Thứ năm, 05/05/2011 08:35 | |
Kỳ 2: "Bị đơn" chỉ đạo kiểm điểm "nguyên đơn" (CATP) Kể từ khi vụ tranh chấp xảy ra, với tư cách là Chủ tịch UBND tỉnh Long An, ông Dương Quốc Xuân đã ký hàng loạt công văn, quyết định xử lý... Hầu hết các văn bản đều "có vấn đề" nên sau khi ban hành, Chủ tịch Xuân phải ký thêm nhiều quyết định mới để điều chỉnh, thay thế hoặc hủy bỏ. Vụ tranh chấp đã bị lèo lái, làm lệch hướng ngay từ đầu. Khi chưa nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề thì có ký bao nhiêu văn bản cũng chẳng giải quyết được gì, trái lại còn làm cho vụ tranh chấp thêm phức tạp, kéo dài... UBND TỈNH XỬ LÝ... "TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ" Ngay khi vụ tranh chấp vừa xảy ra giữa chủ đầu tư Cụm công nghiệp Long Định - Long Cang là Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Long An (gọi tắt là LICO) với nhà đầu tư thứ cấp là Công ty TNHH dịch vụ - thương mại - vận tải Tân Lợi Lợi (Cty Tân Lợi Lợi), UBND tỉnh Long An đã vào cuộc. Ngày 30-8-2006, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Dương Quốc Xuân ký công văn 4159/UBND-KT về việc "xử lý tranh chấp hợp đồng kinh tế". Trong văn bản này, ông Xuân khẳng định LICO là chủ đầu tư dự án. Ngày 16-3-2007, Chủ tịch Xuân ký quyết định (QĐ) 716/QĐ-UBND hủy bỏ vai trò chủ đầu tư dự án của LICO và tách dự án ra làm ba với lý do "xảy ra tranh chấp". Sau khi ban hành QĐ trên, ông Xuân nhận ra việc UBND tỉnh Long An ban hành QĐ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa LICO với Cty Tân Lợi Lợi và Năm Sao không đúng. Thay vì thu hồi hủy bỏ thì ngày 20-9-2007, ông Xuân ký QĐ 2433/QĐ-UBND "sửa đổi" QĐ 716". Cụ thể, từ "tranh chấp" sửa lại thành "theo đề nghị của LICO tại công văn số 213/CV.CKXDLA ngày 1-11-2006". Tài liệu thể hiện rõ: tranh chấp giữa LICO và Cty Tân Lợi Lợi xảy ra khi doanh nghiệp này từ chối bỏ tiếp vốn vào dự án. Với tư cách là chủ đầu tư, LICO phải tìm mọi cách để dự án không bị gián đoạn. Do gặp khó khăn về nguồn vốn, Hội đồng quản trị LICO thống nhất đề xuất việc tách dự án bằng công văn 213/CV.CKXDLA với bốn điều kiện bắt buộc. Trong đó, các đối tác phải đồng ý với các chi phí liên quan đến dự án được cũng như chi phí tái định cư và phải thống nhất việc phân chia các khoản chi phí này trước khi tách dự án. Còn nữa, các đối tác phải chuyển cho LICO số tiền lợi nhuận từ dự án là 7,5 tỷ đồng... Tại cuộc họp tổ chức ngày 20-12-2006, các bên không thỏa thuận được việc phân chia chi phí đầu tư. Ngày 31-1-2007, LICO có văn bản không chấp nhận tách dự án, yêu cầu chuyển vụ tranh chấp sang tòa án giải quyết. Do đó, ông Xuân vịn vào công văn 213/CV.CKXDLA để làm lý do tách dự án khi các bên chưa đạt được sự thỏa thuận là không đúng. Song hành với việc ký ban hành nhiều QĐ xử lý tranh chấp hợp đồng kinh tế, ngày 8-8-2007, Chủ tịch Dương Quốc Xuân ký công văn số 3910/UBND-TH nêu rõ nội dung: "Giao giám đốc Sở Nội vụ tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm vai trò đảng viên, Chủ tịch HĐQT LICO được nhà nước giao làm chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty, nhưng lại khiếu kiện QĐ hành chính của UBND tỉnh". Chủ tịch HĐQT LICO Nguyễn Văn Liên bức xúc: "Tôi không có rỗi hơi để đi kiện tụng, vừa tốn công vừa hao tổn sức khỏe tinh thần. Do bị ép tới cùng đường, tôi mới đại diện LICO đi tìm công lý. Việc làm này nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông của LICO, trong đó nhà nước sở hữu tới 30% vốn là cổ đông lớn nhất (đã cổ phần hóa 100% năm 2008)". Sau khi xem xét, Huyện ủy Bến Lức (nơi ông Liên sinh hoạt Đảng) không kiểm điểm vì ông Liên không vi phạm tư cách đảng viên.
Ông Nguyễn Văn Liên cùng các văn bản do Chủ tịch Dương Quốc Xuân ký THOẢI MÁI BAN HÀNH, VÔ TƯ HỦY BỎ! Việc UBND tỉnh Long An, cụ thể là Chủ tịch Dương Quốc Xuân can thiệp vào tranh chấp hợp đồng kinh tế dẫn đến khiếu nại gay gắt của LICO. Hơn ai hết, Chủ tịch Xuân đã nhận ra những "lỗ hổng" quá lớn từ những văn bản đã ban hành. Ngày 10-3-2008, ông Xuân ký công văn gởi TAND tỉnh Long An, nêu quan điểm: "UBND tỉnh Long An giao LICO làm chủ đầu tư dự án, sau khi đầu tư hạ tầng xong giao lại cho UBND tỉnh thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật. UBND tỉnh sẽ thanh toán chi phí đầu tư và quyết định lợi nhuận dự án trên cho LICO". Ngày 21-5-2008, ông Xuân ký liền hai QĐ thu hồi hai QĐ 1171 và 1174/QĐ-UBND, cũng do ông Xuân ký ngày 27-4-2007, về việc giao gần 380.000m2 đất cho hai công ty Tân Lợi Lợi và Năm Sao. Tuy nhiên, ông chủ tịch lại "quên" thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh cấp cho hai công ty này. "Tiến thêm một bước", ngày 26-6-2008, ông Xuân ký QĐ 1690/QĐ-UBND hủy bỏ hai QĐ 716/QĐ-UBND và 2433/QĐ-UBND cùng công văn 845/UBND-KT "xẻ" cụm công nghiệp thành ba. Lý do hủy bỏ: vì "chưa phù hợp với các quy định của pháp luật". Ngày 27-6-2008, ông Xuân ký tiếp QĐ 1714/QĐ-UBND thay thế QĐ1690/QĐ-UBND vì ghi nhầm thời gian. Như vậy, sau khi ban hành hàng loạt văn bản sai trái, ông Dương Quốc Xuân đã chủ động ký nhiều QĐ thu hồi. Do UBND tỉnh Long An hủy bỏ các văn bản xử lý vụ tranh chấp nên LICO rút đơn khởi kiện hành chính; giữ nguyên khởi kiện Cty Tân Lợi Lợi và Cty Năm Sao. Tại phiên sơ thẩm vụ án "tranh chấp hợp đồng đầu tư" ngày 4-9-2008, TAND tỉnh Long An tuyên: LICO vẫn là chủ đầu tư dự án; buộc Tân Lợi Lợi và Năm Sao khôi phục lại tình trạng ban đầu, giao lại mặt bằng cho LICO; LICO phải hoàn trả lại phần tiền mà Tân Lợi Lợi và Năm Sao đã góp vốn từ trước... Vụ án được TAND tối cao tại TPHCM đưa ra xét xử phúc thẩm ngày 28-11-2008 với HĐXX gồm ba thẩm phán Nguyễn Ngọc Trâm (chủ tọa), Phạm Trung Tuấn và Võ Văn Cường. Tại tòa, đại diện UBND tỉnh Long An lại đưa ra quan điểm "tách dự". Tòa lại chấp nhận ý kiến này và lấy đây làm cơ sở để tuyên án: công nhận thỏa thuận chia tách dự án giữa LICO với Cty Tân Lợi Lợi và Năm Sao. Nhận được đơn khiếu nại kêu oan của LICO, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có văn bản gởi TAND tối cao và Viện KSND tối cao. Trong khi chờ hai cơ quan này giải quyết thì ngày 9-5-2009, UBND tỉnh Long An có văn bản chấp thuận cho Cty Tân Lợi Lợi chuyển nhượng toàn bộ dự án "Cụm công nghiệp Tân Lợi Lợi với diện tích 249.300m2 cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lợi Lợi...". (còn tiếp) |
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011
Doanh nghiệp yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Long An bồi thường 210,8 tỷ đồng
Khẩn cấp cứu Mũi Cà Mau !
