Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

# Ve^` Ngu+o+`i Tu` La^u Nha^'t The^' Ky? Nguye^~n Hu+~u Ca^`u

# Về Người Tù Lâu Nhất Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2019/

Có nhiều người nói: "bọn VC không phải con người", có lẽ không sai.  Có thể nói, VC mang hình dạng của một con người, nhưng có trái tim của một con ác thú.  Những loài ác thú như cọp, beo, chó sói, tuy nó tàn ác, xé xác, ăn thịt bất cứ con thú nào yếu hơn nó, nhưng ít ra nó không ăn thịt đồng loại của nó, nó không bỏ tù đồng loại của nó, nó không hành hạ đồng loại của nó... Theo nhạc sỹ Y Vân, cuộc đời con người rất ngắn ngủi, chỉ có 60 năm, và ông đã mất đúng năm ông 60 tuổi.  Ấy thế mà đau đớn thay, anh đại úy quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu đã bị giam cầm suốt 34 năm qua, và đang bước vào năm thứ 35.  Anh đã bị giam từ lúc còn thời trai trẻ khỏe mạnh, đến hôm nay, anh đã trở nên người tàn tật, bị mù hết một mắt, và mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ.

Những tên VC mong được làm nhục anh, chúng chiêu dụ anh làm đơn xin ân xá để được thả, nhưng tất cả bằng thừa với tinh thần bất khuất của anh, đâu thua gì anh hùng Trần Bình Trọng bị giặc Tàu bắt khi xưa.  Lúc đó, giặc Tàu cũng chiêu dụ phong chức tước, nhưng ông cũng đã khí khái: "Ta thà làm qủi nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc".  Hôm nay trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1), qua sự phỏng vấn của phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH và Nguyễn Nam Phong với chị Nguyễn Anh Thư, con gái của anh Cầu, qúy vị lắng nghe những lời chân tình của Anh Thư, bảo đảm rằng, sẽ làm rơi lệ tất cả đấng nam nhi cứng lòng:

- Dạ, ba con có lời cám ơn đến các bác các cô trong diễn đàn đã quan tâm đến ba con... Mỗi lần con vô thăm đều có nói các cô các bác ở nước ngoài đã hỏi thăm ba, thì ba mừng lắm... Hiện tại ba cũng khỏe, nhưng một con mắt thì nó đui, một con thì còn thấy lờ mờ mười phần trăm... Con thấy tinh thần của ba rất là vững... Dạ, ngày 1 tháng 12 vừa qua con có đến trại tù thăm ba... Hồi ba con đi cải tạo con được 4 tuổi... Dạ hình như hổng có cái Tết nào ba ăn Tết với gia đình, con có nhớ một cái năm đó vào Tết Trung Thu, ba có về ba làm lồng đèn cho con một lần... Đầu tháng 8 ba về, tới Tết Trung Thu thì ba bị bắt lại... Thì cái lồng đèn ba làm lần cuối cùng cho con thì ba bị bắt lại đó..., hình như là hổng có cái Tết nào ăn Tết với gia đình hết á...  Dạ, hồi ba con đi học tập cải tạo hồi năm 1975, đầu năm 76 mẹ đã có chồng khác rồi... Lúc đó mẹ tách 2 chị em ra, lúc đó con ở với bà nội, thì mẹ nói con ở với bà nội là phần của ba nuôi... Rồi mẹ dắt đứa em con 2 tuổi, mẹ lập gia đình với ông sau, nó mang cái họ của ông sau luôn... Lúc đó, con với em con, với mẹ con mất liên lạc... Xong con ở với bà nội đến khi con 15 tuổi thì bà nội mất... Khi ở chung với bà nội, con làm việc nhà cho người này, mai làm cho người khác... Còn nếu không làm việc nhà thì ra chợ phụ bán với người ta... Những đồng tiền cắt củm để dành thì đưa cho bà nội đi thăm ba... Xong bà nội mất, thì con cũng tiếp tục đi bán đi buôn vậy đó... Mỗi lần bà nội đi thăm ba là bà nội dắt con đi theo.  Một năm như vậy, bà nội có đi thăm ba 2 lần thôi... Hồi bà nội còn sống, ở Rạch Gía, Kiên Giang, đi lên chỗ ba một ngày đường mới tới lận... 9 tiếng đồng hồ hay 10 tiếng... Lúc đó là ba ở Xuân Lộc Đồng Nai... Gạo bàn nội rang lên, nói chung cây lá là nhiều, nói chung bà nội lúc đó làm cực lắm... Nên mỗi lần đi thăm ba, những con cá khô bằng ngón tay út vầy nè, bà nội rang với gạo... Nội nói, rang lên rồi xay, để đưa vô đó cho ba... Nói chung ra là đậu, nội rang lên rồi nội xay... Những thứ này nó rẻ tiền, nhưng vô trong đó, ba ăn nó được no lâu hơn... Dạ, hồi lúc còn nhỏ, thì bản năng làm con cũng thấy như vậy, biết như vậy thôi, đến lúc lớn rồi đó, ý thức được vấn đề thì thấy ba ở trong đó như vậy, như vậy đó, thì nghe ba nói rằng, "ba ở tù như vậy đó con, nhưng ba không có làm điều gì tội lỗi hết đó..."  Con cũng tự hào về ba chớ không có mắc cở gì hết... Ba hổng làm gì có tội hết á, nhưng mà ba bị oan, người ta nhốt ba trong đây thôi...  Nghe ba nói như vậy, con cũng nhận thức được vấn đề rồi... Năm con 18 tuổi, ba mới hướng dẫn cho con làm đơn, làm đồ rồi gởi đi các nơi... Con với một người bà con làm xuyên suốt bao nhiêu năm, nhưng cứ thơ đi không thấy thơ về... Làm cũng gởi tới, chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ gì đó, một năm như vậy là gởi mấy đợt thơ đi nhưng không bao giờ thấy thơ về... Cứ một lần vô thăm ba, ba nói con có gởi thơ chứ? Dạ thưa có chứ, nhưng thư đi không có thư về (khóc)... Dạ, con đến đó, con có ôm ba vào lòng và con khóc và con hun ba hoài à... nhưng vô đó thấy ba thấy tội lắm... (khóc) con không bao giờ cầm được nước mắt hết á...(khóc).  Bây giờ con thấy ba đỡ rồi, ba bây giờ ba khỏe hơn hồi xưa... Hồi xưa con có làm nên tiền gì đâu... Đi nuôi ba thấy ba khổ sở trong đó (khóc)... mỗi lần vô là không cầm được nước mắt, ôm ba khóc nức nở... Con nghe lời của ba nói, con cũng nhận thức được nhiều, với lại tiếp xúc với ba không nhiều, nhưng nói chuyện với ba, con thấy con tự hào về ba nhiều lắm... Tại con người của ba con không phải là cướp của, giết người, hay là làm cái chuyện gì vô đạo đức... Ba tranh đấu cho lẽ sống của riêng ba, nên con ủng hộ ba con thôi.  Ba con nói là, "ba nói thật với con đó, ba thà là chết vinh hơn sống nhục."  Ba con năm nay là 64 tuổi, lúc ba con đi tù chắc là 30... Sức khỏe ba con cũng yếu, nhưng tinh thần yêu đời lắm... Phải nói con tự hào ba con một điều, ở trong đó, trong chốn lao tù đó, trong 4 bức tường chẳng có cái gì gọi là hết, ba con vẫn yêu đời, vẫn nói rằng: "sống, nhìn cây cỏ để mà sống, nhìn côn trùng để mà sống... Nó còn biết sống, nó tự hào về nó... Cây cỏ cũng vậy đó, nhìn nó mà sống, còn ba có một thân xác, bằng da bằng thịt đàng hoàng... Ba nói thật với con, ba sống, ba biết con người của ba, ba sống vì lẽ sống của ba, vì cái chân lý của ba, ba sống về cái đường lối của ba đi, nên ba không có nhục nhã gì về lối sống của ba hết... Con cứ yên tâm đi, ba ở trong tù nhưng thật ra ba rất tự hào vào mình, đường đường, chính chính.  Ba nói thật với con, những người nào ở ngoài kìa, họ làm ông này bà nọ, nhưng ba không coi họ ra cái gì hết, tuy rằng ba là cái thằng tù nhưng ba rất tự hào về ba, bởi vì ba làm cái chuyện có ích chứ không phải vô ích... Con sẽ đi thăm ba Tết này, lúc nào con cũng động viên ba hết, con nói thật với ba, ba nghĩ sao cũng được, con cũng ủng hộ ba hết trơn á...Ba nói, ba ở trong này hoài mà không về với tụi con, con có buồn không?  Dạ hông, tại vì ba làm cái gì chắc có lẽ ba thấy đúng ba mới làm, đúng không? Nếu vậy, thì con gái sẽ ủng hộ ba 2 tay và 2 chân luôn... Lúc nào con vô, con cũng ủng hộ tinh thần của ba... Con nói sao cho ba vững tinh thần, ba cứ đi cái đường của ba thôi...

