Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Internet châm ngòi lật đổ Mubarak như thế nào


Thứ bảy, 12/2/2011, 11:09 GMT+7


Những người Ai Cập trẻ tuổi phát động cuộc biểu tình từ ngày 25/1 qua các trang mạng xã hội. Chính quyền lập tức ngăn chặn nhưng vô hiệu và sau 18 ngày người dân nổi dậy, Tổng thống Mubarak buộc phải "nhổ neo".

Chỉ ít ngày sau vụ nổi dậy của người dân dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali, các cuộc biểu tình tương tự cũng nổ ra tại nước láng giềng Ai Cập. Khởi đầu cho hoạt động này là sự phối hợp giữa các nhóm đối lập khác nhau thông qua các trang mạng xã hội.

Wael Ghonim, một trong những người đóng vai trò phát động biểu tình lật đổ Mubarak. Ảnh: AFP
Wael Ghonim, một trong những người đóng vai trò phát động biểu tình lật đổ Mubarak. Ảnh: AFP

Người được nhắc đến với vai trò khuấy động cuộc nổi dậy của người Ai Cập là Wael Ghonim, một nhân viên 30 tuổi của hãng Google và đang được coi như "người hùng". Ghonim từng là quản trị của trang chống nạn tra tấn trên Facebook. Khi trả lời phỏng vấn CNN, Ghonim nhấn mạnh: "Đây là một cuộc cách mạng Internet và tôi sẽ gọi đó là cuộc cách mạng 2.0".

Mọi chuyện bắt đầu khi Walid Rachid, 27 tuổi, một nhà hoạt động trên Internet viết mail cho Ghonim, khi đó đang hoạt động nặc danh, để đề nghị hỗ trợ cho kế hoạch biểu tình vào ngày 25/1. Bộ đôi này liên lạc với nhau qua hệ thống chat của Google, hình thức mà Ghonim tin là an toàn nhất, và cùng nhau lập ra liên minh giữa các nhóm thanh niên khác nhau.

Họ qua mặt các nhân viên an ninh của chính quyền bằng cách nói một cách khá lộ trên mạng rằng sẽ gặp nhau tại một thánh đường, nhưng trên thực tế cuộc gặp này diễn ra tại một khu vực nghèo ở Cairo. Nhà hoạt động mang hai dòng máu Ai Cập và Ireland là Sally Moore, 32 tuổi, cho biết thêm các nhà hoạt động đã chia làm hai nhóm hành động.

Một nhóm tập hợp lực lượng trong các quán cà phê, nhóm còn lại đi hô khẩu hiệu xung quanh các toà nhà và kêu gọi mọi người ra đường để biểu tình phản đối đói nghèo. "Nhóm của chúng tôi bắt đầu hành động khi tập trung được 50 người. Nhưng khi chúng tôi ra đường thì con số đi cùng đã lên tới hàng nghìn", Sally Moore nói với The New York Times về ngày biểu tình đầu tiên hôm 25/1.

Từ nhóm thanh niên đầu tiên, những ngày biểu tình tiếp theo đã thu hút hàng nghìn người kéo tới quảng trường trung tâm Tahrir ở Cairo để đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức. Nhiều người trong số này xuống đường do các lời kêu gọi đưa trên trang xã hội Twitter, trong khi những người khác rủ nhau đi biểu tình bằng tin nhắn điện thoại.

Phát hiện ra vai trò của Internet trong các cuộc biểu tình, chính quyền Mubarak phản ứng tức thì. Ngày 28/1, tổng thống ra lệnh chặn các mạng xã hội và cuối cùng là yêu cầu cả 4 nhà cung cấp Internet của Ai Cập chấm dứt dịch vụ để phân tán sức mạnh người biểu tình. Trong khi đó, nhà cung cấp dịch vụ di động chính tại Ai Cập là Vodafone cũng cho biết họ bị buộc phải chặn sóng.

Nhưng hành động kiểm duyệt của chính quyền Mubarak lập tức cho thấy hoàn toàn không có hiệu quả. Ngày Ai Cập không có Internet 28/1 cũng được gọi là "Ngày nổi giận" khi hàng triệu người xuống đường. Biện pháp của chính quyền không thể ngăn được việc người biểu tình liên lạc với nhau để tập hợp lực lượng.

Chính quyền Mubarak cũng không thể "che mắt" được thế giới về những gì đang diễn ra tại Ai Cập. Kênh truyền hình vệ tinh Al-Jazeera vẫn phát đi tin tức trực tiếp về cuộc biểu tình suốt cả ngày, với sự cập nhật của mạng lưới phóng viên khắp Ai Cập qua hệ thống điện thoại cố định.

Sự kiện ngày 28/1 cũng cho thấy, cuộc biểu tình ở Ai Cập có thể khởi đầu từ Internet nhưng sau vài ngày đã không còn phụ thuộc vào môi trường này nữa. Bằng chứng là dù cả Internet lẫn mạng di động đều bị chặn, người biểu tình vẫn xuống đường với số lượng còn đông hơn nhiều so với trước.