Thứ năm, 05/05/2011 08:32 | ||
Đến nay, biện pháp cứu mũi Cà Mau vẫn chờ Bộ Khoa học và Công nghệ (CATP) Nhắc đến mũi Cà Mau, người dân cả nước ví như "mũi tàu của Tổ quốc". Hàng năm, mũi vươn ra biển hàng trăm mét. Thế nhưng gần đây, mũi Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện các cơ quan ban ngành khẩn trương tìm cách cứu mũi Cà Mau. MỖI NĂM MẤT 930 HÉCTA ĐẤT Thông tin mũi Cà Mau có nguy cơ "biến mất" làm nhiều người bàng hoàng. Thời gian qua, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Cà Mau liên tục nhận được điện thoại của chuyên gia khắp cả nước chia sẻ những ý kiến nhằm bảo vệ mũi Cà Mau. Những đoàn khách đến tham quan xót xa nhìn những đợt sóng như đang nuốt dần mũi Cà Mau. Từ lâu, mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở cuối cùng phía nam của Tổ quốc (thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), cách TP. Cà Mau hơn 100km. Nơi đây, thu hút khá nhiều khách du lịch tham quan thăm cột mốc tọa độ quốc gia. Những ngày đến tham quan mũi Cà Mau, họ như được hòa mình với rừng xanh và biển bao la của Tổ quốc. Tỉnh Cà Mau lập Khu du lịch Đất Mũi thu hút khách tham quan. Vùng bãi bồi phía tây Vườn quốc gia mũi Cà Mau có tổng diện tích hơn 6.500 hécta vẫn tiếp tục lấn biển. Nơi đây phát triển nhiều loài thủy sinh quý. Theo đánh giá của Unesco, mũi Cà Mau thể hiện sự liên kết các hệ sinh thái ở những vùng phù sa mới. Giá trị bảo tồn của mũi Cà Mau còn thể hiện ở vai trò là nơi tiếp giáp giữa rừng đước, rừng tràm. Unesco cho rằng, Cà Mau cần có kế hoạch phát triển bền vững khu vực này với trọng tâm là du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa... Bà Đoàn Thanh, Việt kiều Đức tâm sự: "Những lần về nước, gia đình tôi tìm đến mũi Cà Mau du lịch. Khung cảnh hoang sơ, hữu tình ghi đậm dấu ấn của gia đình tôi. Thiên nhiên, con người mũi Cà Mau tạo cho tôi về hình ảnh làng quê Việt Nam quá thân thương, gần gũi. Mũi Cà Mau bị mất là một thiệt thòi lớn đối với du khách". Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Vườn quốc gia mũi Cà Mau bức xúc: "Nhiều đoàn khách đến Khu du lịch mũi Cà Mau cảm thấy bức xúc trước những tác động thiếu khoa học, trái với qui luật phát triển. Diện tích rừng mũi Cà Mau giảm dần, nhiều công trình xây dựng dở dang, diện tích rừng bị thu hẹp, trữ lượng rừng giảm". Theo Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau, tình trạng sạt lở mũi Cà Mau nhanh có nguyên nhân. Con kinh đào thông ra chân Vọng Hải đài làm cho sóng vỗ mặt mũi Cà Mau. Một mảng rừng rạch mũi bị sóng đánh làm hở sườn mũi Cà Mau. Mũi Cà Mau chịu tác động hỗn hợp chế độ triều biển Đông, chế độ triều Vịnh Thái Lan. Địa chất mũi Cà Mau nền yếu, thiếu ổn định, mới bồi lắng nên dễ bị tác động, sạt lở nhanh. Đặc biệt, biến đổi khí hậu rất rõ, rất nhanh tác động đến mũi Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau xây dựng bờ kè chống sạt lở mũi Cà Mau nhưng hiệu quả không cao CỨU MŨI CÀ MAU BẰNG CÁCH NÀO? Thực trạng sạt lở ở mũi Cà Mau diễn ra nhiều năm trước. Tỉnh Cà Mau đưa ra nhiều biện pháp ngăn ngừa sạt lở nhưng hiệu quả không cao. Nhiều công trình, dự án chống sạt lở xây dựng chưa xong đã bị sóng biển cuốn trôi mất. Điển hình năm 2007, sóng biển đe dọa một số công trình Khu du lịch mũi Cà Mau. Tỉnh tiến hành xây dựng bờ kè mũi Cà Mau nhưng đến nay chỉ khoảng 20% khối lượng công trình hoàn thành. Một số đoạn của bờ kè đã bị sóng biển cuốn trôi mất. Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau đề nghị: "Công trình xây dựng bảo vệ mũi Cà Mau cần tiến hành khẩn cấp. Trước mắt, thi công rọ đá những điểm sạt lở ăn sâu vào đất liền, đe dọa các công trình xây dựng Khu du lịch mũi Cà Mau. Đồng thời, thi công kè chắn sóng, tạo bãi khu vực mũi Cà Mau. Việc khảo sát địa chất, thủy triều, dòng chảy mũi Cà Mau để thiết kế chiều dài cọc, quy mô, vị trí...". Trước thực trạng trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chuyến khảo sát, làm việc với UBND tỉnh Cà Mau. Tỉnh Cà Mau đề xuất phương án "cứu" mũi Cà Mau bằng cách, thay đổi thiết kế, xây dựng kè hai hàng cọc bêtông, bỏ đá hộc ở giữa, bơm cát vào trong để tạo bãi bồi, trồng rừng. Ông Dương Tiến Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, bờ kè thân thiện với môi trường, tạo bãi bồi cách xa khu du lịch có nhiệm vụ chắn sóng. Phía sau, bơm cát tạo bãi trồng cây mắm gây dãy rừng phòng hộ, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ chưa quyết định giải pháp trên mà giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học, các chuyên gia của Viện Khoa học và Thủy lợi nghiên cứu cơ chế hình thành phát triển vùng bồi tụ ven bờ để tìm giải pháp chống sạt lở ở mũi Cà Mau. Chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm mũi Cà Mau chịu những đợt sóng biển tấn công. Thế nhưng, giải pháp cứu mũi Cà Mau vẫn chờ... ý kiến của các nhà khoa học. | ||
Bài, ảnh: THIỆN THẢO |
Rối loạn thị trường xăng dầu tai VN
Ông Bùi Ngọc Bảo, TGĐ TCT xăng dầu VN (Petrolimex) cho biết trong 4 tháng đầu năm, Petrolimex đã nhập 3,7 triệu m3 - tấn xăng dầu, bằng 60% kim ngạch tối thiểu do Bộ Công thương giao, đảm bảo tồn kho bình quân 30 ngày (80% là nhập khẩu, 20% mua từ Dung Quất). Tới thời điểm này, Petrolimex đã ký hết hợp đồng cho quý 2, tổng cộng nhập khẩu 5 triệu m3 - tấn, đủ nguồn hàng cho 6 tháng đầu năm và đảm bảo cho tăng trưởng thị trường 17%.
Người dân bó tay khi cây xăng trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) nghỉ bán vào hôm qua - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Phải xử lý triệt để Quản lý xăng dầu tại địa bàn là nhiệm vụ của các sở Công thương, nếu phát hiện cây xăng nào ngừng bán không hợp lệ thì phải truy ngược lên tổng đại lý. Nếu nói ngừng bán để bảo dưỡng thì không được phép nhập thêm hàng từ tổng đại lý, nếu nhập là anh vi phạm, mà kiểm tra việc này rất đơn giản. Để chấn chỉnh tình trạng này, chi cục QLTT và công an các địa phương phải kiểm tra nghiêm túc và xử lý triệt để các cây xăng, đại lý vi phạm - Ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) |
"Petrolimex sẽ đảm bảo được nguồn hàng tới hết quý 2. Chính sách điều hành nếu vận hành như tháng 4 thì thị trường chắc chắn sẽ ổn định", ông Bảo nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Vinh Sang, TGĐ Saigon Petro, cho biết một phần nguyên nhân của tình trạng các đại lý găm hàng là do hoa hồng đầu mối chi cho đại lý giảm mạnh. Cụ thể, với Saigon Petro, hoa hồng cho đại lý chỉ còn 200 đồng/lít thay vì mức 500 - 600 đồng/lít trước đây. "Nguồn cung từ Saigon Petro cho các đại lý vẫn đủ, mỗi tháng chúng tôi đảm bảo khoảng 100.000m3 xăng dầu, cung ứng đủ cho 20 - 30 ngày. Mức lỗ của các đại lý không thấm vào đâu so với đầu mối, vì chúng tôi đang lỗ 1.200 đồng/lít", ông Sang nói.
