Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
Đại lộ Thăng Long xuất hiện… núi
Chủ Nhật, 14.11.2010 | 22:04 (GMT + 7)
(LĐO) – Đại lộ Thăng Long được coi là con đường hiện đại nhất Việt Nam, dù mới thông xe, chưa thoát khỏi cảnh thành "trại gia súc" thì đến thời điểm hiện nay lại… bỗng chốc trở thành nơi tập kết đất đá, phế thải.
Theo khảo sát của PV, dọc theo hai đường chạy qua địa phận xã Phú Đô, Tây Mỗ (huyện Từ Liêm), Hoài Đức, Quốc Oai,… xuất hiện nhiều đống phế thải đổ bừa bãi bên lề đường. Thậm chí nhiều chỗ, những "núi" đất này bị "thổ tặc" đổ ngay trên lòng đường.
"Chúng tôi rất bất bình trước thực trạng này. Hôm trước chưa thấy gì, sang hôm sau đi trên đường, ngổn ngang bùn đất do những xe tải đổ trộm vào ban đêm. Tình trạng này đã xuất hiện khoảng nửa tháng nay, nhưng trong những ngày này chúng lộng hành nhiều quá". – Bác Nguyễn Tất Thắng (ở Song Phương, Hoài Đức) bức xúc cho biết.
Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe vào ngày 3.10. Từ khi thông xe đến nay, từng xảy ra tình trạng mất trộm hàng rào bảo vệ, nắp hố ga, cáp điện chiếu sáng. Hơn thế, đại lộ còn bị biến thành nơi chăn, thả gia súc…
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại về tình trạng đổ phế thải trên đại lộ Thăng Long:
"Núi" đất đen, đất đỏ đổ bừa bãi ven lòng đại lộ. |
Những "quả núi"… mọc ra chiếm hết lòng đường gom. |
Thêm một "núi" đất giữa lòng đường tại Song Phương (Hoài Đức). |
Cát sỏi, khuôn cống bày bừa bộn trên đường rất nguy hiểm đối với các phương tiện qua lại. |
Hầm chui dân sinh cũng đầy đất đá, bụi mù mịt. |
Đoạn đường chạy qua xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai bị biến thành nơi đổ rác. |
Đạt Lê – Linh Chang
Hỗn loạn, chen lấn chưa từng có tại siêu thị Big C Vinh
Thứ Ba, 16.11.2010 | 22:37 (GMT + 7)
Đúng 14 giờ chiều nay 16/11, đại siêu thị Big C Vinh chính thức mở cửa khai trương phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, từ một giờ trước đó, hàng trăm người đã đổ về chầu chực sẵn bên ngoài, chỉ chờ mở cửa là ùa vào.
Big C Vinh buộc phải đóng cửa ngay sau đó vì lượng người vào quá tải... |
Ngay phút đầu mở cửa, hàng trăm con người cùng ập vào khiến siêu thị trở nên quá tải. Lãnh đạo Big C đã phải quyết định đóng cửa tạm để đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa và tài sản.
Ghi nhận của PV lúc 14 giờ 30 phút tại khu vực ngã tư chợ Vinh (giao với đường quốc lộ 1A), đường Quang Trung, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Đặng Thái Thân… giao thông đã trở nên hỗn loạn, ách tắc. Trong lúc đó, hàng chục điểm giữ xe tự phát mọc lên phục vụ người tới siêu thị mua sắm cũng góp phần gây nên cảnh hỗn loạn quanh khu vực Big C Vinh. Đáng nói là đã xuất hiện tình trạng kẻ gian lợi dụng móc túi, trộm cắp trong cảnh hỗn loạn.
Công an thành phố Vinh cùng chính quyền các cấp đã phải điều động hàng trăm chiến sỹ, lực lượng dân quân tự vệ phường phối hợp cùng điều tiết giao thông, ổn định trật tự.
