Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

30 ngôi nhà bị nứt vì chung cư xây lân cận


Sáng 29/11, hàng chục người dân kéo đến phản đối việc xây dựng công trình chung cư lân cận ở phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức, TP HCM) vì cho rằng, công trình này đã gây nứt nhà của họ.

Một trong số 30 căn nhà bị nứt. Ảnh: An Nhơn.

Tại hiện trường, các nhà dân xung quanh công trình dự án chung cư của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sông Đà đều bị nứt và lún. Nhiều nhà mới xây dựng vài tháng nhưng tường cũng bị nứt toác kéo dài.

Theo phản ánh của người dân, những vết nứt này xuất hiện khoảng 2 tuần nay, sau khi công trình dự án chung cư bên cạnh thi công. "Họ đóng cọc nhồi cả ngày và đêm. Mỗi lần họ đóng xuống không chỉ gây tiếng ồn mà nhà tôi và những nhà xung quanh đều bị rung chuyển, từ đó tường bị nứt ra", bà Trần Thị Ngọc, một hộ dân bức xúc.

Ngay sau khi nhận tin phản ứng của người dân, phía thanh tra xây dựng phường đã có mặt lập biên bản và đình chỉ thi công xây dựng công trình.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Hồ Văn Phước, Phó chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Phước xác nhận, việc thi công chung cư đã gây nứt 30 ngôi nhà dân xung quanh. "Qua khảo sát, chúng tôi phát hiện đơn vị thi công đã dùng phương tiện làm việc không đảm bảo an toàn cho các hộ dân xung quanh. Phường đã đình chỉ thi công dự án chung cư. Phía đơn vị thi công đã hứa sẽ cùng với phường tổ chức hợp dân lấy ý kiến và có biện pháp khắc phục", ông Phước nói.

Những máy đóng cọc nhồi gây nứt nhà dân xung quang. Ảnh: An Nhơn.
Những máy đóng cọc nhồi gây nứt nhà dân xung quang. Ảnh: An Nhơn.

Theo ông Phước đây là lần tái phạm của đơn vị thi công. Trước đó, ngày 26/11, sau khi nhận phản ánh của người dân, phía phường đã xuống lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công dự ngừng xây dựng. Tuy nhiên, sau hai ngày đơn vị thi công tiếp tục đóng cọc nhồi.

"Nếu muốn tiếp tục xây dựng, đơn vị thi công và cũng là chủ đầu tư công trình là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sông Đà phải trình phương án khả thi không gây ảnh hưởng cho người dân xung quanh", ông Phước khẳng định.

An Nhơn


Miền Bắc trời rét, miền Trung mưa to


Thứ hai, 29/11/2010, 09:21 GMT+7


Trong khi không khí lạnh tiếp tục khống chế thời tiết miền Bắc những ngày đầu tuần thì các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Theo Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ, do áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên các tỉnh miền Bắc trời rét trong những ngày đầu tuần. Tại Tây Bắc Bộ, đêm và sáng có mưa nhỏ, trưa hửng nắng, 14-25 độ. Vùng núi cao nhiệt độ thấp nhất 11-13 độ.

Ảnh:  Hoàng Hà.
Hà Nội những ngày đầu tuần trời rét ngọt. Ảnh: Hoàng Hà.

Phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đêm và sáng có mưa nhỏ và sương mù nhẹ, trời rét, 16-25 độ. Riêng Hà Nội không mưa, chỉ có sương mù nhẹ về đêm và sáng sớm, 16-24 độ.

Trong khi đó, các tỉnh thuộc Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, một số nơi mưa to, nhiệt độ 19-28 độ.

Nam Bộ và Tây Nguyên, ngày nắng 33 độ, chiều có mưa rào và dông, nền nhiệt giảm còn 20 độ.

Hải Đôn
g


Ngày đầu đến trường của bé gái bị tắm 'hành xác'


Thứ hai, 29/11/2010, 11:59 GMT+7


Ngôi trường khang trang cùng sự chào đón thân thương của cô giáo nhưng bé Hồ Thị Thúy Ngân vẫn sợ sệt trong ngày đầu đến trường. Theo gia đình, em vẫn bị ám ảnh sau những ngày ở cùng bảo mẫu Phụng.
Tạm giam 2 tháng bảo mẫu 'hành xác' bé 3 tuổi /Bảo mẫu thú nhận tắm 'hành xác' bé 3 tuổi suốt một năm

Sáng nay, bé Ngân được bố đưa đến trường mầm non Hoa Mai 4 (xã Thuận Giao, huyện Thuận An, Bình Dương) để bắt đầu đi học.
ôm ghì lấy bố vì chưa quen cô giáo
Bé ôm ghì lấy bố vì chưa quen cô giáo. Theo anh Lực (bố bé Ngân), những ngày qua, tinh thần bé đã khá hơn nhiều. Nhưng hiện tại trong giấc ngủ bé còn giật mình, nhất là trong lúc tắm vẫn sợ bị gội đầu.
Sóc sướt mướt vì chỗ lạ, quá nhiều bạn
Ngân khóc sướt mướt vì chỗ lạ, quá nhiều bạn mới...
các cô giáo phải dỗ dành
...khiến các cô giáo phải dỗ dành.
Bắt đầu quen với môi trường mới
Nhưng sau đó, trong khuôn viên trường với rất nhiều đồ chơi, bé đã vui vẻ cười đùa.
Em mải mê không muốn vào lớp.
Trước đó, do xót xa trước những hình ảnh bé Ngân bị bạo hành, trường Mẫu giáo Hoa Mai 4 đã nhận bé vào học và quyết định có chính sách "đặc biệt" cho em. Trong thời gian đầu chưa thu học phí cháu Ngân, chỉ thu tiền ăn 13.000 đồng một ngày.

Kiều Tran
g


Bán xăng lẫn nước lã


Thứ hai, 29/11/2010, 19:00 GMT+7


Hàng chục người dân mua xăng tại cây xăng Hưng Thịnh (Quốc Oai, Hà Nội) bị chết máy khi đi đường vì đổ phải xăng có lẫn nước lã. Cây xăng này đã bị niêm phong để cơ quan chức năng tiến hành điều tra.
Vụ gian lận xăng kỷ lục bị phanh phui tại Hà Nội

Chiều 27/11, cây xăng Hưng Thịnh tại thị trấn Quốc Oai, Hà Nội bị hàng chục người kéo đến bắt đền vì cho rằng họ đã mua phải xăng có lẫn nước lã tại đây. Những người dân này cho biết, xe của họ bị chết máy sau khi mua xăng và một số người phát hiện ra xăng có lẫn với nước lã. Chiều cùng ngày, cây xăng đã bị niêm phong để phục vụ điều tra.