Cũng theo ông Sang, các đại lý, cây xăng có nhiều lý do để lách thanh kiểm tra, nên dù hiện tượng đóng cửa, bán nhỏ giọt rất phổ biến nhưng quản lý thị trường (QLTT) khi đi kiểm tra cũng rất khó xử phạt.
Nhiều cây xăng ở ĐBSCL lấy lý do cúp điện để ngừng bán xăng - Ảnh: Chí Nhân |
Những tin đồn tăng giá xăng lan ra rất nhanh từ cuối tháng 4 đã tạo cớ găm hàng chờ giá của nhiều cây xăng, tạo sức ép lên việc tăng giá. Tuy nhiên, liên Bộ Tài chính - Công thương đã bác bỏ tin đồn tăng giá. Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), thành viên Tổ giám sát liên ngành về giá xăng dầu, khẳng định chưa có chủ trương tăng giá, và giá xăng sẽ chưa tăng trong thời gian tới.
Cũng theo ông An, có khả năng tình trạng găm hàng xảy ra từ tổng đại lý đến các đại lý. Trong công văn hỏa tốc số 3741 ngày 26.4 gửi các sở Công thương và các đầu mối, Bộ Công thương đã yêu cầu các đầu mối xăng dầu chấn chỉnh hoạt động của hệ thống phân phối gồm cả tổng đại lý, đại lý, bảo đảm các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống mình bán hàng đủ thời gian, đáp ứng về số lượng và chủng loại. Đồng thời, các sở Công thương phải chỉ đạo các tổng đại lý, đại lý bán lẻ trên địa bàn phải mở cửa đủ thời gian, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của địa phương. Đặc biệt, tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nếu phát hiện các hành vi găm hàng, đầu cơ...
Găm hàng khắp nơi TP.HCM: Mới gần 9 giờ sáng (4.5) nhưng cây xăng ngay góc đường Bùi Thị Xuân - Lê Thị Riêng (P.Bến Thành, Q.1) thuộc Công ty CP nhiên liệu Sài Gòn đã đóng cửa. Tại mỗi cột bơm đều dán thông báo "Hết xăng". Chị Hằng, một người đi đường nói: "Xe tôi bị hết xăng trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phải dẫn bộ gần 1 km đến đây nhưng thật thất vọng vì trạm đã nghỉ bán. Hồi nào đến giờ tôi chưa bao giờ thấy trạm xăng này ngưng bán vì hết xăng". Ông Vũ Quang Thành, người phụ trách cây xăng, cho biết ngưng bán do hết xăng. Nhiều lý do được ông Thành đưa ra như: "Do 4 ngày nghỉ lễ nên đơn vị cung cấp xăng dầu (Saigon Petro) không cung đủ xăng; xe bồn chở xăng chỉ được vào khu vực trung tâm sau 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng…". Ông Hoàng Công Sơn, Đội phó Đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A - Chi cục QLTT TP.HCM, thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành về xăng dầu TP, cho biết hiện QLTT đang kiểm tra hoạt động của các cây xăng. Nếu còn xăng mà cây xăng cố tình hạn chế lượng xăng bán ra thì sẽ bị xử lý. An Giang: Dọc tuyến tỉnh lộ 955B, đoạn từ thị trấn Ba Chúc đến các xã Lương Phi, Châu Lăng về trung tâm H.Tri Tôn (An Giang) có rất nhiều cây xăng đóng cửa. Lý do được nhiều chủ cây xăng đưa ra là: "Các công ty cung ứng hạn chế nên không thể bán nhiều cho khách". Bà Bé Sáu, chủ một cây xăng trên đường 955B cho biết mỗi tuần chỉ được rót 10.000 lít xăng, dầu nên không thể bán nhiều hơn 20.000 đồng/xe máy. "Từ đây vô tới Ba Chúc chỉ có vài chỗ bán xăng chứ đa số là đã đóng cửa hết rồi. Hiện giờ tụi tui chỉ bán cầm cự với mức 20.000 đồng/người/xe cho bà con đi lại thôi", bà Bé Sáu phân trần. Dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn các huyện, thị, thành phố của tỉnh An Giang cũng có nhiều cây xăng đóng cửa ngừng bán hàng. Nhiều nơi chỉ chờ trời vừa sập tối là đóng cửa. Kiên Giang: Suốt tuyến quốc lộ N1, đoạn từ cầu Lạc Quới, H.Tri Tôn đến ngã ba Hà Giang, TX Hà Tiên dài khoảng 80 km chỉ lác đác một vài cây xăng mở cửa, hầu hết các cây xăng xa khu vực thị trấn, thị xã đều ngừng bán. Nhiều chủ tàu cá than trời vì không mua được dầu để tiếp tế cho một số tàu đang đánh bắt trên biển. Ông Huỳnh Văn Cáo, một chủ tàu cá ở xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: "Tàu tôi đang đánh bắt trên biển nên tôi qua đảo Phú Quốc để mua dầu cho tiện nhưng quần khắp đảo cũng không mua được". Bà Nguyễn Thị Nhạn, một chủ tàu cá ở Rạch Giá cho biết, nguồn dầu của các cây xăng rất dồi dào, muốn bao nhiêu dầu cũng có với điều kiện "giá sẽ tính theo mức giá 15 - 30 ngày tới". Cần Thơ: Chiều 4.5, dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh (còn gọi là QL 91B - dài khoảng 15 km), có 2 cây xăng nghỉ bán vì lý do cúp điện trong khi Công ty điện lực TP Cần Thơ cho biết trong cả ngày 4.5, khu vực này không hề bị cắt điện. Bạc Liêu: Nhiều cây xăng - đặc biệt là ở huyện Phước Long và TP Bạc Liêu - chỉ bán từ 10 - 15 ngàn đồng/khách. Ông Đồng Văn Út, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Bạc Liêu, cho biết tỉnh đã thành lập 7 đội kiểm tra lưu động, trực 24/24 giờ, để kiểm tra xử lý. Các điểm bán xăng dầu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Trong mấy ngày qua, QLTT Bạc Liêu đã xử phạt 6 cây xăng tự ý đóng cửa, bán nhỏ giọt. Trà Vinh: Một số điểm bán xăng dầu nhỏ lẻ đong sẵn xăng trong chai nhựa loại 1 lít để bán lẻ với giá cao hơn mức quy định từ 3 - 4 ngàn đồng. Nhiều cây xăng nằm dọc theo quốc lộ 53, 54 và 60 ở các huyện Cầu Kè, Duyên Hải... đã đóng cửa từ 3 hôm nay với lý do hết xăng. Hậu Giang: Ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Sở Công thương cho biết, từ phản ánh của người dân, Sở đã lập đoàn kiểm tra phát hiện và xử lý nhiều cây xăng ở các huyện Long Mỹ, Châu Thành và Phụng Hiệp găm hàng, bán nhỏ giọt hoặc đóng cửa. N.Đ.Mười - H.Phương - C.Nhân - T.T.Phong - T.Dũng - B.Vân |
Mai Hà
Hà Nội: Nhiều mẫu rau xanh nhiễm khuẩn gây bệnh tiêu chảy
Thứ Tư, 4.5.2011 | 16:47 (GMT + 7)
Nhiều thức ăn cho trẻ ở Hà Nội bị nhiễm chì
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát nước thải từ hai con sông chứa nước thải lớn nhất của thành phố là Tô Lịch và Kim Ngưu tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điểm khảo sát thứ hai là quận Long Biên có nguồn nước tưới chủ yếu là ao chứa nước mưa và nước sông Hồng, hoặc nước giếng hộ gia đình.
Kết quả cho thấy, sự lây nhiễm diện rộng của coliform và các vi khuẩn khác gây bệnh đường ruột đều hiện diện trong rau.
Trong nước thải dùng để tưới rau chứa quá nhiều mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn coliform. Phần lớn nông dân, người vận chuyển còn dùng nước từ ao, hồ để vảy lên rau trong quá trình bảo quản tại nhà, hoặc để rau trên mặt đất qua đêm.
Với 96 mẫu rau được lấy tại chợ Hoàng Liệt và 118 mẫu lấy từ Long Biên, kết quả cho thấy, những mẫu nước và rau được thu thập tại chợ đều có nhiều vi khuẩn coliform và các vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Bệnh viện vệ tinh thu phí “cắt cổ”
Thứ Năm, 5.5.2011 | 08:30 (GMT + 7)
Vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động (1A Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình, TP.HCM, gọi tắt là Trung tâm 1A) để điều trị tiếp nhưng nhiều bệnh nhân không thể nằm yên vì giá viện phí quá cao.
