Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Danh sách những cô dâu Việt bị chồng Hàn sát hại

26/05/2011 08:58:27

- Liên tiếp các trường hợp cô dâu Việt bị chồng Hàn Quốc sát hại hoặc bạo hành đến mức phải tự vẫn. Dư luận chưa hết phẫn nộ khi cô dâu Thạch Thị Hoàng Ngọc bị chồng sát hại khi mới sang làm dâu Hàn Quốc được 1 tuần, thì gần đây nhất, cô dâu Hoàng Thị Nam bị chồng chém liên tiếp 53 nhát dao đến chết...
TIN LIÊN QUAN

Người nhảy lầu, người bị chém

Vụ việc cô dâu Hoàng Thị Nam bị chồng chém chết khi mới sinh con được 19 ngày đã nối dài danh sách những cô dâu Việt bị chồng Hàn bạo hành, sát hại.

Vào tháng 4/2007, cô dâu Lê Thị Kim Đồng (quê xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), mặc dù có thai nhưng do gia đình nhà chồng hành hạ nên đã quyết định bỏ trốn khỏi nhà chồng - một chung cư thuộc thành phố Daegu, cách Seoul 400 km.
 
Kim Đồng đã dùng rèm cửa buộc vào người và nhảy xuống từ ban công tầng 9, nhưng rèm cửa bị tuột khiến cô bị thương nặng. Cô đã được đưa vào bệnh viện và qua đời sau đó gần 1 tuần lễ.
 

c
Cô dâu Lê Thị Kim Đồng bị chồng hành hạ và đã phải nhảy lầu tự tử

Tháng 6/2007, cô dâu Huỳnh Mai (20 tuổi, ở ấp Ngọc An, xã Ngọc Chức, huyện Giồng Riềng,  Kiên Giang) vừa sang Hàn Quốc được hai tháng đã bị chồng giết hại dã man. Xác Huỳnh Mai được tìm thấy trong tầng hầm nhà chồng sau 8 ngày bị giết với 18 xương sườn bị gãy.
 
Cơ quan chức năng Hàn Quốc xác định sau khi sang Hàn Quốc làm vợ, Huỳnh Mai cảm thấy không hòa hợp được với người chồng suốt ngày rượu chè bê tha nên xin về Việt Nam nhưng cô đã bị chồng cự tuyệt và hành hạ cho đến chết. Chồng Huỳnh Mai sau đó bị xử phạt 12 năm tù giam.

Cô dâu Huỳnh Mai
Cô dâu Huỳnh Mai bị chồng hành hạ đến chết

Một vụ khác xảy ra vào tháng 2/2008. Cô dâu Trần Thanh Lan (22 tuổi, quê ở Cần Thơ) đã tử vong khi rơi từ tầng 14 của một khu chung cư thuộc thành phố Kyongsan. Cơ quan chức năng Hàn Quốc sau khi vào cuộc điều tra xác định Lan đã tự tử vì không hòa nhập được với gia đình nhà chồng. Tuy nhiên, đã có nhiều nghi vấn xung quanh cái chết này bởi trước đó một tuần, Lan và chồng đã nộp đơn ra tòa ly dị và cô đang chuẩn bị trở về Việt Nam.

Cô dâu Trần Thanh Lan
Cô dâu Trần Thanh Lan đã tử vong khi cố tìm cách trốn khỏi địa ngục ở nhà chồng và bị rớt xuống từ ban công tầng 9.

Tiếp đó, tháng 7/2010, cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc (20 tuổi, quê ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ)  khi mới vừa mới theo chồng về sống tại Hàn Quốc được 1 tuần thì đã bị người chồng sát hại tại Busan. Được biết, Jang đã được điều trị 57 lần vì bệnh tâm thần. Tòa án đã tuyên phạt 12 năm tù giam đối với Jan.
 

d
Cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc bị chồng người Hàn Quốc sát hại đầu tháng 7/2010

Vụ việc tiếp theo, vào tháng 8/2010, cô dâu Dương Thị Bích Phụng (22 tuổi, Long Bình, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang,) đã bị chồng là Chae Seung Byeong, 39 tuổi, bạo hành tình dục sau đó đòi bán gả cho người khác nên đã phải trốn khỏi nhà chồng.
 
