Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

KHẨN >>> Hãy Ký Thỉnh Nguyện Thư Đòi Thả Ngay Nguyễn Thị Dung

Link http://www.petitiononline.com/DungMai/petition-sign.html



Please Release Mai Thi Dung

To:  Leaders around The World
Dear-Mr Nong Duc Manh, general secretary of the Communist Party. 
-Mr Nguyen Minh Triet, President of the Socialist Republic of Vietnam. 
-Mr Nguyen Tan Dung, Prime Minister of the Government of SRV. 
-Mr Nguyen Phu Trong, President of the National Association of Socialist government. 

-He Baan Kimoon, Secretary General of the United Nations. 
-The office of Human Rights. 
-Commission on Human Rights-United Nations. 
-Amnesty International Commission. 
-United State Congress, 
-National Association of the European Union. 
-Commission on International Religious Freedom Protection Government of the United States. 
-The religions in Vietnam and overseas. 

seek pardon Mai Thi Dung.

I was Le Quang Liem, 91 years old, the head of the Central Church of Hoa Hao Buddhism Plain (TT Hoa Hao) is not the Communist government of Vietnam (CSTV) admit, describe the following: 

Throughout a long history of 65 years (1945-2010), Hoa Hao Buddhism (Hoa Hao) is always a first victims of the tragic policies of the Communist Party grim. . . some typical cases of iron through the blood of strategies such as the following: 

Book I-Duc Huynh Phu, Hoa Hao is Catholic Home CSTV knock 2 times. First in September 1945 and the second on 17-4-1947 to February 25 leap year of the Pig and then CSTV always pursued the policy "the cessation of Hoa Hao" in any context, in every situation with every trick, conspiracy may be, except for post-fire.Thousands of Tri-II Worker, the Communist who was killed Hoa Hao. Thousands of families were the Hoa Hao melting of NAT. Right now there are many mass graves of victims of Hoa Hao body CS were killed, roughly as in `Thuan Phu (Dong Thap), also a grave with 467 bodies, sheet beam fog sun, moon for his wife and minnows. . . Schools Long (Can Tho). . . In Ben Tre, etc.. . . pens without any description. 

III-bold is from the date 30-4-75, CSTV blatant Hoa Hao harshly suppressed, may be said for a long time 24 years (1975-1999), Hoa Hao completely wiped out of the ranks as well as in all religious activities on the territory of Vietnam. By May 1999, before the power struggle peacefully but decisively Block TT Hoa Hao Church requires re-operation for Hoa Hao, the free world is concerned, communist authorities have launched staged Hoa Hao Central Committee Representative run by Nguyen Van Ton, a Communist Party member is 61 years old as the head of the party and 80% Tri Worker in the Hoa Hao Central Committee Representatives are also Communist Party members. . . to "seal" on the request from the Bloc TT Hoa Hao. 

This is a monster of ancient times because of death metal releases, from east to west, around the world has anyone found a religion, although a minority, again by a Communist Party leader who does not? Of course not! Both in the country also has no Vietnam. While the Hoa Hao religion is a nature peculiar nation, with 7 million members, is a process going on the length and depth of history, has a background teaching life full athletic director, adapted to the heart masses of degenerate time. Yet communist authorities tried to destroy. Why?


The more deeply sorrowful. This Board Representative Hoa Hao, the day the ceremony (26-5-99) Regulations promulgated Hoa Hao again, blatantly destroy all of the Hoa Hao tradition has ever done. This course of action to expose raw form is "tools" of the government program to "eradicate Hoa Hao."


Thus, Block TT Hoa Hao fierce struggle in the moderate and true spirit of the law by the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam regulations on "Religious Freedom" (article 70).


So, from May 1999, the country with two entities VN Hoa Hao, a Hoa Hao was staged by the authorities called a "state-owned Hoa Hao", two Hoa Hao Plain (TT Hoa Hao) by me (Le Quang Liem), Hoa Hao leaders nationwide by the General Assembly voted in 1970 and the continuous act until now.

IV-inspired To empower the Church Hoa Hao "owned", right arm led government applies a policy of "white terror" for our TT Hoa Hao. From 2000 to now, only in the last 10 years that have on the Hoa Hao TT 30can to prison with sentences from three years to life. 14 personnel are now also TT Hoa Hao is in jail in prison Xuan Loc (Dong Nai) and always being abused to the extent that sick people do die, notably when sick, only to be treated "through rates speakers taken "with purpose" Pop a shot dead a child. " Previously, Mr. Ha Hai, Church Clerk TT Hoa Hao Central jailed 5 years, detainees at the prison camp, Xuan Loc, the 3rd year yet because of abuse should be sick and die from lung cancer. Now turn Mai Thi Dung, TT Hoa Hao a female staff aggressively, actively fighting for the ideal "Religious Freedom" should be sentenced to 2 times. First sentenced to five years in prison, and during his time in prison were a court of CS to 6 years imprisonment, such as before after 11 years in prison and detained in Xuan Loc. Three years, Mai Thi Dung abused sick without the authorities to treat anything, even though the house several times and even asked for my (Le Quang Liem) is looking for every way to be Mai Thi Dung treatment, but the authorities are not met.


And that was clear that the SRV is a regime who do not love and who lack both the humanitarian spirit of the minimum required in any situation regardless of the environment regardless of life "community" of species people.


Mai Thi Dung is now dying, the authorities supposed to love people and people with CS should find every way to help victims seek medical care, whereas authorities in jail again "excess water turbidity drop the phrase" security Mai Thi Dung to sign a confession shall be considered to go to get treatment, for more than five years in prison, Mai Thi Dung refused to sign a confession, even though in prison do not know how many times required Mai Thi Capacity to sign confessions. Indeed, not only Mai Thi Dung, but also dozens of inmates are in prison at the Hoa Hao Xuan Loc prison camp are determined to not sign a confession. . . because actually the legal basis for what they are guilty? Crime requires Religious Freedom, Freedom of Religion "Yeah? Article 70 of the Constitution stipulated SRV striking black ink on white paper for? ? ? Before the live scene this morning filled Wrath death, tears of Mai Thi Dung, as "secondary care" and is the leader of Bloc TT Hoa Hao, my sincere and earnest appeal:


A)-The leadership of the Socialist Republic of Vietnam, open heart multiplication:


a. For a person coming to an end, but please give glory to the Mai Mai Thi Dung Thi Dung provides treatment in private hospitals may also be alive.


b. Stop the policy of abuse of prisoners of conscience "TT Hoa Hao" is life in the camp, Xuan Loc (Dong Nai) and elsewhere.


c-Terminate the policy to "eradicate Hoa Hao." . . Let's flip the back of the Hoa Hao believers is also clear that the yellow skin, cut the blood of the Hoa Hao believers as well as red blood President Ho Chi Minh, as Mr. Nong Duc Manh, as well as all of his. . . Also along the same lines as Lac Hong grandchildren. . . Why kill each other? ? ?


The Hoa Hao constant Pope passionate appeals:

. . . North-South across a variety Lac Hong,
 Forgive each other to live together.
 Unfortunately, each individual drop of blood peach,
 To bring him sprinkle blood on the enemy. . .

to the Spratly Islands, Paracel Islands, to keep the integrity of territory six northern border provinces, to not give in bauxite Highlands. . . have or more? And there is also the son-definition recorded in history forever VN, Lac Hong deserve with the traditional four thousand years of civilization, with a democratic tradition Dien Hong Meeting, with the glorious tradition resounding Bach Dang Giang, Dong Da. . .


In this case plead not met, Block TT Hoa Hao will do all I could do, even sacrifice, to demand justice, JUSTICE AND FREEDOM OF RELIGION.


B)-Secretary-General United Nations, the symbol for Peace, Justice, Freedom and human rights organizations, Human Rights, Human Rights Commission United Nations, Amnesty International Commission, National Association Europe, the World Freedom Congress, especially the Congress and the Committee to Protect Religious Freedom in the United States, because the spirit of humanitarianism, please use the prestige interfere with the communist authorities allow relatives Mai Thi Mai Thi Dung Dung is brought to patient treatment in private hospitals, may be a network to save the lives of unfortunate people have to live under a totalitarian regime. This is a matter of "HUMANITY" must be exercised regardless of the circumstances.


C)-The religion you are, VNTN Buddhist, Catholic, Cao Dai, Protestant, etc.. . in the spirit of religious communities, and disease correlation, would enthusiastically support the Hoa Hao desirably expressed "glory of religion" in the sky "Atheist" murky, gloomy country are covering Vietnam.


D)-The international media agencies please emulsion love "the oppressed", their strong support peaceful struggle for the 'humanitarian' TT Hoa Hao's blood volume to the final victory.