Các bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang điều trị tại Trung tâm 1A (Q.Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: M.ĐỨC |
Bệnh viện "2 ngày 3 triệu"
Sáng 21-4, trước cửa phòng bệnh 12A khoa chấn thương thần kinh Trung tâm 1A, bệnh nhân D.V.N. (77 tuổi, ở Đức Hòa, Long An) nhất định không chịu nằm trên giường bệnh mà ngồi ngay trên ghế đá. "Nhanh lo thủ tục xuất viện đi. Viện phí cao như vậy làm sao chịu nổi". Ông N. cứ ngồi ôm đầu gối, liên tục nhắc người cháu làm thủ tục xuất viện.
Ông N. bị té do tăng huyết áp. Khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ đã chụp CT cho ông và thông báo không có máu tụ trong não. Qua một đêm nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 18-4 ông N. được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang Trung tâm 1A. Sáng 19-4, hai ông cháu choáng váng khi nhận được giấy thông báo phải nộp tiền tạm ứng viện phí 3 triệu đồng. Ông hốt hoảng, hỏi những bệnh nhân xung quanh thì họ bảo cứ hai ngày Trung tâm 1A sẽ có giấy thông báo nộp tiền tạm ứng 3 triệu đồng.
Chưa kể bệnh nhân nào có chỉ định phẫu thuật, chụp CT, MRI sẽ phải nộp tiền riêng. Có bệnh nhân còn gọi trung tâm này là bệnh viện "2 ngày 3 triệu". Nghe vậy, hai ông cháu xin được xuất viện ngay. Số thuốc bác sĩ chỉ định trong ngày 20-4 ông N. cũng từ chối dùng. Vậy mà lúc thanh toán viện phí lên gần 1,5 triệu đồng, trong đó chỉ riêng tiền thuốc điều trị một ngày gần 1 triệu đồng, tiền chuyển viện 100.000 đồng và tiền giường nằm hai đêm 240.000 đồng...
Ngồi trên giường bệnh, ông N.H.H. (51 tuổi, ở Nhơn Trạch, Đồng Nai) vừa xếp quần áo vào chiếc túi xách để đón xe về nhà vừa kể ông là dân lao động, mỗi ngày làm mướn được 60.000-80.000 đồng. Viện phí mỗi ngày hơn 1 triệu đồng đối với ông là một số tiền rất lớn. Dù chưa khỏe hẳn nhưng ông H. đã phải làm thủ tục xuất viện.
Cầm hóa đơn thanh toán viện phí, ông H. phàn nàn chỉ nằm điều trị hai ngày mà phải đóng gần 2,5 triệu đồng. Ông thắc mắc không biết bác sĩ cho thuốc gì mà mắc thế vì chỉ riêng tiền thuốc trong hai ngày đã hết 1,9 triệu đồng. Trước khi ông làm thủ tục xuất viện, trung tâm còn in sẵn giấy báo toa thuốc xuất viện có giá hơn 1,6 triệu đồng nhưng ông đã từ chối mua.
Bệnh nhân N.V.N. (ở Đắc Nông) điều trị ba ngày phải đóng viện phí 3,2 triệu đồng, bệnh nhân L.T. (Campuchia) nằm tám ngày đóng 9,2 triệu đồng, bệnh nhân N.T.L. (Bình Thuận) nằm tám ngày đóng 8, 3 triệu đồng... chưa kể những lần chụp CT (800.000 đồng/lần).
Có ép buộc chuyển viện?
Các bệnh nhân và người thân của họ cho biết phần lớn bệnh nhân nằm điều trị tại đây được điều trị gần như giống nhau, cùng được truyền dịch, chích thuốc 2-3 lần/ngày và được phát thêm vài viên thuốc uống. Dù bệnh nhân nằm ít hay nhiều ngày, bệnh nhẹ hay nặng đều có mức viện phí hơn 1 triệu đồng/ngày.
Không chỉ bức xúc về tiền thuốc quá cao, nhiều bệnh nhân còn bức xúc vì phí chuyển viện. Từ Bệnh viện Chợ Rẫy đến trung tâm này chưa đầy 4km, mỗi xe chuyển bệnh xếp 4-5 bệnh nhân nhưng khi thanh toán viện phí trung tâm vẫn thu mỗi người 100.000 đồng. Nhiều bệnh nhân so sánh đón taxi chuyển viện sẽ rẻ hơn nhiều.
"Thối lại" cho Bệnh viện Chợ Rẫy 15% Ngày 14-5-2010, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ký hợp đồng với Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng trẻ tàn tật về việc phối hợp chăm sóc điều trị bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang. Mỗi tháng Trung tâm 1A hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy các chi phí quản lý, điều hành, chỉ đạo tuyến... 15% trên tổng số tiền thu được từ số bệnh nhân do Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang (ngoại trừ tiền thuốc và y cụ). Số tiền này được phân bổ cụ thể như ban giám đốc 2,5%, phòng kế hoạch tổng hợp 2,5%, phòng tài chính kế toán 2,5%, khoa chuyển bệnh 7,5%. |
Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, giám đốc Trung tâm 1A, cho biết Bệnh viện Chợ Rẫy đã ký hợp đồng với Trung tâm 1A gần một năm nay để phối hợp chăm sóc điều trị bệnh nhân chuyển từ đó sang. Tuy nhiên, bên trung tâm chỉ lo cơ sở vật chất, điều phối và xem xét là chính chứ các chỉ định cận lâm sàng, chỉ định thuốc chủ yếu là của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy.
Giá thuốc tại trung tâm là áp thầu giá thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy nên sẽ không mắc hơn. Về việc một số đơn thuốc hoặc thuốc dùng điều trị cho bệnh nhân có giá cao, ông Ánh cho biết sẽ tìm hiểu xem có chuyện bác sĩ có cho quá tay hay không để rà soát, chấn chỉnh. Theo ông Ánh, có thể các bác sĩ dưới quyền đã qua mặt ông để làm điều này. Vì vậy, trung tâm sẽ phối hợp với trưởng khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy tăng cường giám sát các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy khi qua trung tâm điều trị.
Về giá chuyển bệnh mà bệnh nhân thắc mắc, ông Ánh vẫn khẳng định tất cả dịch vụ ở trung tâm là rẻ. Sau đó, ông dẫn chứng một bệnh viện còn thu giá tiền chuyển viện mắc hơn. Về những toa thuốc giá cao (1,4-1,6 triệu đồng) được in sẵn cho bệnh nhân và phục vụ bệnh nhân ngay tại bệnh viện, bà Lê Thị Hòa - điều dưỡng trưởng của Trung tâm 1A - giải thích sở dĩ trung tâm phải làm vậy vì thấy bệnh nhân chạy không tìm ra thuốc nên trung tâm mới phục vụ thuốc cho bệnh nhân luôn.
Không thể đổ hết lỗi cho Chợ Rẫy
Sáng 26-4, chúng tôi đã có buổi làm việc với PGS.TS.BS Dương Minh Mẫn, trưởng khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy, xung quanh hiện tượng mà bệnh nhân cho là "chặt chém" tại Trung tâm 1A. Ông Mẫn cho biết do luôn trong tình trạng quá tải nên Bệnh viện Chợ Rẫy đã chọn Trung tâm 1A làm vệ tinh cho mình.
Mỗi ngày khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển sang Trung tâm 1A số lượng bệnh nhân khá lớn, khoảng 30-40 bệnh nhân với tình trạng bệnh lý tạm ổn định. Không chỉ bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị mà bác sĩ bên Trung tâm 1A cũng tham gia điều trị cho bệnh nhân. Ông Mẫn nói: "Tôi luôn nhắc anh em cho thuốc phải đúng chỉ định, tùy từng hoàn cảnh bệnh nhân mà chọn thuốc điều trị cho hợp lý".
Khi nhìn một số toa thuốc do bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kê, bác sĩ Mẫn cho rằng không có lý do gì để một bác sĩ phải kê đơn cho một bệnh nhân bị chấn thương đầu nhẹ, đi lại được với giá thuốc 800.000-1 triệu đồng/ngày.
"Tôi không chấp nhận điều này" - bác sĩ Mẫn nói và thừa nhận bác sĩ trên đã quá tay trong chỉ định, kê toa. Có nhiều loại thuốc không cần thiết nhưng bác sĩ trên vẫn cho. Ví dụ thuốc Celecoxib rất đắt tiền, dùng điều trị các bệnh xương khớp lại được chỉ định điều trị trong chấn thương sọ não? Thuốc Lepatis (chỉ định cho bệnh gan) cũng được kê cho bệnh nhân.
