Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Sinh viên Việt tai San Jose được bồi thường 90.000 đôla

Sinh viên Hồ Quang Phương

Hồ Quang Phương nói bị cảnh sát đánh đập như 'thú vật'

Sinh viên Hồ Quang Phương, 22 tuổi, đang theo học khoa Toán thuộc đại học San Jose (California), vừa ký nhận số tiền bồi thường 90.000 đôla từ chính quyền thành phố hôm thứ Hai 09/05.
Phương là người bị các nhân viên cảnh sát San Jose tấn công hồi năm 2009.
Đây là kết quả sau gần hai năm theo đuổi vụ kiện của Hồ Quang Phương. Số tiền bồi thường sẽ không bị đánh thuế.
"Mặc dù không bị thương tích nặng nề nhưng vấn đề danh dự mới là điều quan trọng," sinh viên Việt Nam này nói. "Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười."
Tháng 9/2009, bốn nhân viên cảnh sát thuộc Sở Cảnh sát San Jose đã tấn công Hồ Quang Phương trong khi khám xét phòng của anh.
Các nhân viên cảnh sát cho rằng sinh viên Việt Nam này có hành vi chống cự nên đã tấn công và dùng súng bắn điện để khống chế. Cảnh sát đến vì nhận tin báo Hồ Quang Phương đã đe dọa một người bạn cùng phòng trong khi cãi vã.

Bạo hành

Trước vụ Hồ Quang Phương, đã có hai vụ cảnh sát San Jose bắn chết người, hai nạn nhân đều là người gốc Việt Nam.
Cộng đồng Việt Nam đã tổ chức biểu tình phản đối trước tòa thị chính thành phố San Jose sau khi sinh viên này bị đánh.
Nhiều báo tiếng Việt trong và ngoài nước cũng có đưa tin về vụ tấn công này.

Theo Hồ Quang Phương, Sở Cảnh sát đồng thời cũng sẽ dành ra 40 giờ/1 năm trên một đài phát thanh tiếng Việt ở địa phương để tư vấn pháp luật cho cộng đồng Việt Nam nhằm tránh xảy ra những vụ việc tương tự trong tương lai.
Hồ Quang Phương nói: "Tôi cho rằng khi mối quan hệ giữa người dân và cảnh sát chưa gần gũi thì hoàn toàn có thể xảy ra những vụ việc như vậy".
Số tiền đó không thể đền bù được những tổn thương danh dự khi họ vừa dùng vũ lực vừa đem tôi ra làm trò cười.

Hồ Quang Phương

"Tôi chỉ mong muốn đừng bao giờ có vụ việc nào tương tự xảy ra, nhất là với những du học sinh Việt Nam."
Hồ Quang Phương nói đã bị cảnh sát đánh đập như "thú vật" hôm 03/09/2009 sau khi có cãi vã với bạn ở cùng phòng ký túc xá.
Sở cảnh sát San Jose đã đình chỉ công tác bốn nhân viên liên quan vụ này và mở điều tra cáo buộc làm trái.
Luật sư của Phương đã công bố đoạn phim quay bằng điện thoại di động ghi hình cảnh sát cưỡng chế anh, trong đó một cảnh sát viên đã dùng dùi cui đánh Hồ Quang Phương hơn 10 lần, lần cuối khi sinh viên này đã bị còng tay, còn một người khác thì dùng súng điện Taser kiềm chế Phương.
Đoạn phim khi tung ra đã gây dư luận trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang California, một trong những nơi đông người gốc Việt nhất nước Mỹ.

Người H’Mông ở Việt Nam - Họ là ai?

2011-05-10
Những ngày này, thông tin về vụ biểu tình của người H'Mông ở tỉnh Điện Biên đang là tâm điểm chú ý của báo chí khắp nơi.

AFP PHOTO

Người H'Mông mua bán tại một Phiên chợ ở miền Bắc Việt Nam.


Có lẽ hiếm có lúc nào người ta chú ý nhiều đến người H'Mông  như lúc này. Họ là ai? Văn hóa và niềm tin tôn giáo của họ ra sao? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.

Lịch sử 4.000 năm

Những người Việt Nam và nước ngoài đi du lịch vùng Tây Bắc hẳn không thể nào quên hình ảnh của những phiên chợ của người H'Mông với những sắc màu rực rỡ trong trang phục của những cô gái người H'Mông, hay chảo thắng cố lớn bốc khói nghi ngút. Nhưng nếu ai đó muốn thực sự tìm hiểu về lịch sử, cuộc sống của người H'Mông thì sẽ thấy có rất nhiều chuyện để nói, hơn rất nhiều những cái gì mà họ mới chỉ thấy ở bề mặt tại các phiên chợ nổi tiếng của người H'Mông.

Người H'Mông ở Việt Nam là một phần của tộc người H'Mông tại châu  Á có lịch sử khoảng 4.000 năm. Họ sống chủ yếu ở các vùng núi cao phía Nam Trung Quốc và phía Bắc các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam, Thái Lan và  Miến Điện.

Người dân người ta hoang mang vì suốt bao năm người ta đã tin Chúa mà vẫn bị tình nghi bảo không phải tin Chúa mà theo kẻ phản động.

Mục sư giấu tên
Một số các tài liệu nghiên cứu cho thấy người H'Mông đã di cư vào Việt Nam sớm nhất là khoảng 300 năm và muộn nhất là khoảng 100 năm về trước. Ở Việt Nam, người H'Mông là một trong số những nhóm dân tộc thiểu số có dân số đứng thứ 8 trong danh sách 54 dân tộc tại Việt Nam. Theo cuộc điều tra vào năm 2009, người H'Mông tại Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu người, sống chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, một số đã di dân vào các vùng miền Trung Việt Nam như Đắc Lắc, Đắc Nông.

Đối với rất nhiều người đi du lịch lên vùng núi phía Bắc Việt Nam, và đã từng gặp người H'Mông, những gì mà họ thấy chủ yếu là cuộc sống bình dị, và yên bình của người H'Mông tại đây. Không có nhiều người bỏ nhiều thời gian, sức lực để sống với người H'Mông và tìm hiểu về cuộc sống của họ. Gần đây, khi vụ tập trung đông ngươì H'Mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện  Biên nổ vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5, người ta mới bắt đầu đào bới tìm hiểu xem, cuộc sống thực tế của họ ra sao.