Cây xăng Hưng Thịnh treo biển hết xăng sau khi bị đình chỉ hoạt động để phục vụ điều tra. Ảnh: Tuệ Minh
Cây xăng Hưng Thịnh treo biển hết xăng sau khi bị niêm phong để phục vụ điều tra. Ảnh: Tuệ Minh

Anh Thắng, làm nghề chở xe ôm tại thị trấn Quốc Oai, cho biết đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện người dân mua phải xăng có lẫn nước tại thị trấn này. Cách đây hơn một năm, một số người dân cũng mua phải xăng lẫn nước ở một cây xăng khác. "Nhưng cuối cùng chuyện chỉ dừng lại ở đó. Người dân phản ứng bằng cách tẩy chay cây xăng đó, và chuyển sang mua chỗ khác", anh cho biết. Còn sự việc xảy ra tại cây xăng Hưng Thịnh hôm 27/11 vừa qua, vì có nhiều người bị hỏng xe ngang đường khi đổ xăng tại đây, bức xúc kéo đến bắt đền, nên mới có chuyện cây xăng bị đình chỉ, niêm phong.

Chị Trần Thị Nguyệt, ở xã Thạch Thán, Quốc Oai cho biết, chị cảm thấy bị lừa trắng trợn khi mua phải xăng lẫn nước lã. "Cứ như chúng tôi bị móc túi vậy. Ai đời lại pha nước lã vào xăng để bán cho người dân bao giờ", chị Nguyệt bức xúc cho biết.

Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Tùng, cũng người Quốc Oai lại cho rằng có thể chính người bán xăng cũng không biết việc xăng lẫn nước lã.

Còn một chuyên gia am hiểu về xăng dầu thì cho biết, xăng nhẹ hơn nước và luôn nổi trên mặt nước nên không thể có chuyện trộn lẫn được nước với xăng. "Nếu có ý định kinh doanh gian lận thì chọn đổ nước vào xăng là cách làm kém thông minh nhất vì sẽ bị phát hiện ngay lập tức", chuyên gia này bình luận.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Văn Thủy, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và nhập khẩu tổng hợp Hưng Thịnh (sở hữu cây xăng nói trên) thừa nhận có việc bán xăng lẫn với nước trong ngày 27/11. Ông này cho rằng, đây là sự cố đáng tiếc và lỗi hoàn toàn thuộc về công ty.

"Khi chúng tôi thông báo thông tin này với đơn vị bán hàng là Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, họ cũng rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao lại xảy ra tình trạng xăng có lẫn nước", ông Thủy phân trần.

Theo ông, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xăng lẫn nước, có thể là do nước mưa bị ngấm vào trong bể chứa xăng. "Đây là xăng đựng ở bể chứa số 2. Bình thường chúng tôi bán xăng tại bể chứa số 1, nhưng vì bể này mới hết nên phải bơm xăng từ bể 2 lên bán, không ngờ lại xảy ra sự việc đáng tiếc như trên", ông Thủy nói.

Vị giám đốc này cũng gửi lời xin lỗi tới những người dân đã mua phải xăng lẫn với nước lã và mong được thông cảm. "Đây là sự cố khách quan, không phải do công ty cố tình 'móc túi' người mua xăng", ông này phân trần.

Đại diện Chi cục Quản lý thị trường địa phương cho hay, sự việc xảy ra khoảng 15h chiều 27/11 khi 11 người đã đổ xăng tại cây xăng Hưng Thịnh dắt xe đến bắt đền. Theo biên bản tường trình từ Công ty Hưng Thịnh, số xăng nói trên được bơm từ bể chứa số 2 lên bán cho khách với tổng dung tích 35 lít. Đây là số xăng nằm trong 4.445 lít xăng Công ty Hưng Thịnh nhập về chiều 22/11 từ Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. "Chúng tôi đang tiến hành điều tra và sẽ có thông tin sớm nhất", vị đại diện này cho biết.

Tuệ Min
h


Tham nhũng đất đai căn bệnh bất trị


2010-11-29

Tham nhũng đất đai là vấn đề cốt lõi của xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy cả nước đang bức xúc đối với những quyết định của nhà nước về việc trưng thu đất của người dân nhưng hệ thống chính quyền xem như không thể giải quyết tận gốc rễ của vấn đề sống còn này.

RFA file

Dân oan từ Tiền Giang lên tố cáo địa phương tham nhũng.


Nhóm chuyên gia của Ngân Hàng Thế Giới phối hợp với hai đại sứ quán Đan Mạch và Thụy Điển vừa đưa ra bảng tổng kết cho thấy tham nhũng đất đai tại Việt Nam hiện nay được xếp hạng đầu bảng trên thế giới. Bảng tổng kết ghi nhận hàng năm có khoảng 100 ngàn vụ tranh chấp đất đai xảy ra trên khắp hang cùng ngõ hẻm trên toàn quốc.