Trước khi phóng viên Nguyễn Nam Phong chấm dứt cuộc phỏng vấn đã chia sẻ với cô Anh Thư một câu rất đặc biệt:

- Thưa qúy vị, thưa chị Anh Thư, tất cả qúy vị thính gỉa đang gởi rất nhiều đóa hoa hồng gởi đến cho chị, bằng từ trai tim, lòng thành của mình và Phong nghe chị nói hôm nay, đã không dằn được nỗi xúc động và các qúy vị trong diễn đàn cũng qúa xúc động đã khóc theo chị.  Ngày hôm nay, Phong có một yêu cầu nho nhỏ với chị, lần sau, vào dịp Tết này, chị đi vào tù gặp chú Nguyễn Hữu Cầu, hãy mang những đóa hoa hồng và những tấm lòng này gởi đến cho chú Nguyễn Hữu Cầu và nói với chú Cầu rằng, những người hải ngoại đang hướng về chú và mong chú hãy kiên cường để một ngày nào đó tất cả chúng ta sẽ gặp nhau... Chị làm điều này cho Nguyễn Nam Phong được không chị?

- Dạ được ạ... Dạ con không biết nói gì hơn, từ nảy đến giờ, con nghe những tấm lòng của các bác, các chú, các cô như vậy, con cũng an ủi phần nào... Những tấm lòng đã hướng về thương ba con như vậy, con cảm ơn ạ (khóc)... Cho con gởi lời chúc tốt đẹp đến các bác, các cô, các chú... có nghĩ đến ba con thì coi con cũng như là con, cũng như là cha, là chú.  Nếu nảy giờ mà con, vì hồi nhỏ tới lớn con hổng có đi học... nếu có gì mà sơ suất mà bỏ qua cho con.

Đọc những lời chân tình đầy nước mắt của cô bé Anh Thư này, không một ai có thể kềm chế được nỗi xúc động, nước mắt sao cứ tuông trào, xen nỗi căm phẫn, uất hận...  Tất cả chúng ta đã và đang mắc nợ những người chiến sĩ kiên cường, tuy nằm trong ngục tối những vẫn không quên nhiệm vụ của một công dân yêu nước.  Một trong những người chiến sỹ đó, phải là anh đại úy của quân lực VNCN Nguyễn Hữu Cầu. Khoảng 5000 đô la quyên góp hôm nay trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1) không bao giờ đủ cho chúng ta trả món nợ nước 34 năm tranh đấu trong nhà tù này.  5000 đô la quyên góp hôm nay, có lẽ chỉ là một tấm lòng xin dâng đến anh Cầu, để có thể an ủi anh Cầu và gia đình một phần nào cho những sự mất mát vô cùng to lớn.