Khi đào bới và tìm kiếm, người ta đọc lại các bài viết của một cây viết đã nhiều năm lăn lộn trên núi rừng Tây Bắc là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng của báo Lao Động. Nhưng điều mà nhà báo này viết về cuộc sống của người H'Mông ở huyện Mường Nhé vào khoảng năm 2004, vào 2009 lại cho người ta thấy những điểm nóng, đáng buồn về nạn phá rừng tràn lan. Xin trích một đoạn trong bài viết của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng vào năm 2009 trên báo Lao Động như sau:

000_SAHK990506536950-250.jpg
Các Em nhỏ người dân tộc H'Mông ở Điện Biên. AFP PHOTO.
"Trước thảm trạng hơn 20 năm qua, 310.000 ha rừng đặc dụng Mường Nhé chưa bao giờ được cắm mốc xác định ranh giới, thậm chí đến khi rừng bị phá, cơ quan chức năng ngơ ngác  hỏi nhau: Ai sẽ chịu trách nhiệm nhỉ?... Rừng bị tàn sát đến choáng váng kia không còn làm ai ngạc nhiên nữa. Đến nay, diện tích chính thức được bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn có 45.000 ha. Cả trăm nghìn hecta rừng đã bị phá, nói đúng hơn vì khu bảo tồn hơn ba trăm nghìn hecta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng."
Vậy ai là người phá rừng và xẻ đất, theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thì đó là những người di dân tự do. Họ là những người H'Mông đi tìm nơi đất lành chim đậu. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng viết:

"Cả các xã mênh mông từ Mường Nhé, Sìn Thầu, Chung Chải, xưa vốn chỉ có duy nhất bản Nậm Là là nơi sinh sống của đồng bào H'Mông thì nay, dân số Mường Nhé đã đến mức nửa già là người H'Mông. Hầu hết họ đến bằng con đường di dân tự do."

Chúng tôi được tổng hội chứng nhận là người giảng đạo vẫn không đi được, đi đến đâu cũng bị ngăn chặn lại.

Mục sư giấu tên
Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thì vào năm 2009, Mường Nhé đã có tới 149 bản làng với 54.000 dân. Trước đó vào năm 2002 chỉ có 27.000 người.

Chủ tịch Mường Nhé nói với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng là chính quyền đã huy động tổng lực ngăn chặn và vận động bà con sớm hồi hường nhưng người dân chống đối, kiên quyết không rời khỏi rừng. Thậm chí họ còn lăng nhục, xỉ vả cán bộ, có người còn bị chém hụt.

Cũng theo giới chức địa phương thì Mường Nhé hiện là một trong các huyện nghèo nhất Việt Nam với thu nhập bình quân đầu người mỗi năm chỉ khoảng 220 cân thóc.

Chịu sự đàn áp tôn giáo

Thế nhưng cuộc sống tinh thần của người H'Mông tại đây có lẽ là điểm thu hút được sự chú ý của quốc tế hơn cả. Không phải chỉ bởi những phong tục tập quán của họ mà còn bởi tôn giáo, niềm tin của họ.

Các số liệu thống kê của các tổ chức phi chính phủ quốc tế gần đây cho thấy hiện có khoảng 300.000 người H'Mông sống ở vùng núi phía Bắc theo đạo Tin Lành.

Những người H'Mông theo đạo tin lành ở phía Bắc cũng chịu sự đàn áp về tôn giáo từ chính quyền. Các tổ chức về tôn giáo và phi chính phủ như Trung tâm tự do tôn giáo có trụ sở tại Mỹ đã từng lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam trong việc đàn áp người H'Mông theo đạo tin lành, bắt họ phải từ bỏ niềm tin của mình. Tổ chức Helping Suffering Churches, một tổ chức phi chính phủ cho biết vào năm 2002, có rất nhiều người H'Mông theo đạo Thiên chúa tại các tỉnh lai Châu, và Lào Cai đã bị đánh đập, bắt bớ và bắt phải bỏ đạo của mình.

hmong-2-rfa-250.jpg
Người dân tộc H'Mông ở miền Bắc mua bán trong ngày họp chợ. RFA PHOTO.
Năm 2003, một báo cáo của Human Right Watch cho biết một trường hợp người H'Mông ở tỉnh Lai Châu bị công and đánh đến chết vì không bỏ đạo của mình. Năm 2003, tổ chức phi chính phủ của Mỹ có tên International Christian Concern cho biết có những mục sư người H'Mông bị bắt cóc tại nhà vào ban đêm, bị bỏ tù hoặc đưa đi cải tạo mà không được liên lạc với gia đình.
Một mục sư theo đạo tin lành, giấu tên, sống ở vùng Tây Bắc cho đài Á châu tự do biết về tình trạng đàn áp của chính phủ với việc thờ nguyện và giảng đạo trong cộng đồng người H'Mông theo đạo tin lành tại đây như sau:

Mục sư giấu tên: "Thực sự con cái Chúa ở Việt Nam này người ta chỉ tin chúa thôi, nhưng người dân người ta hoang mang vì suốt bao năm người ta đã tin Chúa mà vẫn bị tình nghi bảo không phải tin Chúa mà theo kẻ phản động…. Chúng tôi được tổng hội chứng nhận là người giảng đạo vẫn không đi được, đi đến đâu cũng bị ngăn chặn lại. Tôi chỉ được phục vụ quanh địa bàn đăng ký thường trú ở thôi."

Vị mục sư này nói người H'Mông ở đây chỉ muốn được ổn định, tự do theo đạo của mình, không còn bị bắt bớ nữa. Nhưng với những gì đang diễn ra tại Điện Biên trong những ngày nay, khi mà thông tin về vụ tập trung đông người H'Mông ở huyện Mường Nhé vẫn bị bưng bít, người ta không thể không hỏi liệu những mong ước xem chừng giản đơn vậy của người H'Mông đã được chính quyền thực sự lắng nghe?

Theo dòng thời sự:

Phó chủ tịch xã bị hắt a xít

Thứ Ba, 10.5.2011 | 16:57 (GMT + 7)

Trên đường đi về nhà lúc nửa đêm, một vị phó chủ tịch xã đã bị một kẻ lạ mặt hắt cả cốc a xít vào mặt.

