Thứ Năm, 06/01/2011, 06:45 (GMT+7) TT - Những khó khăn, phức tạp trong cuộc sống, học tập khiến không ít bạn trẻ lúng túng, thậm chí rơi vào bế tắc...
Vấn đề này đã được nhiều bạn trẻ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp vượt qua khó khăn bằng mô hình mind map (bản đồ tư duy) tại quán cà phê trong chương trình "Cà phê học thuật" do Trung tâm Phát triển khoa học - công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức sáng 5-1. 80% sinh viên "bí" khi trình bày ý tưởng Không gian quán cà phê của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM trở nên chật hẹp khi hàng chục người trẻ tìm đến trao đổi về phương pháp tư duy. Ở đó có các giảng viên trẻ, sinh viên... nhưng không có diễn giả. Tất cả mọi người đều là khách mời đã cùng ngồi lại với nhau đưa ra quan điểm của mình trong một không gian "học thuật" đặc biệt. Việc hệ thống lại kiến thức đã học hay trình bày ý tưởng của mình là một trong những mặt hạn chế của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. 80% sinh viên gặp khó khăn trong việc sắp xếp, trình bày ý tưởng là con số được Trâm Anh, sinh viên khoa tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM, đưa ra. Thông tin này không quá bất ngờ với nhiều bạn trẻ tại "Cà phê học thuật". Cũng chính từ trăn trở này Trâm Anh đã làm luận văn tốt nghiệp với đề tài "Sơ đồ tư duy trong kỹ năng thuyết trình". Trâm Anh cho rằng thuyết trình là một phần quan trọng trong cuộc sống, làm việc nhưng nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong việc này. "Bản đồ tư duy giúp hệ thống lại kiến thức bằng hình ảnh nhằm tăng khả năng ghi nhớ, sáng tạo cho bộ não. Mình muốn đến đây để chia sẻ kết quả nghiên cứu và mong muốn thành lập câu lạc bộ những người sử dụng bản đồ tư duy" - Trâm Anh tâm sự. Bạn Châu Ngọc Thu Thu, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết bạn thường sử dụng bản đồ tư duy trong học tập. "Việc lập kế hoạch hằng ngày theo bản đồ tư duy sẽ giúp giải quyết công việc dễ dàng, hiệu quả hơn rất nhiều. Với bản đồ này tôi thường giải quyết tốt 70% công việc" - Thu chia sẻ. Nhưng vấn đề Thu gặp phải là khi trình bày có quá nhiều ý nên không thể hiện được đầy đủ trên bản đồ. Trong khi đó, bạn Cát Lượng, sinh viên năm nhất Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, cũng áp dụng bản đồ tư duy cho bài thuyết trình đầu tiên của mình ở lớp nhưng không được thầy giáo đánh giá cao. Những rắc rối của các bạn này liền nhận được sự chia sẻ tận tình từ nhiều người đi trước. Hãy coi bản đồ tư duy như một công cụ TS Lưu Nguyễn Nam Hải (quyền trưởng phòng khoa học - công nghệ - hợp tác và sau ĐH Trường ĐH Tôn Đức Thắng) cho rằng trong công việc, vấn đề trình bày ý tưởng, thuyết phục người khác rất quan trọng. Nếu ý tưởng của bạn được chọn, bạn sẽ thành công. TS Hải nói: "Bản đồ tư duy là công cụ rất hữu hiệu trong cuộc sống, giúp bạn thể hiện tư duy của mình, thuyết phục mọi người và quản trị thời gian hiệu quả". Tuy nhiên anh Phan Thắng, đến từ Công ty Vinawin ở TP.HCM, lại cho rằng không nên rập khuôn ý tưởng trong một bản đồ tư duy khuôn mẫu nào vì điều này sẽ bóp chết sự sáng tạo. "Cần mạnh dạn bẻ gãy tư duy sẽ tìm ra cái mới. Cái mới luôn có ích cho cuộc sống, đó là sự sáng tạo" - anh Thắng nói. TS Lưu Nguyễn Nam Hải đồng tình với các ý kiến cho rằng không nên suy nghĩ theo lối mòn. Theo anh, không ít sinh viên đang bị "rào" trong lối suy nghĩ đầu tư vào môn học phải đạt điểm cao cuối kỳ. Và điểm cao có được bằng cách trả lời mọi câu hỏi theo đúng cách thầy cô hướng dẫn. Chính vì điều này nên khi đối diện với một vấn đề nào ngoài sách vở cần phải giải quyết ngay, sinh viên VN rất chậm trong việc tìm ra một giải pháp. "Hãy coi bản đồ tư duy chỉ là công cụ. Nó chỉ giúp bạn hiệu quả hơn khi giới thiệu ý tưởng của mình. Điều quan trọng hơn là việc nảy sinh ý tưởng. Chính những suy nghĩ khác biệt sẽ tạo sự đột phá mới đưa đến thành công" - TS Nam Hải chia sẻ. TRẦN HUỲNH |
Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011
Đến quán cà phê học cách tư duy
Buôn lậu mùa giáp tết: Lợn tốt “bay” qua, gà thải “bay” về!