TT Hoa Hao in the name of the Church and personally, I respectfully ask him Secretary of the United Nations, the international human rights bodies, Human Rights Commission United Nations, Amnesty International Commission, European Parliament, the National Assembly and the Committee to Protect Religious Freedom in the United States, National Congress of the Free World, the international optical communication received here sincere gratitude and deepest of the 7 million Hoa Hao followers, and Please accept also "Words SOS" of the Hoa Hao, a religious being "cruel bind" iron fist in the blood of the Communist Party, are being "squeezed almost, choking" under the totalitarian regime SRV's going to kill slowly.


But the spirit of tenacity, indomitable, 7 million Hoa Hao followers to pass though the fire burns hot oil, the birth death was determined to protect the Hoa Hao everlasting immortality and development trend of the times.


THE ORGINAL IN VIETNAMESE:
PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY
CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP
LỜI KHẨN CẦU BỨC XÚC

--------------------

Kính gởi: -Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN.
-Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước CHXHCNVN.
-Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chánh Phủ CHXHCNVN.
-Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch Quốc Hội CHXHCNVN.

Đồng Kính Gởi:

-Ngài Baan Kimoon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.
-Các cơ quan Quốc Tế Nhân Quyền.
-Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
-Ủy Hội Ân Xá Quốc Tế.
-Quốc Hội Hoa Kỳ,
-Quốc Hội Liên Hiệp Châu Âu.
-Ủy Hội Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Chánh Phủ Hoa Kỳ.
-Các tôn giáo bạn tại Việt Nam và hải ngoại.
Trích yếu: v/v xin ân xá Mai Thị Dung.

Tôi là Lê Quang Liêm, 91 tuổi, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY (PGHH TT) không được nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) thừa nhận, xin trình bày sự việc sau đây:

Xuyên suốt một quá trình dài của lịch sử 65 năm (1945-2010) PHẬT GIÁO HÒA HẢO (PGHH) luôn luôn là một nạn nhân thê thảm nhất trước chủ trương nghiệt ngã của đảng CSVN . . . điển hình qua một số trường hợp sắt máu đại lược như sau đây:

I- Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ PGHH bị CSVN ám hại 2 lần . Lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1945 và lần thứ hai vào ngày 17-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi và sau đó CSVN luôn tiếp tục theo đuổi chủ trương “tận diệt PGHH” trong mọi bối cảnh, trong mọi tình huống với mọi thủ đoạn , âm mưu có thể được , để trừ hậu hoạn.

II-Hằng ngàn Trị Sự Viên, nhân sĩ PGHH bị CSVN giết. Hằng ngàn gia đình PGHH bị nhà tan cửa nát . Hiện giờ còn nhiều mồ chôn tập thể những thi hài nạn nhân PGHH bị CS giết, đại thể như ở tại Phú` Thuận (Đồng Tháp) còn một nấm mồ với 467 thi hài , dầm sương dãi nắng , chơ vơ cùng tuế nguyệt . . . Ở Trường Long (Cần Thơ) . . . ở Bến Tre, v.v. . . . không bút mực nào tả xiết.

III-Đậm nét nhất là từ sau ngày 30-4-75, CSVN trắng trợn thẳng tay triệt tiêu PGHH, có thể nói là suốt một thời gian 24 năm dài (1975-1999) PGHH như hoàn toàn bị xóa tên trong hàng ngũ cũng như trong mọi sinh hoạt tôn giáo trên đất nước VN.

Đến tháng 5 năm 1999, trước sức tranh đấu ôn hòa nhưng quyết liệt của Khối PGHH TT đòi tái phục hoạt Giáo Hội PGHH, được thế giới tự do quan tâm , nhà cầm quyền CSVN phải dàn dựng cho ra đời Ban Đại Diện PGHH Trung Ương do Nguyễn Văn Tôn , một đảng viên CS có 61 tuổi đảng làm Hội Trưởng và 80% Trị Sự Viên trong Ban Đại Diện PGHH Trung Ương này cũng đều là đảng viên CS . . . để “trám” vào sự đòi hỏi của Khối PGHH TT.

Đây là một cái quái thai của thời đại vì tử cổ chí kim , từ đông sang tây , khắp thế giới có ai thấy có một tôn giáo nào , dù là thiểu số , lại do một đảng viên CS lãnh đạo không? Tất nhiên là không! Cả ở trên đất nước VN cũng không hề có . Trong lúc PGHH là một tôn giáo mang bản chất đặc thù dân tộc, có 7 triệu tín đồ , có một quá trình đi vào chiều dài và chiều sâu của lịch sử , có một nền giáo lý Đời Đạo lưỡng toàn, thích nghi với tâm lý quảng đại quần chúng thời mạt pháp. Thế mà nhà cầm quyền CSVN lại cố tâm tiêu diệt. Tại sao ?

Càng vô cùng oái oăm. Ban Đại Diện PGHH này, ngay ngày lễ ra mắt (26-5-99) lại ban hành Quy Chế PGHH , trắng trợn hủy bỏ tất cả truyền thống của PGHH đã có từ trước đến giờ. Hành động này đương nhiên để lộ nguyên hình là “công cụ” của nhà cầm quyền trong chương trình “TIÊU DIỆT PGHH”.

Do đó, Khối PGHH TT phải tranh đấu quyết liệt trong tinh thần ôn hòa và đúng với luật pháp do Hiến Pháp của nước CHXHCNVN quy định về “TỰ DO TÍN NGƯỠNG” (điều 70).

Cho nên, từ tháng 5 năm 1999, trên đất nước VN có 2 thực thể PGHH, một là PGHH do nhà cầm quyền dàn dựng gọi là “PGHH quốc doanh” , hai là PGHH THUẦN TÚY (PGHH TT) do tôi (Lê Quang Liêm) lãnh đạo do Đại Hội PGHH toàn quốc bầu chọn từ năm 1970 và liên tục hành sự cho đến bây giờ.

IV-Để hà hơi tiếp sức cho Giáo Hội PGHH “quốc doanh” , nhà cầm quyền CSVN thẳng tay áp dụng chính sách “khủng bố trắng” đối với PGHH TT chúng tôi. Từ năm 2000 đến nay, chỉ trong vòng 10 năm mà có trên 30cán bộ PGHH TT phải vào tù với những bản án từ 3 năm đến chung thân.

Hiện giờ còn 14 cán bộ PGHH TT đang ở tù tại trại tù Xuân Lộc (Đồng Nai) và luôn luôn bị ngược đãi đến mức độ có người phải lâm bịnh mà chết , đáng kể là khi bị bịnh thì chỉ được chữa trị “qua loa lấy lệ” với mục đích “chết một con nhòn một mũi” . Trước đây Ông Hà Hải , Chánh Thư Ký Giáo Hội Trung Ương PGHH TT bị án tù 5 năm, giam ở trại tù Xuân Lộc, đến năm thứ 3 thì cũng vì bị ngược đãi nên phải mắc bịnh ung thư phổi mà chết.

Bây giờ lại đến phiên Mai Thị Dung, , một nữ cán bộ PGHH TT năng nổ, tích cực tranh đấu vì lý tưởng “TỰ DO TÔN GIÁO” nên bị kêu án đến 2 lần. Lần thứ nhất phải lãnh án 5 năm tù giam , và trong thời gian ở tù lại bị tòa án CS kết thêm một án tù 6 năm , như vậy là trước sau 11 năm và bị giam ở trại tù Xuân Lộc. Ba năm qua, Mai Thị Dung bị bạo bịnh mà không được giới hữu trách cho chữa trị gì hết, mặc dù người nhà nhiều lần khẩn cầu và cả đến tôi (Lê Quang Liêm) cũng tìm đủ mọi cách để cho Mai Thị Dung được chữa trị, nhưng đều không được nhà cầm quyền đáp ứng.

Sự thể này đã rõ ràng rằng : CHXHCNVN là một chế độ không tình người và người, thiếu cả tinh thần nhân đạo tối thiểu phải có trong bất luận tình huống nào trong bất luận môi trường nào của cuộc sống “cộng đồng” của loài người.

Nay thì Mai Thị Dung sắp chết, đáng lý nhà cầm quyền CS với tình người và người nên tìm đủ mọi cách để giúp đỡ nạn nhân đi chữa trị , trái lại giới hữu trách ở trại giam lại “thừa nước đục thả câu” bảo Mai Thị Dung phải ký giấy nhận tội thì mới được cứu xét đến việc đi chữa bịnh, vì đã hơn 5 năm ở tù Mai Thị Dung không chịu ký giấy nhận tội, dù rằng ở trại giam không biết bao nhiêu lần bắt buộc Mai Thị Dung phải ký giấy nhận tội .

Thực ra, không chỉ có Mai Thị Dung mà cả hằng chục tù nhân PGHH đang ở tù tại trại giam Xuân Lộc đều nhất quyết không ký giấy nhận tội . . . vì thực sự trên cơ sở pháp lý họ có tội gì? Tội đòi hỏi Tự Do Tín Ngưỡng, Tự Do Tôn Giáo” ư ? Điều 70 của Hiến Pháp nước CHXHCNVN quy định rành rành trên giấy trắng mực đen để làm gì ? ? ?