Ngày 10.5, Công an huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết đang truy tìm đối tượng gây ra vụ hắt a xít vào mặt vị Phó Chủ tịch xã Cổ Nhuế, để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó vào khoảng 23h20 ngày 6.5, ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1954, trú ở xóm 17, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm) là Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế đi xe máy về nhà trên đường đã bị tấn công bằng a xít. Ông Hùng cho biết, khi dừng xe, thì bất ngờ bị một đối tượng dùng một cốc nhựa đựng a xít loãng hắt vào đầu và mặt. Sau khi hành động xong, đối tượng lạ mặt bỏ chạy vào bóng đêm. Ông Hùng bị gây thương tích ở đầu và mắt trái.

Hiện Công an huyện Từ Liêm đang điều tra truy tìm đối tượng phạm tội.

Lương Kết

Cán bộ tư pháp “thách đố” dân

Thứ Ba, 10.5.2011 | 17:15 (GMT + 7)

Không chỉ từ chối không chứng thực bản sao từ Giấy khai sinh bản gốc của dân, cán bộ tư pháp phường Phúc La, Hà Đông (Hà Nội) còn "thách": Đố người dân có thể chứng thực giấy tờ trên ở bất cứ phường, xã nào ở Việt Nam.

Chị Đinh Thị Tuyết Mai (Xa La, Hà Đông, Hà Nội), phản ánh: Sáng ngày 10.5, chị tới UBND phường Phúc La làm thủ tục chứng thực bản sao từ Giấy khai sinh. Cán bộ tư pháp phường - Nguyễn Hữu Nam, từ chối chứng thực với lý do: Cơ quan cấp (UBND xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Hà Sơn Bình) đã không ký, đóng dấu ở mặt trước mà ký, đóng dấu tại mặt sau của Giấy khai sinh bản gốc (có hai mặt) là không hợp lệ.

Chị Mai đã giải thích, đây là giấy khai sinh bản gốc và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cách đây 34 năm (từ năm 1977), nên hình thức có thể khác với mẫu giấy khai sinh phổ biến hiện nay. Nhưng Giấy khai sinh này vẫn được chị sử dụng để đăng ký đi học, đi làm, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy CMND, đăng ký hộ khẩu. Chị cũng đã sao chứng thực nhiều lần, chưa có cơ quan nào thắc mắc về hình thức hay tính hợp pháp của giấy tờ này.

Không chấp nhận giải thích của chị Mai, vị cán bộ tư pháp phường này xác nhận (ký và đóng dấu của UBND phường) vào bản photo Giấy khai sinh: "Giấy khai sinh này không xác nhận sao y bản chính được". Cán bộ Nam, sau đó còn "thách đố": "Nếu chứng thực được giấy khai sinh này ở bất cứ phường, xã nào ở Việt Nam, thì tôi làm con chị" (?). Lấy lý do còn phải giải quyết nhiều việc, vị cán bộ tư pháp "mời" chị Mai ra khỏi trụ sở UBND phường.

Giấy khai sinh có hai mặt là không hợp pháp?
Giấy khai sinh có hai mặt là không hợp pháp?


Cách hành xử khó hiểu của vị cán bộ tư pháp, lúc đó gặp phải sự bất bình của nhiều người dân đang có mặt tại bộ phận một cửa của UBND phường Phúc La. Ngay trong buổi sáng cùng ngày, chị Mai đã mang giấy tờ sang UBND phường Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Nội), thì được chứng thực ngay.

Luật sư Vũ Thái Hà, Công ty Luật TNHH YouMe (Hà Nội) cho biết: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt (bao gồm giấy khai sinh) thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã. Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18/05/2007, về Chứng thực quy định cụ thể những trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính, gồm: Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo (i); Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư­ hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung (ii); Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật (iii); Đơn, th­ư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (iv); Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao (v) (Điều 16). Như vậy, lý do từ chối cấp bản sao từ Giấy khai sinh bản gốc của UBND phường Phúc La không có trong quy định của pháp luật về chứng thực.

Cũng theo LS Hà, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về Văn hóa giao tiếp với nhân dân: "1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ" (Điều 17).

Như vậy, rõ ràng việc cán bộ tư pháp thách đố và "mời" người dân khỏi trụ sở phường là trái với quy định "tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn" và "không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân"?

Nhật Thăng

Thủ tướng Nhật từ chối nhận lương vì khủng hoảng hạt nhân

TTO - Ngày 10-5, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nói ông sẽ không nhận lương thủ tướng cho đến khi giải quyết xong cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy Fukushima 1.

Thủ tướng Naoto Kan thăm một khu vực bị sóng thần tại tỉnh Miyagi ngày 10-4 - Ảnh: CNN

"Cùng với Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), Chính phủ Nhật cũng phải chịu trách nhiệm về tai nạn hạt nhân ở Fukushima 1 bởi đã theo đuổi chính sách năng lượng hạt nhân - ông Kan nói - Tôi quyết định không nhận lương thủ tướng kể từ tháng 6 tới cho đến khi chúng ta thấy được triển vọng về một giải pháp cho vụ tai nạn hạt nhân".

Lương thủ tướng của ông Kan là 1,6 triệu yen/ tháng (20.000 USD). Tuy nhiên ông Kan vẫn nhận lương đại biểu quốc hội (800.000 yen/ tháng, khoảng 10.000 USD).

Trước đó, chủ tịch TEPCO Tsunehisa Katsumata, tổng giám đốc Shimizu và sáu giám đốc điều hành khác cũng thông báo sẽ không nhận lương trong tháng này đến khi TEPCO nhận được sự trợ giúp của chính phủ.

Trong diễn biến mới nhất, Kyodo đưa tin TEPCO đang chuẩn bị bán một số tài sản trị giá 500 tỉ yen - biện pháp mới nhất để chuẩn bị trả khoản tiền bồi thường có thể lên tới 10.000 tỉ yen (125 tỉ USD) cho vụ tai nạn hạt nhân ở Nhà máy Fukushima 1. TEPCO cũng đã gửi đơn cầu cứu lên Chính phủ Nhật Bản và cân nhắc ngưng trả cổ tức trong 5-10 năm tới để có tiền chi trả khoản bồi thường.

Nhật Bản sẽ xem xét lại chính sách hạt nhân

Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Kan cho biết Nhật Bản sẽ xem xét lại chương trình năng lượng hạt nhân và tìm kiếm những nguồn năng lượng mới.

"Năng lượng hạt nhân và hóa thạch đã là hai trụ cột của chính sách năng lượng Nhật Bản - AFP dẫn lời ông Kan - Tôi nghĩ Nhật Bản cần thêm hai trụ cột nữa trong bối cảnh thay đổi khí hậu toàn cầu".