05/01/2011 22:43
Tại Móng Cái (Quảng Ninh), lúc cao điểm có hàng ngàn con lợn được xuất qua đường biên mỗi ngày. Ở chiều ngược lại, hàng vạn con gà thải loại "bay" qua biên giới, "chạy" sâu vào nội địa. Đêm xuống, trời vùng Đông Bắc lạnh giá, tiếng gió thổi ù ù trên con đường đưa chúng tôi vào Lục Chắn. Con đường gần 40 km từ QL 18, đầu TP Móng Cái dẫn vào địa danh này ngoằn ngoèo, hun hút, um tùm cây cối như một con rắn vắt vẻo trên đường biên. Cách con đường biên giới chừng vài chục bước chân là con sông Ka Long, con sông phân định biên giới, bên này bờ là Việt Nam, bên kia là Trung Quốc. Sau nhiều ngày ra vào trên con đường bộ nơi tận cùng Tổ quốc chạy dọc sông Ka Long, điều bất ngờ với chúng tôi là không cần vào đến Lục Chắn mới có lối mở xuất hàng, ngay từ đầu đường QL 18 đã có một con ngõ nhỏ dẫn xuống sông. Càng vào sâu, số lối mở càng nhiều. Có những lối mở nằm lọt thỏm giữa rừng keo, có lối lại được chắn bằng tường bao, cổng sắt như đường vào một trang trại, nhưng thực chất đó chỉ là cách ngụy trang cho con đường xuất, nhập hàng lậu. Lợn Việt Nam được chuộng Tại Lục Chắn có hẳn một bến gọi là bến Lợn, bởi dân xuất lợn thường đưa hàng qua đây. Những chiếc xe tải biển số từ đủ mọi vùng, cả miền Trung, miền Nam, thùng xe được lát gỗ ngăn 2-3 tầng để mỗi tầng khoảng hai chục con lợn nằm trên đó. Khi đến lối mở xuất hàng, chúng sẽ được bắc cầu cho xuống đò, hoặc một số khác thì trói chân, hai người một khiêng xuống. Mỗi xe có thể chở tới 50-70 con, mỗi con 60 - 80 kg. N.M, một tay lái lợn vùng biên có 2 năm trong nghề cho biết: "Từ hồi Trung Quốc tổ chức Olimpic Bắc Kinh 2008, đặc biệt là từ Asiad Quảng Châu 2010 vừa rồi, lượng lợn sống xuất qua Móng Cái lên cực nhiều, có ngày hàng trăm xe. Theo cánh lái buôn người Trung Quốc, bên đó thiếu lợn, nếu có cũng đa phần là lợn nuôi siêu tốc, nhiều thuốc tăng trọng nên không đủ tiêu chuẩn phục vụ các sự kiện lớn, vì thế nên lợn Việt Nam mới hút hàng". Theo quy định hiện hành, xuất lợn không phải nộp thuế, tại sao họ không xuất lợn qua đường cửa khẩu chính ngạch, mà lại phải đi lối mòn qua sông thế này cho khổ? Tôi thắc mắc. Chỉ vào đàn lợn căng tròn, M. cười lớn: "Đúng là lợn không phải chịu thuế xuất khẩu, nhưng phía Trung Quốc sẽ phải kiểm tra phòng dịch khi nhập động vật. Các chủ đầu nậu Trung Quốc không muốn mất thời gian kiểm tra nên họ thường yêu cầu đối tác phía Việt Nam cho xuất hàng tại lối mở để đỡ phải chờ đợi. Hơn nữa, nếu xuất ở bến chính chỗ sông Ka Long, tàu thuyền rất đông, hay ách tắc, lợn vừa đi đường xa, có con cho ăn no nên nếu xuất hàng không nhanh chóng, lợn chết thì có mà cụt vốn". Gần tết, lượng lợn xuất khẩu đã giảm nhưng mỗi ngày vẫn có 20-30 xe với vài trăm con lợn xuất qua bên kia biên giới. Trong khi đó, thị trường thịt lợn tại nội địa do nhu cầu cao nên giá lợn trên phản thịt cũng đang tăng lên từng ngày. Siêu lợi nhuận từ… gà thải loại
