Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng vừa quyết định phân công tác cho 4 Ủy viên Bộ Chính trị nắm giữ các chức vụ quan trọng của Ban Bí thư để ngăn chận tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "trên bảo dưới không nghe", "suy thóai tư tưởng", "mất phẩm chất" và bảo đảm "an ninh nội bộ". Theo quyết định do Thông Tấn Xã Việt Nam phổ biến ngày 9-2 (2011) thì: - Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an, được giao phụ trách công tác nội chính. NHỮNG LÝ DO SAU LƯNG Nhưng tại sao lại có chuyện phải cử một Bộ trưởng Công an trông coi vấn đề nội chính, một nhiệm vụ chưa bao giờ được công khai? Vấn đề là từ vài năm nay, dù đã cố gắng tối đa, Công an vẫn không sao ngăn chận hay dẹp tan được những Trí thức và thành phần trẻ trong nước đưa ra những tư tưởng "nghịch nhĩ" với đảng. Bằng chứng như trường hợp Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Bác sỹ Phạm Hồng Sơn và Linh mục Nguyễn Văn Lý, dù vẫn đang bị giam, được tạm tha hay đã được thả rồi mà vẫn không ngừng lên tiếng, viết bài chống chủ trương kìm kẹp tư tưởng, đóng cửa dân chủ và khóa miệng tự do của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngòai ra cũng còn phải kể đến hàng hà sa số những phát biểu và bài viết khác của nhiều Trí thức trong và ngòai nước đang quây quần quanh diễn đàn Bauxite Việt Nam chống chính sách của đảng. Bộ Công an cũng không ngăn cấm nổi các Nhà báo tự do trong nước đã sử dụng mạng lưới điện tóan tòan cầu (internet) như một sân khấu để viết bài đối lập công khai với đảng và nhà nước. Ngòai ra, quyết định chỉ định Lê Hồng Anh trông coi công tác nội chính cũng liên quan đến những bất ổn, tuy chưa đến mức "sống còn" đối với đảng, nhưng cũng đã khiến đảng "chột dạ". Bằng chứng, trong Báo cáo Chính trị trước Đại hội đảng XI, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng Khóa X đã nói : "Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình". Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước." Mạnh còn báo động rằng : "Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục." Đối với Tô Huy Rứa, công tác Tổ chức Trung ương tiếp tục sẽ là một gánh nặng cho đảng CSVN, bởi vì sau 5 năm phục vụ của Hồ Đức Việt và trước Việt là Trần Đình Hoan, vấn đề chạy chức, chạy quyền, tranh dành quyền lợi, đưa con ông cháu cha vào những chỗ ngồi mát ăn bát vàng, trên bảo dưới không nghe, hành dân, học gian lấy bằng thật, lãng phí của công, suy đồi đạo đức, ăn đất, ăn gỗ rừng nhà nước cấm khai thác, bảo kê cho con buôn khai thác khóang sản, buôn lậu vượt biên giới và tham nhũng từ đầu xuống chân vẫn lan tràn trong tòan hệ thống. Do đó, khi Rứa nhận nhiệm vụ mới, Tác gỉa Quốc Thái đã viết trên báo VietNamNet ng ày 8-2 (2011) rằng : "Xưa nay, bên cạnh "tứ trụ" (Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng), có lẽ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương là một trong những vị trí được đảng viên và người dân quan tâm nhất. Dân quan tâm, bởi đó là người đứng đầu một trong ba trụ cột để Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình: định ra đường lối, tổ chức cán bộ và kiểm tra giám sát. Người ta càng quan tâm hơn bởi thời gian qua ai cũng thấy rõ yếu kém về tổ chức, cán bộ đang là nỗi lo thường trực, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của Đảng. Như chính những người tiền nhiệm của ông, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Phước Thọ và Nguyễn Văn An thừa nhận: công tác cán bộ hiện nay chưa thể trở thành động lực, mà ngược lại, là rào cản cho sự phát triển. Việc đổi mới công tác cán bộ vẫn chưa theo kịp với đổi mới kinh tế và phát triển của xã hội. Đến mức nhiều nhà lãnh đạo lão thành, mới đây khi góp ý cho Đảng đã tha thiết đề nghị chọn vấn đề tổ chức và cán bộ làm khâu đột phá cho Đại hội XI mà đòi hỏi trước hết là một sự thay đổi lớn về nhận thức và tư duy chọn người. Làm thế nào để tinh hoa của dân tộc trở thành những nhà lãnh đạo các cấp của Đảng? Làm thế nào để xóa bỏ nạn chạy chức, chạy quyền đang bị nhân dân ca thán, một nỗi "nhức lòng" mà nhiều nhà lãnh đạo của Đảng đã thừa nhận, nhưng vẫn chưa thể tìm ra phương thuốc đặc trị? Làm thế nào để những người có năng lực, có chính kiến, dám nói, dám chịu trách nhiệm, thậm chí có thể cá tính "nói lời khó nghe" nhưng chính trực và nặng lòng với dân tộc có chỗ đứng trong hệ thống cơ quan công quyền và có điều kiện phát huy cao nhất khả năng của mình? Làm thế nào để xóa bỏ cách làm cán bộ thiếu công khai, minh bạch, thiếu tiêu chuẩn hóa rõ ràng – những yếu kém đã được chính những nhà lãnh đạo từng làm công tác cán bộ chỉ ra? Những điều ấy không chỉ là kỳ vọng của nhân dân, mà còn là đòi hỏi đã đến mức bức xúc, chín muồi của cuộc sống đang đặt ra đối với Đảng." Như vậy khi trao cho Tô Huy Rứa nhiệm vụ qúa lớn này, liệu Nguyễn Phú Trọng có nghĩ rằng 5 năm nữa những thất bại của Hồ Đức Việt và Trần Đình Hoan sẽ được xóa hết , hay những vi khuẩn xấu xa trong máu đảng sẽ sinh sôi nẩy nở lớn hơn gấp ngàn lần? Bởi vì trước khi lên chức Tổng Bí Thư, Trọng đã từng đứng đầu ngành Tư tưởng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Chủ tịch Quốc hội, vậy chẳng lẽ Trọng không biết những căn bệnh trầm kha trong đảng hiện nay từ đâu mà có? Trường hợp của Ngô Văn Dụ cũng không mấy sáng sủa vì người tiền nhiệm của Dụ là Nguyễn Văn Chi cũng đã không kiểm tra nổi tình trạng tham nhũng, lãng phí, trao tiền cho nhau dưới gầm bàn của cán bộ, đảng viên từ mấy chục năm qua. Bằng chứng nhãn tiền như vụ làm ăn thua lỗ tới 86.000 tỷ đồng của Tổng công ty Tầu thủy Việt Nam (Vinashin) mà Ban Kiểm tra cũng phải bó tay đầu hàng, dù đã thanh tra nhiều lần có sai phạm nhưng báo cáo chẳng ai chịu xử lý, chỉ thấy Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nói khơi khơi chịu trách nhiệm bằng nước bọt! Đấy là chưa kể hàng trăm vụ làm ăn thua lỗ, nợ nần chống chất khác của các Doanh nghiệp nhà nước từ năm này qua năm khác mà không thấy có cán bộ trách nhiệm nào bị trừng phạt. Có nhiều Công ty thiếu nợ lại tụ lại với nhau thành Tổng Công ty để bám trụ lấy tiến của dân kinh doanh cốt được tiếp tục ăn lương, đầu cơ dự án. Lại còn chuyện kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên cấp lãnh đạo và những người ra ứng cử mới khôi hài. Lệnh của đảng bắt khai từ khóa đảng VIII mà nay đã là Khóa XI mà có ai được biết các hồ sơ khai báo thật, gỉa ra sao; có bao nhiêu người khai và hồ sơ cất đâu rồi? Chính Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư đảng khoá VIII đã thành thật bảo rằng vấn đế xác định tài sản rất khó vì người phải khai không bao giờ giữ hết mà đã phân tán cho con cháu, dòng họ nên không thể nào biết được. Nhưng quyền hạn của Ban Kiểm tra Trung ương thì rất nhiều như được : "- Kiểm tra đảng viên ở bất cứ cương vị nào khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. - Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng. - Giám sát Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư), cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và về đạo đức, lối sống theo quy định Ban Chấp hành Trung ương." Tất cả những việc được làm của Ủy ban Kiểm tra đếu có liên quan đến con người của đảng viên như lối sống, thi hành nhiệm vụ, tôn trọng luật pháp và điều lệ đảng, trong đó có những điều khỏan bắt buộc cán bộ, đảng viên phải: cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư như đảng vẫn tuyên truyền đó là lời dạy của Hồ Chí Minh. Nhưng nếu làm đúng, sống đúng với tiêu chuẩn gương mẫu của một đảng vẫn tự khoe là " đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc" thì làm sao mà tham nhũng có thể leo lên đầu đảng mà ngồi vuốt râu? Như vậy thì có người dân nào dám hỏi đảng : Tại sao một cán bộ tép riu mà có nhà lầu, xe hơi và có tiền gửi con ra nước ngòai học? Sau cùng là chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của Đinh Thế Huynh, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân. Huynh năm nay (2011) được 58 tuổi, quên người Nam Định, đương