Ông Kan cho biết Nhật Bản sẽ gia tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch và khuyến khích một xã hội tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên thủ tướng Nhật Bản khẳng định nước này sẽ không quay lưng với năng lượng hạt nhân, dù cho rằng chính sách hạt nhân hiện tại của Nhật Bản "cần được xem xét lại từ gốc" với các biện pháp an toàn mới.

Hiện Nhật Bản có 54 nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc, trong khi vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông.

Cùng ngày hôm qua, lần đầu tiên sau khi sơ tán, khoảng 100 người dân làng Kawauchi, cách Nhà máy điện Fukushima 1 khoảng 20 km, đã được chính phủ cho phép quay về nhà thu dọn đồ đạc. Chính quyền cho phép mỗi gia đình được một người về thăm nhà trong 2 giờ.

Hơn 80.000 cư dân địa phương sống trong phạm vi bán kính 20 km của nhà máy đã được sơ tán. Theo ước tính của chính phủ, vấn đề đưa người dân trở về nhà sinh sống sẽ không thể được giải quyết ít nhất đến năm sau.

XUÂN TÙNG

Những điểm bán đá cây mất vệ sinh ngày nắng

Giữa trời nắng oi ả, khói bụi mịt mù, những cây đá trắng muốt được để trần chở đến các quán ăn phục vụ khách. Các cửa hàng ven đường Hà Nội cũng chỉ lót tạm tấm bạt dưới đất để làm chỗ bày bán.
> Nhịp sống đảo lộn vì nắng nóng, mất điện/ Tháng 5 sẽ có thêm 2 đợt nắng nóng gay gắt

Nắng nóng là thời điểm nhu cầu về đá tăng cao.

Mùa hè là thời điểm nhu cầu đá tăng cao.

Nhiều người mua đá về để phục vụ các quán trà đá, mía đá ven đường.

Tại ngã tư Vọng, cửa hàng đá cây chủ yếu phục vụ các quán trà đá, mía đá ven đường.

Người bán hàng luôn tay chặt đá.

Người bán hàng luôn tay chặt đá mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách.
Tuy nhiên, điều đáng nói là đá cây bán ven đường
Hầu hết cửa hàng bán đá cây ven đường đều rất mất vệ sinh.

Đá được phơi giữa trời nắng bụi, chẳng cần che đậy.

Đá được phơi giữa trời nắng bụi, chẳng cần che đậy.

Thậm chí, ngay phía sau cửa hàng đá này là những thùng đựng thức ăn thừa cùng thứ nước đen ngòm rỉ ra.

Thậm chí, ngay phía sau cửa hàng đá này là những thùng đựng thức ăn thừa cùng thứ nước đen ngòm rỉ ra.

Tại ngõ Phất Lộc, cơ sở kinh doanh đá cây lấy luôn mặt ngõ làm nơi để hàng.

Tại ngõ Phất Lộc, cơ sở kinh doanh đá cây lấy luôn mặt ngõ làm nơi để hàng.

Những cây đá được che đậy trong những tấm nylon, bao tải cáu bẩn.

Những cây đá được che đậy trong những tấm nylon, bao tải cáu bẩn.

Sau khi chặt nhỏ, đập vụn đóng túi, đá được chuyển tới các cửa hàng.

Sau khi chặt nhỏ, đập vụn đóng túi, đá được chuyển tới các cửa hàng.

Tương tự, tại khu vực đường sắt nối phố Lê Duẩn và Nguyễn Khuyến, cũng có cửa hàng bán đá.

Tương tự, tại khu vực đường sắt nối phố Lê Duẩn và Nguyễn Khuyến, cũng có cửa hàng bán đá.

Gọi là đá sạch nhưng khi được bọc trong các tấm bạt luôn ẩm ướt này, chẳng ai biết nó sạch đến đâu.

Gọi là đá sạch nhưng khi được bọc trong các tấm bạt luôn ẩm ướt này, chẳng ai biết nó sạch đến đâu.

Trong khi chưa có

Trong những ngày hè nóng bức, hàng trăm tấn đá cây được đưa tới các quán ăn, nhà hàng để phục vụ nhu cầu của người dân.

Nguyễn Lê - Bá Đô

'Siêu tàu' container mắc cạn tại biển Vũng Tàu

Chiếc tàu container trọng tải 115.700 tấn đã bất ngờ mắc cạn khi đang trên đường tiến vào cảng tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc cứu hộ đang rất khó khăn.

Ngày 10/5, khi đang trên hành trình từ Malaysia về một cảng nằm trên sông Thị Vải - Cái Mép (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tàu RETE MAERSK đã bất ngờ bị mắc cạn tại khu vực Bãi Trước (Vũng Tàu), cách bờ vài trăm mét.

Việc cứu hộ tàu RETE MAERSK rất khó khăn vì tải trọng quả tàu quá lớn. Ảnh: Nguyễn Hùng
Việc cứu hộ tàu RETE MAERSK rất khó khăn vì tải trọng quả tàu quá lớn. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Chiếc tàu quốc tịch Đan Mạch này chuyên chở container, trọng tải 115.700 tấn, là một trong những tàu lớn nhất từ trước đến nay cập cảng Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngay sau khi bị mắc cạn, chủ tàu đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cứu hộ. Tuy nhiên, do thủy triều xuống thấp nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Đến tối cùng ngày, tàu RETE MAERSK vẫn chưa thể thoát khỏi bãi cạn.

Nguyễn Hùng

Lại nổ trong cảng Cát Lái, một người chết

Sáng nay, một vụ nổ lớn xảy ra ở bãi container hàng đông lạnh của Tân Cảng Cát Lái (quận 2, TP HCM) khiến một người chết, một người bị thương.
> Nổ trong cảng Cát Lái, 5 người bị thương

Khu vực xe container ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: An Nhơn.
Khu vực xe container ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: An Nhơn.

Theo một số nhân chứng, chiếc xe đầu kéo chở thùng hàng container 20 feet từ ngoài vào cảng. Khi đến bãi hàng đông lạnh thì thùng container phát nổ. Một công nhân bị chết tại chỗ và một người khác bị thương được đưa đi cấp cứu.

Tiếng nổ lớn còn làm cho thùng container bị bung ra, các container nằm xung quanh cũng bị móp méo.

Trước đó ngày 28/4, cũng tại khu vực bãi container đông lạnh này, xe đầu kéo chở thùng container 40 feet đang đậu ở đây cũng phát nổ khiến 5 người bị thương.