Trên đường trốn chạy, Phụng gặp một người gốc Việt. Người này nghe kể sự tình nên đưa cô tới Trung tâm nhân viên phụ nữ di trú ở Trung Nam nhờ che chở.
 

d
Cô dâu Dương Thị Bích Phụng bị chồng bạo hành tình dục

Mới đây nhất, vào ngày 24/5, cô dâu Hoàng Thị Nam, (24 tuổi, ở xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, Bình Thuận đã bị chồng là Lim Chae Won (37 tuổi) sát hại tại nhà riêng khi mới sinh con được 19 ngày. Chị Nam đã bị đâm tổng cộng 53 nhát dao và chết ngay tại nhà. Theo lời khai ban đầu của Lim, chị Nam đã nhiều lần đòi ly hôn và muốn bế con ra khỏi nhà nên dẫn đến xung đột.

Những cô dâu không biết tiếng Hàn Quốc

Hầu hết các đám cưới của các cô dâu Việt bị chồng bạo hành, sát hại đều tổ chức một cách "tốc hành" và chủ yếu qua môi giới. Họ đều có một điểm chung là xuất thân từ gia đình nghèo khó. Chỉ vì tin vào những thông tin màu hồng do phim ảnh cung cấp, hoặc do công ty môi giới, giao phó cuộc đời mình cho người hoàn toàn xa lạ.

Hoàng Thị Nam kết hôn với người chồng Hàn Quốc chỉ sau ba tháng quen biết thông qua một người bạn. Thạch Thị Hồng Ngọc gặp chồng  thông qua một công ty môi giới hồi tháng 2/2010 và kết hôn chỉ 10 ngày sau đó. Điều đau xót là Ngọc không hề biết chồng mình bị bệnh tâm thần từ 8 năm nay và trong khoảng thời gian đó Jang Du-hyo đã nhập viện để điều trị 57 lần, đã từng tấn công bố mẹ đẻ. Thậm chí, năm ngày trước khi sang Việt Nam làm lễ cưới, Jang Du-hyo cũng phải nhập viện vì chứng rối loạn thần kinh.

Còn cô dâu Huỳnh Mai chỉ trong vòng vài giờ xem mắt, đám cưới được định ấn định ngay. Để lấy chồng Hàn, Kim Đồng phải lên TP.HCM theo một đường dây tuyển chọn cô dâu cho các chú rể Hàn.

Chính vì kết hôn quá nhanh nên các cô dâu này không có thời gian để học kiến thức, văn hóa ứng xử trong gia đình, văn hóa truyền thống của xã hội Hàn Quốc và thiếu kiến thức thông thường về xã hội Hàn Quốc.

Đặc biệt các các cô dâu Việt bị sát hại  không biết tiếng Hàn hay nói tiếng Hàn còn rất kém nên không thể đối thoại, chia sẻ được nhiều, đặc biệt là những khía cạnh chi tiết về cuộc sống do đó đã xảy ra những xung đột, những mâu thuẫn với chồng và gia đình chồng. Không những bị đánh đập họ còn bị chồng bạo hành về tình dục.

Ông Baik Seung Kyo, đại diện Hiệp hội Người Hàn Quốc tại TPHCM, trưởng ban giải quyết các vấn đề của cô dâu Việt cho biết:

"Tôi khuyến cáo những cô gái Việt Nam, nếu có mong muốn, nguyện vọng lấy chồng người Hàn, cần đi học tiếng Hàn để có 1 trình độ ngôn ngữ nhất định. Nếu như vậy chúng ta về nhà chồng sẽ không xảy ra những điều đáng tiếc. Sự khác biệt về ngôn ngữ trong đối thoại dễ nảy sinh ra các mâu thuẫn".
Phạm Lý

Về dự án 600 Phó Chủ Tịch Xã !

Thạc sỹ ở Mỹ gọi điện xin làm phó chủ tịch xã

26/05/2011 15:15:32
- "Chúng tôi cũng đã nhận được điện thoại trực tiếp của nhiều bạn đang học thạc sỹ tại Australia, Mỹ, New Zealand để hỏi xem có được tham gia dự án không và nếu có thì phải có điều kiện, tiêu chuẩn gì", ông Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng vụ công tác thanh niên Bộ Nội vụ cho biết tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc về "Tăng cường 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo" trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 26/5.

Thứ  trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh,
Trưởng Ban chỉ đạo Dự án lưu ý, "qua thực tiễn, tiếp xúc và làm việc với cán bộ chủ chốt của xã đều có chung nhận xét, ban đầu chúng ta chưa thể kỳ vọng nhiều ở các em. Chúng ta coi các em như con, chăm lo bồi dưỡng tạo điều kiện cho các em vào cuộc, sau 1 năm mới kỳ vọng".