Bà Nguyễn Thị An - một người tiêu dùng - cho biết: "Nghe nói siêu thị Big C Vinh có nhiều hàng, được giảm giá nên từ sáng sớm tôi có mặt tại đây để được xem đại siêu thị này thế nào, vừa mua mấy món hàng luôn. Nhưng số lượng người vào đông quá không chen được, họ đóng cửa mất rồi, thôi thì đợi hôm khác vậy…".
Trao đổi nhanh qua điện thoại với PV, anh Lê Khắc Cương - Giám đốc Big C Vinh - cho biết, do số lượng người đến quá đông, việc cho nhiều người vào cùng một lúc là rất khó khăn, sợ sập cầu thang… nên lãnh đạo Big C Vinh quyết định đóng cửa để đảm bảo an toàn trong siêu thị.
Hiện lượng người kéo đến siêu thị vẫn rất đông do chưa biết thông tin đóng cửa. Có thể tối nay hoặc sáng mai, siêu thị sẽ mở cửa trở lại.
Một số hình ảnh PV ghi lại ngày đầu tiên Big C Vinh khai trương nhưng không thể mở cửa vì số lượng khách đến quá đông:
Hàng trăm người dân có mặt tại Big C Vinh. |
Len cả lên cao để xem |
Lực lượng Công an và nhân viên bảo vệ Big C Vinh làm việc hết công suất |
Nhiều người chen vào bị dẫm đạp, được lực lượng bảo vệ kéo lên |
Nhiều người không vào được phía trong Big C nên đành ngó qua cửa kính để xem siêu thị có những gì... |
Giao thông quanh khu vực siêu thị cũng hỗn loạn, ách tắc. |
Ngày đầu đại siêu thị Big C Vinh khai trương đã buộc phải đóng cửa vì không lường trước được số lượng người đến quá đông. |
Theo Dân Trí
Xuất hiện “hố tử thần” chứa bao tải cát, gạch đá
Thứ Tư, 17.11.2010 | 11:25 (GMT + 7)
Tại hiện trường, hố sụt hở hàm ếch, bên trong rỗng toác ra gần 2m và nằm sát một miệng cống thoát nước, có khả năng sụt lún lan rộng. Sau khi sự cố xảy ra, thanh tra Sở GTVT TP cùng nhân viên của Cty thoát nước đô thị có mặt tại hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự cố lún sụt, phát hiện trong hố có rất nhiều bao tải cát, gạch đá, bao nilông... Theo người dân ở đây, tại vị trí sụt hố đã từng có một đơn vị thi công che chắn lô cốt thi công Dự án cải thiện môi trường nước, sau khi lô côt rút đi khoảng hơn 5 tháng thì xảy ra sự cố sụt lún mặt đường.
Hà Anh Chiến
Miền Trung lũ ngập mênh mông
Thứ Tư, 17.11.2010 | 11:35 (GMT + 7)
Khắp nơi sơ tán dân
Mưa lớn, gây ngập lụt tại 21 huyện của 5 tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định, trong đó ngập nặng nhất là hai tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế. Sáng 17.11 có 44.510 nhà dân bị ngập. Trong đó, Quảng Trị: 1.000 hộ dân bị ngập từ 0,2-0,5m tại số vùng trũng thấp trên địa bàn 05 huyện, thị, thành Quảng Trị, TP. Đông Hà, Triệu Phong, Đakrông và Hải Lăng. Thừa Thiên Huế có 27.245 hộ dân thuộc 41 xã, phường thuộc 6 huyện, thị, thành dọc theo triền sông Bồ, sông Ô Lâu và sông Hương bị ngập từ 0,3-0,8m. Quảng Nam: 1.200 hộ dân bị ngập, tập trung chủ yếu dọc sông Thu Bồn, Vu Gia và sông Bàn Thạch-Tam Kỳ, trong đó tại huyện Nông Sơn có nhiều nhà ngập từ 1-2m.