Năm ngày sau, do sức ép của cộng đồng quốc tế, chính quyền Mubarak buộc phải khôi phục các dịch vụ viễn thông và các nhà hoạt động tiếp tục quay lại môi trường trực tuyến để tập hợp lực lượng. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, làn sóng biểu tình đã phát triển rất nhanh và lan rộng khắp Ai Cập. Do vậy vai trò quyết định của Internet trong việc kêu gọi mọi người xuống đường không còn nữa.

Người Ai Cập ăn mừng khi Mubarak từ chức. Ảnh: AP
Người Ai Cập ăn mừng khi Mubarak từ chức và "quyền lực nhân dân" được khẳng định. Ảnh: AP

Trên thực tế, cuộc nổi dậy nổ ra ngày 25/1 là sự tập hợp của nhiều nhóm hoạt động từng xuống đường suốt 10 năm qua tại Ai Cập. Họ thuộc các thành phần xã hội và chính trị khác nhau, từ công nhân, các blogger, các nhà hoạt động đòi dân chủ cho đến những thẩm phán cấp cao và thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo, phong trào Hồi giáo có quy mô khu vực.

Đây là lần đầu tiên tất cả các nhóm hoạt động này cùng nhau đi biểu tình và cũng là lần đầu tiên họ nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người dân không phải là thành viên trong nhóm của họ. Vai trò của Internet thể hiện ở chỗ các nhóm đối lập đã tập hợp lực lượng và phối hợp với nhau thông qua các mạng xã hội và điện thoại di động.

Lần gần đây nhất Ai Cập chứng kiến cuộc tuần hành có quy mô tương tự là vào những năm 1940. Khi đó những hiệu sách mang quan điểm cấp tiến, các tờ báo bí mật và những cuộc họp của các nghiệp đoàn bị cấm hoạt động đóng vai trò tập hợp lực lượng. Còn ngày nay, với thế hệ công dân số thì vai trò này đã thuộc về Internet và mạng điện thoại di động.

Đình Nguyễ
n


Tài sản của Mubarak bị phong tỏa


Thứ bảy, 12/2/2011, 10:03   Chính phủ Thụy Sĩ hôm qua phong tỏa mọi tài sản của tổng thống Ai Cập bị lật đổ Hosni Mubarak trong các ngân hàng nước này.

Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ công bố tin trên và cho hay họ làm như vậy để ngăn chặn nguy cơ thất thoát tài sản quốc gia của Ai Cập. Không chỉ tài sản của Mubarak mà cả tiền bạc của những người thân cận của ông này cũng bị phong tỏa. Các giao dịch bất động sản liên quan cũng sẽ bị đóng băng.

"Chính phủ (Thụy Sĩ) làm như vậy là để tránh nguy cơ có người biển thủ tài sản của Ai Cập", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ có đoạn. "Chúng tôi cũng kêu gọi các quan chức có trách nhiệm của Ai Cập tuân thủ những đòi hỏi chính đáng của nhân dân trong việc công khai, minh bạch, nhanh chóng và đáng tin cậy".

Ông Mubarak từ chức đêm qua, chấm dứt gần 30 năm cầm quyền, trước sức ép của những cuộc biểu tình khổng lồ kéo dài 18 ngày của dân chúng Ai Cập.

Ông Mubarak và gia đình được cho là cực kỳ giàu có, tuy nhiên các con số ước tính tài sản của ông rất khác nhau và đều chưa được kiểm chứng, CNN cho hay.

Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ đã yêu cầu các ngân hàng kiểm tra xem họ đang nắm giữ bao nhiêu tài sản của Mubarak. Tuy nhiên các ngân hàng nói vẫn chưa có được "bức tranh rõ ràng" về những gì họ đang nắm.

Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin của Global Financial Integrity, một tổ chức chuyên theo dõi tình trạng tham nhũng ở các nước đang phát triển, ước tính rằng có tới 57 tỷ USD tài sản đã được tuồn bất hợp pháp ra khỏi Ai Cập trong giai đoạn 2000-2008.

Hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ nổi tiếng với tính bảo mật cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây các nhà băng nước này đã bắt đầu nhượng bộ yêu cầu từ chính phủ nhằm cho phép một sự minh bạch hơn.

Tháng trước, Thụy Sĩ cũng áp dụng lệnh đóng băng tương tự đối với tài sản của tổng thống bị lật đổ của Tunisia là Ben Ali, vài ngày sau khi ông này mất ghế.

Việc một số chính phủ trên thế giới từ chối đóng băng tài sản của ông Mubarak trong thời gian biểu tình diễn ra ở Ai Cập khiến người dân nước này giận dữ. Người Ai Cập xuống đường biểu tình vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc họ nghi ngờ rằng nhà Mubarak đã lợi dụng quyền lực để làm giàu, lấy của công của đất nước Ai Cập.

Tại Mỹ, phát ngôn viên bộ tài chính nước này từ chối bình luận khi được hỏi liệu Mỹ có hành động tương tự Thụy Sĩ hay không. Dù là một đồng minh lâu năm của Ai Cập, chính phủ Mỹ thời gian qua đã lên tiếng ủng hộ sự thay đổi và tiến đến dân chủ ở quốc gia Bắc Phi này.