Những tỷ phú xuất hiện bất ngờ trong xã hội

Hình ảnh tiêu cực này được các chuyên gia về đất đai cũng như các ngành có liên quan nhận định rằng không những sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt nam về lâu về dài mà nó còn gây bất ổn xã hội, chia rẽ trong cộng đồng và hố ngăn cách giàu nghèo ngày một rộng hơn.
Trong hai thập niên qua, vấn đề đất đai trở thành nhức nhối cho nhiều gia đình Việt Nam khi hơn 9 triệu héc ta đất nông nghiệp chuyển sang mục đích dân cư trong đó tập trung xây dựng các khu thương mại phi nông nghiệp, cũng như các công trình công cộng.
Hình ảnh tiêu cực này được các chuyên gia về đất đai cũng như các ngành có liên quan nhận định rằng không những sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt nam về lâu về dài mà nó còn gây bất ổn xã hội, chia rẽ trong cộng đồng và hố ngăn cách giàu nghèo ngày một rộng hơn.
Bên cạnh đó hơn 5 triệu héc ta đất bỏ hoang cũng được tận thu khai thác vào mục đích định cư người dân bị mất đất, hay vào các công trình thương mại. Từ thực tế này hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về đất đai tại Việt Nam từ sau đổi mới đến nay đều cho rằng con số héc ta đất to lớn này đã rút ruột hàng triệu gia đình nông dân để bù vào các hạng mục vì người bị trưng thu đất không mấy ai nhận đựơc tiền đền bù xứng đáng, nhất là ở những vùng xa thị tứ.
Số tiền mà doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra trong các dự án đền bù giải tỏa luôn có sự khống chế của các cấp chủ quản. Tiền đền bù không được vượt quá khung quy định đã đành, nhưng thường thì thấp hơn nhiều lần bởi  mục đích của các quan chức địa phương luôn muốn kiếm ăn vào các dự án có đền bù giải tỏa.
Không có thống kê nào cho thấy có bao nhiêu cán bộ nhà đất khắp nước trở nên giàu có bất thường trong hàng chục năm
Dân oan EDEN kêu cứu trước UBND.TP HCM. RFA file
Dân oan EDEN kêu cứu trước UBND.TP HCM. RFA file
qua. Cũng không ai biết chính xác số tiền tham nhũng từ các chữ ký trên những tờ giấy chủ quyền nhà lên đến bao nhiêu, tuy nhiên nhà nước có thể thống kê con số người bị mất đất tuy không chính xác nhưng sai số sẽ không lớn lắm.
Lý do là những người dân này hiện rõ trước mặt mọi người. Họ kêu oan khắp nơi và điển hình là vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội trong nhiều năm qua đã trở thành nhà trọ của họ.
Không có thống kê nào cho thấy có bao nhiêu cán bộ nhà đất khắp nước trở nên giàu có bất thường trong hàng chục năm qua. Cũng không ai biết chính xác số tiền tham nhũng từ các chữ ký trên những tờ giấy chủ quyền nhà lên đến bao nhiêu,
Cụm từ "dân oan khiếu kiện" do mất đất đang là ung nhọt của hệ thống xử lý khiếu nại khiếu tố đất đai hiện nay. Số người không được đền bù thỏa đáng lên tới hàng triệu người nhưng không phải ai cũng đâm đơn khởi kiện nhà nước. Nhiều gia đình biết rằng có khởi kiện thì cũng không tới đâu và họ lẳng lặng tìm cách sinh nhai hơn là theo đuổi một vụ kiện mà phần thua nắm chắc về mình.
Họ không khiếu nại nhưng lòng thì ấm ức, thời gian càng càng lâu, sự thù hận càng lớn. "Đồng tiền liền khúc ruột" là câu nói không bao giờ sai trong dân gian.
Là một chuyên gia về đất đai và cũng đựơc mời tham dự trong nhóm nghiên cứu, Giáo sư TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường thẳng thừng nhận xét rằng "Cán bộ làm quản lý đất đai có nhà cửa khang trang, mức sống cao hơn các cán bộ ở khu vực khác" Nhận xét này là thực tế, và thực tế tiêu cực này không thể được xem là bình thường vì  nhà cửa được gọi là khang trang kia chính là tài sản của người dân bị mất.
"Cán bộ làm quản lý đất đai có nhà cửa khang trang, mức sống cao hơn các cán bộ ở khu vực khác" Nhận xét này là thực tế, và thực tế tiêu cực này không thể được xem là bình thường vì  nhà cửa được gọi là khang trang kia chính là tài sản của người dân bị mất.
Giáo sư TS Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng BTNMT
TS Phạm Sỹ Liêm nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng cho biết kinh nghiệm của ông liên quan tới việc này:
-Tham nhũng đất đai liên quan đến luật đất đai và chính sách thu hồi đất. Trong chính sách thu hổi đất của Việt nam có một điều chúng tôi rất không tán thành là ngoài mục đích quốc gia, mục đích công cộng, còn thêm mục đích kinh tế, điều này trên thế giới chẳng có một nước nào thu hồi cưỡng bức mà để làm kinh tế cả. Kinh tế ở đây bao gồm làm khu công nghiệp cao gì đó. 
Chẳng hạn như ở Hà nội này, có một miếng đất tốt ở cạnh Tràng Tiền Plaza gần đường Hai Bà Trưng, bây giờ thành phố tính chuyện lấy đi để xây tòa nhà kinh doanh. Đây là điều không đúng và bởi vì luật không rõ ràng. Thứ hai là giao đất cho một dự án tức là giao đất cho một người chủ cụ thể, người đó muốn có đất ấy thì tất nhiên cũng phải đút lót bôi trơn mới được. 
Tham nhũng đất đai liên quan đến luật đất đai và chính sách thu hồi đất. Trong chính sách thu hổi đất của Việt nam có một điều chúng tôi rất không tán thành là ngoài mục đích quốc gia, mục đích công cộng, còn thêm mục đích kinh tế, điều này trên thế giới chẳng có một nước nào thu hồi cưỡng bức mà để làm kinh tế cả
TS Phạm Sỹ Liêm, Thứ trưởng bộ Xây dựng