Hàng chục ngàn nhà dân ở hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn, Quảng Nam đang chìm trong lũ |
Quảng Ngãi: 15.000 nhà dân thuộc 05 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Trà Bồng, Tây Trà bị ngập dọc theo các sông chính của tỉnh, trong đó tập trung tại huyện Bình Sơn, hạ lưu của sông Trà Bồng. Bình Định: 65 hộ huyện miền núi An Lão bị ngập, một số khu vực: Trà Cong, xã An Hoà, thôn Vạn Long, Vạn Khánh, Xuân Phong Nam, Xuân Phong Bắc bị ngập sâu 0,5-0.7m. Thống kê chưa đầy đủ, hiện có hơn 43.510 nhà ở miền Trung đang chìm trong lũ. Trong đó Thừa Thiên Huế 27.245, Quảng Nam: 1.200, Quảng Ngãi: 15.000, Bình Định: 65
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã quyết liệt tổ chức sơ tán dân tại các vùng ngập lũ, vùng bị ngập sâu, vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, sạt lở bờ sông, bờ biển đến nơi an toàn. Đã tổ chức sơ tán 4.768 hộ/21.091 người. Trong đó Quảng Nam di dời 1.582 hộ/6500 người. Quảng Ngãi 3.186 hộ/14.591 người.
16/17 hồ ở Quảng Nam đã tích đủ nước. Ngoài hồ thủy lợi Phú Ninh xả 766,6m3/s, chưa hồ thủy điện nào xả lũ. |
Giao thông bị chia cắt
Nhiều tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ tiếp tục ách tắc. Trong đó Thừa Thiên-Huế và Quảng Ngãi bị ảnh hưởng nhiều nhất. QL1A qua thị trấn Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi vẫn còn bị ngập sâu 0,5m; tỉnh lộ 622B từ Trà Bồng đi Tây Trà bị tắc do có 5 điểm sạt lở; 26 tuyến đường huyện, xã (Bình Sơn: 05 tuyến; Tây Trà: 16 tuyến, Nghĩa Hành: 04 tuyến, Trà Bồng: 01 tuyến; Ba Tơ: 01 tuyến). Khối lượng đất, đá bị sạt lở, cuốn trôi: 120.000m3. Thừa Thiên Huế tắc cục bộ tại 4 quốc lộ và 07 tuyến tỉnh lộ. Trong đó tắc cục bộ tại đường Hồ Chí Minh, QL1A, QL49B, QL49B. Quảng Nam, giao thông trên nhiều tuyến tỉnh lộ đi các huyện miền núi và đường liên huyện, liên xã tại các huyện này bị chia cắt gần như hoàn toàn gồm ĐT616 đi huyện Nam Trà My; DT 610, DT 611 đi huyện Nông Sơn do bị ngập sâu 2-3m...
Hiện số người chết do lũ đã tăng lên con số 11 nạn nhân. Trong đó Quảng Trị: 1, Thừa Thiên Huế 4, Quảng Ngãi 3, Quảng Nam 2, Bình Định 1. Ngoài ra còn 2 người ở Quảng Nam và TT-Huế bị mất tích.