Thanh Ma
i


Dân Ai Cập vỡ òa trong chiến thắng


Thứ bảy, 12/2/2011, 08:48 GMT+7


Toàn thủ đô Ai Cập như vỡ òa trong niềm hạnh phúc tột độ khi tổng thống nước này quyết định từ chức sau gần ba thập kỷ cầm quyền.
Tổng thống Ai Cập từ chức

Người dân Ai Cập ăn mừng tại quảng trường Tahrir ở Cairo sáng sớm ngày 12/2, sau khi Tổng thống Hosni Mubarak buộc phải chuyển giao quyền lực cho quân đội dưới sức ép của hơn 1 triệu người biểu tình.
Tin tức về sự sụp đổ của chế độ nhanh chóng lan tỏa khắp Cairo và làm dấy lên niềm vui sướng tột độ.
Một bé gái vẫy cờ và giơ biểu tượng chiến thắng bên cạnh một người lính trên một chiếc xe tăng ở quảng trường Tahrir.
Phụ nữ trong trang phục truyền thống cũng vui mừng không kém các đấng mày râu.
Video dân Ai Cập ăn mừng chiến thắng.
Người dân bắn pháo để ăn mừng chiến thắng lịch sử.
Nhiều người đồng thanh hô vang: "Chúng ta đã lật đổ được chính quyền!".
Các thanh thiếu niên ăn mừng trên một chiếc xe buýt hỏng được dùng làm vật cản với dòng chữ viết bằng tiếng Ảrập: "Hãy để Mubarak sụp đổ", tại quảng trường Tahir ở Cairo.
Người dân Ai Cập vừa bất ngờ và sung sướng đổ ra đường phố trên khắp cả nước, nhảy múa, hò reo, và thậm chí rơi nước mắt, để chúc mừng sự ra đi của Tổng thống Mubarak mà họ đã mong chờ từ lâu.
Nụ cười hớn hở trên khuôn mặt các thiếu nữ Ai Cập.
Hàng nghìn người nêm kín quảng trường Tahir ăn mừng chiến thắng dưới pháo hoa rực rỡ.

Song Minh (Ảnh: AFP
)


Tổng thống Ai Cập từ chức


Thứ bảy, 12/2/2011, 02:19 GMT+7


Sau 29 năm lãnh đạo Ai Cập, Tổng thống Hosni Mubarak từ chức hôm qua do sức ép của cuộc biểu tình lớn nhất trong thời kỳ cầm quyền của ông.
Cairo vỡ òa trong niềm hân hoan
Trung Đông vui buồn lẫn lộn

Người biểu tình Ai Cập vui sướng sau khi nghe tin Tổng thống Hosni Mubarak từ chức hôm 11/2. Ảnh: AFP.
Người biểu tình Ai Cập vui sướng sau khi nghe tin Tổng thống Hosni Mubarak từ chức hôm 11/2. Ảnh: AFP.

Xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia vào buổi tối 11/2, Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman thông báo ông Mubarak trao quyền điều hành đất nước cho quân đội, BBC đưa tin.

"Trong hoàn cảnh nghiêm trọng mà Ai Cập đang trải qua, Tổng thống Hosni Mubarak quyết định rời bỏ chức vụ tổng thống. Ông ra lệnh cho Hội đồng Tối cao quân đội xử lý các vấn đề của đất nước", ông Suleiman nói.

Quyết định từ chức của ông Mubarak được đưa ra trong bối cảnh hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Cairo và nhiều nơi khác suốt 18 ngày qua.

Biển người khổng lồ tại quảng trường Tự do ở Cairo vỡ òa vì vui sướng sau khi nghe thông báo của Phó tổng thống Suleiman. Họ reo hò, vẫy cờ, bắn chỉ thiên và ôm chầm lấy nhau. Các tài xế bóp còi để hưởng ứng niềm vui của người biểu tình.

Các nguồn tin quân sự Ai Cập cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi là người đứng đầu Hội đồng Tối cao quân đội. Theo một số quan chức, ông Mubarak đã rời Cairo và hiện đang ở khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh bên bờ Biển Đỏ, nơi ông có một dinh thự.

Ông Mubarak trao bớt quyền lực cho Phó tổng thống Suleiman hôm 10/2 để xoa dịu những người biểu tình, nhưng vẫn không từ chức. Điều này khiến những người biểu tình phản đối chính phủ - với tâm trạng hân hoan chờ đón chiến thắng suốt đêm - phẫn nộ. Trên quảng trường Tự do ở thủ đô Ai Cập, họ la hét, giơ cao những chiếc giày và đồng thanh thét lên "biến đi, biến đi". Vài trăm nghìn người tiếp tục xuống đường ở Cairo, biến 11/2 thành ngày có số lượng người tuần hành lớn nhất. Họ bao vây dinh tổng thống và đài truyền hình quốc gia.

Cuộc biểu tình chống chính phủ hiện nay bắt đầu từ hôm 25/1. Những người biểu tình một mực yêu cầu Tổng thống Mubarak từ chức. Tình trạng bạo lực kèm theo các cuộc xuống đường đã khiến 300 người thiệt mạng. Ngày 29/1, chính phủ ra lệnh giới nghiêm nhưng lênh này bị người biểu tình bất chấp. Người biểu tình phản đối tổng thống; đòi chấm dứt lệnh tình trạng khẩn cấp vốn kéo dài hàng thập kỷ; đòi tăng lương tối thiểu và chấm dứt trình trạng giá thực phẩm tăng vọt.

