phóng, phường Phương Mai, qun Đống Đa, Hà Ni; ông Nguyn Đức Minh, s nhà 466, ph Lê Dun, Hà Ni, c thể là:

Hồi 15giờ 10 phút ngày 28/02/2011, ông Phạm Quang Hùng chở con tôi bằng xe máy đến Bến xe Giáp Bát. Khi đi vào bến, ông Hùng dừng xe, con tôi có bỏ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại. Lúc đó, ông Nguyễn Văn Ninh, Công an phường Thịnh Liệt đang đứng bên đường lao vào chộp xe, giật chìa khoá và kéo xe vào sát bên đường. Ông Ninh bảo ông Hùng có lỗi là không đội mũ bảo hiểm nhưng ông Hùng không chấp nhận lỗi đó vì lúc con tôi để gọi điện thoại là xe đang đứng yên một chỗ, không tham gia giao thông trên đường. Con tôi ngồi đằng sau có nhận là sai nhưng ông Ninh công an gạt đi, không nói chuyện với con tôi mà cứ đôi co với ông Hùng rồi túm cổ áo ông Hùng. Trước sự việc đó, con tôi có gạt tay anh Ninh ra và nói anh là Công an, anh không thể xử sự như vậy được. Ngay lập tức, ông Ninh gọi thêm ba bốn người dân phòng đứng ở bên trong lao vào đánh con tôi. Một anh công an và hai người dân phòng giữ ông Hùng lại còn ông Ninh dùng dùi cui phang vào gáy con tôi, một số dân phòng khác lao vào đánh đấm, dùng chân đá thúc vào bụng, khoá trái tay con tôi và gọi xe ô tô của phường đưa con tôi về đồn. Con tôi đã 54 tuổi sức yếu, lại chỉ có một mình nên không chống cự nổi. Khi con tôi được đưa vào trong đồn, Công an không cho người nhà vào, vứt con tôi nằm trên ghế mặc cho con tôi liên tục kêu rên. Khoảng 16 giờ, ông Nguyễn Đức Minh là người thân quen với gia đình tôi có đến thăm thì thấy con tôi nằm nghiêng trên ghế, đầu ngả về một bên, mồm sùi bọt mép, tay vẫn bị còng, cả hai chân tay đều bị liệt, không cử động được. Ông Minh và gia đình tôi yêu cầu Công an phải cho gia đình tôi đưa con tôi đi cấp cứu nhưng không được. Đến tận 9 giờ30' tối, Công an mới đưa con tôi đi cấp cứu trên xe tải của phường, tay con tôi bị còng khóa vào thành xe, ngươì nhà bị đuổi xuống không được đi cùng trên xe.

Con gái tôi còn kể: "Bọn họ tàn nhẫn lắm, khi anh Tùng mệt kêu cứu, kêu khát nước, cháu Tiến đã đi mua nước cho anh Tùng con đứng tại cửa Phường (vì không được Cảnh sát trực ban cho vào) còn nghe thấy anh Tùng kêu da diết: "Tôi đau quá, đỡ tôi dậy với", thì có một anh Công an đứng đấy đã nói rằng: "Khi nảy mày còn to mồm lắm cơ mà, giờ này mày còn kêu đỡ, ai đỡ cho mày, có mà đỡ cho mấy cái vả vào mặt mày đấy". Nói xong anh này đi ra cửa cùng một người nữa phóng xe máy đi, cũng lúc ấy cháu Tiến đi mua nước về giáp mặt hai anh Công an này, cháu đã bảo con người đi xe máy kia là người đánh bố cháu đấy. Có mặt con tại đấy mà họ còn không nể hà đe dọa đánh anh con. Hơn nữa đúng thời điểm ấy anh con sức tàn lực kiệt rồi kêu lên với con và cháu rằng: "Em ơi cứu anh với, con ơi cứu bố với, mau đưa anh đi cấp cứu đi không anh chết mất". Một lần cuối cùng con đã khẩn khoản mặc cả với họ (Cảnh sát trực ban): "Anh hãy giải quyết cho người nhà tôi được đi cấp cứu đi, mạng sống con người là quan trọng, người nhà tôi đúng sai tôi chưa rõ, còn nếu người nhà tôi sai người nhà tôi phải chịu trách nhiệm với pháp luật". Anh ta nói: "Cơ quan đang bận làm việc và còn phải họp không có người ,khụng thể chở được ."


