RFA 21.04.2011Tình hình tranh chấp lao động ở VN có "xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về quy mô, mức độ", ông Nguyễn Duy Vỹ, Phó Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động VN cho biết . Số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2009-2010, có 3.620 vụ đình công trong khắp nước. Riêng trong quý đầu năm 2011 này cũng đã xảy ra 220 cuộc đình công.Theo bà Nguyễn Thị Thảo, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, thì trong những năm gần đây, số vụ tranh chấp lao động ngày càng nhiều tại khu vực Hà Nội, liên quan đến yêu sách của công nhân về quyền lao động và lợi ích của họ. Trong khi đó tình trạng đình công ở khu vực Saigòn cũng trên đà gia tăng.Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ Toà Lao động, ông Phạm Công Bảy, cho biết nội dung tranh chấp lao động cũng ngày càng gay gắt, phức tạp hơn, mà trong những năm gần đây, yêu sách của giới công nhân chủ yếu đòi đấu tăng lương, được hưởng phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại… Theo các chuyên gia thì cả giới chủ nhân lẫn công nhân vẫn chưa ý thức đúng mức về trình tự giải quyết tranh chấp lao động, nên có khuynh hướng nhờ cơ quan nhà nước can thiệp hơn là tự hoà giải với nhau. Tình trạng này cho thấy vai trò trọng tài hoà giải về tranh chấp lao động là điều thiết yếu.Giữa lúc tình trạng tranh chấp lao động gia tăng, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN hiện đang xúc tiến kế hoạch thiết lập Trung tâm Hoà giải và Trọng tài Lao động Tư nhân để người lao động có thể nhờ giải quyết tranh chấp lao động với chủ nhân, thay vì khởi kiện tại toà. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
Đình công đòi quyền lợi ngày một gia tăng
Tình trạng thua lỗ của các DNNN
Vũ Hoàng, phóng viên RFA2011-04-21Việc thất thoát nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn luôn là vấn đề mà dư luận quan tâm. AFP photo Sau vụ đổ bể của tập đoàn đóng tàu Vinashin, nay lại là vụ thua lỗ hơn 3000 tỷ đồng của công ty cho thuê tài chính II, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công tác quản lýNhiều câu hỏi đặt ra tại sao những sai phạm làm mất mát tiền tỷ như vậy vẫn tiếp diễn, mà Việt Nam chưa có một biện pháp thật sự hữu hiệu để xoá bỏ hiện tượng này. Tiếng chuông cảnh báo về công tác quản lý và giám sát nguồn vốn, cũng như tính công, khai minh bạch của các doanh nghiệp Nhà nước một lần nữa lại được gióng lên. Những kết cục đầy hệ lụy của tập đoàn Vinashin chưa kịp lắng xuống, những tin tức về vụ thua lỗ kinh doanh hơn 3000 tỷ đồng của công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (gọi tắt là Agribank) lại đang làm dấy lên làn sóng bất bình của người dân. Vì một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, xét cho đến cùng, đồng vốn hoạt động của họ là dựa trên tiền đóng thuế, là mồ hôi công sức của người dân. Công ty cho thuê tài chính II (gọi tắt là ALC II) có số vốn ban đầu chỉ hơn 300 tỉ đồng, được thành lập năm 1998, tận dụng sự đỡ đầu của Agribank, họ đã huy động được được cả chục ngàn tỉ đồng và "hào phóng" sử dụng.