Về việc truyền đạm, bác sĩ Mẫn cho biết tại khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân nào muốn truyền đạm phải được ông ký duyệt. Trong khi theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết những bệnh nhân bị chấn thương đầu ở Trung tâm 1A đều được bác sĩ cho truyền đạm mỗi ngày.
Ông Mẫn nhấn mạnh: "Khi thành lập cơ sở vệ tinh này, chỉ riêng thuốc giảm đau tôi đưa ra năm loại từ thuốc rẻ tiền như Paracetamol 500mg đến những thuốc đắt tiền hơn để cho bác sĩ lựa chọn, tùy vào tình hình kinh tế của bệnh nhân. Tôi quản lý về mặt hành chính, tôi cử bác sĩ, điều dưỡng qua Trung tâm 1A điều trị, còn giá thuốc thế nào Trung tâm 1A phải quản lý. Cơ sở vệ tinh cũng phải có trách nhiệm chứ không phải đổ hết do bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy".
Theo Tuổi trẻ
Nứt ở hầm đường bộ đại lộ Thăng Long
Thứ Năm, 5.5.2011 | 08:34 (GMT + 7)
Ngày 4.5, theo quan sát của PV Lao Động tại khu vực đường hầm này theo chiều từ trung tâm TP.Hà Nội lên Khu công nghệ cao Hoà Lạc và ngược lại thấy xuất hiện khá nhiều các vết nứt ngang, nứt dọc. Đặc biệt là hướng đi về trung tâm thủ đô - đoạn gần cầu vượt đi tỉnh lộ 70 (rẽ vào quận Hà Đông) - xuất hiện rất nhiều vết nứt, lún, bong tróc, gồ ghề... Có những vết nứt rộng khoảng 2-3cm. Những vết nứt chủ yếu chạy dọc theo đường hầm tới vài chục mét. Đặc biệt, những vết nứt ngang nhiều chỗ bị tác động của xe trọng tải lớn đã "cày" bung mặt đường.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng - cho biết: "Những vết nứt ở đường hầm chui qua đường sắt xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do lu lèn đường hầm kém, hai là chất liệu lát mặt đường không hiệu quả. Các vết nứt đó nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra hư hỏng nặng cho mặt đường hầm, nhất là vào mùa mưa bão năm nay. Nước sẽ thẩm thấu vào các vết nứt cộng thêm lượng xe qua lại làm cho lớp đất ở dưới đường biến dạng tạo thành ổ voi, ổ gà. Nếu để tình trạng này lâu thì rất khó xử lý".
Ngoài ra, trên mặt đường này đã xuất hiện một số hố, miệng rộng gần 1m, sâu khoảng 15cm. Các miệng hố này xuất hiện nhiều nhất từ ngã ba đường Lê Quang Đạo đến ngã tư đường Khuất Duy Tiến.
Vết nứt có thể cắm cây vào được. |
Nứt ngang, nứt dọc trên mặt đường hầm bộ. |
Những vết nứt kéo dài hơn 10m. |
Những miệng hố trên mặt đại lộ Thăng Long. |
Tiến Dũng
Thiếu tá gạ tình bị loại khỏi ban chuyên án !
(Dân Việt) - "Không thể chấp nhận một cán bộ công an như thế" - Thiếu tướng Võ Thành Đức - Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nói.
Sẽ công khai toàn bộ…
Chiều 4.5, Thiếu tướng Võ Thành Đức - Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã trao đổi với báo chí xung quanh vụ nghi can Nguyễn Công Nhựt (SN 1981, ngụ ở tỉnh Tiền Giang) chết tại phòng Đội cảnh sát điều tra hỗ trợ pháp lý thuộc Công an huyện Bến Cát.
Chị Tuyền (giữa) bàng hoàng sau khi nghe tin chồng chết. |
Thiếu tướng Đức cho biết, hiện nay Công an Bình Dương đã gửi hai lá thư "tuyệt mệnh" cho Bộ Công an trưng cầu giám định chữ viết của anh Nguyễn Công Nhựt. Đồng thời, gửi kết quả khám nghiệm pháp y và tử thi để trưng cầu giám định khách quan về nguyên nhân cái chết của anh Nhựt.
"Dự kiến cuối tuần này sẽ có kết quả và sẽ công khai toàn bộ vụ việc" - Thiếu tướng Đức cho biết.
Trong một diễn biến khác, ngày 4.5, ông Nguyễn Tấn Đức - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Bình Dương cho biết, Viện đã vào cuộc vụ chết người tại trụ sở Công an huyện Bến Cát. Theo ông Đức, vụ việc đang được đích thân Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nguyễn Văn Nhiều trực tiếp thụ lý và đang làm việc với Viện KSND huyện Bến Cát để làm rõ các nghi vấn xung quanh việc giữ người có dấu hiệu trái luật mà báo chí đã nêu.
Ông Đức cho rằng, hiện Viện đang quan tâm các bước thủ tục pháp lý về việc tạm giam, tạm giữ các nghi can để điều tra dẫn đến chết người tại trụ sở Công an huyện Bến Cát.
Trong khi đó, gia đình anh Nguyễn Công Nhựt đã yêu cầu luật sư Trần Đình Triển - Văn phòng luật sư Vì Dân ở Hà Nội giúp đỡ và ông Triển đã nhận lời.
Cho đến nay, cơ quan tố tụng Bình Dương vẫn chưa cung cấp được thủ tục liên quan đến việc tạm giữ anh Nhựt là tạm giữ hành chính hay hình sự. Nếu tạm giữ hành chính thì vi phạm quá thời gian quy định. Trường hợp tạm giữ hình sự thì phải được Viện KSND cùng cấp thông qua. Về việc này, Viện KSND huyện Bến Cát đã xác nhận không phê chuẩn bất cứ quyết định tạm giữ nào đối với anh Nguyễn Công Nhựt.
Làm rõ trách nhiệm thiếu tá "gạ tình"
Liên quan đến thiếu tá Nguyễn Thành Phú - người đàn ông trong 2 đoạn băng ghi âm "gạ tình" mà chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền - vợ anh Nhựt tố cáo, chiều 4.5, Thiếu tướng Võ Thành Đức cho biết đã chỉ đạo Thanh tra Công an tỉnh cùng các cơ quan nghiệp vụ tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với ông này. "Không thể chấp nhận một cán bộ công an như thế" - Thiếu tướng Đức nói.
Tin từ Công an tỉnh Bình Dương cho hay, thiếu tá Phú đã bị "gạch tên" khỏi ban chuyên án điều tra vụ mất trộm lốp xe, đồng thời chờ xem xét kỷ luật.
Lộc Hưng
Cấp gạo cứu đói, cán bộ xã "ký thay" dân
(Dân Việt) - Dịp Tết Tân Mão vừa qua, cán bộ xã Ái Thượng, huyện Bá Thước, Thanh Hóa đã tự tiện ký thay cho các hộ dân nghèo được cấp gạo.
Mỗi khẩu nhận 2-3kg gạo
Theo phản ánh của các hộ nghèo xã Ái Thượng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), trong dịp Tết Tân Mão vừa qua, cán bộ xã Ái Thượng đã cấp gạo cứu đói cho dân không đúng hướng dẫn của Nhà nước.
Ông Trương Ngọc Tinh- Phó Chủ tịch UBND xã Ái Thượng làm việc với PV NTNN. |
Gia đình ông Trương Văn N ở làng Vèn, xã Ái Thượng là hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cả hai vợ chồng ông đều mắc bệnh hiểm nghèo. Khi được hỏi về số gạo do Nhà nước cứu đói dịp Tết Nguyên đán vừa qua, vợ ông N cho biết: "Trước Tết, nghe ông trưởng thôn thông báo lên UBND xã nhận gạo cứu đói, tôi cũng bê thúng lên nhận. Nhà tôi chỉ có hai ông bà già, các con đã tách hộ ở riêng, nên cán bộ xã cấp cho 6 cân gạo về ăn".
Khi chúng tôi đến UBND xã Ái Thượng, ông Trương Ngọc Khuyến - Chủ tịch UBND xã, khẳng định: "Việc cấp gạo cứu đói cho những gia đình đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Tân Mão vừa qua, địa phương đã thực hiện đúng và cấp đầy đủ theo chỉ tiêu mỗi khẩu 15 kg gạo".
Văn bản cấp gạo được cán bộ UBND xã Ái Thượng mạo chữ ký của dân. |
Ông Khuyến cũng cho biết thêm, theo số liệu các thôn bình xét, UBND xã đã trình lên huyện và được nhận 15.150kg gạo, để cứu đói cho 1.010 khẩu trong xã. "Vấn đề cấp gạo Tết, đến thời điểm này chúng tôi đã hoàn tất và gửi toàn bộ hồ sơ lên UBND huyện, chúng tôi sẽ chỉ đạo cán bộ chính sách gửi danh sách cấp gạo đang lưu cho các anh"- ông Khuyến khẳng định.