Trước cái cảnh nay sống mai chết ngập tràn uất hận , đầm đìa nước mắt của Mai Thị Dung ,với tư cách là “dưỡng phụ” đồng thời là người lãnh đạo Khối PGHH TT, tôi thành khẩn và tha thiết thỉnh cầu:

A)-Giới lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN hãy mỡ lòng nhơn:

a- Đối với một người sắp lìa bỏ cõi đời mà vui lòng cho người nhà Mai Thị Dung đem Mai Thị Dung điều trị ở bịnh viện tư may ra còn được sống sót để nhìn thấy “NGÀY TRỔI DẬY” của đất nước con Hồng cháu Lạc.

b-Hãy chấm dứt những chủ trương ngược đãi những tù nhân lương tâm “PGHH TT” đang thọ hình ở trại tù Xuân Lộc (Đồng Nai) và ở các nơi khác.

c-Hãy chấm dứt chủ trương “TIÊU DIỆT PGHH” . . . Hãy lật cái lưng của người tìn đồ PGHH ra thì rõ ràng cũng là da vàng, cắt lấy máu của người tín đồ PGHH cũng là máu đỏ như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, như Ông Nông Đức Mạnh, cũng như tất cả các ông . . . Cũng cùng là dòng giống con Hồng cháu Lạc . . . Tại sao lại phải giết nhau ? ? ?

Đức Giáo Chủ PGHH hằng tha thiết kêu gọi:
. . . Khắp Bắc Nam Lạc Hồng một giống,
Tha thứ nhau để sống cùng nhau.
Tiếc nhau từng giọt máu đào,
Để đem máu ấy rưới vào địch quân. . .

để bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa, để giữ vẹn bờ cõi 6 tỉnh biên giới phía Bắc, để không phải nhượng bộ bauxite Tây Nguyên . . . có phải hay hơn không? Và đó cũng là những nét son ghi vào lịch sử VN muôn đời, xứng đáng là con Hồng cháu Lạc với truyền thống 4 ngàn năm văn hiến , với truyền thống dân chủ Hội Nghị Diên Hồng, với truyền thống hiển hách chiến công oanh liệt Bạch Đằng Giang, Đống Đa . . .

Trong trường hợp khẩn cầu này không được đáp ứng, Khối PGHH TT sẽ làm tất cả những gì có thể làm được , kể cả sự hy sinh, để đòi hỏi CÔNG BÌNH, CÔNG LÝ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO.

B)-Ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, biểu tượng cho Hòa Bình, Công Lý, Tự Do và quyền làm người, các tổ chức Nhân Quyền, Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Ủy Hội Ân Xá Quốc Tế, Quốc Hội Châu Âu, các Quốc Hội Thế Giới Tự Do, nhất là Quốc Hội và Ủy Ban Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ , vì tinh thần nhân đạo, vui lòng dùng uy tín can thiệp với nhà cầm quyền CSVN cho phép thân nhân Mai Thị Dung được đem Mai Thị Dung đi chữa trị bịnh ở các bịnh viện tư, may ra cứu sống được một mạng người bất hạnh phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Đây là một vấn đề “NHÂN ĐẠO” phải được hành sử bất luận trong tình huống nào.

C)-Các tôn giáo bạn, Phật Giáo VNTN, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Tin Lành, v.v. . . trong tinh thần cộng đồng tôn giáo , đồng bịnh tương liên, xin nhiệt tình ủng hộ PGHH khêu tỏ “ánh hào quang tôn giáo” trong bầu trời “VÔ THẦN”âm u, ảm đạm đang bao trùm đất nước VN.

D)-Các cơ quan truyền thông quốc tế vui lòng nhũ tình thương “người bị áp bức” , nhiệt tình ủng hộ cuộc tranh đấu ôn hòa vì tính ‘nhân đạo” của Khối PGHH TT mau đến thắng lợi cuối cùng.

Nhân danh Giáo Hội PGHH TT và cá nhân , tôi kính xin Ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc , các cơ quan quốc tế nhân quyền, Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc , Ủy Hội Ân Xá Quốc Tế, Quốc Hội Châu Âu, Quốc Hội và Ủy Ban Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ, Quốc Hội các Quốc Gia Thế Giới Tự Do, các cơ quang truyền thông quốc tế nhận nơi đây lòng tri ân chân thành và sâu sắc nhất của 7 triệu tín đồ PGHH , đồng thời cũng xin nhận nơi đây “LỜI KÊU CỨU” của PGHH, một tôn giáo đang bị “trói buộc nghiệt ngã” trong bàn tay sắt máu của đảng CSVN, đang bị “bóp hầu, bóp cổ” dưới chế độ độc tài toàn trị của CHXHCNVN phải đi dần đến tiêu diệt.

Nhưng với tinh thần kiên cường, bất khuất , 7 triệu tín đồ PGHH dù phải vượt lửa bỏng dầu sôi, vào sanh ra tử vẫn quyết tâm bảo vệ PGHH trường tồn bất diệt và phát triển theo xu thế thời đại.

Việt Nam, ngày 10 tháng 11 năm 2010.


Sincerely,

Lại thêm một nữ sinh bị hành hung, xé áo

,

Sáu kẻ lạ mặt đã tấn công dã man một nữ sinh 16 tuổi, xé quần áo, cắt tóc trước sự chứng kiến của không ít người dân.

Thông tin trên được báo Dân Việt đưa ngày 14/11. Nạn nhân là Trần Thị Q., học sinh lớp 11 B11, Trường THPT Nghèn huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

Theo tin ban đầu mà báo này ghi nhận được, vụ việc xảy ra cách đây đã 1 tuần, vào sáng 7/11, khi nữ sinh Trần Thị Q. nhờ một người hàng xóm chở ra chợ Vinh (TP Vinh, Nghệ An) mua quần áo, trên đường về có ghé tham quan khu di tích Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân.

Khi hai người vừa ra khỏi cửa khu di tích thì bị một nhóm 6 người cả nam lẫn nữ xông vào đánh đập dã man. Một số người trong nhóm này thậm chí còn xé rách quần áo, dùng kéo cắt đứt mái tóc của Q.

Theo Dân Việt, nạn nhân đã ngất xỉu ngay tại chỗ. Đến lúc này, người dân địa phương mới xúm lại can ngăn và đưa Q. đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc.

VietNamNet cũng từng đưa tin, vài tháng trở lại đây, liên lục xảy ra các vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng và hạ nhục giữa đường gây bất bình trong dư luận.

Nổi bật nhất là 2 vụ tại Nghệ An (vào giữa tháng 9) và Quảng Ninh (cuối tháng 10). Sau nhiều vụ xảy ra, các trường đã có nhiều biện pháp quản lý, giáo dục nhưng hầu như đâu lại vào đó. Chỉ một thời gian sau, lại liên tiếp xuất hiện trên mạng, trên báo các thông tin nữ sinh bị bạn và các nhóm "anh chị" đã bỏ học đánh hội đồng.

  • V.T (Tổng hợp)

Phó Chủ tịch quận... suýt 'lộ bí mật quốc gia'

,

 – Vì một sai sót hy hữu ở khâu đánh máy, Phó Chủ tịch quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) suýt bị khép vào tội danh "tiết lộ bí mật Quốc gia".

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đức Hải – Phó Chủ tịch quận Hoàng Mai ngỡ ngàng khi thấy nội dung mình phạm tội "vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật Nhà nước" theo điều 264 – Bộ Luật hình sự.

Đó là nội dung của điều luật 264 được ghi tại Công văn số 790/CAHM (AN) ngày 18/10/2010 về việc trả lời nội dung đơn thư tố cáo của người dân do Trưởng công an quận Hoàng Mai, thượng tá Phạm Văn Tỉnh ký.

Mô tả ảnh.Mô tả ảnh.

Phó chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Đức Hải và Chủ tịch phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) Nguyễn Tiết Cương.

Theo nội dung công văn này, công an quận Hoàng Mai nhắc lại việc đại diện dân làng Hoàng Mai tố cáo ông Hải và ông Cương tội danh "hủy hoại tài sản và đập phá mồ mả" theo điều 143 và điều 264 (Bộ Luật hình sự).

Công an quận Hoàng Mai khẳng định: theo hồ sơ điều tra của công an quận Hoàng Mai, ông Hải, ông Cương không vi phạm tội danh này theo đơn thư tố có của người dân. Đồng thời, dân làng Hoàng Mai tố cáo ông Hải, ông Cương vi phạm tội danh các điều 143, 264 là không có cơ sở.

Công văn trả lời này được gửi tới ông Hoàng Đình Tú, đại diện người dân làng Hoàng Mai.