Đến hôm 16/4, cơ quan cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố lệnh bắt tạm giam đối với ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc ALC II, ngoài ra còn có ông Tôn Quang Việt, nguyên phó phòng cho thuê ALC II và ông Đặng Văn Hai, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Quang Vinh về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ." Kinh doanh thua lỗ nhiều năm, nhưng đến năm 2007, những khoản lỗ mới bị phát hiện. Tuy nhiên, ngân hàng chủ quản Agribank vẫn tiếp tục bảo lãnh và bơm vốn cho ALC II hoạt động. Theo báo chí trong nước đưa tin, kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty ALC II này thua lỗ 3,000 tỉ đồng tương đương gấp 8,5 lần số vốn điều lệ và tiềm ẩn lỗ lũy kế của công ty trong năm 2010 còn cao hơn nữa. Trong khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn, ngay cả đến Chính phủ vì phải cân đối ngân sách nên chưa thể tăng lương cho công nhân viên nhà nước, thì số tiền thua lỗ chỉ của một đơn vị kinh doanh cỡ nhỏ thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước lại lên đến 3000 tỉ đồng? Phải chăng sự thua lỗ đó nằm ở những thương vụ kiểu ALC II mua một xe cẩu của công ty Quang Vinh với giá 65 tỉ đồng. Trong khi đó, chỉ 7 ngày trước, công ty Quang Vinh mua chiếc xe cẩu này với giá chỉ chưa tới 32 tỉ đồng. Chỉ một vụ mua bán này đã cho thấy đầy đủ bản chất của hình thức kinh doanh lãng phí không bằng tiền túi, không bằng những đồng tiền chân chính mình làm ra. Sự công khai, minh bạch, nhất là liên quan đến sử dụng nguồn vốn Chính phủ trong các doanh nghiệp nhà nước cần phải được xem xét hết sức nghiêm túc, vì đây là nhân tố hàng đầu trong hoạt động kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thiếu. Trích lời ông Fred Burke trên báo Bloomberg, cảnh báo các nhà đầu tư nước ngoài là nhiều doanh nghiệp nhà nước không có được sự minh bạch cộng với rủi ro trong kinh doanh sẽ khiến họ ngần ngại khi rót tiền vào Việt Nam. Về khía cạnh công khai, minh bạch này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá vụ việc này như sau: "Đây là một lần nữa sau vụ Vinashin, chúng ta lại thấy một ngân hàng lớn của Nhà nước lại để xảy ra những thất thoát lớn dưới hình thức là một công ty cho thuê tài chính trực thuộc mình, với số tiền 3000 tỉ, là số tiền rất là lớn, và nó thể hiện là vấn đề công khai minh bạch, với sự giám sát và vai trò của hội đồng quản trị, cũng như là người chủ sở hữu của công ty này rõ ràng là chưa đầy đủ. Vì vậy là ngoài những người đã bị bắt trực tiếp, thì những người quản lý công ty này có trách nhiệm gì hay không. Và điều quan trọng hơn là luật pháp và những quy định về DNNN rất cần phải có sự giám sát và xem xét lại trước tình hình thất thoát như thế này." Ai chịu trách nhiệmVụ việc thất thu của công ty cho thuê tài chính II không chỉ nằm ở góc độ minh bạch trong kinh doanh mà vấn đề mà dư luận thật sự quan tâm là ở trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp, trước hết là chính ALC II và sau đó là của đơn vị chủ quản Agribank. "Vấn đề để cho thất thoát một khoản tiền lớn đến như vậy, và cũng như báo chí cho thấy đã được phát hiện ra không phải là mới đây, thì người ta cần phải đặt câu hỏi là trách nhiệm giải trình của những người chủ sở hữu