Thạc sỹ tại Australia, Mỹ, New Zealand xin làm phó chủ tịch xã nghèo


Tại buổi giao lưu trực tuyến, đại diện của Bộ Nội vụ - Đơn vị chủ trì dự án và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trả lời các thắc mắc của các bạn trẻ. Một nội dung được  đặt ra nhiều câu hỏi nhất đó là đối tượng như thế nào được tham gia dự án?


Theo ông Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng vụ công tác thanh niên Bộ Nội vụ,
Giám đốc Ban Quản lý Dự án 600 PCT xã: Dự án này dành cho thanh niên mọi miền đất nước cũng như công tác tại nước ngoài đăng ký tham gia nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có tinh thần xung kích, tình nguyện.

"Chúng tôi cũng đã nhận được điện thoại trực tiếp
của nhiều bạn đang học thạc sỹ tại Australia, Mỹ, New Zealand để hỏi xem có được tham gia dự án không và nếu có thì phải có điều kiện, tiêu chuẩn gì. Chúng tôi đều gửi thư điện tử trả lời các bạn và có gửi đính kèm toàn bộ các thông tin về dự án để các bạn tham khảo.Tóm lại, cơ hội dành cho các bạn (cả trong và ngoài nước) là như nhau, điều cơ bản là có tinh thần xung kích, tình nguyện", ông Minh khẳng định.
 
Ảnh: Chính phủ
Ảnh: Chính phủ


Liên quan đến nội dung của dự án, có nhiều lo ngại dự án này liệu có giống những phong trào chỉ phát động một thời gian xong thì thôi, ông Dương Văn An - Bí thư Trung ương Đoàn khẳng định: Dự án này khác với các dự án trước là các bạn trẻ tình nguyện sẽ được bố trí chức danh phó chủ tịch UBND xã. Đây là một chức danh liên quan đến Luật Tổ chức HĐND và UBND trong đó Đoàn Thanh niên là lực lượng phối hợp chính. Song do liên quan cả đến Luật Cán bộ công chức, do đó cần có Bộ Nội vụ tham gia.


Khẳng định lại vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết: Mặc dù đây là một dự án trình nguyện, nhưng liên quan tới cán bộ công chức, Luật tổ chức UBND và HĐND. Cũng như sau khi đội viên hoàn thành nhiệm vụ thì liên quan tới việc bố trí sử dụng đội viên dự án, tức là xét chuyển thành công chức nhà nước, liên quan tới Luật cán bộ công chức. Cho nên, đòi hỏi có sự tham gia của Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ công chức.


Chưa thể kỳ vọng ngay


Tại buổi giao lưu trực tuyến, nhiều bạn trẻ cho rằng, phó chủ tịch UBND xã là chức danh hết sức quan trọng đối với chính quyền xã, liệu đối với các bạn mới tốt nghiệp, dù tinh thần, ý chí cao, nhưng liệu có thể đảm đương được chức danh này?


Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, vấn đề này cũng đã được dự tính đến, trong quá trình thực hiện, Bộ thường xuyên kiểm tra, đánh giá, từ đó, phát huy mặt tốt, khắc phục khó khăn, hạn chế để xem xét triển khai tiếp như thế nào. Nếu trường hợp vì lý do chủ quan, không đáp ứng được, chúng tôi sẽ sàng lọc lại để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của dự án.


Ông Dĩnh cũng cho biết thêm: qua thực tiễn, tiếp xúc và làm việc với cán bộ chủ chốt của xã đều có chung nhận xét, ban đầu chúng ta chưa thể kỳ vọng nhiều ở các em. Chúng ta coi các em như con, chăm lo bồi dưỡng tạo điều kiện cho các em vào cuộc, sau 1 năm mới kỳ vọng.


"Vì vậy, điều quan trong nhất trong quá trình các bạn trẻ về cơ sở nếu không được tạo điều kiện, họ cũng không thể hiện được vai trò của mình dù có tố chất, trình độ năng lực cùng với tinh thần tình nguyện, xung kích, nhiệt huyết", ông Dĩnh khẳng định.


Ông Vũ  Đăng Minh cũng cho rằng, để dự án thực hiện thành công ngoài việc Bộ Nội vụ sẽ giữ vai trò thường xuyên trong việc hướng dẫn tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, thì trực tiếp vẫn là trách nhiệm của UBND  tỉnh, huyện, xã cũng như chính quyền các cấp trong việc tạo điều kiện, chăm lo cho các em khi về cơ sở.