Việt Lin
h


Phản ứng của thế giới khi tổng thống Ai Cập từ chức


Các nhà lãnh đạo thế giới coi việc tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức là chiến thắng của quyền lực nhân dân và mở đường cho dân chủ.
Tổng thống Ai Cập từ chức

Một bé gái Ai Cập mang tấm biển có dòng chữ
Một bé gái Ai Cập mang tấm biển có dòng chữ "Chúng ta có thể" trước sứ quán nước này tại Washington. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố người dân Ai Cập đã lên tiếng, họ sẽ không chấp nhận bất kỳ điều gì ngoài "dân chủ thực sự" và đất nước này giờ hoàn toàn khác, AFP cho hay.

Người đứng đầu chính phủ Mỹ cho rằng lực lượng vũ trang Ai Cập sẽ phải đảm bảo qua trình chuyển giao quyền lực diễn ra êm ả. Obama cũng cảnh báo rằng những ngày khó khăn đang ở trước mắt.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon khen ngợi ông Mubarak vì thuận theo ý nguyện của người dân và "đưa ra quyết định khó khăn vì lợi ích của đa số người dân".

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hoanh nghênh quyết định từ chức của Mubarak là "dũng cảm và cần thiết". Ông cũng nói thêm rằng nước Pháp kêu gọi mọi người dân Ai Cập tiếp tục hành trình đến tự do.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng sự ra đi của Mubarak đánh dấu "bước thay đổi lịch sử". Bà hy vọng chính phủ Ai Cập trong tương lai tiếp tục duy trì hòa bình tại Trung Đông, các thỏa thuận với Israel được tôn trọng.

Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng sau khi Mubarak ra đi, Ai Cập giờ đây có cơ hội vô cùng quý giá để có một chính phủ mới có khả năng gắn kết người dân. "Những người điều hành Ai Cập có nhiệm vụ phản ánh mong ước của người dân", Cameron nói.

Nga và Italy tỏ ra thận trọng hơn khi bình luận về sự kiện này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông hy vọng quá trình chuyển giao quyền lực sẽ giúp phục hồi sự ổn định.

Italy trước đó khiến hầu hết các lãnh đạo phương tây tức tối vì ủng hộ Mubarak. Ngoại trưởng Italy Franco Frattini ra tuyên bố cho biết đây là "bước phát triển quan trọng cho người dân Ai Cập và là khát vọng dân chủ hợp pháp".

Tại Brussels, người phụ trách các vấn đề ngoại giao của EU Catherine Ashton cho rằng Mubarak đã lắng nghe nhân dân Ai Cập.

Tây Ban Nha kêu gọi Ai Cập cải cách nhanh chóng trong khi Ấn Độ hối thúc các chỉ huy quân sự Ai Cập chuyển giao quyền lực để thiết lập cơ chế quản lý dân chủ và cởi mở.

Thủ tướng Canada Stephen Harper nhấn mạnh rằng Ai Cập cần có các cuộc bầu cử công bằng và tự do đồng thời cần tôn trọng nhân quyền.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ca ngợi Mubarak vì đã suy nghĩ như một nhà lãnh đạo và đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.

Tại Tunisia, nơi cuộc Cách mạng hoa nhài đã truyền cảm hứng sang Ai Cập, người dân hò reo và nhảy múa trên đường phố. "Thật tuyệt! Hai nhà độc tài ra đi trong chưa đầy một tháng", sinh viên Nourredine, 23 tuổi, nói.

Niềm vui cũng ngập tràn tại thế giới Hồi giáo. Iran nói rằng người biểu tình Ai Cập đã giành chiến thắng vang dội.

Tại Gaza, Sami Abu Zuhri, phát ngôn viên của Hamas, tuyên bố đây là sự khởi nguồn chiến thắng của cách mạng Ai Cập. Tại Yemen, hàng nghìn người đổ ra phố. Một số hô vang "Hôm qua Tuninis, hôm nay Ai Cập, và ngày mai người dân Yemen sẽ tháo xiềng xích".

Israel phản ứng thận trọng trước tin Mubarak ra đi. Một quan chức giấu tên của chính phủ Do Thái cho biết: "Chúng tôi hy vọng quá trình chuyển tiếp đến dân chủ cho người dân Ai Cập và các nước láng giềng, sẽ diễn ra êm đẹp". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nước này cần tôn trọng hiệp ước hòa bình ký năm 1979 giữa Ai Cập và Israel.

Quyết định từ chức của ông Mubarak là kết quả của là sóng biểu tình của hàng trăm nghìn người chống chính phủ tại thủ đô Cairo và nhiều nơi khác suốt 18 ngày qua. Tình trạng bạo lực kèm theo các cuộc xuống đường đã khiến 300 người thiệt mạng.