Ngày 29/10/2010, các ông Vũ Đình Dậu, Hoàng Đình Tú, bà Bùi Thị Hải đại diện tập thể người dân làng Hoàng Mai tiếp tục gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng. Đây cũng là đơn tố cáo lần thứ 3 trong năm 2010 do dân làng Hoàng Mai đứng đơn.

Trong nội dung các lá đơn trước và cả trong lá đơn lần này, đại diện dân làng Hoàng Mai tố cáo Phó Chủ tịch quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Đức Hải và Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ vi phạm tội danh hủy hoại tài sản và đập phá mồ mả theo điều 143 và 246 (Bộ Luật hình sự).

Ông Dậu phân tích: công văn trả lời đơn thư tố cáo của chúng tôi, công an quận Hoàng Mai nhắc đến các điều 143 và điều 264 (Bộ Luật Hình sự). Điều 264 quy định tội danh "Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước".

"Nếu như thế, cơ quan điều tra Công an quận Hoàng Mai đã làm lệch hồ sơ điều tra vụ án" - ông nói.

Mô tả ảnh.

Công văn số 885 ngày 08/11/2010 với nội dung trả lời đơn thư người dân và đình chính lại sai sót do soạn thảo văn bản của công văn số 790 của CA quận Hoàng Mai.

Mô tả ảnh.

Công văn số 790 về việc trả lời người dân của C.a quận Hoàng Mai đã sai sót trong khi đánh máy khiến ông Phó Chủ tịch quận và Chủ tịch phường suýt bị mắc nhầm tội danh.

Trước thông tin này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đức Hải giật mình: Tôi không biết đến công văn này, và càng không biết việc vi phạm "Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước" theo điều 264. Việc trả lời đơn thư tố cáo của người dân làng Hoàng Mai là nhiệm vụ và công việc của Công an quận Hoàng Mai, không liên quan tới nhiệm vụ, thẩm quyền, chức năng của UBND quận".

Ngay sau khi biết được thông tin này, ông Hải đã lập tức xác minh, kiểm tra qua Công an quận Hoàng Mai và được trả lời: đó là lỗi của nhân viên đánh máy, công an quận Hoàng Mai đã có sơ suất trong việc kiểm tra, rà soát lại văn bản trước khi thủ trưởng cơ quan đóng dấu, ký tên để chuyển đến người dân.

Trung tá Nguyễn Văn Đoan, Đội phó Đội an ninh (Công an quận Hoàng Mai) xác nhận: chúng tôi đã có sơ suất trong việc soạn thảo văn bản. Đây là lỗi của người đánh máy đã đánh nhầm vị trí số "4" và số "6", khiến Điều 246 thành điều 264. Và, hai điều này tại Bộ Luật Hình sự là hoàn toàn khác nhau.

Ngày 08/11/2010, Công an quận Hoàng Mai đã ban hành công văn số 885/CAHM (AN) về việc đính chính công văn số 790/CAHM (AN) ban hành ngày 18/10/2010 về việc trả lời đơn thư tố cáo của người dân. Trong công văn mới này, CA Hoàng Mai đã sửa sai về việc đánh nhầm điều 246 thành điều 264.

"Đây là sai sót trong việc soạn thảo văn bản do vô ý. Chúng tôi đã ngay lập tức sửa sai khi phát hiện. Về cơ bản, hồ sơ của cơ quan điều tra vẫn là căn cứ để công an Hoàng Mai trả lời đơn thư tố cáo của công dân!" – Trung tá Nguyễn n Đoan thông tin.

  • Kiên Trung

Thiếu nữ giết cha vì bị mắng ăn mặc hở hang

,

Bị cha ruột la mắng, tát cho hai cái vì ăn mặc hở hang lại còn cãi láo, Yến cầm dao đâm trúng ngực cha.

Thông tin trên được báo Dân Việt đưa ngày 14/11. Vụ việc đau lòng khiến dư luận vô cùng phẫn nộ xảy ra tại Long An vào tối 13/11.

Theo báo này, ngày 14/11, cơ quan điều tra công an huyện Tân Trụ, Long An đã bắt khẩn cấp Trần Thị Kim Yến, 16 tuổi, ngụ ấp Bình Điện, xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ về hành vi giết người.

Điều đau lòng khiến dư luận phẫn nộ bởi nạn nhân bị giết chết chính là cha ruột của Yến.

Trước đó, lúc 19 giờ 20 phút tối 13/11, sau khi đi chơi với bạn bè trở về nhà, Yến đi vào buồng để thay quần áo, nhưng lúc ra khỏi buồng chỉ mặc áo mà không mặc quần.

"Ông Trần Văn Đẹp, 59 tuổi, cha ruột của Yến thấy con gái lớn mà mất lịch sự liền mắng vài lời. Bị ông Đẹp tát hai cái vì tội cãi láo, Yến chụp con dao đâm ông Đẹp thủng tim chết trên đường đi cấp cứu" - Dân Việt đưa tin.

Trước đó, vào 24/9, VietNamNet cũng đưa tin về một thiếu nữ vì không chịu được cảnh cha đánh mẹ nên đã dùng gỗ đập vào đầu cha đến chết. Sau khi biết tin cha chết, Bùi Thị Giang (SN 1991, trú tại Kim Bôi, Hòa Bình) đã đến cơ quan công an tự thú và ngày 24/9 đã phải ra hầu tòa vì tội giết người.

Với những tình tiết từ cuộc sống của gia đình bị cáo, TAND tỉnh Hoà Bình nhận định bị cáo Bùi Thị Giang phạm tội "Giết người" trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tuyên phạt Giang 2 năm tù giam cho tội ác của mình.

Đưa về vụ việc này, GĐXH cho hay, tại phiên tòa, Giang nhiều lần bật khóc khi nói về cuộc sống của mình trước đây. Tuy nhiên, cô cũng thốt lên những lời sám hối muộn mằn: "Nhớ lại những ngày mẹ con bị cáo bị bố hành hạ tới mức có những lúc tưởng chừng như mẹ đã chết, trời mưa phải ôm quần áo bỏ nhà đi, phải chui chỗ này, trốn chỗ khác, bị cáo thấy thương mẹ và giận bố lắm. Nhưng dù thế nào đi nữa thì bị cáo đã phạm phải tội lớn nhất đời người là bất hiếu và sẽ không bao giờ bị cáo tìm lại được cha mình nữa...".

  • V.T (tổng hợp)

Công trình nhà khách Cần Thơ hơn 1.000 tỷ đồng: Mới khởi công đã... bán thầu?!

ứ bảy, 13/11/2010, 02:43 (GMT+7)

Dự án xây dựng công trình nhà khách Cần Thơ với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vừa khởi công hơn 2 tháng tại huyện Phong Điền đã có nhiều khuất tất ngay giai đoạn san lấp mặt bằng. Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc phó giám đốc đơn vị được chỉ định thầu đã sang tay cho "sân sau" là công ty tư nhân của vợ mình thực hiện, có dấu hiệu gây thiệt hại ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. 

Vừa đá bóng vừa thổi còi

Dự án xây dựng Nhà khách Cần Thơ quy mô 12,6 ha tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền được UBND TP Cần Thơ phê duyệt và giao Văn phòng Thành ủy làm chủ dự án, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn một (2010 – 2012), vốn ngân sách đầu tư 113,5 tỷ đồng, có 12 hạng mục: San lấp mặt bằng , cổng tường rào, khu biệt thự, khu hội họp... Giai đoạn hai gồm những hạng mục cao cấp: khách sạn năm sao, nhà công vụ; khu liên hợp thể thao giải trí... sẽ được mời gọi đầu tư; kinh phí trên 1.000 tỷ đồng…

Khi tiến hành hạng mục san lấp mặt bằng với số tiền 15,236 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT), chủ dự án không đấu thầu mà chỉ định đơn vị kinh tế trực thuộc là Công ty Cataco làm trọn gói. Sau đó, ông Lê Văn Mười, Tổng giám đốc Công ty Cataco, ký quyết định giao Xí nghiệp xây dựng Cataco (thuộc Công ty Cataco) thực hiện. Quyết định nêu rõ: "Giám đốc Xí nghiệp xây dựng chịu trách nhiệm triển khai thi công, tổ chức phương án thi công xuống các đội; giám sát công trình về tiến độ, chất lượng theo thiết kế, dự toán được duyệt…".

Nhưng thực tế trái ngược hoàn toàn. Ngày 5-8-2010, một ngày sau khi có quyết định từ Công ty Cataco, ông Ngô Tấn Tộ, Giám đốc Xí nghiệp xây dựng Cataco, cùng phó giám đốc Võ Minh Tuân đại diện tổng đội thi công (dù tổng đội này chưa có quyết định thành lập) ký thỏa thuận thi công. Theo đó, sau khi trừ tổng chi phí 2,5% (gần 381 triệu đồng), XN khoán cho đội thi công san lấp mặt bằng với giá 14,855 tỷ đồng (chưa tính thuế VAT).