Trong khi lợn "chất lượng cao" của Việt Nam xuất qua biên giới thì từ bờ bên kia của sông Ka Long, hàng vạn con gà "thải loại" lại được nhập về "chạy" sâu vào nội địa. Nhiều cửa hàng bán gà làm sẵn cũng nhập gà từ nguồn cửa khẩu, bán giá 80.000 - 90.000 đ/kg. Tại sao lại gọi những con gà còn sống là gà thải loại? Anh Lý Trần Tuấn, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan số 1, Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết: "Tại Trung Quốc, họ nuôi rất nhiều gà siêu trứng, sau khi gà hết khả năng đẻ trứng, các chủ trại bán đi nên mới gọi là gà thải loại. Họ bán với giá khoảng 10.000 đ/con, cả phí vận chuyển vào khoảng 15.000 đ/con trọng lượng trên dưới 1 kg. Trong khi gà làm sẵn trong mình bán 80.000 - 90.000 đ/con, thế nên nhiều lái buôn gà mới kiếm siêu lợi nhuận". Theo giới buôn hàng vùng biên, những con gà siêu trứng của Trung Quốc được cho ăn các loại chất kích thích đặc biệt để một ngày có thể đẻ ít nhất 1 quả trứng, có con đẻ tới 2 quả/ngày. Sau khoảng 3-4 tháng, hết khả năng sinh sản chúng sẽ bị loại, lượng gà này vào Việt Nam thường được ưa chuộng vì là gà "già", ăn khá chắc thịt so với gà thịt nuôi công nghiệp tại Việt Nam, trong khi giá lại rẻ, giá mua buôn chỉ từ 50.000 - 60.000 đ/kg. Trong những ngày lang thang trên đất Móng Cái, chúng tôi thấy nhiều xe tải loại 1,25 tấn chở gà chạy khá nhiều trên đường với tốc độ rất cao. Điều lạ là các xe này thường không chạy quãng đường dài mà chỉ chạy các cự ly chừng 5-7 km, thoắt ẩn, thoắt hiện, thỉnh thoảng lại tấp vào các ngõ nhỏ bên đường, khi lại rẽ vào cổng một khu vườn rộng đề biển: trang trại gia cầm… Giở sổ thống kê nghiệp vụ, anh Lý Trần Tuấn cho biết, vừa mới đây, ngày 30.12.2010, đơn vị anh đã bắt một vụ 4 tấn gà nhập lậu khi những cửu vạn đang chở xe máy tập kết hàng lên xe tải ở khu vực cây số 4, QL 18. "Một xe máy thường chở 6 lồng gà, mỗi lồng chừng chục kg, sau đó gà từ xe máy gom lên xe tải nhỏ hoặc nếu thuận tiện sẽ được đầu nậu gom lên xe tải lớn để chở vào nội địa tiêu thụ", anh Tuấn nói. Vụ 4 tấn gà vừa qua đã nâng tổng lượng gà đội anh thu giữ lên tới 15,8 tấn trong năm 2010. Thấy tôi ngạc nhiên vì tại sao vùng biên giới đồi núi này lại có nhiều trang trại đến thế, Trần Văn Nam, một thổ địa vùng biên chở chúng tôi vòng quanh một số trại gà, tiết lộ: "Gần đây, nhiều đầu nậu buôn gà còn lập ra các trang trại ở gần biên giới để "rửa" nguồn gốc gà nhập lậu. Họ thường thu gom vài chục, và trăm con một, lợi dụng đêm tối đưa gà vào trang trại, nuôi chừng 15, 20 ngày và điềm nhiên bắt gà mang vào nội địa tiêu thụ như gà nuôi trong nước. Cơ quan chức năng cũng gần như bó tay vì nuôi gà không cần đăng ký, nếu họ mang được vào trang trại trót lọt thì cũng khó lòng bắt giữ khi chủ trại mang gà đi tiêu thụ".
Káp Thành Long - Minh Tường |
TT Dũng có xứng đáng là Nhân vật 2010?