Sự tha hóa của cán bộ ngày càng lộ liễu

Tham nhũng đất đai tại Việt nam được cho là kinh khủng chứ không còn nằm ở chỗ cao hay cao quá…bà Lê Hiền Đức, một người nổi tiếng vì giúp người dân khiếu kiện chống tham nhũng đất đai trong hơn hai chục năm qua tuyên bố thẳng thừng:
-Việc tham nhũng về đất đai nhà cửa, bất động sản tại Việt nam là một vấn đề kinh khủng.
Tôi phải dùng từ kinh khủng nhất! Tôi vừa ở Bangkok về thì đơn đã vứt đầy ở cửa nhà tôi rồi…nói như thế để biết rằng vần đề tham nhũng đất đai nhà cửa ở Việt Nam là một vần đề vô cùng kinh khủng. Nhiều nơi bà con nhân dân mình không biết nên gửi khiếu kiện đi nhiều nơi quá. Hôm nay tôi nhận một cái đơn cuối cùng gửi cho công dân Lê Hiền Đức nhưng ở trên thì bà con ghi tới 20 nơi, từ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết tới đủ các cấp các ngành. 
Đại sứ Thụy Điển là ông Staffan Herstrom cho biết chỉ có 1% người khiếu nại là hài lòng, đìêu này tạo môi trường cho quan chức tham nhũng và do đó làm giảm niềm tin của người dân.
Cán bộ có quá nhiều quyền hạn trong việc ký giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng dất cho người dân là một động cơ làm cho 
Lực lượng của chính quyền Quảng Ngãi trước khi xông vào cưỡng chế đất
Lực lượng của chính quyền Quảng Ngãi trước khi xông vào cưỡng chế đất. Photo courtesy of NguoiViet
tham nhũng có dịp hoành hành, làm trầm trọng thêm tình hình. Đại sứ Thụy Điển là ông Staffan Herstrom cho biết chỉ có 1% người khiếu nại là hài lòng, đìêu này tạo môi trường cho quan chức tham nhũng và do đó làm giảm niềm tin của người dân.
Nhà nước luôn xem việc giảm niềm tin của công chúng đối với họ là mối lo, thế nhưng người trực tiếp nhận hối lộ từ UBND Xã, cấp chính quyền thấp nhất thì hoàn toàn không thấy lo ngại việc này. 
Việc cho phép một cấp hành chánh nhỏ nhất cũng có thể giây phần vào việc tham nhũng đất đai được TS Phạm Sỹ Liêm, nhận xét:
-Hiện nay trong các tham nhũng về đất thì tham nhũng ở cấp xã cấp thị trấn cũng khá nghiêm trọng. Nó không lớn nhưng trước mắt mọi người dân do đó nó gây bất bình rất lớn. Bởi vì thực ra quan chức ở xã muốn kiếm tiền thì cũng chỉ dựa vào đất mới có mà thôi, nó là khoảng tiền lớn chứ không làm cái gì qua đất đai cả. Thực ra cấp xã không có cái quyền ấy nhưng hiện nay họ cứ làm. Đấy cũng do chính sách mà ra.
Cơ chế hiện hành là khu đất trù mật cho tham nhũng sinh sôi. Danh từ "giao dịch nội gián" được dùng trong trường hợp nhà nước và nhà thầu bắt tay nhau dưới gầm bàn thỏa thuận việc đền bù cho người dân mất đất như thế nào để hai bên cùng có lợi đã và đang xảy ra trên khắp đất nước. Đáng lẽ bên được hưởng lợi là người dân, vì họ bị mất đất, thì hoàn toàn không được nhắc tới trong các "thỏa thuận nội gián" này. 
Cán bộ nắm giữ các vị trí quan trọng trong hội đồng duyệt xét bồi thường cho người bị trưng thu cho nên giá tiền bồi thường mỗi mét vuông đất đều dưới tay sinh sát của họ. Trao quyền hạn quá lớn một cho một nhóm người là điều sai lầm từ nhiều năm nay nhưng nhà nước không thay đổi chính sách này. 
Hiện nay trong các tham nhũng về đất thì tham nhũng ở cấp xã cấp thị trấn cũng khá nghiêm trọng. Nó không lớn nhưng trước mắt mọi người dân do đó nó gây bất bình rất lớn. Bởi vì thực ra quan chức ở xã muốn kiếm tiền thì cũng chỉ dựa vào đất mới có mà thôi
TS Phạm Sỹ Liêm
Là người từng nhận nhiệm vụ cao trong chính phủ, TS Phạm Sỹ Liêm chia sẻ:
-Chúng tôi chủ trương chống tham nhũng bằng đổi mới, thay đổi thể chế chứ còn cứ chạy theo bắt, xét xử từng vụ một…thì cũng tốt cũng cần làm nhưng không biết đến bao giờ….
Người dân mất đất uất ức về những khoản chi phí phi pháp mà họ phải đóng chính thức hoặc lót tay cho các quan chức nhà nước mà họ biết chắc rằng số tiền này sẽ chui vào túi riêng của họ. Sự tha hóa của cán bộ ngày càng lộ liễu và không ai thấy họ bị trừng phạt, dù tài sản của những người này ngày một kết sù hơn.
Không biết những nghiên cứu, những cuộc hội thảo khoa học của các tổ chức uy tín có dóng lên được tiếng chuông gì trong hệ thống tham nhũng đất đai này hay không, nhưng trước mắt, trang pháp luật của các báo vẫn được người dân đọc nhiều nhất, không phải họ yêu chuộng luật pháp Việt Nam nhưng họ theo dõi xem đến bao giờ thì nhà nước mới ra được chính sách mới về bồi thường đất đai một cách công bằng và minh bạch cho họ.

Theo dòng thời sự:


Dư âm phiên chất vấn chính phủ


2010-11-29

Phiên chất vấn các bộ trưởng và Thủ tướng đã chấm dứt nhưng dư âm của nó vẫn đựơc báo chí râm ran nhắc nhở như một cuộc thực tập dân chủ đầy sinh động.

Photo courtesy of baomoi.com

Các quan chức chính phủ trong kỳ họp Quốc Hội khóa XII.

 

Những người có quan tâm đến vấn đề chính trị trong nước mấy ngày vừa qua theo dõi diễn biến phiên họp quốc hội khóa 12 mở ra những vấn đề hết sức bức thiết của đất nước được nhiều đại biểu đặt trên bàn nghị trình là hai hồ sơ nóng Vinashin và khai thác Bauxite.

Sôi động chưa từng thấy

Với những câu hỏi hết sức thẳng thắn và không kém phần kịch tính, những đại biểu nổi bật trong kỳ họp này là Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, PhạmThị Loan, Lê Văn Cuông, Nguyễn Văn Thuận, Đặng Như Lợi, Nguyễn Lân Dũng, Đồng Hữu Mạo, Trịnh Thị Nga, Lê Quốc Dung, Ngô Minh Hồng, Mai Thị Ánh Tuyết, Trần Du Lịch.

Các đại biểu của quốc hội khóa 12 tuy còn có người này người khác nhưng dư luận đều thừa nhận rằng đây là khóa có nhiều tiếng nói cứng rắn nhất, truy vấn những vấn đề mà chính phủ quyết tâm thực hiện dù với bất cứ giá nào.

Ngày 24 tháng 11 có lẽ là phiên chất vấn mang đầy bất ngờ nhất. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu Tư Võ Hồng Phúc đã mạnh mẽ phản bác những cáo buộc của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho rằng Bộ Kế hoạch Đầu Tư phải có một phần trách nhiệm trong sự sụp đổ của Vinashin.

Ông Phúc cho rằng bộ của ông không phải chịu một trách nhiệm nào vì có muốn làm gì thì cũng vướng luật. Chính Quốc Hội đã làm luật cho Vinashin theo đó thi hành và các Bộ liên quan không thể ngăn chặn hay thay đổi chính sách mà Vinashin theo đuổi.

Chấm dứt những câu biện hộ đầy cường điệu này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phải lên tiếng cho biết, Bộ trưởng Phúc không thể vô can trong vụ Vinashin. Nếu phát hiện lỗ hổng trong Luật doanh nghiệp thì trong kỳ họp năm ngoái Bộ Kế hoạch Đầu tư phải đề xuất thay đổi, khi Quốc hội dùng một luật sửa nhiều luật.