này như thế nào và trách nhiệm giám sát của các cơ quan có liên quan như uỷ ban kiểm tra, hoặc vai trò của hội đồng quản trị ở đây và những người quản lý công ty này, từ trách nhiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thì như thế nào. Đấy là những điều mà tôi thấy cần phải đưa ra phân tích và chịu trách nhiệm chứ không phải là chỉ có những người trực tiếp đã bị bắt rồi là những người chịu trách nhiệm duy nhất." Trách nhiệm liên đới ở đây cũng phải nhắc đến là đơn vị kiểm toán nội bộ, nếu có sự giám sát liên tục thì làm sao sự thua lỗ lại lớn đến như vậy. Theo nguyên tắc, kiểm toán bên ngoài cho một doanh nghiệp nhà nước là 5 năm một lần, còn kiểm toán nội bộ là hàng năm. Thế nhưng, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, từ năm 2007 đến 2009, Ban kiểm soát của Agribank (đơn vị chủ quản) đã không thực hiện bất kỳ một cuộc kiểm tra giám sát, không có bất kỳ một báo cáo nào về mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cũng như các kiến nghị nào đối với ALC II. Và sự việc phải để đến khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc mới phát hiện ra những sai phạm này. Các cụm từ như "quản lý lỏng lẻo" hay "giám sát thiếu chặt chẽ" xem ra đã quá nhàm. Ngoài ra, dư luận cũng đang quan tâm là vì sao chuyện làm sai nguyên tắc ở các doanh nghiệp nhà nước vẫn là căn bệnh kinh niên. Cụ thể trong trường hợp ALC II này là họ đã vi phạm các quy định huy động tiền gửi ngắn hạn; hội đồng quản trị ban hành những văn bản không đầy đủ, trái với quy định nhà nước; quá trình thẩm định hồ sơ khi cho thuê có nhiều sai phạm; và đầu tư vào tài sản cho thuê nhưng không có cơ sở xác định giá cả của tài sản đó. Tính minh bạchĐể tránh được những "căn bệnh" như thiếu minh bạch, giám sát không chặt chẽ và sai nguyên tắc thì "liều thuốc" chữa sẽ là gì? Phải chăng, xét cho đến cùng vẫn là vấn đề con người và sử dụng con người. T.S Lê Đăng Doanh kết luận: "Từ đây cần phải nhấn mạnh đến yêu cầu về công khai minh bạch, về trách nhiệm báo cáo và giải trình, về trách nhiệm liên đới và trực tiếp của người quản lý công ty này và cần phải thay đổi hẳn các quy định quản lý doanh nghiệp nhà nước. Kể cả việc bổ nhiệm các người lãnh đạo DNNN cũng cần phải công khai minh bạch, cũng cần phải có những tiêu chí rõ rệt.
Hiện nay việc bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo các DNNN là một quá trình không minh bạch, và điển hình là tập đoàn Vinashin sau khi bắt ông Phan Thanh Bình, đã bổ nhiệm thêm 2, 3 đời tổng giám đốc nữa, có tổng giám đốc cũng ngồi ở ghế đó 21 ngày rồi cũng bị bắt luôn." Vẫn biết chuyện bắt giữ là bước đầu, bản kết tội là sau cuối, nhưng vẫn còn đó đau đáu câu hỏi dựa trên những tiêu chí nào để "chọn mặt gửi vàng" những người chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp nhà nước, những người sử dụng đồng tiền mồ hôi, nước mắt của người dân. Không chỉ các nhà phân tích mà ngay qua các cuộc trao đổi qua điện thoại và thư email, nhiều thính giả thắc mắc phải chăng rồi đây, Agribank lại sẽ "tái cấu trúc" ALC II cũng như Chính phủ đã từng "tái cấu trúc" Vinashin và rồi sẽ lại còn những Vinashin hay ALC II khác trong tương lai? Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Công an Trà Vinh bắt giữ người tùy tiện?