Báo của họ, quyền trong tay họ, bầu chọn ai là việc của họ hay nói rộng ra chút nữa, là quyền của Bộ Truyền thông- Thông Tin, cơ quan chủ quản, Tổng biên tập của 700 tờ báo ở Việt Nam. Nhưng người được bình chọn có xứng đáng hay không thì lại khác, mỗi người có quyền phân tích, đánh giá, nhận định khác nhau, ít nhất cũng trên các trang diễn đàn lề trái. Năm hết, tết đến là dịp các báo bình bầu nhân vật hàng năm của báo mình. Danh giá nhất, đình đám nhất và cũng khởi sự sớm nhất có lẽ là sự bầu chọn của tạp chí Time. Các nhân vật được chọn lựa của Time thường có tầm ảnh hưởng tới cả thế giới. Hôm trung tuần tháng 12 năm nay, nhà tỷ phú trẻ 26 tuổi, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, đã được Time bình chọn là Nhân vật của năm 2010 dù anh thua ông chủ Wikileaks về số vote của công chúng. Facebook đã làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực, là công cụ hữu hiệu giúp mọi người chia sẻ thông tin, tạo liên kết xã hội giữa các thành viên. Hiện Facebook là trang mạng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng thế giới về số lượng truy cập, đặc biệt có tới 70% người sử dụng Facebook thuộc những quốc gia ngoài Mỹ. Facebook đã tạo ra sự hòa quyện và liên kết toàn cầu. Ngoài ra, Mark Zuckerberg cũng được đánh giá cao qua một số hoạt động từ thiện. Đa số cho rằng ông chủ Facebook xứng đáng với sự lựa chọn này. Ở một đất nước mà Facebook còn đang bị ngăn chặn, người ta cũng có một cuộc bình bầu. Tuy không rành mạch, rõ ràng như Time, công bố cho toàn thế giới biết có bao nhiêu ứng viên cạnh tranh vào vị trí "Nhân vật năm 2010″ và số phiếu của từng ứng viên là bao nhiêu, nhưng các trang báo trong nước hôm qua, 1/1/2011 đã đồng loạt công bố: Nhân vật năm 2010 của báo chí Việt Nam là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang VnExpress lý giải về sự bình chọn của mìnhnhư sau: "Việt Nam ghi dấu đậm nét trong vai trò Chủ tịch ASEAN, tái cơ cấu tập đoàn Vinashin… những sự kiện lớn của đất nước trong năm đều có dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng". Tờ TuanVietNam cũng có những đánh giá tương tự, gọi thủ tướng Việt Nam là người "đứng đầu sóng ngọn gió", ngồi vào "chiếc ghế nóng nhất" và những "trọng trách đặt lên vai luôn nặng nề". Tờ báo cũng ca ngợi thái độ thẳng thắn nhận trách nhiệm của thủ tướng Việt Nam trong các phiên chất vấn của Quốc hội: "cách mà người đứng đầu Chính phủ đối mặt không né tránh trước những câu hỏi hóc búa, dồn dập về trách nhiệm cá nhân trong phiên chất vấn Quốc hội cuối cùng, với sức ép chưa từng có tiền lệ ở Quốc hội đối với vị trí Thủ tướng đã nói lên được nhiều điều". http://danlambaovn.files.wordpress.com/2011/01/vinasink_0-383×550.jpgBáo của họ, quyền trong tay họ, bầu chọn ai là việc của họ hay nói rộng ra chút nữa, là quyền của Bộ Truyền thông- Thông Tin, cơ quan chủ quản, Tổng biên tập của 700 tờ báo ở Việt Nam. Nhưng người được bình chọn có xứng đáng hay không thì lại khác, mỗi người có quyền phân tích, đánh giá, nhận định khác nhau, ít nhất cũng trên các trang diễn đàn lề trái. Theo dõi các ý kiến trên các trang blog, có người nói ông Dũng xứng đáng, có người nói không. Nhà báo Trương Duy Nhất cho rằng người xứng đáng là đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, bạn đọc một số muốn bầu cho giáo sư Ngô Bảo Châu, số khác lại bình cho cựu chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An.v.v. Vậy thủ tướng Dũng có xứng đáng là Nhân vật của năm 2010 không? Xin lần lượt điểm qua các 'ưu điểm' của ông Dũng đã được báo chí trong nước liệt kê như những tiêu chí để ông được bình chọn vào vị trí này. "Vai trò Chủ tịch ASEAN": Năm rồi, Việt Nam là Chủ tịch khối ASEAN nhưng phải hiểu rõ rằng, Việt Nam ngồi vào vị trí này không phải do bầu bán hay tài cán, giỏi giang gì, mà là chuyện "đến hẹn lại lên" theo quy định luân phiên của ASEAN. Nên, việc thủ tướng Dũng ngồi ghế chủ tịch không thể được coi như một thành tích. Dù trong năm qua, không thể phủ nhận những kết quả nhất định mà Việt Nam đã đạt được trong nỗ lực ngoại giao nhằm đa phương hóa những tranh chấp biển Đông sau nhiều năm bị kẹt trong thế song phương "hữu nghị" với Trung Quốc. Nếu đây có thể gọi là "thắng lợi" thì là thắng trong thế thua và chỉ nên ghi nhận chứ không nên quảng bá rùm beng như một thành tích ngoại giao… Mưu đồ xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc đã có từ những năm 1950 của thế kỷ trước mà nhiều thế hệ cầm quyền của đảng Cộng sản đã không có những chính sách ngoại giao và quân sự hữu hiệu để bảo toàn giang sơn của Tổ quốc, nên nay nếu họ có sửa sai thì điều đó không thể gọi là "chiến thắng". "Tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực": Báo cáo của chính phủ cho biết, GDP 2010 của Việt Nam đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu 6,5% do Quốc hội đề ra, là kết quả cao hàng đầu khu vực (chỉ sau Trung Quốc và Singapore), tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD… Ở đây, khoan nói tới mức độ chính xác của các bản báo cáo tại Việt Nam và chuyện "vượt kế hoạch", "vượt chỉ tiêu" dường như là chuyện bình thường hàng năm ở mọi cấp từ địa phương tới trung ương. Cứ cho rằng, tăng trưởng 6,78% là một con số chính xác, hoàn toàn đáng tin cậy nhưng các nhà báo đã quên, không đặt cạnh nó một con số khác, cũng ấn tượng không kém: Lạm phát (à quên, chỉ số giá tiêu dùng) năm 2010 là 11,75%. Giá vàng, giá ngoại tệ, giá các nhu yếu phẩm tăng lên chóng mặt, liên tục lập đỉnh mới trong năm qua, các nhà báo quên sao? Vậy thành tích tăng trưởng kinh tế còn lại bao nhiêu? Nông dân, công nhân, sinh viên vật lộn ra sao trong cơn bão giá? Không lẽ những người bình chọn cho thủ tướng chỉ nhìn thấy một con số thôi ư? "Tái cơ cấu tập đoàn "Vinashin":Sự đổ vỡ của tập đoàn tầu thủy Vinashin là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh lạm phát, tạo tâm lý bất ổn khiến đồng tiền Việt Nam thêm mất giá, tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán, giảm chỉ số tín nhiệm về tín dụng của Việt Nam trên trường quốc tế, gây lo ngại cho các nhà đầu tư quốc tế… Ngay trong phiên họp quốc hội gần đây nhất, nhiều đại biểu vẫn tỏ ý nghi ngờ, con số nợ của Vinashin không phải là 85.000 tỉ mà có thể lên tới 100.000 tỉ, thậm chí có đại biểu đưa con số 120.000 tỉ. Hiện chưa có một báo cáo rõ rệt nào về thực trạng của Vinashin được công bố và không rõ còn bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước khác có nguy cơ đổ bể như Vinashin. Không lẽ chỉ bằng mấy động tác, thủ tướng Việt Nam có thể "tái cơ cấu" Vinashin và đem lại hiệu quả trông thấy như báo chí đưa tin? Vinashin đã thực sự "tạm ổn" hay chỉ là động tác giả trước đại hội Đảng, rồi Vinashin sẽ trả nợ ra sao khi đến hạn… Làm kinh tế đâu có phải là niệm thần chú với cây đũa thần? Liệu có thể nhìn vào việc Vinashin vừa bán thêm được mấy con tầu, vài ngàn công nhân quay lại làm việc mà cho rằng chuyện "tái cơ cấu" đã thành công? Để xảy ra một vụ vỡ nợ lớn tới 4-5 % GDP rồi bằng vài động tác "tái cơ cấu" mà thủ tướng Dũng được "tính điểm" để trở thành nhân vật 2010, liệu có công bằng không? Ngoài những thành tích mà báo chí đã đề cập tới ở trên, Đại lễ ngàn năm Thăng Long được chuẩn bị 10 năm, tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng, phần lớn là những trò vô bổ; bộ phim Lý Công Uẩn với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, sản xuất xong để… nhập kho; áo dài cho một ngàn cô với đuôi áo cả 100m; một ngàn con rồng mắt bằng đá rubi để tặng quan khách.v.v. không thấy nhà báo nào kể tới. Hay vụ bê bối "mua dâm" ở Hà Giang với chủ tịch tỉnh cởi truồng, chuyện xảy ra liên quan tới cả chục bé gái, trong suốt nhiều năm mà cơ quan chức năng không hay biết. Vụ án xử lên, xử xuống cả năm nay mà 16 vị quan chức trong danh sách mua dâm đều không bị sờ tới, do không đủ bằng chứng, trong khi 2 em Hằng và Thúy vẫn đang bị giam vì bán dâm. Không có người mua, 2 em bán dâm cho ai? Không có người nào mua dâm vì sao 2 em vẫn bị giam? Không lẽ thủ tướng và cả bộ máy điều hành của ông không hay biết? Hay việc ứng phó chậm chạp và lúng túng trong bão lũ miền Trung làm hàng trăm người chết, chuyện tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới mà Trung ương đánh giá chỉ có chưa tới 0,5%, một con số khôi hài hết chỗ nói! Thủ tướng cũng đặc biệt được tính điểm với màn nhận lỗi rất ấn tượng: "Tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình…". Báo chí ca ngợi ông "thẳng thắn", "không né tránh", "biết nhận trách nhiệm"… Kể ra, nếu so với vô số các lãnh đạo trước kia luôn đổ lỗi cho cơ chế, cho cấp dưới, cho thiên tai, cho tàn tích của chiến tranh, phong kiến, cho thế lực thù địch… kiểu "Mất mùa là tại thiên tai/ Được mùa là bởi