Cảng Cát Lái thuộc Công ty Tân cảng Sài Gòn là là cảng container lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích mặt bằng 60 ha, 20.000 m2 kho hàng, 450.000 m2 bãi chứa container.

An Nhơn

Khu chợ sạt lở xuất hiện vết nứt mới

Sau vụ sạt lở làm 2 người chết tại chợ Long Hòa, UBND quận Bình Thủy (Cần Thơ) quyết định đóng cửa một phần khu nhà lồng chợ ven sông Rạch Cam. Một vết nứt mới xuất hiện đe dọa cây cầu huyết mạch trên tỉnh lộ 918.
> Vụ sạt lở chợ qua lời kể của nạn nhân /Sạt lở chợ, cả chục người rơi xuống sông

Chiều 10/5, trao đổi với VnExpress.net, bà Lê Minh Xuyến - Bí thư Đảng ủy phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ - cho biết lãnh đạo quận đã yêu cầu địa phương đóng cửa hai phần ba khu nhà lồng chợ Long Hòa (tức chợ Rạch Cam) nằm ven sông Rạch Cam vừa bị sạt lở nghiêm trọng.

Về lâu dài, bà Xuyến cho rằng khu vực này cần thiết phải được bảo vệ bằng hệ thống kè để ngăn chặn sạt lở tiếp tục ảnh hưởng đến dãy nhà dân xung quanh với gần 50 ki-ốt còn lại.

Một vết nứt mới xuất hiện chạy dài đến chân cầu Rạch Cam đe dọa chiếc cầu huyết mạch trên tỉnh lộ 918. Ảnh: Thiên Phước
Một vết nứt mới xuất hiện chạy dài đến chân cầu Rạch Cam đe dọa chiếc cầu huyết mạch trên tỉnh lộ 918. Ảnh: Thiên Phước.

Hiện một vết nứt mới xuất hiện gần dốc cầu Rạch Cam chạy dài đến nhà thông tin khu vực Bình Dương nên lực lượng chức năng đang lên phương án bảo vệ cây cầu huyết mạch trên tuyến tỉnh lộ 918 nối quận Bình Thủy - Phong Điền và đi về các tỉnh Kiên Giang, An Giang.

Theo bà Xuyến, hiện đã thuê của dân được khu đất rộng gần 500 m2 ở khu vực Bình Chánh (cách chợ hiện hữu khoảng 200m) để san lắp mặt bằng giúp tiểu thương bán hàng. Dự kiến khoảng một tuần nữa khu chợ tạm được đưa vào hoạt động.

Đối với 4 dãy ki-ốt còn lại do nằm sâu phía trong nên tạm thời cho mở cửa bán tạp hóa. Trong thời gian tới, khi khu chợ lớn nằm trong khu tái định cư quận Bình Thủy hình thành sẽ di dời toàn bộ vào khu chợ mới.

Sau vụ sạt lở, chợ Long Hòa bị đóng cửa một phần. Hiện còn gần 50 ki-ốt bán tạp hóa được hoạt động vì nằm tương đối xa sông Rạch Cam. Ảnh: Thiên Phước
Sau vụ sạt lở, chợ Long Hòa bị đóng cửa một phần. Hiện còn gần 50 ki-ốt bán tạp hóa được hoạt động vì nằm tương đối xa sông Rạch Cam. Ảnh: Thiên Phước.

Trước đó, 5h sáng ngày 9/5 khi các tiểu thương đang dọn hàng, một số người dân ngồi ăn sáng, uống cà phê thì nền chợ nứt răng rắc rồi xé toạc kéo hàng chục người và 12 ki-ot xuống sông. Mặc dù hàng chục thanh niên dũng cảm lao xuống sông cứu nạn nhưng không vớt được cụ già bán trái cây và một phụ nữ bán bún chay. Đến trưa cùng ngày nhóm thợ lặn đã mò được xác hai người mất tích. Tổng thiệt hại tài sản của vụ sạt lở này ước tính khoảng 300 triệu đồng.

Thiên Phước

Gãy cầu tạm, hơn chục người rơi xuống nước !

Cây cầu gỗ tạm bắc qua cửa đầm Ô Loan (Tuy An, Phú Yên) nối liền hai xã An Hải và An Ninh Đông gãy 2 nhịp giữa dòng khiến 12 người cùng xe cộ rơi xuống nước. Rất may không có thiệt hại về người.

Đoạn cầu bị sập chiều 10/5 dài hơn 10m, khi xảy ra sự cố có nhiều người và phương tiện qua lại trên cầu. Nhiều người hoảng loạn khi cầu gãy.

Nhóm quản lý cầu đang sửa chữa nhịp bị gãy. Ảnh: Thiên Lý
Nhóm quản lý cầu đang sửa chữa nhịp bị gãy. Ảnh: Thiên Lý

Vào mùa nước cạn nên có người rơi xuống sông bám được vào chân cầu; một số khác chới với giữa dòng được dân địa phương lao ra vớt. Phần lớn người rơi xuống sông bị thương nhẹ.

Theo người dân địa phương, chiếc cầu gỗ tạm này do một cá nhân ở Khánh Hòa xây dựng từ trước năm 2000. Chiếc cầu gỗ có chiều dài 128 m, khách qua cầu mỗi lượt phải trả phí 6.000 đồng cho người và xe máy, 2.000 đồng cho người đi bộ.

Ngày 11/5, ông Ngô Văn Yêm, Phó Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết chiếc cầu qua sử dụng hơn 12 năm, đã hết hạn hợp đồng khai thác, và đã xuống cấp vì thiếu bảo trì. Cây cầu đang do một nhóm người địa phương quản lý và thu phí.

Thiên Lý

Lại nổ trong cảng Cát Lái, một người chết

Sáng nay, một vụ nổ lớn xảy ra ở bãi container hàng đông lạnh của Tân Cảng Cát Lái (quận 2, TP HCM) khiến một người chết, một người bị thương.
> Nổ trong cảng Cát Lái, 5 người bị thương

Khu vực xe container ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: An Nhơn.
Khu vực xe container ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: An Nhơn.

Theo một số nhân chứng, chiếc xe đầu kéo chở thùng hàng container 20 feet từ ngoài vào cảng. Khi đến bãi hàng đông lạnh thì thùng container phát nổ. Một công nhân bị chết tại chỗ và một người khác bị thương được đưa đi cấp cứu.