Cảnh báo mực nước sông vẫn còn dâng cao Đến trưa 17.11, mực nước trên các sông có khả năng như sau: • Sông Bồ tại Phú Ốc ở mức 3,5m, trên BĐ2: 0,5m; • Sông Hương tại Kim Long ở mức 2,2m, trên BĐ2: 0,2m; • Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa ở mức 8,2m, trên BĐ2: 0,2m; • Sông Thu Bồn tại Câu Lâu ở mức 4,0m, ở mức BĐ3; tại Hội An ở mức 2,5m, trên BĐ3: 0,5m; • Sông Trà Bồng tại Châu Ổ ở mức 4,0m; dưới BĐ3: 0,5m; • Sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc ở mức 5,5m, trên BĐ2: 0,5m; • Sông Vệ tại cầu Sông Vệ ở mức 4,5m, ở mức BĐ3. Các sông ở Bình Định tiếp tục lên và ở mức BĐ1-BĐ2. (Nguồn: Ban Chỉ huy PCLB Trung ương tại Miền Trung) |
An Thượng
“Phù phép” làm sổ đỏ
Thứ Tư, 17.11.2010 | 12:15 (GMT + 7)
Báo cáo số 358/BC-TTLN của đoàn thanh tra liên ngành |
Thi nhau làm loạn
Sự việc "bùng beng" bắt đầu từ năm 2008, sau khi Trung tâm Kỹ thuật TN&MT thực hiện xong việc cấp GCN QSDĐ, bàn giao 329 hồ sơ giai đoạn 1997-2000 cho Phòng TN&MT thị xã đã lộ ra nhiều uẩn khúc khiến người dân làm đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng. Thanh tra tỉnh Cao Bằng đã kiểm tra, phát hiện 33 hồ sơ "không cánh mà bay", 147 hồ sơ đã cấp GCNQSDĐ nhưng chưa đủ thủ tục theo quy định, cấp nhầm, cấp trùng nhiều trường hợp từ đất nông nghiệp sang đất ở. 109 hộ chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nhưng đã được cấp sổ đỏ, trong đó có 29 trường hợp sử dụng vượt 1.139,88 m2 đất, có 6 trường hợp cơi nới, lấn chiếm, nhưng lại được cấp GCNQSDĐ. Thậm chí, các ngành chức năng ở thị xã còn hào phóng cấp vượt 80,05 m2 đất .
Trong hàng loạt các sai phạm đã được Thanh tra chỉ rõ, điển hình là trường hợp ông Đặng Trung Bằng đến trú ở phường Sông Bằng năm 1993, ông Bằng tùy tiện san gạt tà luy đường làm quán bán hàng. Phòng Xây dựng nhà đất thị xã lập biên bản đình chỉ, ông Bằng thừa nhận việc làm sai trái của mình. Sau đó, mảnh đất này nằm trong quy hoạch giao đất cho Trung tâm nước sạch tỉnh. Năm 2005, ông Bằng làm đơn trình bày nguồn gốc thửa đất, được UBND phường Sông Bằng xác nhận, rồi xin chuyển QSDĐ cho con gái.
Trường hợp khác, gia đình bà Phạm Thị Bích, trú tại tổ 1, xã Đề Thám, đang tranh chấp nhau về quyền thừa kế mảnh đất 1.046 m2, vậy mà Chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng vẫn ký 3 GCNQSDĐ mang tên các ông, bà: Phạm Thị Quyên, Phạm Văn Bé, Phạm Văn Vượng dù nó thiếu nhiều tiêu chí để được cấp sổ đỏ. Ngạc nhiên hơn, bà Hoàng Thị Quyên, là con riêng của bà Vương Thị Nậu (sinh 1978, sau khi bà Nậu và ông Lâm đã ly hôn), lại được quyền thừa kế nhờ Phòng TN&MT phù phép biến đổi từ họ Hoàng sang họ...Phạm (họ của ông Phạm Văn Lâm-PV).
Nghiêm trọng hơn, Dự án khu tái định cư II, Nà cáp, phường Sông Hiến, với tổng diện tích đất thu hồi là 30.414 m2, thế nhưng với sự "làm ngơ" của UBND thị xã Cao Bằng và thủ đoạn "múa bút" của các cán bộ thực thi đã làm tăng tổng diện tích đất thêm 5.995 m2 không báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tự ý đưa vào bồi thường diện tích lớn đất chờ đền bù.
Tương tự, tại huyện Phục Hòa, ông Lý Văn Tấn, cán bộ địa chính xã Triệu Ấu, khai khống 2.368,41 m2 đất trong việc đền bù giải phóng mặt bằng Dự án đường Cách Linh- Triệu Ấu để tư túi gần 50 triệu đồng.