Quốc Việt, thông tín viên RFA2011-04-21Một người Khmer Krom bị công an huyện Cầu ngang kết hợp với công an xã Nhị trường bắt giam hơn bốn tháng sau khi bà này làm đơn khiếu kiện đất đai bị chính quyền xã tịch thu. AFP photo Sau đó, cơ quan cảnh sát điều tra huyện đưa bà ra tòa xét xử, Tòa án huyện Cầu ngang kết án bà thêm 26 tháng tù giam về tội chiếm đoạt tài sản. Bà Trần Thị Châu, 56 tuổi, quê quán ở xã Nhị trường, huyện Cầu ngang, tỉnh Trà Vinh bị công an xã Nhị trường và công an huyện Cầu ngang bắt giữ ngày 22-4-2010 sau khi bà này liên tục làm đơn khiếu kiện đất đai với diện tích khoảng 3.380 mét vuông mà chính quyền xã tịch thu hồi năm 1983 để cấp cho người Việt trong địa bàn. Ông Thạch Phalla, chồng bà Trần Thị Châu nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, vợ ông đã có hoạt động khiếu kiện đất đai từ năm 1990. Bà từng phản ứng việc chính quyền địa phương tịch thu đất đai của bà để phân chia cho người Việt sống rải rác ở gần xã trên; tuy nhiên, tất cả các đơn thưa kiện và hoạt động đứng tên khiếu nại đều phải thất bại. Ông Phalla thuật lại nguyên nhân vợ ông bị bắt: "Xã Nhị trường lấy cho người ta cất nhà ở từ năm 1983. Năm 90, tôi bắt đầu làm đơn xin và kéo dài đến nay nhưng mấy ông không chịu trả. Họ chịu trả lại 1.380 mét, không được phân nửa diện tích của mình nên vợ tôi không chấp nhận lấy... Bị bắt là vì bà chặn ngang xe vật tư người ta đem lại để cất nhà, mấy xe vật tư vô phần đất của gia đình tôi nhưng bà không cho cất. Sau đó, bà chạy máy cày họ về nhà. Máy cày đó mình chỉ chạy về nhà mình giữ đó, mình không làm gì, giữ đừng cho nó lấy máy cày chở vật tư làm nhà, cho nên họ buộc mình chiếm đoạt tài sản của người ta, còn đất của mình mất thì người ta không xử, không giải quyết cho. Người ta thưa Ủy ban, thưa công an huyện đến bắt, mà bắt người giữa đường, không phải lập biên bản bắt tại nhà đâu." Ông Thạch Phalla còn cho biết, tòa án huyện Cầu Ngang đưa bà ra tòa xét xử vào ngày 08-09-2010. Trong phiên tòa, bà Châu không có luật sư bào chữa, không có quyền được phát biểu, còn phía gia đình thì cũng không được cung cấp thông tin là bà phải lên tòa. Tòa án đã kết án bà Trần Thị Châu 30 tháng tù giam về tội chiếm đoạt tài sản và đưa về trại giam của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, nhưng trước đây một tháng công an đưa bà đi giam giữ tại tỉnh Long An, phía gia đình cũng không biết tin tức. Ông Thạch Phalla xác định bản án này bất công, công an bắt giam giữ người tùy tiện và tòa án thiếu minh bạch. Hơn nữa, trong lúc bà Châu đang bị giam cầm trong nhà tù huyện Châu Thành, thì chính quyền xã đã đến trại giam ép buộc bà ký nhận lấy đất với diện tích 1.380 mét vuông. Ông Phalla kêu gọi giúp đỡ: "Tôi kêu gọi cấp trên giúp giải quyết đất bị mất đó vì hoàn cảnh gia đình tôi gặp khó khăn, eo hẹp, nuôi con học chỉ nhờ có phần đất đó. Tôi kêu gọi cấp trên xét xử phần đất để được sống ổn trong gia đình. Và tôi cũng xin kêu gọi cấp trên xử cho bà được dễ dàng về nhà sum họp gia đình, làm ăn nuôi con, để con ăn học ổn định vì hoàn cảnh đang khó khăn. Tôi kêu gọi cấp trên xin cho bà được về sớm…" Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Tường trình của tiếp viên trưởng vụ võ sư tố bị đánh trên máy bay
22/04/2011 | 06:32 Dân Việt - "Vì không kiểm soát được thái độ của hành khách, tôi đã báo với Cơ trưởng...", tiếp viên trưởng Trịnh Thị Hoa viết trong bản tường trình về vụ rắc rối với HLV Lê Văn Khương trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4.Theo thông tin riêng mà Dân Việt có được, tiếp viên trưởng chuyến bay VN1169 đêm 18.4 của Vietnam Airlines là bà Trịnh Thị Hoa, đã viết trong bản tường trình rằng "hành khách Lê Minh Khương không chịu về ghế ngồi và bắt đầu nói lớn tiếng đòi nhân viên mặt đất tại DAD trả lại thẻ lên tàu của khách".