Nhắc đến anh Cầu, không ai có thể quên được một câu chuyện đầy thương tâm đối với cháu trai của anh tên Trần Ngọc Bích đi theo mẹ lúc 2 tuổi.  Sau này Bích học hành ra trường với mảnh bằng sư phạm và làm việc trong ngành giáo dục.  Đầu năm 2004, giáo viên Trần Ngọc Bích được Chi Bộ Đảng cho biết sự thật không phải là con ruột của ông Trần Văn Phụng mà là con của tội phạm Nguyễn Hữu Cầu.  Bích đã về hỏi mẹ mới biết rõ thân thế của mình đã bị giấu kín trong suốt 27 năm trời, và Bích đã đi tìm lại người chị ruột bị thất lạc, đó là Nguyễn Anh Thư trong một bối cảnh trùng phùng đầy nước mắt.  Điểm đặc biệt ở đây, là Bích và Anh Thư đã đi thăm cha trong Tù để tỏ lòng kính mến người cha của mình, và không màng đến vấn đề vào Đảng.  Ở đây, chúng ta thấy rõ hành động thú vật, rất là man rợ của cái gọi là Chi Bộ Đảng, VC không phải là con người được chứng minh một lần nữa.  Bích muốn tiến thân phải vào Đảng, nhưng anh lại là con của một "tên ngụy", đại úy quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu.  "Giải phóng" 29 năm qua, vẫn còn kỳ thị thành phần "ngụy quân", "ngụy quyền" ư?  Đây là sự thật cho những ai tin vào luận điệu gọi là hòa hợp hòa giải của VC.  Nếu họ chịu hòa hợp hòa giải, tại sao họ còn tiếp tục giam cầm người chiến sỹ quân lực VNCH trên suốt 34 năm?  Nếu họ chịu hòa hợp hòa giải sao còn đập phá Bia Tưởng Niệm của đồng bào vượt biển bên Mã Lai và Indonesia?

Nhắc đến anh Cầu, phải nhắc đến trên 500 lá đơn kêu oan được gởi khắp mọi nơi có thẩm quyền để có thể được cứu xét trong suốt hàng chục năm qua, nhưng tất cả đều vô vọng, thư có đi nhưng chẳng bao giờ thấy hồi âm.  Câu hỏi được đặt ra, lương tâm của những tên cầm quyền đâu rồi?  Hỏi xong mới sực nhớ cái lũ VC nó chẳng phải là con người thì làm gì có lương tâm.  Họa may chúng chỉ có lương tháng và lươn lẹo để sống trên nỗi đau khổ của cả một dân tộc.

Nhắc đến anh Cầu, phải nhắc đến bài Trường Ca Con Bò Kéo Xe mà anh đã sáng tác trong tù và anh luật sư Nguyễn Bắc Truyển đã phổ biến bằng giọng ca chân tình (BaiCaNguyenHuuCau.mp3).  Phải dùng với chữ "tuyệt" cho bài ca này mới đúng.  Qúy vị nghe đi, để có thể đánh gía, bài ca mang âm hưởng của miền Nam, tiếng nhạc lúc hùng lúc bi, lúc êm dịu lúc mạnh bạo, có thể liệt vào thể loại "nhạc lạ".  Chữ "lạ" ở đây không có nghĩa là Tàu phù đâu nhá, mà là thể loại nhạc chúng ta chưa từng nghe, thế thôi.  Bài ca được bắt đầu như sau:

"Hóa ra như con bò kéo xe, hóa ra như con bò kéo xe.  Mai mốt ta về, ta mua một con bò, rồi ta sẽ đi, đi lên trên núi cao.  Mai mốt ta về, ta đóng cái quan tài, rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau. 
Hóa ra như con bò kéo xe, hóa ra như con bò kéo xe....Cũng trong bài ca này qúy vị có thể lắng nghe một đoạn thơ phổ nhạc để tố cáo tội ác kinh hoàng của VC.  Đây là câu chuyện có thật xảy ra lúc VC cưỡng chiếm miền Nam sau 1975:

Nếu có một ngày, ai có đến Tiền Giang
Hãy lắng nghe một câu chuyện đau lòng
Chuyện kể rằng ngày Rằm tháng 7 Vu  Lan
Ủy Ban Quân Quản Tiền Giang giết người
Ma Vương hô hố tiếng cười
Sau khi chúng giết 2 người thành 3
Bào thai 8 tháng không tha
Bào thai 8 tháng mang ra tử hình
Tiền Giang ơi hởi Tiền Giang
Tiền Giang ơi hởi đau lòng Huệ Lan

Bài thơ này đã ghi lại một câu chuyện thật, đã xảy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, 2 vợ chồng anh Huệ và chị Lan đã phát tán 200 tờ truyền đơn phục quốc, đã bị bắt giam và mang bản án tử hình, trong lúc chị Lan đang mang thai 8 tháng. Trong lúc đó có 7 đếm 10 nhà sư đã ký vào một cái đơn xin cho mạng sống của em bé vô tội, nhưng Ủy Ban Quân Quản của Tiền Giang vẫn thi hành bản án vào ngày Rằm Tháng 7.  Tên tuổi 2 người được ghi lại trong cuộc băng Asia Cánh Hoa Thời Loạn.

Có người đặt câu hỏi, tại sao anh Nguyễn Hữu Cầu bị giam lâu qúa như vậy?  Một số bài viết về anh Cầu cho biết lý do là anh Cầu đã dám tố giác những tên như thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng và Đại Tướng Lê Hồng Anh đã làm những chuyện tội ác tại tỉnh Kiên Giang.


Ngoài ra, có một câu chuyện cũng lý thú trong trại tù mà anh Nguyễn Hữu Cầu đã ở. Chúng ta có thể nghe lời tường thuật của anh luật sư Nguyễn Bắc Truyển như sau: "Một cặp bò, nó hay đi kéo nước cho chúng tôi uống, nhưng rất ngộ là đến đúng 5 giờ chiều, khi nghe tiếng kẻng hết lao động, 2 con bò này nó sẽ đứng im, nó không thèm đi luôn.  Làm gì làm, đánh đập cách mấy, nó cũng không chịu đi, cuối cùng rồi phải tháo cái ách của nó ra, dẫn về chuồng, rồi sáng mai, quay trở lại thì nó bắt đầu nó kéo.  Rồi cũng đúng 5 giờ, là nó đứng im, không kéo nước nữa.  Hai con bò này nó cũng sống tới mười mấy năm rồi đó qúy vị.  Nó cũng ở tù chung thân đó, nó còn ở tù nhiều hơn chúng tôi nữa.  Riêng tôi ở tù chỉ 3 năm 6 tháng, còn 2 con bò nó ở tù mười mấy năm trời đó qúy vị."

Chuyện 2 con bò được kể ở trên, ít nhiều cũng phản ảnh sự thật vô cùng bi thảm xảy ra trên quê hương Việt Nam, đến nỗi con bò còn bị ở tù chung thân khổ sai, huống gì con người, huống gì anh Nguyễn Hữu cầu.  Sống dưới chế độ VC là thế đấy, những tên VC chúng mang hình dáng của một con người nhưng mang con trái tim của một con ác thú.