Khu tái định cư có nhiều sai phạm |
Những "phù thủy" cao tay
Còn trường hợp ông Đào Ngọc Ngựa (tổ 4 - Sông Bằng) được cấp GCNQSDĐ "siêu tốc". Chỉ thời gian ngắn, dù không có kết quả thẩm tra của Văn phòng đăng ký QSDĐ, không có ý kiến của Phòng TN&MT, thậm chí trong đơn xin đăng ký cấp GCNQSDĐ đề ngày 20.7.2007 của ông Ngựa cũng không có xác nhận của UBND và cán bộ địa chính phường Sông Bằng. Vậy mà, ông Ngựa vẫn có sổ đỏ. Kiểm tra hồ sơ, các cơ quan chức năng phát hiện, chữ viết trong đơn xin cấp GCNQSDĐ và chữ ký không phải của ông Ngựa, mà là của Giám đốc Văn phòng đăng ký QSDĐ thị xã Cao Bằng, ông Vũ Hoài Anh(?)
Gần đây, vụ việc nổi cộm nhất là ông Đàm Việt Hùng, cán bộ Phòng TN&MT thị xã, ăn trộm phôi bằng của cơ quan, làm giả nhiều sổ đỏ đem bán, cầm cố, kiếm hàng trăm triệu đồng. Cơ quan chức năng đã có cáo trạng truy tố, chuyển Tòa án tỉnh Cao Bằng thụ lý nhưng gần 1 năm nay vụ việc chưa xử lý dứt điểm. Theo kết quả điều tra của công an tỉnh Cao Bằng, từ tháng 3.2006 đến tháng 8.2008, Hùng đã trộm 17 phôi bìa, sử dụng phần mềm chuyên dụng để làm nhiều GCNQSDĐ mang tên mình, có đầy đủ chữ ký, con dấu của lãnh đạo thị xã Cao Bằng. Hùng viết giấy bán 3 lô đất khu tái định cư 3 ở Đề Thám, thị xã Cao Bằng cho vợ chồng chủ tiệm vàng Minh Hòa, kèm theo 3 sổ đỏ, có số sêri: AL 195600, AL 195516, AL 195522 được 450 triệu đồng. Tiếp đó, Hùng thế chấp một sổ đỏ khác cho anh Thẩm Thái Dương (phường Sông Hiến) vay nóng 120 triệu đồng. Khi cơ quan điều tra vào cuộc, Hùng nhanh chân chuộc lại bốn sổ đỏ này, đồng thời phi tang vật chứng, trốn khỏi nơi cư trú. Ngày 9.11.2009, Công an tỉnh khởi tố hình sự vụ "Chiếm đoạt tài sản cơ quan nhà nước", bắt giam Hùng để điều tra.
Với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng có quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành để tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai. Ngày 14.9.2009, Đoàn thanh tra đã có báo cáo số 358/BC-TTLN, trình Chủ tịch UBND tỉnh ký kết luận. Đúng thời gian này, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Lô Ích Giang mắc bệnh trọng và mất tháng 5.2010, kể từ đó, những vi phạm lần lượt rơi vào quên lãng.
Bài 2: Càng sai phạm, càng leo cao
Thành Vinh
Phát hiện 210kg thịt lợn thối tại ga Lào Cai
210kg thịt thối được phát hiện tại ga Lào Cai. Ảnh Internet |
Theo Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai, chiều 15.11, tại ga Lào Cai trên chuyến tàu LC3, đoàn kiểm tra Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai và ga Lào Cai đã phát hiện 4 bao tải, bên trong có 210kg thịt và chân giò lợn bốc mùi nồng nặc, đang trong quá trình phân hủy.
Qua kiểm tra, không thấy có giấy kiểm dịch vận chuyển, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cũng không ai đứng ra nhận là chủ hàng.
Sau khi lập biên bản, đoàn đã giao lại cho các ngành chức năng của thành phố tổ chức tiêu hủy theo quy định.