Theo bản báo cáo tường trình của bà Trịnh Thị Hoa, được đề rõ Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2011 (dù trên thực tế khi sự việc xảy ra đã là rạng sáng 19.4), hoàn toàn không có mô tả gì về sự việc, địa điểm ông Khương bị đánh, bẻ tay trên máy bay. Để rộng đường dư luận, Dân Việt đăng toàn bộ tường trình của tiếp viên trưởng chuyến bay VN1169 đêm 18.4 Trịnh Thị Hoa. Kính gửi: Đoàn trưởng Đoàn tiếp viên Tôi là Trịnh Thị Hoa 16 - TVT thực hiện chuyến bay VN1169HAN-SGN cất cánh lúc 21h55' ngày 18/4/2011. Khi máy bay tiếp cận sân bay Tân Sơn Nhất nhưng do thời tiết xấu, mưa to nên máy bay phải bay vòng chờ hạ cánh và divert tại DAD lúc 01h00 ngày 19/4/2011. Tại sân bay DAD, Cơ trưởng quyết định cho khách ngồi trên máy bay, nạp dầu, làm tài liệu mới cho chuyến bay để dự định cất cánh về sân bay TSN lúc 01h30' (vì thời tiết tại sân bay TSN đã tốt hơn để tiếp thu). Tôi đã đọc phát thanh xin lỗi khách, thông báo cho hành khách thông tin mới nhất về giờ cất cánh của chuyến bay về SGN và triển khai cho tiếp viên mời nước cho hành khách. Lúc này, có 01 hành khách từ hạng Y đi lên cửa trước (cửa 1L) của máy bay gặp tôi và nhân viên mặt đất đang đứng tại cửa để yêu cầu muốn xuống máy bay cùng với 01 hành khách đi cùng tại sân bay DAD. Tôi đang bận triển khai quy trình nạp dầu với hành khách ngồi trên máy bay nên tôi nói với nhân viên mặt đất trực tiếp làm việc với khách về yêu cầu trên. Tôi lên báo cáo với Cơ trưởng là có hành khách muốn xuống máy bay, lúc này Cơ trưởng thông báo vừa nạp dầu xong nên Cơ trưởng yêu cầu nhân viên mặt đất tên Phương/Mr trực tiếp thương thuyết đề nghị khách tiếp tục thực hiện hành trình về Tân Sơn Nhất. Khi nhân viên mặt đất thông báo đã thương thuyết xong với khách có số ghế ngồi 37K tên Lê Minh Khương với hành khách đi cùng số ghế ngồi 37J tiếp tục thực hiện cuộc hành trình và nhân viên mặt đất báo đã hoàn tất tài liệu thủ tục cất cánh, tôi nhìn khoang khách mọi thứ đề ổn định và báo cáo Cơ trưởng. Cơ trưởng yêu cầu tôi đóng cửa để cất cánh và ra khẩu lệnh Arm cửa. Khi máy bay đang lăn để chuẩn bị ra đường băng cất cánh, tiếp viên kiểm tra khoang khách thì phát hiện hành khách Lê Minh Khương với hành khách đi cùng đang ngồi ở ghế 1A, 1C trên khoang hạng C. Với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự, tôi mời khách về đúng chỗ ngồi của mình để máy bay chuẩn bị cất cánh. Tuy nhiên, hành khách Lê Minh Khương không chịu về ghế ngồi và bắt đầu nói lớn tiếng đòi nhân viên mặt đất tại DAD trả lại thẻ lên tàu của khách. Tôi đã giải thích nếu có sự việc nhân viên mặt đất có giữ thẻ lên tàu của khách và khách cần lấy lại thẻ lên tàu thì tôi sẽ viết báo cáo phản ánh và nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giúp đỡ khách lấy lại thẻ tại sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục mời khách về chỗ ngồi. Hành khách lúc này từ chối về chỗ, đòi