Thưa Quý Cơ quan!


Những kẻ hành hung con trai tôi và Cảnh sát trực ban là đồng nghiệp cùng công tác tại Phường đã bao che nhau. Kẻ đánh con tôi trọng thương, người trì hoãn cản trở việc cứu người để đến khi con tôi quằn quại đến đau sức tàn lực kiệt, đến khoảng 21h30' mới cho con trai tôi được đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến 19h ngày 01/03/2011 vì con trai tôi đã quá nặng nên chuyển lên Bệnh viện Việt Đức, tại bệnh viện Việt Đức bác sĩ đã cho biết con trai tôi bị gãy 2 đốt sống cổ (đốt số 4 và số 5), liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp phải thở bằng máy, nguy cơ tử vong cao, cho dù y học có cần phẫu thuật gấp, cho dù có cứu sống con tôi được, song con tôi sống cũng như chết vì liệt cả tứ chi và sống thực vật.

Thưa Quý Cơ quan!

Tôi năm nay gần 90 tuổi, trẻ cậy cha già cậy con, tôi nay đã gần đất xa trời, nương tựa vào con cháu lúc tuổi già sức yếu, khi trái nắng khi trở trời, lúc ốm đau miếng cơm hụm nước ai là người chăm sóc tôi đây. Mất mát nào to lớn hơn thế này, thương đau nào đem đến cho tôi và toàn thể gia đình tôi đến như vậy. Trong khi thực tế, con trai tôi là một người công dân hiền lành, chất phát, là một người mạnh khỏe và là trụ cột là thành phần lao động chính đang phải phụng dưỡng mẹ già, nuôi vợ và hai con nhỏ, giờ phút này gặp phải tai ương đang thập tử nhất sinh, tôi không biết mai này tôi sống ra sao, con dâu và cháu tôi nương tựa vào đâu, các cháu nội tôi liệu có khả năng tiếp tục ăn học không.

Tôi vô cùng bc xúc vì hành vi trái pháp lut, coi thường tính mng con người ca kẻ côn đồ mặc áo công an NGUYN VĂN NINH và mt s dân phòng phường Thnh Lit. Tôi thiết nghĩ Công an là nhng người được Nhà nước giao trng trách bo v nhân dân. Ngược li, tên Nguyn Văn Ninh và dân phòng phường Thnh Lit đã li dng sc mnh, quyn lc mà Nhà nước giao cho đánh đập người dân lương thin hết sc dã man chỉ vì 150 ngàn tiền phạt vạ, chỉ vì bỏ mũ bảo hiểm khi xe dừng mà vén ngay trên xe. Vậy công lý ở đâu, pháp luật ở đâu cứu gia đình tôi, cứu tính mạng con tôi với, họ đánh con tôi liệt cả tứ chi mà vẫn còng, vẫn xích, con tôi chết oan, chết uổng qúa, chết không nhắm mắt được mắt.

Vì những trình bày nêu trên, tôi làm đơn này xin tố cáo và kêu cứu khẩn cấp tới Quý cơ quan về hành vi đánh chết người của ông Nguyễn Văn Ninh, Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội và đồng bọn. Kính đề nghị Quý cơ quan, nhân danh pháp luật, nhân danh sự công bằng và lẽ phải giúp đỡ gia đình tôi, khởi tố hình sự ông Nguyễn Văn Ninh, Công an phường Thịnh Liệt và các dân phòng phường về hành vi cố ý gây thương tích nghiêm trọng , buộc ông Nguyễn Văn Ninh và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi đã gây ra.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Kính đơn

Nguyễn Thị Cúc