D.Hải
Kiểm điểm nhiều cán bộ chi cục quản lý thị trường
Thứ Tư, 17.11.2010 | 13:43 (GMT + 7)
Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan yêu cầu kiểm điểm, xử lý các cán bộ có liên quan tới nhiều vụ sai trái tại Chi cục QLTT trong thời gian qua như: Buộc người lao động thôi việc trái pháp luật; cán bộ QLTT mượn 120 triệu đồng của doanh nghiệp và không chịu trả; chi cục trưởng bổ nhiệm vợ trái quy định;...
L.A
Ồ ạt thợ lò bỏ việc
Thứ Tư, 17.11.2010 | 13:54 (GMT + 7)
Thu nhập trung bình của thợ lò từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ảnh: Thành Duy. |
Dễ bỏ, khó tuyển
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2008, số thợ lò bỏ việc là 2.700, năm 2009 là 2.650. Chỉ tính 9 tháng đầu năm 2010, gần 1.500 thợ lò bỏ việc hoặc xin chấm dứt hợp đồng lao động. Một số đơn vị có tỷ lệ công nhân bỏ việc lớn là Cty Than Hạ Long, Cty Than Mông Dương, Than Mạo Khê, Than Khe Chàm.
Cty Than Mạo Khê cho biết, chỉ tính từ đầu năm 2010, đã có hơn 300 thợ lò nghỉ việc, và mặc dù liên tục tuyển thợ, Cty vẫn thiếu trên 100 thợ lò. Tại Cty Than Hạ Long, số công nhân lò bỏ việc là hơn 300. Cty Than Quang Hanh cũng có trên 300 thợ lò nghỉ việc. Các đơn vị khai thác hầm lò khác đều có hàng chục, cho tới hơn 100 thợ lò bỏ việc…
Lãnh đạo một đơn vị khai thác lò tại thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, hầu hết thợ lò bỏ việc đều còn rất trẻ và có bậc thợ thấp (bậc 3-4 và dưới 30 tuổi chiếm trên 80%). Thợ lò bậc 5/6, từ 30 tuổi trở lên và có nhà ở, gia đình ổn định rất ít người bỏ việc.
Ông Nhữ Xuân Hinh, Phó Chánh văn phòng Cty Than Mạo Khê, cho biết: "Hiện, nhiều khâu, nhiều kíp làm việc thiếu thợ lò và buộc chúng tôi phải căng mình khắc phục bằng cách luân chuyển, để có thể có đủ nhân lực trong quy trình sản xuất. Thậm chí có lúc phải tạm dừng sản xuất vì thiếu người. Thợ lò nghỉ việc như virus lây lan nhanh và về lâu dài nếu tình trạng này không được ngăn chặn, sẽ không biết lấy người đâu làm việc vì đời thợ lò không dài chỉ khoảng 12-15 năm là phải nghỉ để bố trí công việc khác hoặc về hưu do công việc này cực kỳ vất vả, nặng nhọc", ông nói.
Theo ông Ngô Văn Tung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm (TKV), gần đây, việc tuyển sinh đào tạo cơ khí, cơ điện, điện tử, lái xe rất dễ dàng, nhưng rất khó tuyển đủ chỉ tiêu học viên nghề khai thác hầm lò. "Hiện, chúng tôi dùng rất nhiều kênh để có thể tuyển đủ người học lò. Số này hầu hết là con em vùng sâu vùng xa, miền núi và thậm chí là cả đồng bào dân tộc. Mặc dù được bao trọn gói chi phí từ ăn, ở, đào tạo, bố trí việc làm nhưng những vùng có học viên truyền thống như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương rất khó để tuyển sinh", ông nói.
Giám đốc một đơn vị khai thác lộ thiên lo ngại: "Trữ lượng khai thác lộ thiên sắp hết và không thể khai thác trong vòng vài năm nữa. Từ năm 2009, Cty chúng tôi đã phải tính kế hoạch chuyển đổi sang khai thác hầm lò. Công nghệ không lo, kinh phí chưa phải là vấn đề. Tuy nhiên, đào tạo, tuyển công nhân lò đang là một thách thức. Không dễ tuyển 1.000 thợ lò/đơn vị, chứ chưa nói nhiều đơn vị có năng lực khai thác lớn và cần nhiều công nhân hơn".