Cùng ngày 5-8, Giám đốc Xí nghiệp xây dựng Cataco Ngô Tấn Tộ ký quyết định, giao ông Võ Minh Tuân làm đại diện tổng đội thi công công trình này. Quyết định phân công ông Võ Minh Tuân cùng các đội thuộc Xí nghiệp xây dựng Cataco thi công. Thế nhưng, ông Võ Minh Tuân đã đưa gói thầu cho Công ty cổ phần Công nghiệp xây dựng Tín Phát (số 55E, đường CMT8, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) thực hiện… trong khi các đội thi công của Xí nghiệp xây dựng Cataco thiếu việc làm, gây nhiều bức xúc…

Công trình nhà khách Cần Thơ vừa được khởi công ngày 21-8-2010, nay đã xảy ra nhiều khuất tất.

"Sân sau" của phó giám đốc 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Tín Phát được Sở KH-ĐT TP Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 12-10-2009 và đổi lại lần 2 vào ngày 2-10-2010, với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Đặc biệt, 3 cổ đông sáng lập của công ty này đều là người nhà của Phó giám đốc Xí nghiệp xây dựng Cataco Võ Minh Tuân. Bà Ngô Thu Nguyệt, Chủ tịch HĐQT công ty, là vợ ông Tuân; ông Võ Hoàng Tân (thành viên) là anh ruột và Nguyễn Hoàng Phương Thanh (thành viên) là cháu.

Hợp đồng ký ngày 6-8-2010 (chỉ 1 ngày sau khi ông Tuân được giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng). 3 ngày sau, Công ty Cataco chuyển cho Công ty Tín Phát 500 triệu đồng. Ngày 11-10-2010, công ty này xuất hóa đơn cho Công ty Cataco với số tiền 6,74 tỷ đồng (theo hợp đồng đã ký kết ngày 6-8-2010) với giá 67.400 đồng/m³ cát (đã có thuế VAT)… Tính đến 30-10-2010, Công ty Cataco đã chuyển khoản cho Công ty Tín Phát hơn 12,35 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Đội trưởng đội san lấp, đại diện các đội thi công của Xí nghiệp xây dựng Cataco, bức xúc: "Phó giám đốc Võ Minh Tuân sang hết gói thầu về cho công ty vợ mình. Hiện đã hoàn tất tổng khối lượng san lấp theo thiết kế dự toán là 242.000m³ cát, tổng trị giá 16,308 tỷ đồng (theo giá 67.400 đồng/m³, đã có VAT), đang chờ nghiệm thu. Các đội của chúng tôi hoàn toàn không được tham gia dù đang rất cần việc làm".

Với kinh nghiệm 16 năm trong nghề, ông Nguyễn Việt Thắng quả quyết: "Vị trí thi công rất thuận lợi, chi phí thấp, nếu các đội thuộc Xí nghiệp xây dựng Cataco thực hiện, gói thầu san lấp mặt bằng chỉ khoảng 7,2 tỷ đồng (tương đương 30.000 đồng/m³ cát (thấp hơn 50% so với giá hợp đồng với Công ty Tín Phát)), vẫn đảm bảo chất lượng và có lời. Rõ ràng, ngân sách nhà nước mất rất nhiều, gần 8 tỷ đồng ở gói thầu này"…

Đặc biệt chú ý, việc ông Võ Minh Tuân chuyển giao gói thầu cho công ty vợ mình hết sức ngoạn mục. Sau khi tìm hiểu các đối tác chuyên cung ứng cát san lấp, ông Võ Minh Tuân đã đàm phán với Công ty Phú Thành (Trà Vinh) và xác định có đủ pháp nhân, đủ năng lực nên quyết định chọn mua cát từ công ty này. Nhưng thật bất ngờ khi ông Tuân không ký hợp đồng mua trực tiếp mà yêu cầu Công ty Phú Thành tìm đối tác có pháp nhân ở Cần Thơ để ký hợp đồng bán cát. Sau đó phía ông Tuân sẽ ký hợp đồng mua lại từ đối tác mà Phú Thành đã bán.

Không hiểu vô tình hay cố ý mà Công ty Phú Thành lại chọn ngay Công ty Tín Phát do vợ ông Tuân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị để bán cát. Và ông Tuân sau đó ký hợp đồng mua lại cát với công ty của vợ mình… Rõ ràng, thêm một khâu trung gian nữa tham gia hái "chùm khế ngọt" - gói thầu san lấp mặt bằng công trình nhà khách Cần Thơ.

BÌNH ĐẠI

Muối dư thừa nhưng vẫn nhập

TT - Tại xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi), đồng muối lớn nhất của Sa Huỳnh, những ngày này muối chất đống la liệt từ quốc lộ vào đồng muối, từ các đường xã đến sân nhà diêm dân.

Trước đó, đêm 9-11 mưa to lũ về, người dân không kịp trở tay nên gần 400 tấn muối của 40 hộ diêm dân bị nước lũ cuốn trôi. Trong đó, muối của dân ở các hợp tác xã sản xuất muối trôi trên 300 tấn, số muối còn lại bị ướt sũng và khả năng mất trắng.

Muối của diêm dân Phổ Thạnh phải chất đống dầm mưa lũ - Ảnh: T.Minh

Ông Trịnh Quốc Thiên, thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ, buồn bã: "Hơn 10 tấn muối chỉ sau một đêm trôi ra biển. Bao nhiêu công sức một năm lao động cật lực trên ruộng muối giờ trắng tay".

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh có hơn 800 hộ diêm dân với diện tích hơn 112ha, lượng muối sản xuất năm 2010 khoảng 9.000 tấn, tăng gần 150% so với năm trước nhưng giá bán tại ruộng chỉ 300-500 đồng/kg, bằng 25% so với năm trước và 50-75% giá thành sản xuất. Giá muối thấp cộng với việc không có đầu ra nên lượng muối tồn trong diêm dân Quảng Ngãi đến 4.500 tấn.

Ông Phan Huy Hoàng - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, nhìn nhận đời sống diêm dân của tỉnh hiện rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Được biết, hồi giữa tháng 6, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ 100% lãi suất cho diêm dân vay vốn đầu tư sản xuất muối đến cuối năm 2010; chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) mua tạm trữ 200.000 tấn muối cho diêm dân (20.000 tấn các tỉnh phía Bắc và 180.000 tấn các tỉnh phía Nam). Tuy nhiên, theo ông Hoàng, từ đó đến nay doanh nghiệp vẫn không mua ký muối nào.

Trong khi đó, theo ông Lê Văn Nghiêm - chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, tại hội nghị sơ kết ba năm thực hiện quy hoạch phát triển muối, bàn biện pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ muối do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, nhiều địa phương có muối tồn đọng bất ngờ khi nghe nhiều doanh nghiệp nhập khẩu muối.

Theo báo cáo của ông Phạm Ngọc Thảnh - chuyên viên cao cấp Cục Hóa chất (Bộ Công thương), nhu cầu muối năm 2010 là 454.000 tấn (sản xuất hóa chất 240.000 tấn và sản xuất, chế biến thực phẩm, hải sản 214.000 tấn) thì mua trong nước chỉ có 156.000 tấn, nhập khẩu đến 298.000 tấn.

Theo ông Nghiêm, loại muối sử dụng sản xuất, chế biến thực phẩm và hải sản (20 tỉnh có nghề muối với hơn 14.000ha) trong nước có thể đáp ứng được, cụ thể là chất lượng muối Sa Huỳnh có khả năng thỏa mãn yêu cầu này nhưng các doanh nghiệp lại nhập khẩu đến 88.000 tấn.

VIỆT HÙNG - TRÀ MINH

Nhập cả bắp cải, hành lá...

TT - Sau tăm tre, cà rốt, khoai tây... nhiều mặt hàng nông sản quen thuộc khác mà trong nước sản xuất được như: bắp cải, cải thảo, xà lách, hành lá... vẫn đang được nhập khẩu với số lượng tăng gấp nhiều lần so với hồi đầu năm nay. Trong đó, phần lớn mặt hàng trên đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Bắp cải và cà rốt Trung Quốc được chuyển về chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) - Ảnh: B.H.

>> Tăm tre, cà rốt... tiếp tục được nhập về TP.HCM

Không chỉ được nhập về bằng đường chính thức mà nhiều mặt hàng còn về VN bằng đường tiểu ngạch, hàng nhập lậu. Chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng.