Ngày 29/1, chính phủ ra lệnh giới nghiêm nhưng lênh này bị người biểu tình bất chấp. Người biểu tình phản đối tổng thống; đòi chấm dứt lệnh tình trạng khẩn cấp vốn kéo dài hàng thập kỷ; đòi tăng lương tối thiểu và chấm dứt trình trạng giá thực phẩm tăng vọt.

Ngọc Sơn


Ð?ng Bi?t L?ng Nghe, Nhung Còn H?n Láo L?m

 
# Đảng Biết Lắng Nghe, Nhưng Còn Hỗn Láo Lắm
Có lẽ thôi, bị chống đối trên Paltalk quá cái vụ "Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng Đất Nước", nên Đảng nhà ta đã sửa lại là: "Mừng Xuân, Mừng Đất Nước, Mừng Đảng".

Đảng qúa giỏi nhỉ, vậy nên kéo là cờ búa liềm xuống, cờ Đảng mà đặt trước và ngang với "cờ tổ quốc" là một điều vô cùng xúc phạm, vô cùng hỗn láo đấy nhé.

Ngày 12 tháng 2 năm 2011
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
http://mylinhng.multiply.com/photos/hi-res/1M/1113

# Dda?ng Bie^'t La('ng Nghe, Nhu+ng Co`n Ho^~n La'o La('m

# Đảng Biết Lắng Nghe, Nhưng Còn Hỗn Láo Lắm
Có lẽ thôi, bị chống đối trên Paltalk quá cái vụ "Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng Đất Nước", nên Đảng nhà ta đã sửa lại là: "Mừng Xuân, Mừng Đất Nước, Mừng Đảng".

Đảng qúa giỏi nhỉ, vậy nên kéo là cờ búa liềm xuống, cờ Đảng mà đặt trước và ngang với "cờ tổ quốc" là một điều vô cùng xúc phạm, vô cùng hỗn láo đấy nhé.

Ngày 12 tháng 2 năm 2011
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:

Tượng La Hán "cụt tay" ở chùa Bái Đính


12/02/2011 15:25:42

 - Ngay đoạn đường dưới chân núi lên chùa Bái Đính cổ (nằm trong hang động núi Bái Đính, Ninh Bình) có đặt 70 pho tượng La Hán, nhưng có tới 21 tượng bị hư hỏng, chủ yếu là mất cánh tay, gãy ngón tay, tượng thì sứt mũi…

Nếu ai từng một lần lên ngôi chùa Bái Đính cổ (xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình), ngay dưới chân núi lên chùa cổ có đặt 70 pho tượng La Hán được tạc từ đá nguyên khối (đá xanh lấy từ Thanh Hóa), được đặt thành hàng ở hai bên lối lên chùa trong núi. 

2.jpg
Những bức tượng đặt ở đường lên chùa cổ bị gãy tay.

 

Bà Nguyễn Thị Liễu, bán hàng ở đây cho biết: "Những pho tượng này được chuyển đến đặt ở đây đã gần một năm. Nhưng chỉ ít tháng sau một số tượng đã bị bẻ mất ngón tay, thậm chí có tượng La Hán còn bị gãy cả cánh tay. Nhiều người hành hương sau khi sờ, đặt tiền cầu may thì tiện tay "bẻ thử" những ngón tay Phật để về làm kỷ niệm. Chẳng thấy bảo vệ đâu, cũng không ai nhắc nhở".

Và đến nay, đã là năm thứ hai có lễ hội chùa Bái Đính, dòng người hành hương ngày một đông. Nhiều người có thói quen đặt tiền, rồi sờ tượng Phật để lấy may, với tâm niệm "tiền xuất, Phật biết".

Khi chúng tôi có mặt ở đây vào chiều 11/2, dòng người hành hương vẫn tấp nập chen chân lên chùa cổ. Nhiều người đi thẳng vào lối đặt tượng để đặt tiền, sờ lấy may. Người sau thấy người trước làm cũng làm theo, nhưng không hề thấy bóng dáng một bảo vệ, hay ai nhắc nhở hành động này của khách thập phương.

Không chỉ những pho tượng La Hán đặt tại lối lên chùa cổ bị xâm hại, mà hàng trăm pho tượng La Hán khác đặt ở hai bên lối lên chùa mới, đang xây dựng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Một số pho tượng cũng đã bị gãy ngón tay.

Dưới đây là một số hình ảnh về tượng La Hán "cụt tay, gãy mũi" tại chùa Bái Đính:

 

Tượng mất cả hai cánh tay
la hán
Mất cánh tay phải, còn tay trái chỉ còn 4 ngón.
Mũi cũng bị sứt, còn tay phải mất từ bao giờ trơ cả trụ sắt phía trong, có lẽ ngay từ đầu pho tượng này đã bị gãy và người ta cắm thêm lõi sắt để nối cánh tay, nhưng lõi sắt vẫn không thể giữ được.
Sau khi bị gãy, tay của pho tượng này đã được cưa gọn, các ngón tay trái cũng trở nên ngắn hơn bình thường.
3 ngón còn lại cầm hai ngón vừa mới gãy.
Một số tượng La Hán cỡ lớn khác được đặt ở hai bên lối đường lên xuống khu chùa Bái Đính mới cũng bị gãy tay. Các ngón tay đen bóng vì được người hành hương sờ nhiều.
Nhét tiền lẻ, sờ tượng để cầu lộc.