Một lãnh đạo TKV cho biết, công nhân lò bỏ việc hàng loạt ảnh hưởng lớn tới sản lượng khai thác và cả hệ số an toàn. Nhiều ca, nhiều kíp thiếu công nhân nên năng suất đào lò giảm, dẫn tới tăng áp lực đất đá lên đường lò cũ, rất nguy hiểm. Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư công nghệ để giảm lao động là rất khó, vì vậy thợ lò vẫn là nhân tố chủ lực trong ngành than, vị lãnh đạo nói.
Nguyên nhân bỏ việc
Hoàng, 25 tuổi, công nhân lò Xí nghiệp Than Cẩm Thành (Cty Than Hạ Long) có khai trường tại thị xã Cẩm Phả nói: "Bọn em người chăm chỉ nhất cũng chỉ kiếm được trên 7 triệu đồng/tháng. Trung bình một ca chỉ gần 200.000 đồng là quá thấp. Chỗ em nhiều công nhân bỏ việc vì nếu ra ngoài làm thì cũng được hơn 100.000 đồng/ngày mà không vất vả, cực nhọc như trong lò. Em đang tính ra Tết sẽ xin nghỉ việc, để chuyển sang Cty khác có thu nhập cao hơn".
Nhiều công nhân cho rằng, bỏ việc không phải vì vào lò nguy hiểm bởi đã vào lò là xác định nguy hiểm; tai nạn hay không chủ yếu do có tuân thủ quy trình sản xuất hay không. Ngoài chuyện lương bổng, sức khỏe..., thanh niên tỉnh khác tới Quảng Ninh sống xa nhà nên cũng buồn chán. Làm việc quần quật cả ngày rồi chỉ biết ngủ vùi. Nhiều người phải về quê mới lấy được vợ. Nhiều năm tháng tìm hiểu gái đất mỏ nhưng sau đó đều không thành vì gia đình bạn gái chê không có nhà ở.
Phó Chủ tịch Công đoàn Cty Than Quang Hanh - bà Vũ Minh Quyên cho biết, có cả nghìn lẻ lý do bỏ việc. Người thì muốn về quê với vợ con, người thì do mâu thuẫn với chỉ huy kíp trực, người thì do nợ nần, gia đình yêu cầu về quê để mẹ nuôi.
Theo TKV, nguyên nhân thợ lò bỏ việc là vì môi trường lao động độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, lương chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Công nhân phải sống xa gia đình; nhiều nơi, nhiều chỗ, điều kiện ăn, ở, giải trí khó khăn, xa nơi tập trung dân cư thành thị. Công nhân lò hầu hết trình độ học vấn không cao, cơ hội thăng tiến rất thấp. Khó có khả năng định cư lâu dài để ổn định cuộc sống.
Nhiều địa phương vốn có nhiều công nhân làm thợ lò giờ có khu công nghiệp; làm trong khu công nghiệp, lương có thể thấp hơn thợ lò nhưng gần gia đình. Một bộ phận công nhân trẻ đứng núi này trông núi nọ, không chịu được gian khó...
Ông Vũ Thành Lâm, Phó Tổng Giám đốc TKV, cho rằng, lương không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng công nhân bỏ việc hàng loạt bởi thu nhập trung bình từ 6 - 8 triệu đồng/tháng, thậm chí có người 15 triệu đồng/tháng không phải là thấp. Chuyện thợ lò bỏ việc là tổng hợp của nhiều nguyên nhân mang yếu tố xã hội và tâm lý nhiều hơn như khó an cư tại Quảng Ninh, khó lấy vợ, xa gia đình, xã hội có nhiều nghề để lựa chọn.
Ông Lâm nói, TKV đang nỗ lực để ổn định tâm lý thợ lò, chăm lo nhiều hơn tới đời sống, sức khỏe của công nhân, tăng lương, xây khu chung cư dành cho công nhân, đầu tư xe đưa đón công nhân cải thiện điều kiện sản xuất.