Tăng cả số lượng lẫn chủng loại

Tại các chợ đầu mối ở TP.HCM như Bình Điền (Q.8), chợ Tam Bình (Q.Thủ Đức)... khoai tây, cà rốt, tỏi, hành, nấm... ngoại nhập tiếp tục tấn công hàng nội địa trên quy mô lớn. Anh Vũ Phương, tiểu thương chợ Bình Điền, cho biết do khoảng cách giá cả giữa hàng trong nước và hàng ngoại nhập khá xa như giá tỏi trong nước cao gấp đôi, giá cà rốt cao gấp rưỡi, khoai tây cao gấp đôi... nên đầu ra hàng nhập rất ổn định và ngày càng rộng.

Hàng nhập về vẫn chủ yếu qua hai nguồn từ cảng Cát Lái (Q.2) và các cửa khẩu phía Bắc. Trong đó, có đến 30% hàng được vận chuyển theo đường bộ từ phía Bắc vào. Theo anh Phương, hồi đầu năm cứ khoảng ba ngày sạp hàng của anh tiêu thụ một container 40 feet nhưng nay chỉ cần hai phiên chợ đêm là đã hết hàng.

Ông Nguyễn Bá Định, phó chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, cho biết các mặt hàng như văn phòng phẩm, bút, bì thư, miếng chùi xoong nồi, miếng rửa chén... vẫn được nhập khẩu về thường xuyên. Trong đó, các mặt hàng nông sản có mức tăng đột biến. Nếu như trong năm tháng đầu năm có khoảng 7.200 tấn cà rốt được nhập về, thì năm tháng tiếp sau đó 14.100 tấn cà rốt nhập khẩu từ Trung Quốc. Tổng cộng trong mười tháng đầu năm nay, lượng cà rốt nhập khẩu lên đến 21.300 tấn.

Hàng nông sản từ Trung Quốc thuế nhập chỉ 0%

Theo quy định hiện nay, nếu có C/O chứng minh xuất xứ, hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Trong khi đó, theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, tỏi, cà rốt, khoai tây... thuộc diện không bị đánh thuế giá trị gia tăng.

Riêng đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia... thuế suất nhập khẩu là 5%. Nhờ được hưởng mức thuế thấp, giá nhập khẩu lại rẻ nên hàng nông sản nhập khẩu luôn có giá rẻ hơn nhiều so với nông sản trong nước. Một số mặt hàng như bắp cải, cải thảo, bông cải... giá tương đương hàng Đà Lạt dù quãng đường vận chuyển xa hơn rất nhiều.

Tương tự, lượng hành nhập khẩu cũng tăng vọt từ 947 tấn trong năm tháng đầu năm nay lên đến 8.350 tấn, các loại nấm từ 887 tấn "nhảy" tới gần 7.740 tấn... Lượng táo, nhãn, me... nhập khẩu cũng tăng vùn vụt. Hầu hết mặt hàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Malaysia. Ở mặt hàng trái cây, ổi, mận Trung Quốc, cùng với chuối, thơm Philippines trước đây mới chỉ xuất hiện ở siêu thị và một số sạp bán lẻ, nay đã trở nên phổ biến tại các sạp trái cây.

Đáng chú ý, hàng nông sản nhập khẩu không chỉ là tỏi, khoai tây, cà rốt... mà nay còn phổ biến ở mặt hàng bắp cải, cải thảo, thậm chí xà lách, hành lá... Tại các chợ đầu mối, bắp cải, xá lách, cải thảo xuất xứ Trung Quốc ngày càng nhiều, được đóng trong các thùng xốp lớn, bảo quản lạnh với giá bán tương đương hàng VN.

Một cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho hay hồi đầu năm đa số nông sản nhập khẩu là mặt hàng củ quả, chỉ lác đác vài lô rau ăn lá. Nay rau nhập khẩu về ngày càng nhiều, không chỉ là buôn bán nhỏ lẻ của cư dân biên giới mà về bằng xe container.

Nhập 1.118 tấn... tăm tre

Hồi đầu năm nay, báo Tuổi Trẻ từng đề cập lượng tăm tre nhập về gây bất ngờ vì đây là mặt hàng truyền thống, VN có thế mạnh vùng nguyên liệu. Thế nhưng đến cuối tháng 10-2010, các cán bộ Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I lại tiếp tục bất ngờ vì số lượng nhập khẩu về tăng chóng mặt. Nếu như trong năm tháng đầu năm mới chỉ khoảng 82 tấn thì lượng nhập trong năm tháng tiếp đó tăng gấp 12,6 lần. Tính từ đầu năm đến nay, lượng tăm tre nhập khẩu đã lên đến 1.118 tấn.

Anh Trần Văn Phước, một nhà nhập khẩu tăm tre tại TP.HCM, cho biết để chiếm lĩnh thị trường, tăng lượng hàng vào VN, các đối tác của anh tiếp tục bán hàng với giá rẻ hơn, hiện khoảng 130 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với hồi giữa năm nay. Nhờ đó chỉ sau vài tháng xuất hiện tại một số siêu thị và cửa hàng tạp hóa, nay tăm tre nhập khẩu len lỏi vào hầu khắp các chợ bán lẻ, cửa hàng tạp hóa và siêu thị.

Theo một cán bộ ngành kiểm dịch thực vật tại TP.HCM, sở dĩ tình trạng nhập khẩu nông sản ngày càng ồ ạt là bởi các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật vẫn chưa được áp dụng. Nông sản nhập khẩu vào VN quá dễ dàng, không có quy định nhiều về chủng loại, mẫu mã, và khâu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm còn thực hiện sơ sài. Hàng qua cửa khẩu chỉ thử nhanh, còn hàng về cảng chỉ kiểm dịch sâu bệnh.

Anh Vũ Phương cho hay hàng nhập về không cần giấy chứng nhận kiểm dịch của nước sản xuất, chỉ cần kiểm dịch sâu bệnh đạt là có thể vào VN, bất chấp có dư lượng hóa chất bảo quản hay không. Trong khi đó, trên thị trường người tiêu dùng trong nước vẫn chưa có cơ sở phân biệt hàng nội - hàng ngoại khi quy định về thông tin xuất xứ vẫn chưa được tiểu thương áp dụng phổ biến với hàng nông sản.

BẠCH HOÀN

Thủy điện xả lũ: mạnh ai nấy làm

T - Thời gian qua, liên tục các vụ thủy điện xả lũ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Liên quan tới vấn đề này, ông PHẠM HỒNG GIANG - chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, phó chủ tịch Hội Đập lớn thế giới - nói:

>> Nước lũ xé nát quốc lộ 1A

Ông PHẠM HỒNG GIANG - chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, phó chủ tịch Hội Đập lớn thế giới

- Qua thực tế việc xả lũ của các hồ thủy điện, tôi thấy chúng ta đang có bất cập trong quản lý, vận hành các hồ thủy điện, đặc biệt chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống lũ. Người dân ở hạ du nhiều nơi bị ảnh hưởng sau khi các hồ thủy điện xả lũ. Chuyện này năm ngoái đã nói nhưng đến nay vẫn thấy còn rất nhiều lỗ hổng. Tôi ngại rằng giờ đang lũ thì còn có ai đó nói chuyện trách nhiệm, hết lũ thì mọi việc lại đâu vào đấy, chẳng ai để ý cả.

Trước đây chúng ta có Bộ Thủy lợi chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề liên quan đến nước. Bây giờ Bộ Công thương chỉ quản phần của bộ như thủy điện, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản các hồ sử dụng cho nhiều mục đích, Bộ Giao thông vận tải thì lo chuyện đường sông. Vì thế, mạnh ai nấy làm. Địa phương thì lũ đến mới đi chống lũ. Tôi cho rằng chúng ta phải có một cơ quan chính thức của Nhà nước quản lý các nguồn nước một cách đồng bộ, chặt chẽ và có sự điều chỉnh hợp lý giữa các ngành

Ông Phạm Hồng Giang

* Thưa ông, thường chủ đầu tư nhà máy điện nói lũ về thì phải xả nước để đảm bảo an toàn cho đập, còn lãnh đạo địa phương cho rằng hồ thủy điện xả không đúng quy trình. Ý kiến của ông về chuyện này thế nào?

- Giữ đảm bảo an toàn cho đập thủy điện là đúng, nhưng lẽ ra phải dự báo tốt về mưa lũ để xả nước trong hồ trước khi lũ về, vừa để đảm bảo an toàn cho hồ vừa không ảnh hưởng tới hạ du. Chủ đầu tư bao giờ cũng muốn giữ mực nước hồ rất cao để ưu tiên cho sản xuất điện. Khi lũ cao thì mới xả, mà khi xả lại không thông báo cho người dân dưới hạ du nên không những không góp phần giảm nhẹ lũ mà còn làm thiệt hại cho người dân hạ du. Đấy là do chúng ta làm không tốt khâu quản lý vận hành hồ. Giữa địa phương và chủ đầu tư chưa có sự phối hợp trong công tác phòng chống lụt bão. Khi hồ thủy điện xả nước, tỉnh không nhận được thông tin và người dân lại càng thiếu thông tin.