thiên tài đảng ta"; thì thủ tướng Dũng quả đã thẳng thắn hơn. Nhưng, nhận trách nhiệm xong rồi thì sao? Không xin lỗi nhân dân, không từ chức, không kỉ luật ai cả, không bộ trưởng nào bị cách chức v.v. nhận chỉ để đó thôi ư? Nhận một loạt sai lầm để tiếp tục tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa ư? Nếu thế thì có ý nghĩa gì? Ở các nước khác, với một nửa số sai lầm đó, người ta đã phải từ chức lâu rồi! Ông Dũng có xứng đáng với danh hiệu "Nhân vật 2010″ hay không, tùy theo đánh giá của mỗi bạn đọc. Cá nhân người viết cho rằng, ông xứng đáng với danh hiệu này, nhưng có lẽ nên dành cho nhân vật… phản diện. © Mạc Việt Hồng |
Nhân viên Tòa Đại sứ Mỹ bị công an VN hành hung
RFA 05.01.2010Chiều hôm qua, linh mục Nguyễn Văn Lý mô tả lại việc ông Christian Marchant, tùy viên chính trị thuộc Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã bị công an hành hung, cản trở khi ông đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế. Theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant đã đi máy bay từ Hà Nội vào Phú Bài, rồi từ Phú Bài, thuê xe để đến cổng 69 Phan Đình Phùng, vào thăm LM Lý. Trước khi ông Christian Marchant đến thì đã có sẵn công an tại dây, họ ngăn cản không cho ông Christian Marchant vào. Cũng theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant bị xô đẩy, bị công an đánh trong khi có sự chứng kiến của hàng trăm người dân tại đây. "Chúng tôi nhận thức và quan ngại sâu sắc về vụ việc xảy ra và đã chính thức phản đối mạnh mẽ với chính quyền Việt Nam tại Hà Nội và đồng thời chúng tôi dự định sẽ đưa vụ việc lên Đại sứ Lê Công Phụng tại Washington vào ngày hôm nay. Các nhà ngoại giao được hưởng luật pháp quốc tế trong việc được bảo vệ đặc biệt để chống lại sự tấn công. Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm phải có các bước thích hợp để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công về người, tự do và nhân phẩm của các nhà ngoại giao". Mời quý vị theo dõi toàn bài phỏng vấn LM Nguyễn Văn Lý trong phần thời sự. Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Báo điện tử Vietnamnet lại bị hacker tấn công
RFA-01-05-2011Hacker đã tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ (DdoS) khiến cho báo điện tử Vietnamnet bị treo cứng trong nhiều giờ. Trợ lý Tổng biên tập của Vietnamnet cho biết số lượng truy cập ngày hôm qua đã tăng lên gấp 10 lần so với bình thường, làm cho các máy chủ web bị quá tải khiến độc giả không thể truy cập vào trang báo. Được biết, nguồn tấn công xuất phát từ nhiều địa chỉ IP cả trong lẫn ngoài nước. Hiện nay, Vietnamnet đang phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra và ngăn chặn cuộc tấn công này. Trước đó vào ngày 6/12, trang báo điện tử này cũng đã bị tin tặc tấn công khiến phải tạm ngưng để sửa chữa. Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Viên chức Tòa đại sứ Mỹ bị công an hành hung khi đến thăm LM Nguyễn Văn Lý
2011-01-05Ông Christian Marchant, tùy viên chính trị thuộc Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã bị công an hành hung, cản trở khi ông đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế. AFP photo Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do sáng thứ Tư 5-1-2011, Linh mục Nguyễn Văn Lý thuật lại những chi tiết mà ông chứng kiến tận mắt. Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, đài chúng tôi vừa nhận được tin cho hay là ông Christian Marchant, thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội bị cản trở khi ông đến thăm Linh Mục tại Nhà Chung ở Huế, sáng hôm nay thứ tư, 5 tháng Giêng, Linh Mục có thể kể lại những chi tiết liên quan đến sự việc này? LM Nguyễn Văn Lý: Tôi được ông Christian Marchant hẹn đến thăm vào sáng hôm nay, lúc 10 giờ, về sau ông xin đổi qua chiều mai lúc 14 giờ. Cách đây mấy ngày, ông xin đổi lại là sáng nay, lúc 10 giờ. Theo tôi biết thì ông đã đi máy bay từ Hà Nội vào Phú Bài, rồi từ Phú Bài, ông thuê xe để đến cổng 69 Phan Đình Phùng, vào thăm tôi. Trước đó 10 phút, xe của ông đến đó, nhưng đã có sẵn công an , đông rồi, ngăn cản không cho ông vào. Bên trong phòng, tôi không biết chuyện gì xảy ra bên ngoài, nhưng đợi mãi, quá giờ rồi, thì tôi hồ nghi, bước ra coi thì tôi thấy cổng Nhà Chung bị cột chặt lại, có công an đứng lố nhố canh gác. Một số người giúp việc trong nhà chung đang theo dõi và tường thuật lại.