kim Chủ tịch Hội Nhà báo của đảng vì tất cả trên 600 cơ quan ngôn luận đều do đảng lập ra và chi tiền hoạt động để tuyên truyền. Trước khi được bầu vào Bộ Chính trị khóa XI, Huynh đã có lời tuyên bố để đời đáng xấu hổ khi nói với Báo chí tại Hà Nội ngày 10-1-2011 rằng :"Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng. Bởi một lẽ đơn giản, chúng tôi đã từng thử nghiệm đa nguyên đa đảng thông qua cuộc tổng tuyển cử năm 46, với nhiều đảng tham gia Quốc hội. Nhưng đến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản cùng với nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại và giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Và nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đây là lời nói xuyên tạc lịch sử nhằm bôi nhọ các đảng phái Quốc gia tham gia chính phủ liên hiệp năm 1946 với Hồ Chí Minh. Ai cũng biết chính Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã phản bội sự đóng góp xương máu của những người Việt không Cộng sản để chiếm quyền và cướp công cách mạng của tòan dân trong cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945. Do đó, việc Đinh Thế Huynh được cho nắm cơ quan tuyên truyền và tư tưởng trong đảng chỉ có nghĩa đảng đang lúng túng về vấn đề làm sao không để cho báo chí và hệ thống tuyên truyền không bị chệch hướng và giữ được đảng viên. Đinh Thế Huynh còn là người kiên quyết chống việc cho tư nhân ra báo. Tóm tắt thì tuy có những người mới giữ nhiệm vụ mới nhưng những bức xúc và lực cản thì vẫn còn nguyên đó giống như chiếc bình mới chứa rượu cũ. -/- Phạm Trần |
Phó Tổng thống Ai Cập, Omar Suleiman vừa phát biểu trên truyền hình rằng Tổng thống Hosni Mubarak đã quyết định từ chức.
Tin ra lúc 16 giờ chiều giờ (theo giờ châu Âu) khiến đám đông tại Quảng trường Tahrir ở Cairo reo hò mừng rỡ.
Như thế, sau gần ba tuần dân chúng biểu tình, nhà lãnh đạo 82 tuổi phải ra đi sau ba thập niên cầm quyền liên tục.
Nhưng chừng 300 người đã thiệt mạng trong đợt biểu tình khi phe an ninh dùng vũ khí ngăn chặn họ và phe ủng hộ Mubarak cũng xuống đường.
Tin sau đó nói ông Mubarak đã rời phủ tổng thống ở thủ đô đến trú ngụ tại khu nghỉ mát Sharm El-Sheikh bên bờ Hồng Hải.
Trước đó, sau lãnh đạo Hoa Kỳ, Thủ tướng Đan Mạch là lãnh đạo từ Liên hiệp châu Âu đầu tiên công khai đề nghị ông Hosni Mubarak từ chức tổng thống Ai Cập trong lúc làn sóng biểu tình vẫn tiếp diễn ở Cairo.
Ông Lars Loekke Rasmussen phát biểu trong ngày thứ Sáu 11/2 tại Copenhagen, nói rằng ông Mubarak "đã thuộc về lịch sử".
Lãnh đ̣ạo Đan Mạch phê phán "sự ngoan cố" của ông Mubarak khi Tổng thống Ai Cập lên truyền hình tối qua, thứ Năm, nói ông sẽ không từ chức.
Ông Mubarak đồng ý chuyển giao quyền lực nhưng không từ chức trước tháng 9 năm nay.
Phát biểu của một lãnh đạo EU được cho là dấu hiệu Liên minh 27 nước châu Âu nay thay đổi quan điểm, từ chỗ quan sát đến có thái độ chủ động về diễn biến tại Ai Cập.
Sức ép từ trong lẫn ngoài
Trong bài diễn văn dành cho quốc dân đồng bào tối thứ Năm, tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nhắc lại kế hoạch tại vị cho đến cuộc bầu cử tháng Chín. Cạnh đó nói thêm, ông sẽ chuyển giao bớt quyền lực.
Người biểu tình ở Quảng trường Tahrir phản ứng giận dữ trước phát biểu của ông Mubarak.
Hoa Kỳ, qua lời tổng thống Obama nói: "Người dân Ai Cập được thông báo sẽ có sự bàn giao quyền lực. Hiện chưa ai biết sự chuyển giao này được thực hiện ra sao, có nhanh chóng, toàn diện và thực chất hay không.
"Chính phủ Ai Cập cần trưng ra lộ trình cụ thể, khả tín, và dứt khoát hướng đến dân chủ. Họ chưa tận dụng được cơ hội này," ông Obama nói.
Trong bài phát biểu đọc tối thứ Năm, tổng thống Mubarak nói ông sẽ chuyển giao một số quyền lực cho phó tổng thống Omar Suleiman.
Nay thì chính ông Suleiman chính thức tuyên bố rằng "vì quyền lợi đất nước", ông Mubarak quyết định từ chức.
Phóng viên BBC, Ben Brown tại Cairo cho rằng sự thay đổi này là kết quả của "sức mạnh quần chúng".
Bấm Quý vị bấm vào đây để chia sẻ ý kiến.