Nguyên nhân không chỉ nằm ở việc quản lý vận hành hồ mà còn có cả từ khâu quy hoạch. Chúng tôi biết chẳng có ai tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về quy hoạch thủy điện, cứ có dự án xây dựng thủy điện là phê duyệt. Hiện có rất nhiều thành phần kinh tế đầu tư làm thủy điện nhưng chúng ta lại thiếu sót trong quy hoạch. Cả lưu vực sông như vậy thì phải tính xem những chỗ nào có thể làm thủy điện, chỗ nào không nên làm và công suất nhà máy bao nhiêu để đảm bảo cho phòng tránh lũ, tưới tiêu, phát điện, giảm diện tích ngập, bảo vệ môi trường, nhất là rừng... Nhưng quy hoạch hoặc là rất sơ sài, hoặc là chưa có. Một thiếu sót nữa là về mặt kỹ thuật. Nhiều đập thủy điện được phê duyệt nhưng chưa đảm bảo an toàn đập. Sự cố nghiêm trọng, kể cả vỡ đập ở một số đập nhỏ vừa qua cho thấy còn rất nhiều việc phải làm để khắc phục tình trạng này.

Chính phủ đã ban hành nghị định về an toàn đập nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt. Bình thường thì không ai quan tâm, đến khi lũ về thì không kịp nữa. Số lượng cán bộ chuyên môn tại địa phương rất ít, chuyên môn không vững. Sở Công thương là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo tỉnh vấn đề này nhưng lại thiếu chuyên gia giỏi về thủy văn, về dòng chảy, về an toàn đập.

* Đối với hoạt động của nhiều hồ thủy điện trên một lưu vực sông thì sao, thưa ông?

- Vấn đề này đúng là phải có quy định vì trên một dòng sông mà hồ ở trên xả vô tội vạ thì hồ bên dưới sẽ vỡ đập ngay. Hoặc nếu hồ trên xả, hồ bên dưới cũng xả thì người dân ở hạ du phải hứng chịu hết. Nếu các thủy điện trên một lưu vực sông của cùng một chủ đầu tư thì có thể đỡ phức tạp, còn của nhiều chủ đầu tư thì ai sẽ nghe ai? Do đó quy trình vận hành liên hồ cần phải có. Hay với một dòng sông đi qua nhiều tỉnh và nhà máy thủy điện ở tỉnh này, hạ du thuộc tỉnh kia thì quy trình vận hành phải được phê duyệt sao cho thể hiện được lợi ích và trách nhiệm của các địa phương. Điều này đã xảy ra đối với thủy điện Hố Hô, địa điểm đặt đập ở Quảng Bình, còn hạ du là Hà Tĩnh. Cách đây hơn một năm, chúng tôi có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị tỉnh phải đặc biệt quan tâm đến vận hành cũng như an toàn đập của thủy điện Hố Hô để hạn chế tác hại khi lũ về. Rất tiếc là sự cố vừa qua ở đập thủy điện Hố Hô đã gây nhiều thiệt hại.

* Ông nghĩ sao khi người dân không kiện được chủ đầu tư các nhà máy thủy điện vì không có quy định?

- Tôi cho rằng lẽ ra luật phải quy định vấn đề này để nếu một nhà máy thủy điện vận hành không tuân theo quy trình, làm ảnh hưởng đến hạ du thì phải bồi thường.

* Như ông nói thì Bộ Công thương sẽ phải là cơ quan chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của các đập thủy điện, cũng như việc quản lý quy trình vận hành hồ thủy điện?

- Bộ Công thương chịu trách nhiệm về quản lý quy hoạch, kỹ thuật và vận hành thủy điện theo chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ quy định. Bộ là cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này nên bộ phải có trách nhiệm trả lời trước dân. Bộ lo xây dựng một số nhà máy thủy điện lớn. Tuy nhiên việc kiểm tra, hướng dẫn các địa phương quản lý các nhà máy thủy điện nhỏ còn hạn chế. Các nhà máy thủy điện lớn đương nhiên có những vấn đề lớn và phức tạp, nhưng lại có điều kiện tập trung chuyên gia giỏi để giải quyết, thậm chí có tư vấn nước ngoài tham gia nên thường được nghiên cứu kỹ và vì thế có thể phần nào không đáng lo lắm. Trong khi đó ở địa phương thì như tôi đã nói, rất thiếu cán bộ có chuyên môn vững.

Khi đọc thông tin liên quan đến ảnh hưởng ở hạ du do thủy điện xả lũ, chúng tôi rất lo ngại nhưng cũng không thể làm gì hơn được vì ở nước ta chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền và những yêu cầu của xã hội đối với các hội khoa học, kỹ thuật chuyên ngành.

Không thể nói vô can

Trước thông tin từ hội thảo về công tác vận hành hồ chứa thủy điện do Bộ Công thương tổ chức ngày 13-11 cho rằng các thủy điện xả lũ không gây ngập lụt nặng, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã có ý kiến tỏ ra không đồng tình, đồng thời cho rằng không thể nói thủy điện vô can trước tình trạng lũ ngày càng hung hãn hơn.

TP Tuy Hòa ngập trong nước sau khi thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ vào ngày 2-11-2009 (ảnh chụp sáng 5-11-2009 từ máy bay trực thăng) - Ảnh: DUY THANH

Chiều 14-11, ông Nguyễn Bá Lộc - phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên - cho biết: "Tôi đã nói và giờ khẳng định lại rằng, ngày 2-11 thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ không báo cáo chính thức cho UBND tỉnh Phú Yên là sai quy trình vận hành liên hồ đã được Chính phủ ban hành".

Ông Lộc nói trước đây, hằng năm Phú Yên đều có lũ nhưng lượng nước đến và nước đi trên sông là bình thường. Còn trong hai năm 2009, 2010 lũ xuất hiện đột ngột, hung hãn hơn do có liên quan đến thủy điện xả lũ. Ông Lộc phân tích: "Nếu thủy điện theo dõi tốt dự báo thủy văn thì có thể đoán lũ và xả lũ trước khi lũ về để vừa đảm bảo lượng nước chứa trong hồ, vừa cắt lũ hiệu quả cho hạ du. Còn với cách làm như vừa rồi của thủy điện Sông Ba Hạ là giữ nước đến cao trình - có lẽ để đảm bảo lượng nước chạy máy - đến khi thấy lũ về lớn thì giật mình xả ào ạt khiến hạ du lãnh đủ. Cách làm như vậy là chỉ nghĩ đến lợi ích của thủy điện, trong khi vấn đề rất quan trọng là mệnh hệ của dân cư vùng hạ du chưa được họ quan tâm".

Ông Trần Công Danh, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Phú Yên, cũng nói hai đợt lũ đầu tháng 11 vừa qua ở sông Ba đều liên quan đến việc thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ.

Theo một thống kê, đỉnh lũ và lượng mưa trong vòng 10 năm, từ năm 2000 đến tháng 10-2010, được đo tại Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Phú Yên cung cấp, có thể thấy rõ ràng sự tác động của thủy điện đến lũ trên sông Ba. Thống kê này cho biết năm 2008 (khi thủy điện Sông Ba Hạ chưa hoạt động), lượng mưa cao nhất là 1.763,9mm thì đỉnh lũ trên sông Ba chỉ đạt hơn 3,4m. Nhưng năm 2009, lượng mưa chỉ 886mm, đỉnh lũ đạt đến 3,765m vào ngày 4-11, vùng hạ du phía nam tỉnh Phú Yên bị nhấn chìm một ngày sau khi thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ. Còn mùa lũ năm 2010, chỉ tính đến tháng 11 lượng mưa mới đạt 571,7mm, nhưng đỉnh lũ trên sông Ba đã đạt 3,485m vào ngày 2-11, ngày mà thủy điện Sông Ba Hạ xả với lưu lượng hơn 6.000m3/giây cùng thủy điện Sông Hinh xả 2.500m3/giây.

DUY THANH - ANH PHƯƠNG

Bà TRỊNH THỊ NGA (trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên): Cử tri rất bức xúc

"Tôi không đồng ý với ý kiến nói thủy điện không làm lũ hung hãn hơn ở hạ du. Thực tế tại Phú Yên thời gian qua cho thấy biến đổi khí hậu có làm tình hình lũ lụt căng thẳng nhưng thủy điện xả lũ khiến lũ ngày càng hung dữ hơn. Trong thảo luận về tình hình tài chính ngân sách tại kỳ họp thứ tám này, tôi đã có ý kiến về việc thủy điện xả lũ không có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương gây nguy hiểm cho hạ du. Thêm vào đó, đầu tư xây dựng thủy điện còn mang tính lợi ích cục bộ, địa phương chỉ thu tài nguyên nước, còn lại toàn bộ do trung ương thu. Đó là chưa nói khi thủy điện xả lũ, hệ thống đê kè chưa có kinh phí để kiên cố nên bị hư hỏng nặng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến chăn nuôi, trồng trọt của người dân vùng hạ du.