Ngày 28 tháng 12 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) Sau đây là 4 đoạn băng thâu âm vào ngày quyên góp cho anh Nguyễn Hữu Cầu.  Hai cuộn băng đầu là cuộc phỏng vấn Anh Thư với phóng viên ChimQQVNCH và Nguyễn Nam Phong, 2 đoạn băng sau là 2 bài ca rất hay của LoveMyDear và anh ThịnhRòm để gây qũy:

Attachment: NguyenAnhThu 1.mp3
Attachment: NguyenAnhThu 22.mp3
Attachment: CaSiLoveMyDear.mp3
Attachment: CaSiThinhRom.mp3

Bắt khẩn cấp nguyên trưởng phòng của Tổng đội TNXP Trường Sơn

Thứ Hai, 27/12/2010, 04:14 (GMT+7)


TT - Ngày 26-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội cho biết đã bắt khẩn cấp Trần Ngọc Tân (52 tuổi, trú tại khu phố 4A Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM) - nguyên trưởng phòng xuất khẩu lao động Tổng đội Thanh niên xung phong Trường Sơn và Lê Văn Hùng (51 tuổi, trú tại phường 21, quận Bình Thạnh, TP.HCM) - nguyên nhân viên phòng xuất khẩu lao động Tổng đội Thanh niên xung phong Trường Sơn - về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cả hai bị tình nghi đã lừa đảo xuất khẩu lao động đi Phần Lan, chiếm đoạt 36.000 USD.

Cơ quan điều tra xác định năm 2007, Tân lợi dụng danh nghĩa phòng xuất khẩu lao động để giao cho Hùng tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động với số tiền đặt cọc 2.000 USD. Tuy nhiên, Hùng nâng số tiền đặt cọc lên 3.000 USD và ra Hà Nội tuyển dụng 13 lao động, thu 39.000 USD.

 Số tiền này, Hùng nộp về cho cơ quan 4.000 USD, chuyển cho Tân 10.000 USD, phần còn lại sử dụng cá nhân. Đến năm 2008, 13 người này được đưa vào TP.HCM tổ chức học ngoại ngữ và phải nộp thêm 4.000 USD.

Sau khi học ngoại ngữ xong, không lao động nào được đưa đi làm việc tại Phần Lan nên các lao động đã tố cáo đến cơ quan điều tra.

M.Q.


Vụ mua dâm HS: không ai trong "danh sách đen" bị xử lý


TTO - Viện KSND tỉnh Hà Giang vừa ban hành cáo trạng vụ án hiệu trưởng mua dâm học sinh tại thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Bản cáo trạng nêu chưa có đủ căn cứ xác định hành vi mua dâm đối với 16 quan chức, cán bộ tại tỉnh Hà Giang nên chưa xem xét xử lý hình sự những người này.

Đối với những vi phạm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng dẫn đến việc hủy án phải điều tra lại, Viện KSND tỉnh Hà Giang cho rằng không có dấu hiệu vi phạm ở mức hình sự.

Bị cáo Sầm Đức Xương được dẫn giải tới tòa vào tháng 1-2010 - Ảnh: Tuấn Quang

Trong vụ án này, Viện KSND tỉnh Hà Giang truy tố bị can Sầm Đức Xương (sinh năm 1957) - nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang - về tội "mua dâm người chưa thành niên" tại điểm a khoản 3 với mức hình phạt 7-15 năm tù giam; truy tố hai bị can Nguyễn Thúy Hằng (sinh năm 1991, trú tại tổ 8, thị trấn Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (sinh năm 1992, trú tại tổ 10, thị trấn Việt Lâm, tỉnh Hà Giang) về tội "môi giới mại dâm" theo điểm a khoản 3 với mức hình phạt 7-15 năm tù giam.

Thầy dụ trò bán dâm và môi giới mại dâm (!)

Theo cáo trạng, tháng 7-2008 Nguyễn Thúy Hằng được gia đình xin đi học tiếp lớp 11E tại Trường THPT Việt Lâm do ông Sầm Đức Xương làm hiệu trưởng. Ông Xương đã nhiều lần rủ rê, dụ dỗ Hằng quan hệ tình dục. Sau nhiều lần gợi ý, hứa hẹn cho tiền và giúp đỡ trong học tập nên Hằng đã đồng ý quan hệ tình dục với ông Xương tại phòng làm việc của ông Xương ở Trường THPT Việt Lâm.

Sau đó ông Xương cho Hằng 1 triệu đồng và bảo tìm thêm bạn bè giới thiệu cho ông Xương, nếu còn trinh sẽ trả 3-4 triệu đồng và trả công môi giới cho Hằng 500.000 đồng. Cáo trạng cáo buộc từ tháng 7-2008 đến tháng 5-2009, Hằng bán dâm cho ông Sầm Đức Xương sáu lần và được trả 500.000 - 1 triệu đồng/lần. Tổng cộng Hằng được 4,1 triệu đồng.

Tháng 9-2008, Hằng giới thiệu Nguyễn Thị Thanh Thúy (đang học lớp 12 Trường THPT Việt Lâm) với ông Sầm Đức Xương để quan hệ tình dục. Sau lần quan hệ với Thúy tại phòng làm việc, Sầm Đức Xương đưa cho Thúy 300.000 đồng và căn dặn như đã nói với Hằng. Theo Viện KSND tỉnh Hà Giang, từ tháng 9-2008 đến tháng 5-2009 Thúy đã bán dâm cho Sầm Đức Xương ba lần, được 650.000đ.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thúy Hằng đã có hai lần môi giới mại dâm. Cụ thể, tháng 10-2008 Sầm Đức Xương gọi điện bảo Hằng đón Thúy và Nông Thị P. (học sinh lớp 11 Trường THPT Việt Lâm) xuống nhà nghỉ Thùy Linh tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang bán dâm cho hai người bạn của ông Xương.

Lần này ông Xương đòi quan hệ với P. nhưng không được và sau đó khoảng một tuần, Hằng lại đưa P. đến phòng hiệu trưởng để ông Xương quan hệ tình dục. Khoảng tháng 4, 5-2009, Hằng thông qua Nguyễn Phương L. (học sinh lớp 9 Trường THCS Việt Lâm) để rủ rê Hoàng Thị T. (học sinh lớp 9 cùng trường) đưa đến phòng làm việc của Sầm Đức Xương để mua dâm. Tổng số tiền môi giới Hằng thu được là 2,135 triệu đồng và đã chi tiêu hết.