được ngồi ở ghế 1A trên khoang hạng C và tiếp tục nói to tiếng gây ồn ào trên khoang hạng C. Vì không kiểm soát được thái độ của hành khách, tôi đã báo với Cơ trưởng, Cơ trưởng ra lệnh cho tôi yêu cầu khách trở về chỗ ngồi, ngừng la lối to tiếng và hợp tác với tiếp viên. Hành khách Lê Minh Khương vẫn không trở về chỗ ngồi ở khoang hạng Y, tiếp tục to tiếng và coi thường yêu cầu của Cơ trưởng. Lúc này trên khoang hạng C chỉ có 02 khách 37K và 37J cùng với 03 hành khách hạng C (những khách hạng C này sau đó đã ký vào biên bản lập trong chuyến bay vào thời điểm hành khách tên Khương ra khỏi máy bay). Tôi báo cáo với Cơ trưởng và Cơ trưởng thông báo quyết định quay trở về sân đỗ, từ chối chuyên chở hành khách Lê Minh Khương và yêu cầu nhân viên mặt đất ra giải quyết đưa ông Khương xuống cùng với sự trợ giúp của nhân viên an ninh tại sân bay Đà Nẵng. Khi máy bay đã tới sân đỗ, tôi mở cửa máy bay. Nhân viên mặt đất lên. Khách Lê Minh Khương cũng ra cửa máy bay. Khi đó có 01 hành khách từ khoang hạng Y đi lên cùng khách Lê Minh Khương tại cửa máy bay quát tháo, la mắng và có thái độ đe dọa nhân viên mặt đất tên Tuấn tại DAD. Tôi lên buồng lái báo cáo sự việc với Cơ trưởng. Cơ trưởng yêu cầu tôi khóa cửa buồng lái vì lý do an ninh. Ở trên buồng lái, tôi có liên lạc với nhân viên trực điều hành của ĐTV (Mr/Hùng) để báo cáo tình hình. Tôi thông báo với tiếp viên CA2 là Loan 15 trực tiếp theo dõi và có báo cáo với tôi bằng interphone, và yêu cầu tiếp viên CA4 là An 9 sẽ có trách nhiệm chỉ hành khách Lê Minh Khương cho an ninh sân bay DAD để an ninh đưa xuống sân bay. Khi tiếp viên Loan 15 báo với tôi bằng interphone là hành khách Lê Minh Khương đã được đưa xuống, tôi xuống khoang khách để hoàn tất các báo cáo, lấy chữ ký các hành khách làm chứng trên khoang hạng C. Nhân viên mặt đất thông báo với tôi và Cơ trưởng là các hành khách đi cùng khách số ghế 37J và 04 hành khách khác (số ghế: 14A, 10D, 10E, 10G) cũng có yêu cầu xuống máy bay tại DAD. Những hành khách này đã được nhân viên mặt đất giải quyết xuống máy bay cùng hành hý xách tay và hành lý ký gửi. Cơ trưởng đã phát thanh xin lỗi hành khách về sự cố an ninh vừa xảy ra trên máy bay. Cơ trưởng yêu cầu tôi triển khai đồng bộ hành lý hành khách trên khoang máy bay. Sau khi hoàn tất việc đồng bộ hành lý, hành khách cùng với các tài liệu thủ tục để chuẩn bị cất cánh, Cơ trưởng yêu cầu tôi đóng cửa máy bay, cất cánh về sân bay TSN lúc 03h45' sáng. Tôi đã phát thanh xin lỗi hành khách về sự cố nêu trên đã làm chậm chuyến bay, các hành khách trên chuyến bay đặc biệt là khách hạng C có thái độ thông cảm và hợp tác. Trên đây là tất cả các sự việc xảy ra trên chuyến bay VN1169/HAN-SGN (divert DAD)ngày 18 – 19/42011, tôi xin báo cáo Lãnh đạo Đoàn được nắm. Tiếp viên viết báo cáo tường trình Trịnh Thị Hoa 16 (đã ký) P.V |
HLV Lê Minh Khương: Tôi cần một lời xin lỗi công khai!