Tôi sẽ chất vấn trước Quốc hội về việc thủy điện xả lũ. Đấy là điều cử tri rất bức xúc, vì lũ về tự nhiên thì người dân có thể chủ động, nhưng khi có các nhà máy thủy điện thì người dân vùng hạ du luôn bị bất ngờ khi xả lũ, hoặc có được biết cũng không kịp trở tay do nước lũ về quá nhanh".

KHIẾT HƯNG thực hiện

Nước lũ xé nát quốc lộ 1A

* Hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt

TT - Trong hai ngày qua, mưa lũ lại tiếp tục hoành hành ở tỉnh Quảng Ngãi khiến tỉnh này đang phải đối mặt với cảnh ngập nước, tắc đường, nứt núi và nhiều khu vực đứng trước nguy cơ bị cô lập. Tính đến chiều 14-11, mực nước trên ba con sông lớn của Quảng Ngãi là Trà Bồng, Trà Khúc và sông Vệ đều vượt mức báo động 3.

Nước lũ tràn qua quốc lộ 1A đoạn ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi - Ảnh: Hải Luận

Nước dâng cao, nhà sập

Hiện giao thông trên quốc lộ 1A qua địa bàn TP Quảng Ngãi bị tê liệt do nước lũ đã tràn về. Quốc lộ đoạn cầu Cháy (xã Bình Hiệp) và đoạn quốc lộ 1A qua xã Bình Nguyên, Bình Sơn) nước lũ dâng cao hơn nửa mét làm giao thông bị tê liệt, khiến hàng trăm phương tiện lưu thông bị ách tắc kéo dài hàng chục kilômet dọc quốc lộ 1A.

 Lực lượng cảnh sát giao thông huyện Bình Sơn đã được huy động tại các điểm ngập trên quốc lộ 1A để không cho các phương tiện qua lại. Nước sông dâng cao đã khiến tất cả các xã trên địa bàn huyện Bình Sơn bị ngập nặng. Các tuyến đường từ trung tâm huyện về các xã cũng bị tê liệt do ngập sâu, nặng nhất là các xã khu đông huyện Bình Sơn. Tại chợ Châu Ổ, nước dâng cao gần 1m. Huyện Bình Sơn đã khẩn cấp di dời 300 hộ bị ngập sâu đến nơi an toàn.

Hiện có bốn nhà dân ở thôn Phước Thiện bị sập hoàn toàn, hàng chục ngôi nhà bị sập một phần, các tuyến đường đi Sơn Hà, Sơn Hà đi Sơn Tây cũng bị cô lập do nước tràn qua cầu Sông Rin.

Nước lũ khiến 8/11 hồ chứa nước trong tỉnh đã qua tràn, trong đó hồ chứa nước Đá Bàn, huyện Mộ Đức đang trước nguy cơ bị vỡ. Huyện Mộ Đức cũng đang triển khai phương án di dời 50 hộ dân ở khu vực gần đập để đảm bảo an toàn. Còn tại hồ chứa nước Thạch Nham, hồ chứa nước lớn nhất tỉnh, mực nước đã ở mức 24,3m, vượt ngưỡng 3,4m.

Ông Trương Ngọc Nhi, phó chủ tịch UBND tỉnh, đã chỉ đạo các địa phương phải khẩn trương di dời tất cả những hộ dân sống ven sông đến nơi an toàn trước 21g ngày 14-11, bởi theo nhận định, mực nước các sông đang dâng cao, đặc biệt sông Trà Bồng sẽ vượt mức trận lũ năm 1999. Lực lượng cảnh sát giao thông phải túc trực ngay điểm ngập trên quốc lộ 1A, cấm tuyệt đối các phương tiện qua vùng bị ngập, đồng thời bảo đảm an toàn tài sản cho hành khách trên xe trong thời gian dừng đợi nước lũ rút.

Lúc 10g ngày 14-11 tại xóm 3, thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, nước đổ từ núi xuống quá lớn đã làm sập chín ngôi nhà. Bà Nguyễn Thị Hồng kể lại trong nước mắt: "Cả nhà đang ăn cơm, nghe nước chảy xuống ào ào, nhà chuyển rắc rắc, hai vợ chồng ôm con bỏ chạy ra khỏi nhà thì ngôi nhà đổ ụp xuống. Chỉ trong vòng mấy phút nền nhà tôi đã thành con suối, nước chảy rất mạnh. 13g cùng ngày, chúng tôi có mặt ở hiện trường chứng kiến cảnh hoang tàn: có sáu ngôi nhà sập hoàn toàn, ba ngôi nhà khác thì sập một nửa còn treo lơ lửng trên bờ vực".

Ông Phạm Hùng, phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn (có mặt ở hiện trường), nhận định: những nhà dân ở khu vực này có nguy cơ bị sập nữa. Huyện đã chỉ đạo UBND xã Bình Hải phải sơ tán dân ở những chỗ có nguy cơ sập và thu xếp cho những hộ gia đình có nhà bị sập đến các nhà dân trong vùng ở tạm thời.

Nhà của bà Nguyễn Thị Hồng (xóm 3, thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị nước đào thành con suối - Ảnh: Hải Luận

Nhiều nơi bị cô lập, chia cắt

Lũ sẽ rút chậm

Miền Trung tiếp tục có mưa trong ba ngày đầu tuần, vùng núi có nơi mưa rất to nên lũ trên các sông ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai và Kon Tum tiếp tục lên nhanh ở mức báo động 2 và trên báo động 3, có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng, hạ lưu. Sau đó mưa sẽ giảm dần nhưng lũ rút chậm.

LÊ THỊ XUÂN LAN

Theo báo cáo của các đoàn kiểm tra cho biết đến 16g chiều 14-11, trên tuyến quốc lộ 1A có hai điểm ngập gây ách tắc giao thông hoàn toàn tại xã Bình Nguyên và xã Bình Hiệp (huyện Bình Sơn); các tuyến đường liên huyện từ Sơn Hà đi Tây Trà bị chia cắt, không qua sông Rin được; hàng chục tuyến đường liên huyện, liên xã thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ bị ngập sâu từ 0,5m đến hơn 1m.

Theo thống kê sơ bộ, bước đầu tại xã Bình Hải có bảy nhà bị sập hoàn toàn, 12 nhà bị sập một phần, làm bị thương một người; hàng trăm ngôi nhà tại các địa phương bị ngập. Riêng huyện Nghĩa Hành đã di dời 36 hộ nơi vùng trũng thấp ven sông tại các xã Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Thiện, Hành Nhân, Hành Dũng, Hành Phước, Hành Thịnh đến nơi ở cao an toàn. Mưa lũ lớn làm nhiều tuyến kênh mương bị hư hại, 8/11 hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh nước đã qua tràn 0,2-1,1m...

Đến 21g tối 14-11, trên 1.000 ôtô các loại đã kẹt cứng đậu thành hàng dài trên quốc lộ 1A đoạn qua hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh. Nguyên nhân là do cầu Cháy tạm thời bị nước lũ gây xói lở nghiêm trọng. Rút kinh nghiệm trong trận lũ trước tại Hà Tĩnh nên ngành giao thông đã cấm không cho bất cứ ôtô, xe máy nào qua lại trên cầu Cháy để đảm bảo an toàn.

Trong khi đó mưa lớn khiến nhiều huyện miền núi của Quảng Nam bị cô lập. Đến chiều tối 14-11, nước lũ ở các sông suối bắt đầu dâng cao khiến nhiều vùng bị chia cắt, cô lập. Tuyến đường độc đạo ĐT 616 từ trung tâm huyện Bắc Trà My lên bảy xã vùng cao và huyện Nam Trà My bị chia cắt và cô lập hoàn toàn do nước lũ tại ngầm sông Trường dâng cao hơn 3m. Mưa lớn đã khiến gần chục xe tải vận chuyển vật liệu phục vụ thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2 bị mắc kẹt tại đây.

Tin từ Phòng nông nghiệp huyện Bắc Trà My cho hay đã có 26 con trâu bò bị chết lạnh do mưa. Sông Nước Bui và suối Nước Nẻ, nước lũ liên tục dâng cao, chính quyền huy động lực lượng thanh niên xung kích, dân quân, xã đội túc trực 24/24 giờ ứng phó với mưa lũ, chốt chặn tại những tuyến đường, cống ngầm bị ngập. Tuyệt đối không để người dân qua lại, tránh không để xảy ra thiệt hại về người.

Tương tự, tuyến đường ĐT 611 đi từ quốc lộ 1A lên huyện Nông Sơn cũng bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Hàng ngàn hộ dân thuộc các xã vùng tây huyện Nông Sơn đang bị chia cắt.

Nhóm PV tuổi Trẻ