Báo chí phấn khởi loan những lời phát biểu được xem là lâu nay hiếm thấy. Từ đại biểu Dương Trung Quốc với những vấn đề bức xúc do khai thác bauxite đến đại biểu Nguyễn Minh Thuyết trước các âu lo của Vinasin cùng các sự kiện liên quan. Có lẽ hai ngôi sao này đang tỏa hết ánh sáng của lòng tự tin vào sức mạnh dân chủ để nói lên tiếng nói của người dân, tức những cử tri đã cầm tấm hình của họ bỏ vào thùng phiếu.

Đại biểu Dương Trung Quốc nhận xét kỳ chất vấn lần này tại quốc hội  như sau:

"Tôi nghĩ là không chỉ trong cuộc chất vấn này mà trong thời điểm này trùng với kỳ họp quốc hội nó có nhiều vấn để nóng bỏng từ cuộc sống nữa. Chúng ta đều biết đang ở trước kỳ đại hội đảng cho nên những điều đó nó làm cho không khí nóng lên."

Tôi cho là ông (Dũng) đã thể hiện tất cả bản lĩnh của mình và đương nhiên nó không thể đáp ứng lại được đòi hỏi của mọi người.

Đại biểu Dương Trung Quốc

Khung truyền hình của mọi gia đình Việt nam như sáng hơn lên khi đại biểu Đồng Hữu Mạo của đơn vị Huế lên tiếng nhận xét số nợ mà Vinashin lên hơn 86 ngàn tỷ đồng có trách nhiệm chính của bộ Tài chánh Vũ Văn Ninh.

Bộ trưởng Ninh cho rằng trách nhiệm của Bộ Tài chánh đã làm hết nhưng Vinashin không chấp hành những đề nghị của bộ này, do đó Bộ của ông ta không thể mang trách nhiệm mà chỉ nhận khuyết điểm cần rút kinh nghiệm.

Trước các lời lẽ rũ bỏ rách nhiệm này, đại biểu Trịnh Thị Nga của Phú Yên đã mạnh mẽ cho rằng bộ tài chính đang tránh né trách nhiệm và bà đòi hỏi Bộ Tài chánh phải nói rõ quan điểm của một Ủy viên Trung Ương Đảng trước sự kiện hệ trọng này.

Đây có lẽ là lần đâu tiên đại biểu quốc hội đem Đảng ra để yêu cầu các thuyết trình viên phải nghiêm túc thực hiện bổn phận điều trần trước quốc hội, là cơ quan cao nhất của đất nước. 

Quốc hội đa số không hài lòng lắm với những trả lời của các bộ trưởng so với những khóa trứơc và cũng có những bài phát biểu khiến hội trường không khỏi phì cười khi bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng mạnh mẽ cho rằng "muốn hiện đại phải làm ngay đường sắt cao tốc!"

Chất vấn Thủ tướng

chinhphu.vn-250.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII. Photo courtesy of chinhphu.vn
Phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ được người dân chờ đợi nhiều nhất bởi lẽ ông là người quyền lực nhất lãnh đạo các bộ trưởng. Những câu hỏi mà các bộ trưởng không trả lời được thì người dân chờ đợi ở ông một sự giải thích rõ ràng để họ hiểu rõ hơn trách nhiệm thực sự của bộ máy chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra bình tĩnh khi đối điện với các vần đề hóc búa như Vinashin, bauxite và điện lực. Dù muốn hay không thì đại biểu quốc hội cũng không thể truy vấn thêm bởi số giờ ấn định quá ngắn ngủi cho các câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết có lẽ là người được dân chúng chờ đợi để xem nhiều nhất. Trên khung hình của VTV1 ông thẳng thắng nêu vấn đề mà ít ai ngờ tới, đó là việc một vài bài báo xuất hiện trên trang báo điện tử của chính phủ viết bài đả kích những đại biểu quốc hội khi họ đưa ra những chất vấn các bộ trưởng. 

Đặc biệt nhất, khi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết yêu cầu quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin và nếu cần ngưng chức cả Thủ Tướng để cuộc điều tra độc lập hơn. Lời yêu cầu này như một tiếng sét giữa trời quang vì không ai ngờ một đại biểu quốc hội lại dám lên tiếng đề xuất môt việc quá khó khăn và hoàn toàn không thể thực hiện được như vậy.

Nhiều bài báo bóng gió đòi xem xét lại vai trò của đại biểu quốc hội và còn cảnh cáo những người có phát biểu mạnh mẽ rằng, những người này nên xem lại tư cách phát biểu của mình nếu không muốn bị đào thải.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã trực tiếp đặt câu hỏi đối với Thủ tướng như sau:

"Xin thủ tướng cho biết ai đã chỉ đạo đăng tải một số bài công kích, chụp mũ đại biểu quốc hội ở trên website của chính phủ?

Là cơ quan chấp hành của quốc hội việc chính phủ để đăng tài những ý kiến như vậy trên website của mình có phải là hành động khôn khoan không? Có để cho dân thắc mắc về thái độ tự phê bình của chính phủ không? Có để người ngoài lợi dụng không và tôi cho rằng những bài cho phép đăng trên website chính phủ là không đúng chỗ."

Dù tỏ ra khá bình tĩnh nhưng Thủ tướng cũng không giấu được bức xúc vì câu hỏi "có phải là hành động khôn ngoan hay không" ông trả lời:

"Cái việc nói khôn ngoan hay không khôn ngoan tôi không biết nên nói thế nào. Tôi chỉ yêu cầu làm đúng pháp luật, và tôi cũng đề nghị đại biểu Thuyết là xem xét theo đúng pháp luật hay không, đúng chủ trương của đảng hay không?"

Thủ tướng cũng khẳng định website chính phủ được Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp, nhưng ông không trả lời ai là người chỉ đạo tờ báo điện tử này công kích đại biểu quốc hội.

Sau buổi chất vấn Thủ tướng, Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết ý kiến tổng quát của ông về những câu hỏi và trả lời của Thủ Tướng, ông nói:

Xin thủ tướng cho biết ai đã chỉ đạo đăng tải một số bài công kích, chụp mũ đại biểu quốc hội ở trên website của chính phủ?

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết

"Có lẽ ông thủ tướng của Việt Nam có cái đặc thù riêng vì quyền hạn của ông ấy nằm trong cơ chế. Chính vì thế chúng ta không thể đòi hỏi ông ấy như một ông thủ tứơng phương Tây được. Và cũng vì thế tôi nghĩ ngay cả cách ứng xử hay là trách nhiệm của ông ấy không thể hiểu như một cá nhân đơn thuần được. Vì thế tôi xin nhắc lại là ngày hôm nay ông không thể làm gì tốt hơn được nữa. Tôi cho là ông (Dũng) đã thể hiện tất cả bản lĩnh của mình và đương nhiên nó không thể đáp ứng lại được đòi hỏi của mọi người."