22/04/2011 | 06:09 Dân Việt - "Tôi muốn những người đã làm sai biết nhận lỗi và Vietnam Airlines hãy gửi một lời xin lỗi công khai chứ tôi không kiện để đòi bồi thường tiền bạc", HLV taekwondo Lê Minh Khương nói.Trao đổi với Dân Việt chiều 21.4, HLV Lê Minh Khương khẳng định ông bị hành hung trên chuyến bay VN1169: " Vừa mở cửa là họ lao vào hành hung. Tôi chưa kịp nói gì thì bị họ bẻ tay, giựt tóc, đập vào gáy, chích dùi cui điện...".
Theo kết quả giám định ban đầu, HLV Lê Minh Khương bị tổn thương sức khỏe và bị rạn xương. Ông cho biết, sau vụ hành hung, người ông vẫn còn mệt mỏi nhưng do công việc bề bộn nên vẫn phải tự tay sắp xếp. Ông Khương cũng rất bất bình khi bố mình, dù đã 73 tuổi, khi cất tiếng can ngăn vụ hành hung cũng bị lực lượng an ninh bẻ tay. Ngoài ra, những nhân viên này còn văng tục, chửi bậy trước mặt rất đông hành khách. Phản hồi những thông tin trong bản thông cáo báo chí của Vietnam Airlines cũng như ý kiến của một hành khách có tên Eileen Tan, ông Khương cho rằng đó là thông tin không đúng sự thật. Ông khẳng định mình không la hét hay có hành động gây rối trên máy bay: "Tôi đã từng đi rất nhiều nước trên thế giới, đã đi hết 10 cuốn hộ chiếu... chẳng lẽ lại không biết những quy định về hành vi của hành khách khi lên máy bay hay sao?" Về việc ông Khương ngồi vào ghế 1C của bà Eileen Tan, ông Khương cho biết khi đó tiếp viên yêu cầu ông ngồi đó chờ để giải quyết việc ông Khương xin xuống máy bay. "Lúc đó cả khoang đó rất nhiều ghế trống và tôi được bảo ngồi chờ để giải quyết", ông Khương khẳng định. Ông Khương chua chát: "Vietnam Airlines chẳng có lỗi gì với tôi cả, lỗi là những người đã xúc phạm và thiếu tôn trọng tôi, tôi chỉ muốn làm rõ sự việc đến cùng để xem ai đúng ai sai. Tôi muốn những người làm sai biết nhận lỗi và Vietnam Airlines hãy gửi một lời xin lỗi công khai chứ tôi không kiện để đòi bồi thường tiền bạc". Lãng Phong |
Khách Vietnam Airlines tố bị hành hung trên máy bay
Dân Việt - Ca sĩ Quang Hà cho biết, trong chuyến bay đêm 18.4 của Vietnam Airlines từ Hà Nội vào TPHCM, anh Lê Minh Khương, HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam đã bị nhân viên an ninh hành hung.Tối 18.4 ca sĩ Quang Hà đi trên chuyến bay VN1169 của hãng hàng không Vietnam Airlines, từ Hà Nội vào TP.HCM. Quang Hà kể: "Lẽ ra chuyến bay sẽ cất cánh rời sân bay Nội Bài lúc 21 giờ 45 phút nhưng đến 22 giờ 05 phút mới khởi hành. Khi bay đến TPHCM, tiếp viên trưởng thông báo: Vì lý do thời tiết, mưa lớn nên máy bay không thể hạ cánh được. Máy bay phải bay tới, bay lui rất nhiều vòng trên bầu trời TPHCM. Một lúc sau, tiếp viên trưởng tiếp tục thông báo: Máy bay buộc phải quay lại sân bay Đà Nẵng vì không thể nào hạ cánh được.