Cán bộ ký thay dân
Khi cầm tập danh sách cấp gạo cứu đói dịp Tết Tân Mão do ông Bùi Văn Phượng - cán bộ Chính sách xã cung cấp, chúng tôi dễ dàng phát hiện có tới 253 hộ gia đình trong danh sách ấy đều chung một nét bút ký nhận gạo. Thì ra, ông Bùi Văn Phượng đã tự tiện mạo chữ ký của từng hộ dân được cấp gạo để cung cấp cho chúng tôi. Ngoài việc ông Phượng mạo chữ ký của dân, còn có sự tham gia ký tên, đóng dấu của Phó Chủ tịch UBND xã Trương Ngọc Tinh.
Khi được hỏi vì sao ông Trương Ngọc Tinh lại ký tên, đóng dấu vào văn bản do cán bộ chính sách mạo chữ ký của người dân, thì ông Tinh chống chế: "Do danh sách đã gửi hết lên huyện, nên khi các anh hỏi, chúng tôi đành in ra và ký vào đó để gửi cho các anh" (?!).
Thế nhưng, làm việc với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bá Thước, chúng tôi mới biết rằng, vấn đề cấp gạo cứu đói cho dân ở xã Ái Thượng đến nay vẫn chưa quyết toán được, vì UBND xã chưa gửi hồ sơ và danh sách lên huyện.
Như vậy, rõ ràng là UBND xã Ái Thượng đã cố tình cấp gạo cho dân không đúng đối tượng và không đủ số lượng. Do đó, khi cấp gạo, đã không có chữ ký của các hộ dân vào danh sách. Điều đáng nói ở đây là, trong danh sách ký khống của cán bộ xã có những hộ "được nhận" tới 135 kg (tức 9 khẩu x 15 kg gạo).
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Văn Quy- Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, khẳng định: "Chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý dứt điểm vấn đề này. Nếu ai làm sai, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc. Còn việc cán bộ chính sách mạo chữ ký của dân để ký khống vào danh sách cấp gạo, huyện sẽ chỉ đạo kỷ luật cán bộ này, kể cả Phó Chủ tịch - Trương Ngọc Tinh".
Hồng Đức
Thanh tra 2 công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long !
Bảo tàng Hà Nội và công viên Hòa Bình sẽ là hai dự án trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long bị thanh tra trong thời gian tới.
>Công viên hiện đại nhất thủ đô xuống cấp
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh vừa ký quyết định thanh tra 2 dự án Bảo tàng Hà Nội và công viên Hòa Bình trong thời gian 30 ngày. Thanh tra sẽ xem xét việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình văn hóa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội; phát hiện những vướng mắc, tồn tại của cơ chế, chính sách để kiến nghị bổ sung sửa đổi; có báo cáo gửi Bộ trưởng Xây dựng.
Bậc lên xuống công viên Hòa Bình bị vỡ sau khi khánh thành. Ảnh: Tiến Dũng. |
Bảo tàng Hà Nội và công viên Hòa Bình là hai dự án trọng điểm của thủ đô, được triển khai nhân dịp chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, do Sở Xây dựng Hà Nội là chủ đầu tư.
Ngay khi công viên Hòa Bình hoàn thành, một số hạng mục sân nền đã bị lún nứt, xuống cấp khiến dư luận lo ngại chất lượng xây dựng công trình 1000 năm.
Đoàn Loan
Dịch bệnh tay chân miệng bùng phát với virus độc tính cao
Đại diện Sở Y tế TP HCM chiều hôm qua đã lên tiếng cảnh báo bệnh nhi nhập viện do bệnh tay chân miệng đang tăng cao, nhiều trẻ bị biến chứng thần kinh. Từ đầu năm đến nay, bệnh đã lấy đi mạng sống của 6 em bé.
Bàn tay nổi nhiều nốt đỏ của một bệnh nhi tay chân miệng bị biến chứng. Ảnh: Cao Lâm. |
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế TP HCM cho biết, nếu từ đầu năm đến nay hơn 1.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng thì chỉ trong tháng 3, thành phố đã có 309 trường hợp, đặc biệt trong tháng 4 đến 595 cháu vào viện.
Cảnh báo tình hình bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong tháng 5, bác sĩ Thọ cũng cho biết, đã có 6 trường hợp tử vong vì bệnh này. Hầu hết bệnh nhân đều dưới 3 tuổi. Trong đó, nhiều bé khác nhập viện do bệnh gây biến chứng thần kinh phải cấp cứu.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện mỗi ngày có hơn 60 trường hợp nằm viện điều trị, trong đó ngoài các bé ở TP HCM, đa số là bệnh nhi đến từ các tỉnh lân cận. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số ca nằm viện ít hơn nhưng vẫn có 10% bệnh nhi bị biến chứng thần kinh phải cấp cứu.
So sánh với mùa dịch tay chân miệng năm trước tính trong 4 tháng đầu năm, đại diện Sở Y tế TP HCM cho hay, số ca năm nay nhiều hơn khoảng 300 trường hợp. Song năm 2010 chỉ có một bé tử vong.
Phân tích việc số ca tử vong tăng, các chuyên gia dịch tễ cho rằng, nguyên nhân do tuýp virus entero 71 có độc tính cao của tay chân miệng đang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn tuýp virus coxsackie A16 vốn ít gây biến chứng.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong thời điểm bệnh đang diễn biến phức tạp, điều cần thiết nhất để hạn chế trẻ nhiễm bệnh là phụ huynh cần giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt của bé. Bệnh do virus gây nên, chính vì thế người lớn phải đặc biệt quan tâm giữ sạch những vật dụng mà trẻ tiếp xúc qua cầm tay hoặc cho vào miệng.
Những trường hợp thấy bé bị sốt kéo dài hơn 2 ngày, kèm theo có nổi bóng nước ở trong miệng, trên tay, chân, mông, cần đưa đến bệnh viện để được thăm khám.
Tay chân miệng là bệnh nhiễm dễ lây lan cho trẻ dưới 5 tuổi và gây biến chứng cho trẻ dưới 2 tuổi, chính vì thế, khi có trẻ mắc bệnh, gia đình hoặc các cô giáo ở trường mầm non cần tránh để các bé khác tiếp xúc.
Hiện tại nhiều trạm y tế phường tại TP HCM đã tổ chức phát đến tận các gia đình loại dung dịch tẩy rửa dùng để pha vào nước lau nhà, nhằm phòng ngừa bệnh tay chân miệng.
Cao Lâm
# 5 Chiếc A37 Và Xe Tăng Húc Cỗng Dinh Độc Lập Là Bịp
----- Forwarded Message ----
From: chieu pham <chieuphq@yahoo.com>
Sent: Tue, May 3, 2011 6:24:53 PM
Subject: Fw: Trần Văn On- Tên phi công phản bội!----- Forwarded Message -----
From: DVAH <dvahung@yahoo.com>
Hay doc bai bao' Phap Luat cua Viet Cong noi ve cuoc song hien nay lam lu, ngheo doi, kho so cua ten Phi Cong A.37 Tran Van On da phan boi To Quoc, phan boi QLVNCH de theo CongSan VN cung voi Nguyen Thanh Trung dan may bay ve khong kich ban pha phi truong TSN da duoc nha nuoc CSVN uu dai nhu the day'. DANG' DOi` ten Phan Boi !
Và xin mời đọc lại "Trận Đánh Cuối Cùng" của dvah để biết rõ hơn về khả năng của bọn "giặc lái" Việt Cộng (Attachment).