Dù sao thì thông qua kỳ họp Quốc hội lần này người dân thấy rõ đại biểu nào là người có tâm huyết và trách nhiệm với cử tri, và đại biểu nào là người không xứng đáng đối với là phiếu của họ.

Người dân tuy còn quá xa lạ với khái niệm dân chủ nhưng trong tận đáy lòng, hình ảnh người đại diện cho họ thẳng thắng chất vấn việc làm sai trái của một bộ phận cán bộ a dua trong chính phủ đã phần nào cho thấy có sự chuyển đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước.

Sự chuyển đổi này không phải tự nhiên mà có. Nó hình thành từ những can đảm, trí tuệ và tận tâm tận lực với đất nứơc như Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Thị Loan hay Dương Trung Quốc, Lê Văn Cuông… những khuôn mặt xứng đáng này luôn đứng thẳng người trong bất kỳ phiên họp nào của quốc hội để đòi hỏi cho được sự trong sáng của chính phủ. 

Theo dòng thời sự:


USD "vọt" lên 21.620 đồng


29/11/2010 22:56:51

Giá USD trên thị trường tự do chiều ngày 29/11 tiếp tục tăng mạnh, vượt mức 21.600 đồng/USD, tăng khoảng 200 đồng so với cuối tuần trước.

TIN LIÊN QUAN

Tại khu vực chợ Bến Thành, TP.HCM, 1 chủ cửa hàng thu đổi cho biết giá USD mua vào ở các cửa hàng khu vực này khoảng 21.550 đồng, bán ra là 21.620 đồng, giá USD đã liên tục tăng từ khoảng giữa tuần trước và đạt mức cao nhất vào chiều 29/11.

Trong khi đó, tại Hà Nội, giá USD trên thị trường tự do lần lượt là 21.350 đồng mua vào và 21.450 đồng, bán ra.

 

Chiều 29/11, giá USD tại TP.HCM được bán ra là 21.620 đồng/USD. Ảnh: IE
Chiều 29/11, giá USD tại TP.HCM được bán ra là 21.620 đồng/USD. Ảnh: IE

Với mức 21.620 đồng thì giá đô la Mỹ của thị trường tự do đã cao hơn giá trần niêm yết tại các ngân hàng thương mại là hơn 2.000 đồng/USD.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh trong giai đoạn này là do cầu USD vào dịp cuối năm tăng cao, do doanh nghiệp nhập hàng về bán trong dịp cuối năm như Giáng sinh, Tết... 

Bà Xuyến khẳng định, việc Ngân hàng Nhà nước bơm ngoại tệ cho các ngân hàng để bán cho doanh nghiệp nhập hàng thiết yếu có giúp cho tình trạng khan hiếm ngoại tệ bớt căng thẳng, nhưng trước nhu cầu USD lớn như hiện nay thì việc này khó có thể giúp hạ nhiệt thị trường.

Theo phó giám đốc 1 ngân hàng lớn chuyên cho vay xuất khẩu thì hiện tại nhiều doanh nghiệp ngoài việc phải tìm nguồn USD để nhập hàng còn phải tất toán các khoản nợ vay bằng ngoại tệ, cùng với việc các doanh nghiệp FDI phải chuyển ngoại tệ về nước đã khiến cầu ngoại tệ tăng cao. 

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu thì hiện nay các ngân hàng thương mại đang chào mua USD của doanh nghiệp với giá khoảng 20.700-21.000 đồng.

Các ngân hàng thương mại sẽ làm trung gian để doanh nghiệp ông bán đô la cho doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng chỉ thu phí môi giới.

Trong khi đó, phó tổng giám đốc 1 doanh nghiệp kinh doanh vàng cho rằng trong thời điểm này, mặc dù giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới khoảng 450.000 đồng/lượng nhưng khó có chuyện nhập lậu vàng do chi phí quá cao. Vì vậy, việc giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh trong vài ngày qua không liên quan đến vàng.

Giá vàng niêm yết vào chiều 29/11 tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đã tăng nhẹ 90.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước. Giá mua vào hiện ở mức 35,73 triệu đồng/lượng, bán ra là 35,8 triệu đồng/lượng.

(Theo TBKTSG)


Cty vốn Đài Loan xả nước - khí thải ra môi trường


29/11/2010 21:01:02

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B, cơ quan phía Nam – Bộ Công an) ngày 29/11 cho biết, cơ quan này vừa phát hiện thêm 2 doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương xả nước thải, khí thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài.

TIN LIÊN QUAN

Qua kiểm tra Công ty TNHH Kin Sing (100% vốn Đài Loan, trụ sở tại ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dương), Cục C49B phát hiện, công ty này đang xả khí thải chưa qua xử lý ra môi trường, xả nước thải xử lý không đúng quy trình (bể vi sinh, bể hiếu khí đều không vận hành) trực tiếp ra suối Bưng Riềng chảy ra Sông Bé. 

Theo TTXVN, cảnh sát môi trường đã yêu cầu công ty dừng ngay hành vi nêu trên và tiến hành lấy mẫu nước thải sản xuất và khí thải để phân tích. 

Được biết công ty này chuyên sản xuất các loại giấy vàng mã xuất khẩu, công suất 780 tấn/quý. Nguyên, nhiên liệu, hóa chất phục vụ sản xuất gồm hóa chất các loại (khoảng 200 tấn/quý), dâm tre đã qua ngâm kiểm lạnh (khoảng 1.600 tấn/quý)...

Tại thời điểm kiểm tra, công ty chưa lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, việc quản lý chất thải nguy hại của công ty chưa thực hiện đúng quy định (lưu lượng xả thải là 190 – 200m3/ngày). Lãnh đạo công ty đã thừa nhận hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nêu trên. 

Cũng tại địa bàn ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương), qua kiểm tra ngày 25/11, Cục C49B đã phát hiện doanh nghiệp tư nhân Mạnh Hùng (chuyên sản xuất chế biến bột mì) đang xả nước thải ra môi trường có màu trắng đục, có dấu hiệu chưa qua xử lý, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 

Qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện, doanh nghiệp này không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải sản xuất từ công đoạn xay ngâm củ mì được thu gom vào bể biogas (hai bể có tổng diện tích 6.000m2, đã dùng bạt HDPE lót đáy và phủ bề mặt), sau đó xả ra suối nhỏ. Còn nước rửa củ mì xả thẳng trực tiếp ra môi trường. 