Chờ ở sân bay Đà Nẵng khoảng 30 phút, tất cả chúng tôi được thông báo là thời tiết ở TP.HCM đã tốt, chuyến bay sẽ cất cánh sau ít phút nữa. Đợi mãi, không thấy động tĩnh gì, tôi mới hỏi một cô tiếp viên, thì được cô này giải thích: Có một hành khách đòi xuống, không chịu tiếp tục bay nữa. Tiếp viên này còn cho biết thêm, nếu hành khách này không bay, cả chuyến bay sẽ bị ảnh hưởng vì sẽ mất thời gian kiểm tra hành lý, trước khi vị khách đó bước xuống". Ca sĩ Quang Hà kể tiếp: "Tôi và anh Quang Cường nóng ruột, muốn về TPHCM sớm nên đã tìm gặp vị khách đó, với mục đích thuyết phục anh này tiếp tục chuyến bay. Tôi được biết anh ấy tên là Lê Minh Khương, một huấn luyện viên môn Taekwondo. Theo nhận xét công tâm của tôi, anh Khương là một người rất lịch sự và nhã nhặn. Anh Khương cho biết là anh không có ý đòi xuống, không bay nữa mà chỉ yêu cầu cô tiếp viên trưởng trả lại cho anh cuống vé so ghế ngồi và nên ăn nói nhã nhặn với khách hàng. Sau đó, tôi và anh Quang Cường đã kiên nhẫn gặp cô tiếp viên trưởng, nói rõ yêu cầu của anh Khương, với mong muốn mọi việc sẽ tốt đẹp, chuyến bay được tiếp tục bình thường. Nhưng sau đó, cửa máy bay mở, một nhân viên an ninh tên C.T bước lên. Thay vì hỏi nguyên nhân thế nào, anh này đã có thái độ quá đáng, nạt nộ mời Khương xuống máy bay. Anh Quang Cường quá bất bình đã phản ứng: "Anh không được đối xử bất lịch sự với anh Khương như thế!", C.T. hầm hè, rời máy bay.
Năm phút sau, có khoảng 20 nhân viên an ninh bước lên, đồng loạt xúm vào khống chế anh Khương. Một người cầm dùi cui điện đánh vào bụng, bẻ tay anh trước mặt hàng trăm hành khách. Mọi người đều rất bất bình và cảm thấy sợ hãi trước cách hành xử này. Bố của anh Khương là một bác sĩ, hơn 70 tuổi, cũng bị một nhân viên an ninh bẻ quặt tay ra sau và phải nghe những lời nặng nề. Thấy sự hung hăng, thô lỗ của họ, tôi, anh Quang Cường, người trợ lý và một số hành khách đã quyết định không tiếp tục bay nữa, chuyển sang chuyến khác. Chúng tôi đã lang thang, vật vạ ở sân bay đến 6 giờ sángthì đáp chuyến bay VN1305 của Vietnam Airlines, rời sân bay Đà Nẵng". "Luật sư của anh Khương vừa gọi điện thoại cho tôi, hỏi tôi có thể làm chứng cho vụ kiện này không. Tôi đã hứa là tôi sẽ làm chứng vụ này, với mong muốn Vietnam Airlines sẽ có thái độ nhã nhặn, tôn trọng khách hàng của mình hơn", ca sĩ Quang Hà khẳng định. Tối 19.4, phóng viên Dân Việt đã liên hệ với anh Lê Minh Khương, HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam. Qua điện thoại, HLV Lê Minh Khương đã xác nhận sự việc và cho biết sẽ có ý kiến chính thức về việc này. Lê Ngọc Dương Cầm - P.V |
# Pho?ng Vâ'n Chi. Hoàng Thi. Tu+o+i Vê` Phiên Xu+? Phu'c Thâ?m Nhà Dân Chu? Vi
# Anh Ddiê'u Cày Dda~ Chê't Trong Tù ?
# Ti`nh Tra.ng Kho^ng Ro~ So^'ng Che^'t Cu?a O^ng Nguye^~n Va(n Ha?i - Du+o+ng Thi. Ta^n
la` vie^.c co' the^? xa?y ra, ha~y ddo`i cho ddu+o+.c ga(.p ma(.t o^ng Nguye^~n Va(n Ha?i.
Mylinhng@aol.com