 

Lê Việt


# Hãy Th?c Hi?n Ngay Nh?ng Cu?c Bi?u Tình T?i Hu?, Sài Gòn, Hà N?i

 
# Hãy Thực Hiện Ngay Những Cuộc Biểu Tình Tại Huế, Sài Gòn, Hà Nội

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2185/2185

Khoảng gần 300 người đã thiệt mạng trong cuộc tổng nổi dậy 18 ngày ở Ai Cập, so sánh với 10 ngày Tết ở Việt Nam cũng có 300 người dân đã thiệt mạng vì đụng xe.  Tên độc tài Hosni Mubarak cai trị Ai Cập gần 30 năm đã bị đẩy khỏi quyền lực như một phép lạ. 
 
Đến giờ phút bài này được viết, vẫn còn là một bí mật, bí mật ở chỗ, ông Mubarak có thật sự từ chức hay không?  Không một ai biết rõ điều này, ngoại trừ Phó Tổng Thống Omar Suleiman.  Theo giờ Ai Cập, vào khoảng 10:30-11PM ngày10/2/11, tức cuộc biểu tình ngày thứ 17, sắp sửa bước qua ngày thứ 18, Mubarak đã trực tiếp lên truyền hình đọc bài diễn văn: "khẳng định việc tiếp tục cầm quyền cho đến cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 9/2011".  Điều này đã làm đoàn người biểu tình vô cùng tức giận, nhưng vào đúng 11:33PM, tức 33 phút sau, ông Phó TT Omar Suleiman cũng lên truyền hình tuyên bố trái ngược lại, "ông Mubarak đã từ chức và đã giao quyền hành lại cho quân đội." mà không nói rõ tên người cầm đầu chính là Bộ Trưởng Quốc Phòng, tức ông Mohammed Hussein Tantawi.  Theo nhận xét, người đã cứu Ai Cập tránh khỏi cuộc đụng độ đổ máu giữa quân đội ủng hộ cuộc biểu tình và quân đội trung thành với ông Mubarak, chính là Phó Tổng Thống Omar Suleiman.  Làm gì có chuyện tên độc tài Mubarak từ bỏ quyền lực, trong khi ông ta nhất quyết đòi ở lại cầm quyền và đòi chết trên quê hương, trước đó 30 phút.  Ở đây, chúng ta thấy rõ nhân vật đặc biệt và rất khôn ngoan, ông PTT Omar Suleiman, tước đoạt quyền hành của ông Mubarak và chuyển giao cho quân đội, để tránh cuộc đổ máu không cần thiết.
 
Hai tên độc tài Ben Ali và Hosni Mubarak đã bị tước đoạt quyền hành, bây giờ tới phiên quốc gia nào?  Algeria, Albania, Jordan, Yemen, hay Việt Nam, Tàu Cộng ...???  Không phải tự nhiên các chế độ độc tài ở Tunisia, ở Ai Cập bị sụp đổ, mà là kết qủa của hàng chục năm trường tranh đấu quyết liệt trên các mặt trận truyền thông qua những hệ thống truyền thanh, truyền hình, emails, forums, webs, internets, Paltalk, Facebook, Twitter, điện thoại di động...  Trào lưu của tự do, dân chủ đã tới lúc đươm bông kết trái.  Nó là sự ý thức của từng con người được kết hợp để trở thành một xu hướng thời đại, không loại trừ bất kỳ một quốc gia nàoXu hướng thời đại này chẳng khác nào một bánh xe khổng lồ, sẳn sàng nghiền nát bất cứ ai độc tài, đi ngược lại chiều quay của nó.  Sư phân tích như lời tiên tri của linh mục Nguyễn Văn Lý đã khẳng định "thời cơ đã chín muồi", nhưng tại Việt Nam chưa xảy ra thì Tunisia và Ai Cập đã xảy ra y chang theo lời của linh mục Lý.
 
Đây là thời điểm cho những tên cầm quyền khôn ngoan đi theo xu hướng thời đại để có thể cứu cho cá nhân chúng và cho gia đình của chúng.  Vì lý do đó, chúng ta không loại trừ những trường hợp có Yeltsin, hay Gorbachev xảy ra.  Còn đa số bọn cầm quyền chỉ lo tìm cách thủ trước để nếu cần họ sẽ chạy ra khỏi đất nước lánh nạn.  Chắc chắn chúng biết rõ, thời điểm này là giai đoạn cuối cùng của chế độ CS.
 