Đỗ Hiếu: Khi thấy ông Christian Marchant xuất hiện thì các nhân viên công lực phản ứng ra sao thưa Linh Mục? LM Nguyễn Văn Lý: Ông Christian Marchant bị xô đẩy, theo lời những người này thì nói ông ta bị đánh nhiều, nhưng mà tôi đóan là vì dân chúng nhìn xa, thấy có xô đẩy chứ có lẽ ông không bị đánh đâu. Tôi vào trong nhà lấy sợi dây trợ lực chân của tôi, đội thêm cái mũ rồi tôi đi ra. Bước khập khiểng ra cổng thì tôi nhìn rõ hơn, thấy các ông công an đang ngăn cản, không cho ông Christian Marchant bước tới gần cổng Nhà Chung, hai bên giằng co nhau, rồi nói với nhau cũng lớn tiếng. Ông Marchant cao to, có lẽ trên 1m8, dễ thấy, nên dân chúng tụ tập càng lúc càng đông, nhất là ở phía bên kia bờ sông An Cựu, là một con sông nhỏ, phụ lưu của Sông Hương, chạy ngang trước cổng Nhà Chung của Huế. Dân chúng đứng bên kia sông là đường Phan Chu Trinh, nhìn thẳng qua cổng Nhà Chung là đường Phan Đình Phùng, dân chúng đông lắm, có lẽ hơn cả trăm, họ quan sát và thấy công an đối xử thô bạo với ông Christian Marchant. Những người dân đó thuật lại rằng, ông bị vật xuống, nằm giữa đường, áo quần dơ nhớp, ông ta phải đứng lên.Đỗ Hiếu: Chính mắt Linh mục thấy điều gì? LM Nguyễn Văn Lý: Khi đi ra tôi thấy ông đứng đó chứ không bị vật, nhưng thấy ông vất vả lắm, ông đưa máy hình lên chụp hình, nhưng người ta cản trở, có một công an, cản trở ông bằng tiếng Anh, theo như tôi nghe được, hình như họ nói, tôi là một người tù, cho nên ông ta không được thăm. Trước đây khi tôi ra khỏi tù, chính bà Phó Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, vào thăm thì không thấy cản trở gì cả. Lần này thì họ nói tôi là một người tù, ông không được thăm. Rồi ông ta phản đối, thì họ dùng bạo lực khiêng ông ta vào xe, ông giẫy giụa, chống đối đến cùng, nhưng vì họ đông, cho nên họ cũng khiêng ông ta vào được. Ông ta rống lên phản đối một cách rất giận dữ và phẫn uất.