Khẳng định tính khả thi của dự án, anh Nguyễn Văn Thơ, Bí thư Tỉnh đoàn Lạng Sơn cho biết: từng tham gia Dự án 500 trí thức trẻ tình nguyện của Trung ương đoàn thời gian 2000-2002, công tác gần 2 năm trên cương vị phân đội trưởng, sau đó được điều động về ban quản lý dự án tỉnh đoàn, sau đó là cán bộ tỉnh đoàn.


"Cũng từ các dự án này có nhiều đội viên đã trường thành, có 3 đội viên sau này được giữ chức vụ bí thư tỉnh đoàn, được tham gia vào cấp ủy của tỉnh. Các vị trí thấp hơn cũng có nhiều. Có thể nói môi trường thực tiễn ở địa phương, cơ sở tạo cho các bạn trẻ cơ hội, điều kiện cống hiến, đặc biệt là trưởng thành nhiều", anh Thơ cho hay.
 
Trong quá  trình nhận hồ sơ, tính tới 25/5/2011, Bộ Nội vụ đã nhận được 145 hồ sơ. Các hồ sơ đăng ký tham gia tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 26-29.

Trong số  các hồ sơ thì  hồ sơ cho nhóm ngành nông lâm nhiệp là 42; xây dựng, tài nguyên, đất đai: 12; kinh tế 25; kỹ thuật công nghệ thông tin… là 12 hồ sơ.

Đặc biệt các bạn trẻ nộp hồ sơ này hầu hết đều đã đi làm, có người đi làm cho doanh nghiệp tại Hà Nội thu nhập 4,5 triệu/tháng vẫn đăng ký tham gia vì muốn cống hiến, hay có những người đã từng đi làm dự án tại Lào.
 

LT: dự án này chính xác là một "diễn biến hòa bình". Tại sao lại là phó chủ tịch xã mà không phải là chủ tịch xã? Bởi vì chủ tịch xã phải có chân trong HĐND xã (do đảng đề cử). Tuy nhiên nếu muốn thay đổi xã hội từ gốc và cách để mọi người có thể thay đổi hệ thống chính trị ở Vn, LT nghĩ đúng là phải bắt đầu từ Phó Chủ tịch xã. (Nếu không muốn một kêt cục xương máu như Lybie)

Xả nước thải chứa chất gây ung thư ra môi trường

Công ty TOYODA GIKEN thiết kế đường xả ngầm đổ nước thải chưa qua xử lý có chứa Crom 6+ (chất gây ung thư) ra hệ thống mương thoát nước của Khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) phát hiện một ống đường kính 10cm chạy ngầm từ phía trong khuôn viên công ty đang đổ nước xả thải có màu vàng đậm, nóng và mùi nồng hắc vào hố ga thoát nước (cách xưởng mạ 5m).

Dòng nước màu vàng chứa chất gây ung thư chưa qua xử lý được đổ thẳng ra môi trường.

Dòng nước này theo một đường cống xi măng đường kính khoảng 40cm xuyên qua tường rào ra hệ thống mương thoát nước của khu công nghiệp Nội Bài, đổ vào môi trường.

Ông Yamanochi Fumitaka (Phó tổng Giám đốc Công ty TOYODA GIKEN) thừa nhận đường cống xi măng và ống sắt xả thải trên là của công ty. Dung dịch màu vàng là nước thải từ phân xưởng mạ có chứa Crom 6+ (chất gây ung thư). Doanh nghiệp dù đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng vẫn thiết kế đường ngầm riêng để xả nước thải chưa qua xử lý nhằm giảm chi phí.

Ngày 24/5, trong buổi làm việc với C49, phía TOYODA GIKEN đã cho bịt hai đường ống cống, đường ống kim loại 10cm đã được cắt bỏ và đấu nối lại với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Hố ga chứa nước thải chưa qua xử lý được xây ở khu vực phía sau công ty.

Công ty TOYODA GIKEN Việt Nam chuyên sản xuất và gia công chao đèn cũng như các sản phẩm dập cho ôtô. Quá trình sản xuất, công ty thải ra nhiều loại hóa chất, trong đó độc nhất là Crom 6+, axit sunfuric, chất tẩy rửa, sơn, bùn thải (6.000 kg/tháng), khí thải độc từ bể mạ…

Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra mở rộng.

Ngọc Lân