Tiếng nổ lớn còn làm cho thùng container bị bung ra, các container nằm xung quanh cũng bị móp méo.

Trước đó ngày 28/4, cũng tại khu vực bãi container đông lạnh này, xe đầu kéo chở thùng container 40 feet đang đậu ở đây cũng phát nổ khiến 5 người bị thương.

Cảng Cát Lái thuộc Công ty Tân cảng Sài Gòn là là cảng container lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích mặt bằng 60 ha, 20.000 m2 kho hàng, 450.000 m2 bãi chứa container.

An Nhơn

MỸ VAY TIỀN TRUNG QUỐC – NHƯNG AI LÀ CHỦ?

Lê Giang

dollar1Thấy hay nhất là câu của tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: "Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng" (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).
Cách đây mấy bữa, tôi có trao đổi với bạn hữu trên Facebook về tình hình kinh tế toàn cầu và chuyện Trung Quốc trong vòng một thập niên nữa có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về tổng thu nhập nội địa (GDP).
Nói là có thể đuổi kịp về GDP thôi, chứ về thu nhập trung bình tính trên đầu người thì có lẽ một vạn mùa quýt nữa Trung Quốc cũng khó bắt kịp với số dân trên 1,3 tỷ người và hàng trăm triệu người ở vùng nông thôn và miền núi vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ.
Theo Quỹ Tiện tệ Quốc tế, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Quốc trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.284 USD. Hơn nữa, Hoa Kỳ là một quốc gia có các định chế dân chủ vững chắc, với một nền kinh tế năng động, sáng tạo và luôn tìm ra được chính sách thích ứng với hoàn cảnh, thậm chí với các cuộc khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc duy trì một cơ chế kinh tế tư bản nửa vời, chịu áp lực chi phối quá mạnh mẽ bởi nhà nước độc quyền và vẫn còn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội luôn hiện hữu.
Trung Quốc hiện nay là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Trong bài "China: The new landlord of the U.S" trên CNN Money, ngày 18 tháng 1 năm 2011, phân tích chủ đề này tác giả Paul R. La Monica cho biết Cục Ngân khố Hoa Kỳ thông báo Trung Quốc hiện sở hữu 895,6 tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ, có nghĩa là giảm từ 906,8 tỷ đô la so với một tháng trước đó và là sự suy giảm đầu tiên giá trị trái phiếu nợ của Trung Quốc kể từ tháng Sáu 2010. Trong một tháng mà giảm giá trị 11,2 tỷ đô la, quả là không nhỏ tý nào!
Trong cuộc mạn đàm trên Facebook tôi có nhắc lại nhận xét dí dỏm của một người bạn thân của tôi là Szymon Moldewhawer. Szymon Moldewhawer đã từng là đại diện Văn phòng Thương mại của Mỹ tại Warsaw, Ba Lan.
Szymon Moldewhawer nói với tôi rằng, tớ đưa ra cho cậu một bức tranh đơn giản về chuyện nợ nần giữa Trung Quốc và Mỹ. Thế này nhé, một thằng Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, ví dụ 1 tỷ đô la. Nhưng hắn ta cóc thèm mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng. Bây giờ ta có một phép tính số học của học sinh cấp 1:
Ví dụ Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi Mỹ. Trung Quốc nghèo hơn, cho Mỹ giàu hơn vay tiền, còn Mỹ kiếm lợi ngay trên lưng thằng cho vay, tớ hỏi cậu ai khôn hơn ai? Đây là tớ chưa nói tới việc thằng đi vay lại là cái thằng in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát!
Ông bạn tôi cười thích thú và thêm rằng, kinh doanh tiền tệ trên thế giới khó ai khôn ngoan và điếm đàng hơn tư bản Mỹ!
Không lâu sau cuộc chuyện trò trên đây, thực tế đã chứng minh điều người bạn tôi phác hoạ là đúng.
Vào tháng 10 năm ngoái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve System), viết tắt là Fed (cũng có thể hiểu tương tự như Ngân hàng trung ương) đã thông báo một chương trình có biệt hiệu là QE2.
Đây là chính sách được gọi là nới lỏng định lượng, trong đó Fed công bố kế hoạch mua lại 600 tỷ đô la trái phiếu kho bạc dài hạn từ tháng 10 năm 2010, nhằm mục đích cung cấp vốn mới, hỗ trợ nền kinh tế các khoản tín dụng rẻ.
Ngay sau khi Fed công bố, Trung Quốc đã cao giọng chỉ trích chương trình QE2 này.
Kế hoạch mua lại trái phiếu của Fed dẫn đến một đồng đô la yếu hơn và lãi suất cao hơn, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc đang nắm giữ, như chúng ta đã thấy ở trên.
Trong ngày thứ Tư, 27 tháng 4 năm 2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ấn định tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-0,25 phần trăm và tuyên bố giữ nguyên quyết định mua lại trái phiếu với tổng số tiền 600 tỷ đô la.
Giám đốc Fed, ông Ben Bernanke, tại buổi họp báo cùng ngày cho biết Ủy ban Thị trường Mở đã có quyết định đầu tiên cho việc duy trì chính sách tái đầu tư các quỹ từ chứng khoán.
Sau cuộc họp hai ngày trước đó, Fed kết luận rằng, "sự phục hồi kinh tế Mỹ đang ở tốc độ vừa phải, và tình hình thị trường lao động cải thiện dần dần"; "Sự gia tăng lạm phát, đặc biệt là việc tăng giá nguyên liệu trong thời gian gần đây, có vẻ như là quá độ. Tình hình thị trường bất động sản vẫn còn yếu".
Quyết định về tỷ lệ lãi suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán, và không gây ra phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định của Fed đã tập trung vào cái khác, cụ thể là, điều gì tiếp theo chương trình mua lại trái phiếu mà trên thực tế là in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế 600 tỷ đô la.
Ông Bernanke nói thêm rằng, kết thúc chương trình mua lại trái phiếu dài hạn với giá trị 600 tỷ đô la vào tháng 6 này, Fed sẽ tiếp tục theo dõi khối lượng đầu tư vào trái phiếu kho bạc trong ánh sáng của các thông tin mới nhất, sẵn sàng điều chỉnh đầu tư trái phiếu ở mức tốt nhất nhằm bảo đảm việc làm tối đa trong nền kinh tế Hoa Kỳ và ổn định giá.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Giám đốc Fed, Ben Bernanke, có mặt và kết thúc một cuộc họp báo.
Chưa biết phản ứng mới của Trung Quốc với quyết định mới của Fed. Tuy nhiên để ứng phó, Trung Quốc có thể phải bắt đầu bán trái phiếu nợ ra.
Ngoài ra, người ta cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa trái phiếu nợ của ngân hàng trung ương và có thể chuyển sang trái phiếu khu vực đồng euro, một ngoại tệ mạnh nhưng tính ổn định đang đặt trước nhiều dấu hỏi khi hàng loạt các nước khu vực đồng euro như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland… đang vật lộn với khủng hoảng nợ công.
Cũng có người tin rằng Trung Quốc đã sử dụng các đại lý tại Vương quốc Anh để vực giá trị kho bạc lên. Giá trị hàng hoá sẽ hiển thị trên các cổ phiếu của Vương quốc Anh, không phải của Trung Quốc.
Một câu đặt câu hỏi đặt ra là trong tương lai, nếu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc mới, thì Trung Quốc có tiếp tục mua nữa hay không?
Cái khổ nằm ở chỗ là Trung Quốc vẫn phải mua, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, là "căn cứ địa" bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nó là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc. Một biến động lớn trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.
Trong cuộc chơi khó khăn này, anh Mỹ có vẻ như được nước, tha hồ mè nheo, õng ẹo rằng, anh cho vay thì tôi mới có tiền trả hàng hoá, còn Trung Quốc dù rất khó chịu, phàn nàn anh Mỹ khôn thì vừa thôi, đừng quá đáng. Nhưng rồi cuối cùng Trung Quốc cũng phải đồng ý nếu cò kè được lãi suất cao hơn. Trừ phi anh Mỹ không muốn vay thêm!
Kiểu gì thì bác Sam nhà ta vẫn đứng ở thế lợi hơn.
Kết thúc bài báo đã dẫn trên CNN Money, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: "Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng" (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).
Nghe ra có vẻ diễu cợt và hài hước quá!
Chủ nghĩa Tư bản và Cách bóc lột kiểu mới