Cáo trạng cũng cáo buộc Nguyễn Thị Thanh Thúy có ba lần môi giới mại dâm. Trong đó những người bán dâm đều là học sinh lớp 8 và lớp 11, sinh năm 1992, 1996 để Sầm Đức Xương và bạn mua dâm. Thúy được hưởng tổng cộng 550.000 đồng môi giới mại dâm.

Ngoài ra, theo cáo trạng, các trường hợp Vũ Thị Duyên, Nguyễn Thị Lam (học sinh lớp 11), Nguyễn Thị Thu Trang (học sinh lớp 8), Nguyễn Phương Loan (học sinh lớp 9) có hành vi môi giới mại dâm nhưng đều ở tuổi vị thành niên, nhận thức kém nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.

16 người bị điều tra mua dâm

Liên quan đến "bản danh sách đen" do Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy tố cáo, cơ quan điều tra đã xác minh làm rõ nội dung hai bị can và các cá nhân liên quan tố cáo 16 người là cán bộ và quan chức tỉnh Hà Giang đã có quan hệ tình dục và "nói chuyện" với mình.

Cụ thể, hai bị can đều khai có quan hệ tình dục với ông Nguyễn Trường Tô (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) tại khách sạn. Theo khai nhận của Thúy, vào một tối tháng 1-2009, ông Xương gọi điện cho Thúy và nói có một chị bạn gọi điện thì đi theo người đó và sau đó Thúy nhận được điện thoại bảo đi ra khỏi nhà sẽ có ôtô đến đón.

Sau khi Thúy đi ra khỏi nhà được một ôtô đón đưa đến khách sạn Hương Trà tại huyện Vị Xuyên để quan hệ với ông Tô và được trả 500.000 đồng. Trong khi đó, theo bị can Thúy, tháng 8-2009, ông Tô chủ động điện thoại rủ Hằng xuống Bắc Quang chơi và đón Hằng tại cầu ximăng, km32 quốc lộ II (Hà Giang, Tuyên Quang). Sau đó ông Tô đưa Hằng đến khách sạn Vĩnh Hà, thị trấn Việt Quang quan hệ tình dục và cho 1 triệu đồng. Hằng khai việc quan hệ này là tự nguyện chứ không phải mua bán dâm.

Ngoài ra, hai bị can Hằng, Thúy cùng một số người khác còn khai nhận có quan hệ tình dục tự nguyện và bán dâm đối với một số cán bộ, quan chức khác tại địa phương như Đ.X.H., N.V.H., H.V.M., N.T.T, H.N.B.... Tuy nhiên, sau khi xác minh điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Giang cho rằng không đủ chứng cứ chứng minh các cá nhân bị tố cáo có hành vi mua dâm người chưa thành niên. Do đó, cơ quan điều tra nhận định không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự những người này.

Mặc dù không xác định được có sự liên quan nhưng cơ quan điều tra vẫn có công văn kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng trên theo quy định.

Vi phạm tố tụng không cố ý!

Đối với các vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng tại huyện Vị Xuyên gồm cơ quan cảnh sát điều tra, Viện KSND huyện, TAND huyện, để dẫn đến tình trạng vụ án bị TAND tỉnh Hà Giang tuyên hủy bản án sơ thẩm để trả hồ sơ điều tra lại, cơ quan điều tra xác định không có dấu hiệu của việc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, bỏ lọt tội phạm hoặc cố ý vi phạm các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự.

Căn cứ trên kết luận điều tra, Viện KSND tỉnh Hà Giang nhận định nguyên nhân dẫn đến vi phạm do huyện mới được tăng thẩm quyền, trình độ năng lực của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn hạn chế, lúng túng trong giải quyết các vụ án có tính chất rất nghiêm trọng và phức tạp. Từ đó dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Căn cứ tính chất và mức độ vi phạm, các ngành đã xây dựng hình thức kiểm điểm và xử lý kỷ luật theo quy định từng ngành.

MINH QUANG

 ------------------------------------


“Cò” bệnh viện lộng hành


 
27/12/2010 1:50 
"Cò" đưa người bệnh đến BV321 - Ảnh: Hoài Nam
Báo chí đã rất nhiều lần phản ánh nhưng tình trạng "cò" lôi kéo, bắt chẹt người bệnh vẫn diễn ra công khai trước nhiều bệnh viện, thậm chí ngày càng lộng hành.

Bệnh viện của "cò"

Nhiều bạn đọc phản ánh thời gian gần đây khi đến khám bệnh tại BV Từ Dũ, TP.HCM thường bị một số "cò" chèo kéo, dụ dỗ ra một BV có tên nghe rất lạ: BV321.

Trong vai người bệnh đến khám tại BV Từ Dũ, khi chúng tôi vừa đến gần cổng thì "cò" tên T. nhào tới. Biết chúng tôi có nhu cầu "điều hòa kinh nguyệt", T. nói ngay: "Từ Dũ giờ hết số thứ tự rồi, theo chúng tôi sang BV321 giải quyết cho nhanh". Một "cò" nữ đội nón lá, đeo khẩu trang che kín mặt cũng trờ đến tiếp thị thêm về BV321: "Đúng đó, qua BV321 đi! Từ Dũ giờ không còn nhận bệnh nữa đâu, ra 321 làm nhanh rồi về".

Qua nhiều ngày thực tế tại đây, chúng tôi thấy hầu hết "cò" đều dụ người bệnh ra BV321. Trên đường chở chúng tôi đến BV321, T. còn khoe đã đưa rất nhiều cô gái đến BV321 giải quyết chuyện bầu bì.

BV321 là một phòng khám, bề ngang độ 4 mét (nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10). Phần lớn các "cò" lôi kéo người bệnh, nhất là những cô gái trót lỡ dại trong chuyện yêu đương đến đây để giải quyết hậu quả. "Cò" cũng rất rành về giá cả các dịch vụ ở BV321, như phá thai còn nhỏ thì từ 700 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng; lớn hơn thì tùy theo thỏa thuận giữa bác sĩ và bệnh nhân và "cỡ nào cũng giải quyết được"!

BV321 là của ai?