T.Vinh

Phá đại lý thuốc lắc ở Nha Trang


29/11/2010 20:38:49
 - Ngày 29/11, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Khánh Hòa cho hay, vừa triệt phá một đại lý thuốc lắc, tạm giữ hình sự Lê Sơn (Sơn "maxi", SN 1979, thường trú 34 Đống Đa, phường Tân Lập, TP. Nha Trang).

Trước đó, trinh sát Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã bất ngờ ập vào căn nhà tại tổ dân phố số 6 Ngọc Hội, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang bắt quả tang Sơn đang tàng trữ trái phép 9,678 gam ma tuý tổng hợp, 02 bịch nylon chứa tinh thể dạng đá màu trắng (trọng lượng 2,199gam), 30 viên nén tròn dạng thuốc tân dược màu trắng trên có in chữ "L" (7,307gam).

Khám xét khẩn cấp nơi thuê ở của sơn, cơ quan CSĐT thu giữ: 2 viên nén tròn dạng thuốc tân dược màu trắng trên có in chữ "L" có trọng lượng 0,508 gam, 10 bị ni lông chứa tinh thể dạng đá màu trắng có trong lượng: 2,151gam, 02 điện thoại di động.

Tại cơ quan CSĐT, Sơn khai nhận đã hoạt động mua bán trái phép chất ma túy gần 3 tháng nay, cung cấp cho dân chơi tại các quán bar hạng sang ở thành phố biển.

Hiện vụ án đang được công an tỉnh Khánh Hòa mở rộng điều tra truy xét.

Phương Phương


Tôi đi bán máu ở "chợ đen"


29/11/2010 10:10:44

 - Mỗi sinh viên đi bán máu sẽ được trả 500 nghìn đồng, trong khi tiền "cò" thu của gia đình mua máu là 1 triệu đồng. Như vậy, mỗi vụ "làm ăn", "cò" nghiễm nhiên lãi đến nửa triệu đồng mà chẳng phải xuất đầu lộ diện. Câu chuyện này vẫn diễn ra hàng ngày ngay trước mắt các cán bộ y tế tại bệnh viện.

Kỳ trước: "Chợ" bán máu trước cổng bệnh viện

Nhiệm vụ chính: Luôn ghi tờ tên bệnh nhân cần máu

Chúng tôi có cơ hội tận mắt chứng kiến cảnh mua bán máu diễn ra ngay trước mặt các cán bộ y tế mà họ không hề hay biết bởi những người bán máu đều được che chắn rất kỹ bằng cái mác "người nhà đi cho máu".

Tôi vào vai một sinh viên vì thiếu tiền học phí nên phải cầu cứu đến sách lược cuối cùng là bán máu. Lang thang vài vòng xung quanh cổng Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, cánh xe ôm chen ngang những lời mời "xe hả em, đi đâu chú chở cho?...", tôi đặt vấn đề muốn bán máu vì cần tiền gấp. 

Một chú nghe nói vậy ra hiệu nói nhỏ và kéo tay tôi ra chỗ khác, khẳng định "tìm đúng chỗ rồi". Như hiệu mật, chú xe ôm chừng 50 tuổi, tên là Th. đưa tôi ra một chỗ gần ngã tư Tràng Thi, Triệu Quốc Đạt và gọi một người đàn ông ngoài 30 tuổi tên T đến "tiếp đón" tôi.

Đơn thuốc của bệnh nhân cần mua máu
Tôi được đưa tờ đơn thuốc của bệnh nhân để "luôn luôn ghi nhớ tên bệnh nhân trong đầu"

Những câu hỏi quen thuộc "đang học trường gì? quê ở đâu? Đã hiến máu bao giờ chưa?" được anh T hỏi dồn dập và khá kĩ lưỡng. Sau khi nghe tôi trình bày đang là sinh viên năm thứ 3, hạn nộp học phí đã đến nhưng trót tiêu tiền từ trước nên giờ phải đến đây cầu cứu, anh trấn an: "Đến đây toàn là sinh viên chứ làm gì có ai đi làm mà còn đi bán máu".

Do hôm nay chưa có khách mua máu cần nên anh T. hẹn hôm khác và trao đổi qua với chúng tôi về những điều cần phải làm khi đến đây bán máu. Cuộc mua bán sẽ theo hành trình khép kín như sau: nếu người mua có nhu cầu thì anh sẽ "alo" cho chúng tôi đến bệnh viện trước ngày mổ của bệnh nhân và tiến hành các xét nghiệm. Tiền xét nghiệm sẽ do bên B (bên mua máu) chi trả, chúng tôi chỉ việc đến đó và ... "luôn luôn ghi nhớ tên bệnh nhân trong đầu".

Ngoài ra, trong việc mua bán này, người trực tiếp bán máu sẽ không được nhận của bên B một khoản tiền nào kể cả tiền cho. Mọi mối tiền đều thu về một phía do phía người mua máu đưa trực tiếp cho các "cò" và chúng tôi sẽ được nhận một khoản nhất định nào đó. Thông thường là từ 500 nghìn đồng.

Chúng tôi ra về với lời hẹn từ an T. là có khách sẽ gọi ngay.

"Cò" không lộ diện mà điều hành từ xa bằng điện thoại

Đúng hẹn, chúng tôi được "thỉnh" đến bệnh viện vào một ngày đầu tuần có ca mổ cho một bệnh nhân gãy xương đùi, nhóm máu B, vì trong bệnh viện không còn máu nên người nhà bệnh nhân này sau khi đắn đo đã phải tìm đến sự trợ giúp của những người môi giới. Và họ là người ở giữa, gọi chúng tôi đến để bán máu.

PV viết giấy đăng ký hiến máu
PV viết giấy đăng ký hiến máu

Vừa tới cổng bệnh viện tại 14 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, người đàn ông tên T. đã đưa cho chúng tôi đơn thuốc, đồng thời dặn đi dặn lại nhớ tên bệnh nhân và phải nhận là chị gái của bệnh nhân xin thử máu để cho máu. Đơn thuốc của một bệnh nhân 20 tuổi, ngày mổ 24/11/2010, cần dự trù 2 đơn vị máu (tương đương với 500 ml) và cần hai người cho.

Chính vì vậy mà "cò" cố nhờ tôi thuyết phục thêm người nữa đến bán và hứa hẹn tôi sẽ nhận thêm được 100 nghìn đồng ngoài tiền bán máu đã có. Thấy có hai người, các "cò" ra đón và mừng rỡ hẳn. Cầm đơn thuốc trên tay, hai "cò" dẫn chúng tôi vào nơi dành cho người nhà bệnh nhân lấy máu. Vốn là "người quen" nên những người này không lân la lại gần khu vực hiến máu mà đứng ngoài hành lang khu khám bệnh và hướng dẫn cho chúng tôi các thủ tục qua điện thoại.