Cách đây hơn mười năm, một thầy giáo của tôi nói rằng chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến một mức rất tinh vi. Nếu trước kia các chủ đồn điền phải dùng gậy ba-tong để bóc lột công nhân bản xứ, bây giờ việc bóc lột diễn ra ở tầm mức quốc gia. Ông lấy ví dụ thời những năm 70-80 Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng Yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã "bóc lột" Nhật một cách trắng trợn bằng cách "quịt" 50% số nợ với Nhật.
Hơn 20 năm sau, Trung Quốc đã thế chân Nhật trở thành "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ. Có điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Quốc nhượng bộ và đồng yuan chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với USD trong 2 năm gần đây. Điều đáng nói là dù đồng yuan đã bắt đầu lên giá, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng và những số liệu gần đây cho thấy gần như toàn bộ thâm hụt ngân sách của Mỹ đều được tài trợ từ nguồn này. Hiện tại dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã gần đạt 2 ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng nếu Mỹ thành công trong việc làm USD mất giá khoảng 50% so với đồng yuan như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Quốc bị "quịt" sẽ tương đương với 10 năm GDP hiện tại của Việt nam.
Vậy tại sao Trung Quốc không chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác hay vàng? Hay đơn giản hơn là ngừng không tăng dự trữ ngoại tệ nữa vì đã quá đủ để đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán? Vấn đề là bản thân Trung Quốc muốn giữ tỷ giá của đồng yuan với đồng USD cố định vì Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất. Theo cách nói của một số nhà kinh tế thì Trung Quốc đã "hối lộ" cho dân Mỹ thông qua chính sách tỷ giá để họ tiếp tục mua hàng của Trung Quốc. Cái lợi mà Trung Quốc được trong ván bài kinh tế này không phải là 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ mà Trung Quốc biết sẽ mất một phần trong tương lai. Mục tiêu của Trung Quốc chính là tăng trưởng kinh tế thông qua con đường xuất khẩu, đây là điều cần thiết để Trung Quốc giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác. Có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận sẽ bị quịt nợ trong tương lai, hay nói cách khác sẵn sàng để Mỹ "bóc lột".
Không chỉ bị "bóc lột" vì khoản cho vay của mình sẽ mất giá khi đồng yuan lên giá, người dân Trung Quốc hiện tại đang bị bóc lột trên một khía cạnh khác. Họ buộc phải giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm cá nhân vì chính sách quản lý vĩ mô méo mó của chính phủ Trung Quốc. Mỗi đô la thêm vào dự trữ ngoại tệ quốc gia đều có đóng góp của những công nhân Trung Quốc làm việc trong các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đây có thể coi là một loại thuế trá hình đánh lên thu nhập của những người công nhân này và lên cả lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, mọi người dân Trung Quốc đều phải giảm tiêu dùng các loại hàng hóa nhập khẩu vì chính sách tỷ giá thấp của chính phủ. Họ đang bị "bóc lột" gián tiếp thông qua dự trữ ngoại tệ mà có lẽ nhiều người không biết và không đồng ý.
Năm 1985, Reagan và Volcker đã ép buộc thành công Nhật chấp nhận đồng Yen lên giá để giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch của Mỹ và nguy cơ khủng hoảng tài chính. Bush và Greenspan đã không làm được như vậy với Trung Quốc, để rồi cuộc khủng hoảng hiện tại nổ ra. Tất nhiên người Mỹ phải chịu hậu quả đầu tiên, nhưng không ai tiên liệu được cuộc khủng hoảng này sẽ dừng lại ở đâu. Nếu khoảng tháng 9-10/2008 "mắt bão" cuộc khủng hoảng nằm ở Mỹ thì hiện tại có vẻ nó đã chuyển sang các nước Đông Âu, và nhiều người dự báo nó sẽ đi dần sang phía Đông. Có thể Trung Quốc sẽ trắng tay trong ván bài kinh tế-chính trị vẫn "chơi" lâu nay. Ngược lại nếu Trung Quốc khéo léo và may mắn, họ sẽ xoay chuyển được global geopolitical landscape theo một hướng mới có lợi hơn cho mình. Đó có lẽ là bản chất dân tộc Trung Quốc, sẵn sằng nhin ăn nhịn mặc, bị bóc lột và khinh rẻ trong thời gian dài để vùng lên đúng lúc. Có điều chiến lược này rất rủi ro và người lãnh đạo phải sẵn sàng hy sinh lợi ích của cả dân tộc trong một (vài) thế hệ để có được cơ hội "thắng làm vua"…
Lê Giang