Để người bệnh tin, ngoài việc tự đặt ra "BV sản phụ khoa 321", các "cò" còn "nổ" BV này do bác sĩ Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Từ Dũ đảm trách (?!). Gặp chúng tôi, bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình của BV Từ Dũ, rất ngạc nhiên, nhất là khi nghe cái tên BV321. "Tôi làm Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình đã 10 năm nay và tôi không có phòng khám ngoài giờ nào trên đường Cách Mạng Tháng 8 cả. Chắc chắn ai đó đã cố tình nói... dóc nhằm lừa gạt bệnh nhân", bác sĩ Mai nói.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Phó phòng Y tế Q.10, cũng xác nhận: "Phòng khám 321 là do một bác sĩ tên Diễm đứng tên. Bác sĩ này không phải là bác sĩ Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Từ Dũ, mà đã lớn tuổi, nghỉ hưu từ lâu".

Đến tận nhà đòi tiền

Chị Nguyễn Thị H., nhà ở đường Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình (TP.HCM) đến BV Đại học Y Dược khám bệnh. Khi vừa tới cổng, chị được một "cò" tiếp thị: "BV giờ đông lắm, nếu không có người dẫn vào thì rất khó khám được". Ngay sau đó, một "cò" xưng tên Hồ, chạy xe ôm trước cổng BV ra tay "nghĩa hiệp" giúp chị H. Hồ nói có hai sự lựa chọn,  muốn khám nhanh và chính xác thì dẫn ra phòng khám tư; còn không thì dẫn vào BV. Chị H. chọn khám ở BV và được "cò" Hồ đưa đi bốc số "ưu tiên", dẫn đi khám. Cứ ngỡ "cò" Hồ là người nhiệt tình, có tính thương người, nhưng khi chị H. khám bệnh xong thì bị Hồ đòi 700 ngàn đồng. Do không đủ tiền nên chị H. không đưa tiền. Sau một hồi lời qua tiếng lại, chị H. bỏ về. Sáng hôm sau, khi chị vừa mở cửa đã thấy "cò" Hồ ngồi đợi. Bị "cò" Hồ dọa nên chị H. đành phải trả 700 ngàn đồng.

Thanh Tùng

Lần nào "cò" đưa chúng tôi đến BV321, cô nhân viên tiếp nhận cũng hỏi: "Ai giới thiệu đến đây?" và chỉ sau khi chúng tôi chỉ "cò" đưa tới thì cô này mới tỏ vẻ tin tưởng, hỏi vào công việc. Tại đây, chúng tôi gặp rất nhiều cô gái còn rất trẻ ngồi chờ đến lượt khám để "giải quyết", cô nào cũng cố uống nước thật nhiều chờ vào siêu âm bụng. Có những cô gái chỉ độ 16, 17 tuổi được những người đàn ông trung niên đưa đến, trông dáng điệu không phải cha đưa con đi khám bệnh. Chúng tôi đóng 70.000 đồng và được đưa vào bên trong để một nam bác sĩ lớn tuổi làm siêu âm. Cố tình hỏi xem bác sĩ đang làm việc ở đâu, nhưng vị bác sĩ luôn né, không trả lời chúng tôi.

Trục lợi

"Cò" ở BV Da liễu có đặc điểm là mỗi khi đưa bệnh nhân đến thì đứng đợi người của phòng mạch ra điểm mặt rồi mới "bay" đi! Phòng mạch của bác sĩ M.N đối diện BV Da liễu là nơi "cò" đưa bệnh vào nhiều nhất. "Cò" cứ đứng ở ngã ba trước cổng BV, liên tục hô: "Khám da liễu quẹo dzô, quẹo dzô", tay chỉ về hướng phòng mạch bác sĩ M.N. Nhiều người không biết, cứ thế rẽ vào. Có người khi vào thấy BV gì mà bé tí, biết bị lừa bèn quay đầu xe thì "cò" ào tới giữ lại hù: "Bệnh viện giờ này không còn nhận bệnh, ra đây khám cho nhanh, cũng là bác sĩ trong đó ra". Nhiều người cả tin, lại quay vào lấy số khám bệnh.

Sau khi trả 30 ngàn đồng tiền khám và từ chối mua thuốc tại phòng mạch bác sĩ M.N, bước ra ngoài chúng tôi được một "cò" khác, mặc áo thun xanh hất hàm: "Bà đó phán lang băm lắm! Đi theo tui, đảm bảo đúng bệnh". Chúng tôi theo "cò" này đến nơi "đảm bảo đúng bệnh". Trên đường đưa chúng tôi đi, "cò" nổ tưng bừng về hai phòng mạch: một trên đường Nguyễn Thông (gần góc Điện Biên Phủ) và một ở đường Bà Huyện Thanh Quan "có giấy đảm bảo hết bệnh luôn". Thế nhưng, khi đến phòng mạch đường Nguyễn Thông khám, chúng tôi không hề nghe bác sĩ nói về giấy đảm bảo. Từ chối mua thuốc hơn 200 ngàn đồng, chúng tôi chỉ trả 30 ngàn tiền khám và ra khỏi phòng mạch này trong ánh mắt không mấy thiện cảm của các nhân viên.

Trước cửa BV Ung bướu (đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh) cũng luôn bát nháo bởi tình trạng "cò" hoạt động. Nghe chúng tôi muốn khám bệnh nhanh, "cò" đưa ra 2 cách: đưa vào BV gửi nhân viên làm nhanh hoặc dẫn ra dãy phòng khám tư phía đường Nguyễn Huy Lượng (đối diện). Công trọn gói cho "cò" từ 300 - 400 ngàn đồng. Ngoài một số xe ôm mặc áo xanh lơ kiêm làm "cò", nơi đây luôn có một "cò" mặc áo thun khoác áo ngoài, đội nón kết, ngoài 30 tuổi túc trực. Hôm chúng tôi đến, một "cò" áo xanh độ 50 tuổi hứa dẫn qua phòng khám bên kia đường làm siêu âm, rồi "cò" đem kết quả qua BV cho nhân viên đưa trực tiếp bác sĩ trưởng khoa của BV đọc, tiền công "cò" 300 ngàn đồng. Còn "cò" H., "cò" Q. thì dụ đưa chúng tôi vào BV làm nhanh trọn gói, lấy công 400 ngàn đồng.