Chuyện của đất nước Việt Nam chúng ta, không thể chờ đợi một giây phút nào, một ngày đi qua là một ngày có lỗi với dân tộc, có lỗi với tổ tiên.  Hỡi tất cả những tổ chức đấu tranh, hãy cùng đứng lên thực hiện những cuộc đình công, biểu tình mà mục tiêu cuối cùng là giải thể chế độ độc tài cộng sản.  Hãy kết hợp sự đấu tranh giữa đồng bào trong và ngoài nước.  Hiện tại người Việt Nam có mặt hầu hết 192 quốc gia trên thế giới.  Mỗi quốc gia chỉ cần 1 người Việt Nam về nước để thực hiện 2 nhóm biểu tình đúng vào giờ G, ngày N tại Sài Gòn và Hà Nội, với mỗi nhóm là 96 người.  Hoặc có thể chia ra làm 3 nhóm biểu tình Huế, Sài Gòn, Hà Nội.  Những người biểu tình chỉ cần giương biểu ngữ "Hoàng Sa Trường Sa Của VN", "Dân Chủ Cho VN", "Chống Giặc Tàu", "Tự Do Cho VN", "Nhân Quyền Cho VN"...  Công an VC lấy cớ gì để bắt những người Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada, Nhật... gốc Việt Nam.  Lẽ dĩ nhiên, công an sẽ đụng độ với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, và những quốc gia này phải bảo vệ công dân của họ, bảo đảm chuyện công an bắt bớ, đánh đập sẽ không dễ dàng thực hiện.  Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là những gợi ý thô thiển nhất, muốn thực hiện thành công phải thêm nhiều diện khác như mặt vận động truyền thông, mặt vận động quần chúng cùng tham gia, mặt vận động những chiến thuật gây cản trở cho bạo quyền, mặt đại diện phong trào... rất cần những sự học hỏi kinh nghiệm từ Tunisia, từ Ai Cập.  Ngoài ra, nếu đồng bào quốc nội có đủ khả năng thực hiện các cuộc biểu tình trong nước, xin cứ tự tiện, không phải chờ đợi đồng bào hải ngoại, quan trọng là chúng ta nắm được phần chủ động trong cuộc biểu tình.
 
(Xin lỗi đã mượn lời của bài viết trước) Có người nói, chờ đi, hãy chờ cho dân tộc Trung Hoa đứng lên giật sập chế độ Tàu Cộng, rồi tự nhiên VC cũng sụp đổ tương tự.  Rồi cũng có những bài sấm, những lời tiên tri của môt vài dị nhân nào đó cho rằng chế độ CS sẽ sụp đổ năm 2012 hoặc 2014.  Những điều này chẳng khác gì chờ sung rụng, chẳng khác nào tiếp sức, hay mua thêm thời gian cho bạo quyền VC củng cố quyền lực.  Hãy lấy sức của chính mình, sức của toàn dân ta.  Đã đến lúc chúng ta phải cùng đứng dậy rồi đồng bào ơi.  Há dân tộc chúng ta thua kém dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập? 100 lần không, 1000 lần không, dân tộc Việt Nam anh hùng, kiêu hùng, bất khuất.
 
Ngày 12 tháng 2 năm 2011
Xin phổ biến tự do

Ha~y Thu+.c Hie^.n Ngay Nhu+~ng Cuo^.c Bie^?u Ti`nh Ta.i Hue^', Sa`i Go`n, HN

# Hãy Thực Hiện Ngay Những Cuộc Biểu Tình Tại Huế, Sài Gòn, Hà Nội

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2185/2185

Khoảng gần 300 người đã thiệt mạng trong cuộc tổng nổi dậy 18 ngày ở Ai Cập, so sánh với 10 ngày Tết ở Việt Nam cũng có 300 người dân đã thiệt mạng vì đụng xe.  Tên độc tài Hosni Mubarak cai trị Ai Cập gần 30 năm đã bị đẩy khỏi quyền lực như một phép lạ. 
 
Đến giờ phút bài này được viết, vẫn còn là một bí mật, bí mật ở chỗ, ông Mubarak có thật sự từ chức hay không?  Không một ai biết rõ điều này, ngoại trừ Phó Tổng Thống Omar Suleiman.  Theo giờ Ai Cập, vào khoảng 10:30-11PM ngày10/2/11, tức cuộc biểu tình ngày thứ 17, sắp sửa bước qua ngày thứ 18, Mubarak đã trực tiếp lên truyền hình đọc bài diễn văn: "khẳng định việc tiếp tục cầm quyền cho đến cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 9/2011".  Điều này đã làm đoàn người biểu tình vô cùng tức giận, nhưng vào đúng 11:33PM, tức 33 phút sau, ông Phó TT Omar Suleiman cũng lên truyền hình tuyên bố trái ngược lại, "ông Mubarak đã từ chức và đã giao quyền hành lại cho quân đội." mà không nói rõ tên người cầm đầu chính là Bộ Trưởng Quốc Phòng, tức ông Mohammed Hussein Tantawi.  Theo nhận xét, người đã cứu Ai Cập tránh khỏi cuộc đụng độ đổ máu giữa quân đội ủng hộ cuộc biểu tình và quân đội trung thành với ông Mubarak, chính là Phó Tổng Thống Omar Suleiman.  Làm gì có chuyện tên độc tài Mubarak từ bỏ quyền lực, trong khi ông ta nhất quyết đòi ở lại cầm quyền và đòi chết trên quê hương, trước đó 30 phút.  Ở đây, chúng ta thấy rõ nhân vật đặc biệt và rất khôn ngoan, ông PTT Omar Suleiman, tước đoạt quyền hành của ông Mubarak và chuyển giao cho quân đội, để tránh cuộc đổ máu không cần thiết.
 