Ông nông dân từng ném bom Tân Sơn NhấtGiác ngộ cách mạng vỏn vẹn hai tuần, anh Trần Văn On là một trong năm phi công đảm nhận trận oanh tạc vào sân bay Tân Sơn Nhất cách đây 36 năm. Sau ngày giải phóng đất nước anh trở thành một nông dân thực thụ.Một ngày cuối tháng 4-2011, chúng tôi về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, tìm gặp anh Trần Văn On, người cầm lái một trong năm chiếc máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975.Được chọn vào Phi đội Quyết ThắngCuối tháng 3-1975, ta giải phóng Đà Nẵng, ngày 16-4-1975 thì giải phóng Phan Rang. Trong những máy bay thu được ở Đà Nẵng và Phan Rang có sáu chiếc phản lực ném bom A-37 với đầy đủ đạn dược.Với quyết tâm sớm chấm dứt chiến tranh, ngày 19-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân tham gia chiến dịch, mở thêm mặt trận trên không. Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân quyết định sử dụng phương án dùng số máy bay thu được của Mỹ đánh bom vào Sài Gòn để gây bất ngờ.Tuy nhiên, nhóm phi công lúc bấy giờ chỉ có Nguyễn Thành Trung từng lái máy bay Mỹ. Các phi công từ miền Bắc chỉ quen lái máy bay MiG của Liên Xô.Trần Văn On (bìa phải) trong một lần họp mặt cùng Phi đội Quyết Thắng. Ảnh: H.LỘC (chụp lại)Trong nhóm hàng binh tại Đà Nẵng, Trung úy Trần Văn On tỏ thái độ giác ngộ cách mạng. Đó là một phi công A-37 được đào tạo bài bản ở Mỹ. Ngay trong đêm 19-4, Trần Văn On và một số thợ lái vừa ra trình diện bắt tay ngay vào việc sửa chữa chiếc máy bay A-37 mà ta thu được ở Đà Nẵng. Đến chiều ngày 20-4, chiếc A-37 đã nổ máy và có thể cất cánh. Ngày 21-4, Quân chủng Phòng không-Không quân quyết định chọn Trần Văn On cùng Nguyễn Thành Trung huấn luyện một số phi công vừa từ Hà Nội vào lái A-37.Bước đầu các phi công lúng túng với kiểu máy bay hoàn toàn khác lạ. Trước đây, họ chủ yếu sử dụng máy bay tiêm kích chiến đấu trên không để đánh chặn. Lần này nhiệm vụ của họ là phải sử dụng thành thạo những "con chim sắt" A-37 mà trước đó còn là đối thủ của MiG trên bầu trời để làm nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu. Những nút điều khiển bằng tiếng Anh trên chiếc A-37 được thay bằng tiếng Việt cắt dán lên. Chỉ sau hai ngày huấn luyện, các phi công lần lượt bay thử thành công.Trận ném bom chiến lượcTrưa 27-4-1975, các phi công chuyển vào sân bay Phù Cát - Bình Định với nhiệm vụ hoàn toàn bí mật. Tại đây, phi đội chiến đấu được thành lập lấy tên "Phi đội Quyết Thắng", gồm các phi công Nguyễn Thành Trung, Từ Để, Mai Xuân Vượng, Hán Văn Quảng và Trần Văn On. Phi đội nhận năm máy bay A-37, mỗi chiếc được lắp bốn quả bom 500 kg, hai quả bom phá 250 kg và bốn thùng dầu phụ chuẩn bị cho chuyến bay xa. Đúng 9 giờ 30 ngày 28-4-1975, cả phi đội rời sân bay Phù Cát hạ cánh xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang) sau 1 giờ bay để rút ngắn khoảng cách với Sài Gòn."Đến sân bay Thành Sơn chúng tôi mới nhận nhiệm vụ, mục tiêu tấn công là khu vực để máy bay chiến đấu, đường băng, kho bom đạn của không quân ngụy tại sân bay Tân Sơn Nhất. Phải ném bom chính xác vào mục tiêu, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân và hai đoàn đại biểu của ta trong ủy ban quân sự bốn bên đang ở trại David tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Thành Trung thay mặt phi đội hứa với Quân chủng sẽ thực hiện nghiêm mệnh lệnh, bảo đảm bí mật, bất ngờ, công kích mãnh liệt, chính xác, trở về an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó" - anh On hồi tưởng.Cả phi đội thảo luận tác chiến, phân công vị trí bay trong đội hình, tổ chức hiệp đồng, dự kiến tình huống, cách xử trí. Đường bay được chọn là từ Thành Sơn hướng ra Vũng Tàu rồi vòng về Sài Gòn. "Trong quá trình bay, tất cả chúng tôi không được dùng bộ đàm buồng lái được trang bị sẵn trên máy bay mà phải dùng vô tuyến đối không vừa trang bị thêm để đảm bảo tuyệt đối bí mật" - anh On kể lại.Trần Văn On và kỷ vật là chiếc A-37 mô hình. Ảnh: H.LỘCĐúng 16 giờ 30 ngày 28-4-1975, Phi đội Quyết Thắng xuất kích. Để tránh tiêu hao nhiên liệu, tốc độ bay khoảng 230 knot/giờ (tương đương 370 km/giờ, 1 knot = 1,6 km - PV). Đối với loại máy bay cường kích đây là tầm bay thấp để tránh rađa địch.Chập choạng tối, cả phi đội đã đến Tân Sơn Nhất mà địch không hề hay biết. Từng dãy máy bay quân sự, dân sự, ôtô, nhà kho hiện rõ phía dưới. Nguyễn Thành Trung phát lệnh tấn công, cả phi đội lần lượt bổ nhào xuống nhằm vào khu đỗ máy bay quân sự, đường băng, kho xăng cắt bom. Hoàn thành nhiệm vụ, cả năm chiếc máy bay trở về sân bay Thành Sơn an toàn.Phi công làm ruộngSau giải phóng, Trần Văn On tiếp tục tham gia chiến đấu trong chiến tranh biên giới Tây Nam. "Tôi có ba lần oanh tạc đảo Vai, mở đường cho bộ binh của ta chiếm lại đảo" - anh On kể. Sau chiến tranh biên giới, anh xin ra quân, lặng lẽ về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, trở thành một nông dân thực thụ, tỉ mẩn cần cù chăm sóc vợ con.Cuộc sống khó khăn, vợ anh nghỉ nghề giáo viên, ở nhà cùng anh cày cấy bốn công ruộng để nuôi sáu mặt con. Những ngày nông nhàn, anh On làm thuê đủ nghề để kiếm tiền. Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh On đang tất bật với đàn heo nái. Anh On cho biết mảnh ruộng nhỏ xíu anh đã chia một phần cho người con trai ra riêng. Lâu nay, anh phải chăn nuôi thêm mới đủ sức lo cho các con ăn học. Ngay trận dịch cúm gia cầm đầu tiên, cả nhà anh lao đao vì toàn bộ đàn gà bị tiêu hủy. Sau bận đó, vợ chồng anh chuyển sang nuôi heo. Giá cả thị trường lên xuống thất thường nhưng người chiến binh năm nào vẫn kiên trì bám trụ.Dẫn chúng tôi đi thăm căn nhà cấp bốn nhỏ xíu, anh On khoe, đây là thành quả lao động suốt mấy chục năm qua của vợ chồng anh, còn "tài sản" lớn nhất bây giờ là các con. Sáu người con đều rất ngoan hiền, hiếu thảo và thương yêu nhau.Mân mê chiếc A-37 mô hình bằng nhôm nhỏ xíu mà đồng đội tặng làm kỷ niệm, anh On kể về quãng đường "đăng lính" của anh ngày xưa. Học xong tú tài, lệnh tổng động viên năm 1968 buộc anh dẹp bỏ giấc mơ kỹ sư cơ khí chế tạo để cầm súng ra trận. "Những tháng ngày quân ngũ, rồi 18 tháng đào tạo lái máy bay ở Mỹ, quay về Việt Nam trong màu áo quân lực Việt Nam Cộng hòa, tôi quá sức chán chường khi phải tham gia cuộc chiến và chỉ mong nó kết thúc!" - anh On tâm sự. Chúng tôi hỏi khi cầm lái chiếc A-37 tham gia ném bom sân bay Tân Sơn Nhất trong lúc Sài Gòn chưa được giải phóng, ở vị trí bay cuối, anh có thể rời bỏ đội hình, anh có ý nghĩ quay về với chế độ cũ không. Anh trả lời rất nhanh "Không! Khi quyết định ra trình diện quân cách mạng và đề đạt nguyện vọng xin được tham gia chiến đấu là mong sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa!".
Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất mà anh nhận vào đúng ngày 30-4-1975 được treo trang trọng giữa nhà, ghi: "Đồng chí Trần Văn On đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ cứu nước". Đây là chứng vật chứng minh anh là người lính quân giải phóng. Nhưng sau hơn 36 năm với chiến tích oai hùng, từng tham gia trận ném bom lịch sử vào sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều trận ném bom khác trên chiến trường biên giới Tây Nam, Trần Văn On vẫn chưa được công nhận là cựu chiến binh.