 Chúng tôi đồng ý theo "cò" H. qua phòng khám số 48B Nguyễn Huy Lượng. H. cho biết: "Đây là phòng khám của bác sĩ BV Ung bướu, khám ở đây lợi lắm, nếu có bệnh nặng, bác sĩ sẽ dẫn đi làm luôn, khỏi bốc số". Lúc này, trong phòng khám có gần 20 bệnh nhân ngồi chờ. Hai phụ nữ ở TP.HCM cho biết họ đến từ sáng sớm, đã bốc được số nhưng đến khâu siêu âm thì bác sĩ giới thiệu ra đây làm cho nhanh, rồi đem kết quả vào. Một lát sau, "cò" H. lại dẫn thêm hai phụ nữ vào phòng khám và không quên "báo cáo" với nhân viên ngồi ở bàn nhận bệnh: "Tôi đưa hai người này vào".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài tiền "cò" chặt chém của người bệnh gọi là tiền công dẫn đi, giới thiệu làm nhanh, các cò còn ăn hoa hồng trên tiền khám của người bệnh giới thiệu được. Vì thế, khi dẫn vào phòng khám nào, cò cũng chờ xác nhận của nhân viên phòng khám rồi mới "bay" đi kiếm "mồi" khác.

Bó tay?

Thực trạng "cò" dụ dỗ, lừa gạt người bệnh, đến "cò" móc nối với nhân viên y tế, bác sĩ để trục lợi đã được dư luận phản ánh rất nhiều. Gần nhất là Báo Thanh Niênphản ánh một ê-kíp "cò" móc trong, móc ngoài có liên quan đến một bác sĩ và nhân viên của BV Ung bướu, ngay sau đó lãnh đạo BV đã cho chuyển công tác đối với bác sĩ sai phạm. Thế nhưng, tình trạng "cò" vẫn ngày càng bát nháo, lộng hành như chúng tôi ghi nhận được.

 "Trước đây có một số bác sĩ, nhân viên BV móc nối đưa bệnh nhân ra ngoài, chúng tôi liên tục nhắc nhở trước toàn BV nên tình trạng này nay đã giảm. Còn chuyện "cò" bát nháo phía trước, bên ngoài bệnh viện vẫn tồn tại, lôi kéo người bệnh thì chúng tôi rất bức xúc. Do "cò" đứng bên ngoài nên chúng tôi không thể giải quyết được. Chúng tôi đã nhiều lần nhờ đến công an địa phương, nhưng hiện vẫn vậy, có lẽ chúng tôi phải nhờ sự giúp đỡ của công an TP", bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu, bức xúc.

Tương tự, bác sĩ Vũ Hồng Thái, Giám đốc BV Da liễu, cũng nhìn nhận "bó tay" trước tình trạng cò hoạt động bát nháo bên ngoài cổng. Theo bác sĩ Thái, chỉ có công an mới có thể giải quyết được nạn "cò" bên ngoài BV, vì ngoài khuôn viên BV thì bảo vệ BV không có quyền, thậm chí can thiệp còn bị "cò" hăm dọa. "Chúng tôi chỉ còn cách khuyên người bệnh chớ nghe theo lời "cò" mà tiền mất tật mang", bác sĩ Thái nói.

 

BV321, nơi "cò" tập trung đưa người bệnh đến giải quyết chuyện "trót dại"

 

"Cò" mặc áo khoác đen, đội nón kết luôn túc trực ở BV Ung bướu

 

 "Cò" áo thun xanh, nón kết đứng trước cổng BV Da liễu dụ người bệnh ra phòng mạch

Thanh Tùng - Bảo Thiên


Xem người Hà Nội xả que kem


 - Cứ mỗi buổi chiều cho đến tối có một vệt dài từ cửa hàng kem Tràng Tiền (35 Tràng Tiền) toả ra hai bên tràn ngập rác do một số người ăn kem xả ra.

 

Người ta thích đứng ăn kem Tràng Tiền vào buổi tối trời mát, xe cộ xếp chen chúc nhau mặc cho tiếng còi xe xin đường của những phương tiện đi qua kêu inh ỏi.
Người ta thích đứng ăn kem Tràng Tiền vào buổi tối trời mát, xe cộ xếp chen chúc nhau mặc cho tiếng còi xe xin đường của những phương tiện đi qua kêu inh ỏi.
Mô tả ảnh.
Nhiều bạn trẻ dựng xe dưới lòng đường và thưởng thức kem ngon lành.
Mô tả ảnh.
Thỉnh thoảng có xe của lực lượng giữ gìn trật tự đi qua nhưng cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến cái "thú" thưởng thức kem trên vỉa hè lòng đường.
Mô tả ảnh.
Người đàn ông áo trắng sau khi thưởng thức kem, chuẩn bị dùng tay vẩy nhẹ cho chiếc que vẽ một vòng cung và đáp đất.
Mô tả ảnh.
Chàng thanh niên áo đỏ vừa ăn kem xong, thả nhẹ chiếc que xuống đường theo chiều thẳng đứng một cách "tinh tế".
Mô tả ảnh.
Và đây là  "thành quả" của nhiều người ăn kem để lại.
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
Mặc dù có vài thùng rác và túi đựng rác "dã chiến", nhưng xem ra vẫn có nhiều người xả rác ra đường vì "tiện hơn" và "ngại đứng cạnh thùng rác".
Mô tả ảnh.
Người đàn bà này kiếm sống bằng nghề bán giấy ăn cho những người mua kem.
Mô tả ảnh.
Và không chỉ có những que kem, những tờ giấy ăn cũng nằm lăn lóc vô cùng bẩn thỉu.
  • Cường Cao

Rác của ai người ấy dọn?


27/12/2010 15:31:21

- Chuyện dọn rác ở nước Đức mà anh Quý kể có lẽ khiến nhiều người phải giật mình: Để sạch nhà, sạch đường đâu có khó mà sao ở Việt Nam phải hô hào đủ kiểu mà bẩn vẫn hoàn bẩn...

Bee tiếp tục đăng tải câu chuyện thứ 2 trong chuỗi những câu chuyện kể về "sàng khôn ở xứ người" của bạn đọc Tôn Gia Quý.

TIN LIÊN QUAN

Có một lần tôi muốn khoan một cái lỗ trên tường để treo một bức tranh. Hồi ấy mới sang nên trong tay chả có dụng cụ gì. Tôi ngỏ ý với một đồng nghiệp người Đức. Anh vui vẻ nhận lời và mang ngay máy khoan đến phòng tôi. 