Hai tên độc tài Ben Ali và Hosni Mubarak đã bị tước đoạt quyền hành, bây giờ tới phiên quốc gia nào?  Algeria, Albania, Jordan, Yemen, hay Việt Nam, Tàu Cộng ...???  Không phải tự nhiên các chế độ độc tài ở Tunisia, ở Ai Cập bị sụp đổ, mà là kết qủa của hàng chục năm trường tranh đấu quyết liệt trên các mặt trận truyền thông qua những hệ thống truyền thanh, truyền hình, emails, forums, webs, internets, Paltalk, Facebook, Twitter, điện thoại di động...  Trào lưu của tự do, dân chủ đã tới lúc đươm bông kết trái.  Nó là sự ý thức của từng con người được kết hợp để trở thành một xu hướng thời đại, không loại trừ bất kỳ một quốc gia nàoXu hướng thời đại này chẳng khác nào một bánh xe khổng lồ, sẳn sàng nghiền nát bất cứ ai độc tài, đi ngược lại chiều quay của nó.  Sư phân tích như lời tiên tri của linh mục Nguyễn Văn Lý đã khẳng định "thời cơ đã chín muồi", nhưng tại Việt Nam chưa xảy ra thì Tunisia và Ai Cập đã xảy ra y chang theo lời của linh mục Lý.
 
Đây là thời điểm cho những tên cầm quyền khôn ngoan đi theo xu hướng thời đại để có thể cứu cho cá nhân chúng và cho gia đình của chúng.  Vì lý do đó, chúng ta không loại trừ những trường hợp có Yeltsin, hay Gorbachev xảy ra.  Còn đa số bọn cầm quyền chỉ lo tìm cách thủ trước để nếu cần họ sẽ chạy ra khỏi đất nước lánh nạn.  Chắc chắn chúng biết rõ, thời điểm này là giai đoạn cuối cùng của chế độ CS.
 
Chuyện của đất nước Việt Nam chúng ta, không thể chờ đợi một giây phút nào, một ngày đi qua là một ngày có lỗi với dân tộc, có lỗi với tổ tiên.  Hỡi tất cả những tổ chức đấu tranh, hãy cùng đứng lên thực hiện những cuộc đình công, biểu tình mà mục tiêu cuối cùng là giải thể chế độ độc tài cộng sản.  Hãy kết hợp sự đấu tranh giữa đồng bào trong và ngoài nước.  Hiện tại người Việt Nam có mặt hầu hết 192 quốc gia trên thế giới.  Mỗi quốc gia chỉ cần 1 người Việt Nam về nước để thực hiện 2 nhóm biểu tình đúng vào giờ G, ngày N tại Sài Gòn và Hà Nội, với mỗi nhóm là 96 người.  Hoặc có thể chia ra làm 3 nhóm biểu tình Huế, Sài Gòn, Hà Nội.  Những người biểu tình chỉ cần giương biểu ngữ "Hoàng Sa Trường Sa Của VN", "Dân Chủ Cho VN", "Chống Giặc Tàu", "Tự Do Cho VN", "Nhân Quyền Cho VN"...  Công an VC lấy cớ gì để bắt những người Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada, Nhật... gốc Việt Nam.  Lẽ dĩ nhiên, công an sẽ đụng độ với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, và những quốc gia này phải bảo vệ công dân của họ, bảo đảm chuyện công an bắt bớ, đánh đập sẽ không dễ dàng thực hiện.  Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là những gợi ý thô thiển nhất, muốn thực hiện thành công phải thêm nhiều diện khác như mặt vận động truyền thông, mặt vận động quần chúng cùng tham gia, mặt vận động những chiến thuật gây cản trở cho bạo quyền, mặt đại diện phong trào... rất cần những sự học hỏi kinh nghiệm từ Tunisia, từ Ai Cập.  Ngoài ra, nếu đồng bào quốc nội có đủ khả năng thực hiện các cuộc biểu tình trong nước, xin cứ tự tiện, không phải chờ đợi đồng bào hải ngoại, quan trọng là chúng ta nắm được phần chủ động trong cuộc biểu tình.
 
(Xin lỗi đã mượn lời của bài viết trước) Có người nói, chờ đi, hãy chờ cho dân tộc Trung Hoa đứng lên giật sập chế độ Tàu Cộng, rồi tự nhiên VC cũng sụp đổ tương tự.  Rồi cũng có những bài sấm, những lời tiên tri của môt vài dị nhân nào đó cho rằng chế độ CS sẽ sụp đổ năm 2012 hoặc 2014.  Những điều này chẳng khác gì chờ sung rụng, chẳng khác nào tiếp sức, hay mua thêm thời gian cho bạo quyền VC củng cố quyền lực.  Hãy lấy sức của chính mình, sức của toàn dân ta.  Đã đến lúc chúng ta phải cùng đứng dậy rồi đồng bào ơi.  Há dân tộc chúng ta thua kém dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập? 100 lần không, 1000 lần không, dân tộc Việt Nam anh hùng, kiêu hùng, bất khuất.
 
Ngày 12 tháng 2 năm 2011
Xin phổ biến tự do