Đỗ Hiếu: Dù phản đối mạnh mẽ, tuy nhiên theo bản tin mà đài chúng tôi nhận được, ông Christian Marchant cũng bị công an áp giải lên xe đưa đi, điều đó có đúng không, thưa Linh Mục? LM Nguyễn Văn Lý: Sau cùng, tôi thấy họ cũng khiêng ông ta vào được trong xe, họ đóng cửa xe lại, nhưng vì ông ta giẫy giụa, chống trả cho nên có lẽ họ thấy chạy xe trong tình trạng đó thì nguy hiểm, vì vậy mà có nhiều công an cũng vào xe đó, một loại xe của công an, không phải xe Jeep, mà loại gì tôi cũng không rành lắm, không thuộc loại xe du lịch mà là xe công quyền. Thấy công an vào xe đó cùng ông ta, họ dùng biện pháp gì để khống chế ông ta, tôi không rõ. Dân chúng bên ngoài cũng không thấy rõ vì loại xe này có kính phản quang, bên trong nhìn ra được mà bên ngoài nhìn vào không được. Khoảng chừng 10 phút, hình như họ khống chế được ông ta, cho nên chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Đỗ Hiếu: Việc ông Christian Marchant bị ngăn chặn, sau đó có xô xát, rồi bị công an mang lên xe, chở đi, kéo dài chừng bao lâu, thưa Linh Mục? LM Nguyễn Văn Lý: Xô xát như vậy xảy ra kéo dài cũng gần một giờ đồng hồ, gần 11 giờ chiếc xe đó chạy đi rồi, bầu khí trở lại yên tỉnh dần dần. Công an còn đứng canh gác, trước công Nhà Chung, cũng khỏang 20 người, câu chuyện đó chỉ như thế thôi. Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Linh mục Nguyễn Văn Lý đã dành thời giờ cho RFA chúng tôi. LM Nguyễn Văn Lý: Xin cám ơn quý đài. Cám ơn tất cả những người đã nghe đài. Chúc mừng năm mới!Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phản đối công an VN hành hung viên chức Tòa đại sứ Mỹ
RFA 05.01.2011Trong một văn bản phổ biến tại thủ đô Washington chiều thứ Tư 5-1, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng phản đối việc công an Việt Nam hành hung viên chức Tòa đại sứ Mỹ, khi người này đến Huế thăm Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Photo courtesy U.S. Embassy Như tin chúng tôi đã loan tải vào chiều hôm qua linh mục Nguyễn Văn Lý mô tả lại việc ông Christian Marchant, tùy viên chính trị thuộc Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã bị công an hành hung, cản trở khi ông đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế. Theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant đã đi máy bay từ Hà Nội vào Phú Bài, rồi từ Phú Bài, thuê xe để đến cổng 69 Phan Đình Phùng, vào thăm LM Lý. Trước khi ông Christian Marchant dến thì đã có sẵn công an tai dây, họ ngăn cản không cho ông Christian Marchant vào. Cũng theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant bị xô đẩy, bị công an đánh trong khi có sự chứng kiến của hàng trăm người dân tại đây. Tại Washington DC vào lúc 1 giờ trưa tức 1 giờ khuya Việt nam, Bộ Ngoại Gao Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra tuyên bố với nội dung sau đây: "Chúng tôi nhận thức và quan ngại sâu sắc về vụ việc xảy ra và đã chính thức phản đối mạnh mẽ với chính quyền Việt Nam tại Hà Nội và đồng thời chúng tôi dự định sẽ đưa vụ việc lên Đại sứ Lê Công Phụng tại Washington vào ngày hôm nay. Các nhà ngoại giao được hưởng luật pháp quốc tế trong việc được bảo vệ đặc biệt để chống lại sự tấn công. Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm phải có các bước thích hợp để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công về người, tự do và nhân phẩm của các nhà ngoại giao". Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
# Hà N?i L?i Gi? Trò Luu Manh M?t L?n N?a
# Ha` No^.i La.i Gio+? Tro` Lu+u Manh Mo^.t La^`n Nu+~a
# VN Ca^`n Che^' Ta`i Ca'c Co^ng Ty Mo^i Gio+'i Xua^'t Kha^?u Lao Ddo^.ng
Việt Nam Cần Chế Tài Các Công Ty Môi Giới Xuất Khẩu Lao Động
Trọng Thành
Lĩnh vực chống nạn buôn người, liên quan đến Việt Nam, trong năm qua, có một số biến chuyển đặc biệt. Theo báo chí trong nước, ngày 14/12/2010, tại Huế, một hội thảo quốc tế khẳng định "khuynh hướng (buôn người) đang gia tăng ồ ạt".
Tháng 6 năm 2010, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi, và nếu liên tục ở trong danh sách này hai năm, Việt Nam có thể bị đưa vào danh sách các nước bị chế tài đặc biệt.
Bộ Tư pháp Việt Nam đã soạn thảo một dự án luật phòng chống buôn người. Văn bản này đã được đưa ra Quốc hội bàn thảo và có kế hoạch thông qua vào đầu năm 2011.
RFI phỏng vấn luật sư Phan Quốc Cường, phụ trách Quản trị truyền thông và giao tế của BPSOS (Washington) để tìm hiểu rõ hơn tình hình hiện nay.
==> Bấm vào đây để theo dõi cuộc phỏng vấn.
Nguồn: RFI