Xử dụng 27.000 tỷ đồng cho việc tăng lương 2011
RFA-15-11-2010
Theo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2011 vào sáng 15/11, Quốc hội đã thông qua 27.000 tỷ đồng thực hiện mục tiêu điều chỉnh lương tối thiểu và lương hưu.Trong kỳ họp này, Quốc hội cũng thông qua một số phân bổ chi ngân sách trung ương theo các lĩnh vực cụ thể như giáo dục và dạy nghề, khoa học công nghệ, lương hưu và bảo đảm xã hội , bảo vệ môi trường và quản lý hành chính.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Tổ chức phi chính phủ viện trợ cho VN 1,7 tỷ USD trong 10 năm qua
RFA-15-11-2010
Đại diện Chính phủ Việt Nam, đã tổ chức Lễ ghi nhận đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam năm 2010 nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của những người làm công tác đối ngoại nhân dân do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.Hơn 700 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại VN cũng góp phần tích cực chuyển tải thông tin về VN, giúp quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và thế giới thắt chặt hơn.
Hàng nghìn khách mắc kẹt trên quốc lộ 1A được giải thoát
RFA-15-11-2010
Do mưa lớn kéo dài suốt những ngày qua gây ngập sâu trên tuyến đường QL1A phía Nam khiến hàng nghìn hành khách bị kẹt tại hai đầu cầu.Tính cho đến 16h30 chiều 14/11, đã có hàng nghìn khách bị mắc kẹt trên tuyến QL1A vì mưa lũ.
Cho đến rạng sáng hôm nay, sau khi nước lũ rút xuống, các phương tiện đã bắt đầu lưu thông luân phiên một chiều tại khu vực hai bên đầu cầu Cháy trên tuyến quốc lộ 1A.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Muối dư thừa nhưng vẫn phải nhập khẩu?
RFA-15-11-2010
Theo đài Tiếng nói Việt Nam cho biết thì mặc dù hiện nay, lượng muối tồn đọng trong người làm muối và trong các doanh nghiệp sản xuất muối còn khoảng 400.000 tấn, nhưng thời gian tới các doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhập khẩu muối.Do vậy, lượng muối đảm bảo yêu cầu trong nước chỉ có thể cung cấp 156 tấn, số còn lại phải nhập khẩu từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc… Bên cạnh đó, chất lượng muối sản xuất công nghiệp trong nước cũng chưa đảm bảo yêu cầu.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng muối sản xuất năm nay khoảng 1,2 triệu tấn, tăng gần 70% so với năm ngoái. Dự kiến sản lượng muối năm tới sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, tuy nhiên muối sản xuất trong nước năm tới chủ yếu vẫn là muối thủ công.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
# Hoa Kỳ: Hành động chống người biểu tình của Syria là 'dã man'
Hình: Reuters
Tin liên hệ
Thị trấn Daraa ở phía tây nam Syria đã biến thành tâm điểm của những vụ bạo động chống chính phủ. Mấy chục dân thường đã bị thiệt mạng ở đó từ khi các cuộc biểu tình khắp nước bùng lên trên hồi cuối tháng ba.
Chính phủ Syria, thoạt đầu đề nghị sẽ cải tổ, đã thực hiện một vụ truy quét an ninh mà chính phủ thừa nhận là đã có gần 500 người bị bắt hôm Chủ nhật, riêng tại Daraa.
Quyền phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner cho các phóng viên báo chí biết rằng các giới chức Mỹ "rất lo ngại" trước những bản tin đáng tin cậy nói về các hoạt động của quân đội tại Daraa có cả chiến xa hỗ trợ.
Ông Toner nói: "Chúng tôi thấy những bản tin nói rằng chính phủ Syria đang tiến hành một chiến dịch bắt bớ tùy tiện khắp nơi nhắm vào những thanh niên ở Daraa. Chúng tôi cũng được biết là, điện, phương tiện thông tin và các dịch vụ công cộng khác đã bị cắt trong vài ngày qua và tình hình nhân đạo tại đó rất nghiêm trọng. Thành thật mà nói đó là những biện pháp dã man và đi đến mức trở thành một hình thức trừng phạt tập thể các thường dân vô tội."
Cuối tuần qua, chính quyền của Tổng thống Obama siết chặt thêm những biện pháp chế tài đã có từ lâu nay đối với Syria, áp đặt các hạn chế về kinh tế đối với các giới chức tình báo và an ninh, trong đó có một người anh em trai của Tổng thống Assad là người chỉ huy một đơn vị quan đội hoạt động ở Daraa.
Được hỏi liệu Tổng thống Syria có trở thành mục tiêu của cuộc cấm vận của Hoa Kỳ hay không, ông Toner trả lời rằng những phương án để Hoa Kỳ có thêm các biện pháp khác đang được cứu xét.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm qua cho biết họ đã nhận được những báo cáo trực tiếp về việc tra tấn và những hình thức ngược đãi khác đối với những người bị câu lưu ở Syria giữa lúc diễn ra một loạt các vụ bắt bớ người biểu tình chống chính phủ hồi tuần rồi.
Phó Giám đốc Hội Ân xá Quốc tế T. Kumar, nói rằng các chiến thuật của Syria cho thấy chính phủ của Tổng thống Assad đã bắt đầu thực hiện một cuộc "đàn áp toàn diện" để đập tan phong trào chống đối.
Ông Kumar nói: "Những gì chúng tôi phát hiện vừa qua là ngoài những vụ tàn sát qui mô, dùng vũ khí hạng nặng chống lại người biểu tình chúng tôi còn biết được là những người bị bắt vì biểu tình ôn hòa đã bị đánh đập và tra tấn. Những người này cũng phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt trong lúc bị giam giữ."
Một thông cáo của Hội Ân xá Quốc tế nói rằng người biểu tình bị bắt giữ trong mấy ngày qua bị giam tại những nơi không ai biết và các luật sư và người thân không được phép tiếp xúc, khiến họ lại càng thêm lo sợ cho sư an toàn của các nạn nhân.
Tổ chức theo dõi nhân quyền này cho biết họ có được tên của 54 người Syria bị sát hại hôm thứ Sáu, nâng số tử vong của những người biểu tình, những người vô can và nhiều người khác đã chết trong cuộc bạo động lên thành 542 người.
Tuần rồi, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã lên án các vụ vi phạm nhân quyền ở Syria và yêu cầu thành lập một phái bộ tìm hiểu sự thực Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/us-syria-protest-05-04-2011-121239579.html
Máy bay Vietnam Airlines bị sét đánh
04/05/2011 19:34:57
Trước đó, theo phản ánh của một khách hàng, một chuyến bay của Việt Nam Airlines từ sân bay Charles de Gaulle, Paris, Pháp đi Hà Nội bị chậm chuyến suốt gần một ngày trời trong ngày 24/4.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, chuyến bay đó mang số hiệu VN534 có hành trình từ Paris về Hà Nội, giờ khởi hành dự kiến 14h10 (giờ địa phương) ngày 24/4. Tuy nhiên, do máy bay bị sét đánh vào vỏ động cơ và chưa xác định chính xác thời gian khắc phục sự cố kỹ thuật này, Vietnam Airlines đã quyết định hủy chuyến bay.
Tổng số khách trên chuyến bay VN534, theo Vietnam Airlines cho biết là 230 khách và một trẻ nhỏ trong đó có 140 khách và một trẻ nhỏ mua vé của Vietnam Airlines. Số khách còn lại là khách mua vé của Air France đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines.
Do chuyến bay của Vietnam Airlines ngày hôm sau từ Charles de Gaulle đi Hà Nội không đáp ứng đủ cho số hành khách bị ảnh hưởng nên Vietnam Airlines đã chủ động tìm thêm các phương án khác và thông báo ngay cho hành khách để lựa chọn.
Đối với khách có nhu cầu đi ngay, Vietnam Airlines mua vé cho hành khách đi trên chuyến bay của các hãng hàng không khác theo lựa chọn của hành khách. Đối với khách có thể chờ bố trí đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines vào ngày hôm sau, Vietnam Airlines đã cung cấp miễn phí chỗ ở khách sạn và ăn uống.
Cũng theo Vietnam Airlines, 140 hành khách của Vietnam Airlines đã được hãng hỗ trợ vận chuyển hết trong ngày 25/4. Toàn bộ hành khách mua vé qua Air France, hãng Air France đã hỗ trợ giải quyết.
(Theo Dân Việt)
Lâm Đồng: Đất nứt. Nhà sập. Sống trong sợ hãi
Hàng chục vết nứt bất thường đang ảnh hưởng đến đời sống của người dân khu 1 thị trấn Di Linh |
Đặc biệt, những vết nút này ngày càng lang rộng ra rất nhanh |
Nứt đất bất thường làm sập cả nhà dân |
Hàng chục ngôi nhà khác trong khu vực đang bị đe dọa |
Vết nứt sâu lút cà nhưng cây dài tới 4 m |
Hiện người dân trong khu vực đang rất hoang mang |