Source:  http://nguoivietboston.com/?p=36642

Truyền đơn của Liên Minh Dân Chủ VNTT & Nhóm Xuống Đường Trên Mạng (XĐTM) Truyền Đơn Tẩy Chay Bầu Cử Quốc Hội 22-5 rải ở Sài Gòn

Hot News: 9-5-2011Truyền đơn với Cờ Vàng được rãi và dán khắp Sài Gòn và các Quận lân cận

May, 09 2011 - Hoan Hô Anh Em LMDCVNTT trong nước tiếp tục phong trào rãi Truyền Đơn.
Dán biểu ngữ khu du lịch Bình Quới Quận Bình Thạnh Phường 28 Dán biểu ngữ Quận Bình Thạnh Phường 28 Dán biểu ngữ khu nhà trọ Quận 7 Dán biểu ngữ con đường ở Bình Quới Quận Bình Thạnh Dán truyền đơn tẩy chay bầu cử 22/5 ở Quận 1 Dán truyền đơn tẩy chay bầu cử 22/5 trước quán ăn Quận 6Theo dõi sự kiện:
Hot News: 9-5-2011 Hơn 1000 truyền đơn Tẩy Chay Bầu Cử Quốc Hội 22-5 đã được rải và dán đầy trên các đường phố ở Hà Nội, Cần Thơ, Tây Ninh và Sài gòn.
Phong trào Tuổi Trẻ Yêu Nước: Truyền Ðơn đợt hai "Còn Nước, Còn Mình"
Tin Nóng 30-4-2011 tại Việt Nam, Cờ Vàng tung bay trên Thành Phố ...
Hot News: Truyền Đơn TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC xuất hiện ở Việt Nam lần II ...
TRUYỀN ÐƠN CHỐNG BẦU CỬ VÀ ỦNG HỘ CÙ HUY HÀ VŨ XUẤT HIỆN TRƯỚC TÒA
Truyền đơn của Tuổi Trẻ Yêu Nước rãi ở Sài Gòn tối hôm Chủ Nhật 24 ...
Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước Tiếp Tục Phổ Biến Truyền Ðơn




Hot News: Hơn 1000 truyền đơn Tẩy Chay Bầu Cử Quốc Hội 22-5 đã được rải và dán đầy trên các đường phố ở Hà Nội, Cần Thơ, Tây Ninh và Sài gòn.
Thông Cáo Báo Chí
Thành lập Nhóm Xuống Đường Trên Mạng (XĐTM)
Truyền Đơn Tẩy Chay Bầu Cử Quốc Hội 22-5




























 

Xét thấy đã nhiều năm qua kể từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm chính quyền, cứ 5 năm một lần, họ lại tổ chức bầu cử Quốc Hội Đại Biểu Các Cấp bằng hình thức “đảng cử dân bầu”, một hình thức bầu cử dân chủ dối trá, mà kết quả đã được định sẵn, hòng đánh lừa toàn dân để hợp thức hóa bộ máy cai trị độc tài của Đảng.

Chúng tôi, nhóm Xuống Đường Trên Mạng (XĐTM) đã quyết định hành động để góp phần với toàn dân chống lại hình thức dân chủ giả dối này.  Chúng tôi kêu gọi mọi thành phần trong xã hội hãy đồng lòng tẩy chay, không đi bỏ phiếu vào ngày 22 tháng 5 năm 2011 sắp tới đây.  

Với tấm lòng tha thiết đó, chúng tôi xin chia sẻ cùng các bạn bè có tâm huyết với Tổ Quốc Việt Nam, các quý vị yêu nước khắp mọi nơi, rằng các thành viên của nhóm XĐTM đã tiến hành rải truyền đơn  trong tuần lễ 3/5 đến  9/5 năm 2011, kêu gọi người dân tẩy chay bầu cử Quốc Hội ngày 22/5/2011. Hơn 1000 truyền đơn đã được rải và dán đầy trên các đường phố ở Hà Nội, Cần Thơ, Tây Ninh và Sài gòn.

Thông qua hành động cụ thể trên, chúng tôi trân trọng tuyên bố nhóm XĐTM  chính thức thành lập. Để vinh danh những hành động can đảm, thực hiện nhiệm vụ rải truyền đơn của các bạn trong nhóm, chúng tôi chọn ngày 3/5/2011 là ngày chính thức ra đời của nhóm XĐTM.

Nhóm XĐTM tổ chức các sinh hoạt tập dượt xuống đường bắt đầu từ hình thức bày tỏ chính kiến trên mạng, các hành động cụ thể yểm trợ cho các tù nhân lương tâm, các phong trào dân oan, phong trào biểu tình xuống đường của công nhân, sinh viên…

Nhóm XĐTM ra đời trong hoàn cảnh đất nước hiện nay cần thiết phải có một cuộc cách mạng bất bạo động để chấm dứt chính quyền độc tài độc đảng. Hưởng ứng “ Lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước” của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế ngày 24/2/2011, nhóm XĐTM nguyện sẽ cống hiến hết sức mình bằng hành động để châm mồi lửa cho một cuộc xuống đường thật sự, hầu khởi dựng lại một quốc gia Việt Nam Dân Chủ, Tự Do, không độc tài, không hận thù. Nhóm XĐTM sẽ không đảng phái hóa.  Khi sứ mạng đã hoàn thành, nhóm XĐTM sẽ giải tán, các thành viên của nhóm không đòi hỏi một quyền lợi riêng tư nào.

Chúng tôi kêu gọi các con dân nước Việt, những ai tâm huyết với hai chữ  Xuống Đường,  hãy tham gia Nhóm XĐTM. Ở đây chúng ta sẽ cùng nhau  tổ chức, tập họp, tập dượt, trau dồi, phân công, bố trí, chuẩn bị sẳn sàng để hành động đóng góp cho ngày hội lớn, khi  toàn dân Việt Nam đồng lòng xuống đường để mang lại một tương lai tươi sáng cho Tổ Quốc Việt Nam.

Việt Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2011

Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng xin liên lạc email: xuongduongtrenmang@gmail.com

Có thể tham khảo thêm hình truyền đơn ở đây: http://taychaybaucu.tk/

http://ngaybloggervietnam.multiply.com/journal/item/311/311


free counters
Free counters