Khi lắp mũi khoan xong, anh bảo tôi mang máy hút bụi đến, tháo đầu ra, chỉ còn mỗi cái vòi dài. Sau đó anh bảo tôi dí vòi vào sát lỗ khoan và khi anh mở máy khoan thì tôi cũng mở máy hút bụi. Khi anh khoan xong thì tôi cũng tắt máy. Nhà không vương một hạt bụi. Tôi thấy thích thú vô cùng. Thế mà cứ nghĩ bụi sẽ tung mù. 

Đây cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi nhưng từ đấy nó lại làm tôi để ý đến một tác phong rất đáng quý của họ: Ai xả rác thì người ấy dọn và dọn ngay. Trong nhà máy, trên công trường, trong từng công việc hàng ngày của người dân thường, nguyên tắc này bao giờ cũng được thể hiện rõ nét.
 

Rác ai người ấy dọn khiến  đường phố Berlin lúc nào cũng sạch bong.
Rác ai người ấy dọn khiến đường phố Berlin lúc nào cũng sạch bong.


Bố mẹ vợ tôi sang thăm ba tháng. Đúng vào thời gian thành phố cải tạo lại toàn bộ con đường trước cửa nhà: thay đường tàu điện, thay ống nước, gas, làm lại vỉa hè. 

Từ cửa sổ nhà tôi hàng ngày ba tôi nhìn cảnh những công nhân làm đường. Khối lượng đất đá khủng khiếp đến thế nhưng các tốp thợ khi rút đi thay ca hoặc bàn giao cho tốp khác đã không để lại một viên sỏi nào. Công trường lúc nào cũng sạch sẽ. Ba tôi ấn tượng cho đến bây giờ. Người đi trước luôn tạo điều kiện cho người đến sau.

Tác phong này không phải chỉ có ở những người lao động bình thường mà còn cả ở những nhà chính trị. Ở đây nếu ta quan niệm các skandal của các chính khách là rác thì ta thấy họ dọn rác cũng rất nhanh. Tuy nhiên cách dọn rác của họ hơi khác thường một chút: từ chức!

Ai gây ra hậu quả thì người đó phải giải quyết, không đùn đẩy.

Tôn Gia Quý

Rác của tôi, người khác dọn!

Trẻ chơi phòng nào thì biến nơi đó thành "bãi chiến trường" mà người lớn cứ thế cặm cụi dọn không một lời kêu ca.

Thời nay, ở nước ta, trẻ con được yêu quý hơn nhiều so với cách đây 20 năm trở về trước. Vì người ta đẻ ít con. Vì kinh tế có khấm khá hơn trước. Nhưng tỷ lệ chiều con của các bậc cha mẹ, ông bà thì có lẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. 

Có nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có nhà để ở, lương tháng nào tiêu hết tháng đó nhưng kiên quyết không cho con đi nhà trẻ. Họ nói "chỉ yên tâm khi giao con cho bà ngoại, bà nội hoặc cùng lắm là Osin". 

Con trẻ ở nhà với ông bà, với  "bác ô sin" thì khỏi nói sự được chiều thế nào. 3-4 tuổi vẫn còn được bế nhông nhông đút cơm. Trẻ chơi phòng nào thì biến nơi đó thành "bãi chiến trường" mà người lớn cứ thế cặm cụi dọn không một lời kêu ca.

Học sinh tiểu học 10 -12 tuổi rồi, vẫn được ông bà, cha mẹ (hay bác Osin) cất hộ li đựng sữa, nhặt hộ cái vỏ kẹo, rửa hộ bát, cất dọn quần áo, sách vở, cặp, túi.

Ở nhiều gia đình, trẻ con thời nay dường như là vũ trụ, là trung tâm. Chúng quen được chiều chuộng, thậm chí hầu hạ, quen được ra lệnh và ép người lớn nghe theo. Vì thế, mà (phải thành thật xin lỗi bác Tôn Gia Quý) mệnh đề "rác của ai người ấy dọn" hiển nhiên không thể là chân lý, là lẽ phải đối với chúng!
 

Ngổn ngang vật liệu trên đường Lê Văn Lương kéo dài sau Đại lễ.
Ngổn ngang vật liệu trên đường Lê Văn Lương kéo dài sau Đại lễ.


Vì thế, nên khi trẻ con thành thanh niên cũng sẽ quen với việc "rác của tôi người khác dọn".

Vì thế, cũng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn vào một vài ba tòa soạn báo điện tử vào cuối một buổi chiều nào đấy mà thấy trên mặt bàn làm việc của những nam thanh nữ tú (nhất là nữ tú) la liệt vỏ kẹo, vỏ hoa quả, cốc, chén bẩn vứt lăn lóc...

Và bác Tôn Gia Quý cũng đừng ngạc nhiên nếu chứng kiến một cô cháu, cô em nào đó từ Việt Nam qua Đức làm bếp hồn nhiên quay lưng lại với ngay đám rác mà các "nàng" vừa xả ra.
 

Các bạn trẻ Hà Nội vô tư xả que kem.
Các bạn trẻ Hà Nội vô tư xả que kem.


Lâu lắm rồi, khi vừa từ Huế ra, tôi từng bị sốc khi nhìn thấy một thiếu nữ ngồi với các cô, các chị ăn hoa quả xong là đứng dậy xem ti vi, mặc nhiên coi việc rửa cái đĩa bẩn và dọn rác là việc của người khác. Giờ thì quen rồi! Tôi đã biết xã hội Việt Nam hiện đã mặc nhiên  phân công: Người lớn tuổi phải dọn rác cho người nhỏ tuổi hơn!

Vì thế, bác Quý cũng đừng buồn nếu ra đường nếu thấy đường phố nhiều lắm những đụn đất ai đấy đổ trộm, khi đi ăn kem Tràng Tiền thấy các nam thanh nữ tú ngang nhiên xả que kem....

Có lẽ, khi đám con cháu của các nam thanh nữ tú bây giờ lớn lên, đường phố Việt Nam sẽ còn bẩn hơn!

>>Xem người Hà Nội xả que kem
>>Đường Lê Văn Lương kéo dài nham nhở sau Đại lễ


An Bình