Cầm tờ đơn xin hiến máu (có nhận tiền bồi dưỡng), chúng tôi bắt đầu điền vào mẫu đăng ký với đủ các thông tin. Tôi cầm tờ đơn đăng ký đã được đánh dấu đầy đủ những thông tin cần thiết để bị loại khỏi vòng xét nghiệm. Như dự định, vị bác sĩ đã từ chối lấy máu của chúng tôi với lý do không đủ cân nặng và một số bệnh lý khác.

 

T. chăm chú nhìn tờ đơn không đủ tiêu chuẩn
T. chăm chú nhìn tờ đơn không đủ tiêu chuẩn

Cầm tờ phiếu ghi không đủ tiêu chuẩn của chúng tôi, người đàn ông tên H. (một trong hai cò) tỏ ra tức giận vì sắp mất một khách sộp, còn anh T. luôn miệng động viên chúng tôi: "lần đầu nên gặp nhiều bỡ ngỡ, lần này không được thì còn lần sau". Trong khi đang chờ một khách sộp mới đến, T. "tâm sự", anh làm nghề này được hai năm, hành nghề chủ yếu ở Bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức. Mỗi ngày chạy được hai "ca" là mệt nhoài. 

Với số tiền của 1 đơn vị máu, người mua phải đưa cho cò 1 triệu + 60 nghìn đồng tiền xét nghiệm và "cò" sẽ đưa lại cho người bán máu trực tiếp là 500 - 600 nghìn, như vậy, mỗi "cò" vẫn kiếm được 400 - 500 nghìn đồng.

Tường Vân – Lưu Ly

Theo bạn, vì sao sinh viên không trực tiếp đến bệnh viện hiến máu mà lại tham gia vào "chợ đen"? Và lãnh đạo bệnh viện có biết chuyện này hay không?

Còn tiếp: Bệnh viện nói gì về "chợ" mua bán máu?


Miền Trung: Lại lũ đột ngột, một trưởng thôn thiệt mạng


29/11/2010 19:41:44

 - Chiều tối 29/11, ông Nguyễn Quốc Dũng, Chủ tịch UBND xã  An Lĩnh (huyện Tuy An, Phú Yên) cho biết, xã vừa có người chết do lũ dâng bất ngờ.

TIN LIÊN QUAN

Nạn nhân  là ông Nguyễn Chấn (55 tuổi), Trưởng ban Mặt trận thôn Phong Thái, An Lĩnh. 

Khoảng 17h20 ngày 28/11, ông Chấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Giáo đi từ nơi làm rẫy là xóm Thái Nghiệp về qua suối Lỗ Đập trong lúc lũ đang lên, hai người đã bị dòng nước cuốn trôi. 

Nghe tiếng kêu cứu của đôi vợ chồng, một số người gần đó đã chạy đến cứu được bà Giáo và tiếp tục tìm được xác ông Chấn sau đó khoảng 30 phút.

 

Đường vào xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân bị nước lũ chia cắt hồi đầu tháng 11. Ảnh: Hoàng Yến
Đường vào xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân bị nước lũ chia cắt hồi đầu tháng 11. Ảnh: Hoàng Yến


Theo bà Giáo, trong lúc bị lũ cuốn, ông Chấn đã cố sức đẩy bà tấp vào một bờ cây mọc giữa dòng nước, nên bà mới bám được; còn chồng bà đã bị trôi trên 500m và bị đuối sức. Trước đó, khi từ xóm Thái Nghiệp để qua suối về nhà, một số người thân đã ngăn cản vợ chồng ông Chấn.

Chủ tịch UBND xã  An Lĩnh cho hay, chính quyền địa phương và họ hàng đã chung tay lo mai táng ông Chấn vào lúc 15h ngày 29/11. Ông mất, để lại vợ và 4 con, hoàn cảnh rất vất vả; chính quyền xã đã hỗ trợ gia đình 500.000 đồng.

Theo ông Dũng, nhiều địa phương tại huyện Tuy An và  Đồng Xuân hiện đang lại bị ngập lũ do trời tiếp tục mưa, gây chia cắt nhiều khu dân cư, lưu thông lại hết sức khó khăn.

 

* Do mưa lớn kéo dài từ 28/11 đến chiều ngày 29/11, nước lũ các sông trên địa bàn tỉnh Bình Định lại dâng cao, nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh lại bị nước lũ cô lập.

Đến 13h chiều 29/11, lượng mưa đo được tại hồ Núi Một (An Nhơn) là 190mm, hồ Hội Sơn (Phù Cát) là 104mm, hồ Thuận Ninh (Tây Sơn) là 96mm, hồ Quang Hiển (Vân Canh) là 292mm, tại hồ Long Mỹ (Quy Nhơn) lên đến 373mm.

Bình Định huy động các phương tiện di chuuyeern dân vùng trũng. Ảnh:
Bình Định huy động các phương tiện di chuyển dân vùng trũng. Ảnh: Vĩnh Thuận

Trong ngày 29/11, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Định, Chương Dương… chìm trong biển nước. Đến 20 giờ tối cùng ngày, nước lũ tiếp tục dâng nhanh, nhiều hộ dân tại các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú… phải tự di dời khẩn cấp để tránh lũ.

Tại huyện Tuy Phước, tuyến đường ĐT 640 nối thị trấn Tuy Phước với các xã khu đông như Phước Thắng, Phước Hoà, Phước Sơn và các xã đông nam huyện Phù Cát như Cát Chánh, Cát Thắng… đã bị lũ chia cắt, nhiều nơi ngập sâu hơn 1m.

Đường phố Quy Nhơn ngập trắng nước. Ảnh: Vĩnh Thuận
Đường phố Quy Nhơn ngập trắng nước. Ảnh: Vĩnh Thuận

Tại huyện Phù Cát, các xã Cát Thành, Cát Khánh, Cát Minh, Cát Tài, Cát Hanh... đã bị lũ cô lập hoàn toàn. Tại các huyện khác như huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn… nước lũ cũng bắt đầu dâng cao.

Chiều ngày 29/11, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện Phù Cát đã huy động lực lượng, dùng ca nô tiếp cận những vùng cô lập để sơ tán những người già và trẻ em đến nơi an toàn, đồng thời đưa lương thực và nước uống đến với người dân.

Hoàng Yến - Vĩnh Thuận