Theo TPO
Cảnh giác với mưa lũ ở Nam Trung Bộ
Thứ Tư, 17.11.2010 | 16:56 (GMT + 7)
Nhiều tuyến phố ở thành phố Huế bị ngập do mưa lũ. Ảnh: N.B |
Theo tổng hợp báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCBLTW, do ảnh hưởng không khí lãnh tăng cường, kết hợp hoàn lưu áp thấp nhiết đới và nhiễu động gió trên cao, từ ngày 14.11 đến nay tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có mưa to đến rất to, phổ biến 300mm.
Một số nơi lượng mưa đạt trên 500 mm đến 800mm như Tà Lương, Thượng Nhật (Huế), Trà My (Quảng Nam), Minh Long, Sơn Giang, Trà Bồng (Quảng Ngãi).
Theo tổng hợp thiệt hại do mưa lũ, trong tổng số 38.010 nhà bị đổ, sập, trôi và ngập chìm trong lũ, Thừa Thiên Huế thiệt hại nặng nhất với 27.245 nhà, Quảng Ngãi 8.500 nhà, Quảng Nam 1.200 nhà, Quảng Trị 1.000 nhà và Bình Định 65 nhà.
Hiện các tỉnh đã tổ chức sơ tán, di dời được 11.168 hộ. Có tổng số 1.643 ha lúa, hoa màu, cây công nghiệp bị úng ngập, đổ và hơn 10 tấn lương thực, thóc giống bị thiệt hại.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn T.Ư cho biết, hôm nay sẽ tiếp tục có mưa, xu thế mưa dịch chuyển về phía Nam khu vực Nam Quảng Ngãi đến Phú Yên.
Trước diễn biến mưa lũ này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các địa phương tiếp tục cảnh giác cao độ, theo dõi sát tình hình mưa, lũ, đặc biệt tại Quảng Ngãi đến Bình Định để chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời.
Phó Thủ tướng lưu ý các hồ thủy điện, thủy lợi ngoài việc xả lũ đúng quy trình, không xả lũ quá mức nước về, không tạo lũ nhân tạo thì phải phối hợp chặt chẽ với địa phương tính thời điểm xả khoa học, tránh tình trạng xả lớn khi nước cường ở hạ du.
Các lực lượng triển khai hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị ngập lụt, sạt lở, tổ chức khắc phục giao thông, công tác vệ sinh môi trường, tránh trường hợp như xe ô tô ở Hà Tĩnh hay Quảng Ngãi mới đây.
N.Lê
Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian
Thẻ:Dương thu Hương
- Anh Đoàn huy Chương chịu án bẩy năm tù giam.
- Chị Đỗ thị Minh Hạnh chịu án bẩy năm tù giam.
Hai tính từ “kinh ngạc” và “kinh hoàng” đều chỉ một hiện tượng: sự vật bất bình thường, hoặc chưa bao giờ thấy, hoặc phi logic, hoặc quá liều lượng cũng như chiều kích quen thuộc, và tất cả các đặc điểm trên khiến người ta ngờ vực.
Kinh hoàng, bao gồm cả sự ngạc nhiên lẫn sự sợ hãi, sợ hãi đến tê liệt, và điều này đối với nhà cầm quyền quan trọng hơn. Nói một cách thẳng thừng, đây là hiệu ứng mà nhà cầm quyền Hà Nội cố tình tìm kiếm. Bất cứ chế độ độc tài nào cũng dùng các vụ xử án như một vũ khí đặc biệt hiệu nghiệm để trấn áp những kẻ đối lập và hù doạ dân chúng, biện pháp này tuy cổ điển nhưng chưa bao giờ lỗi thời.
Ba nhà sáng lập Công Đoàn Tự Do Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng |
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn,
Đấu tranh này là trận cuối cùn
Một chính quyền Nhờ dân, Do dân, và Vì dân.
Thời xưa, sau các cuộc chiến tranh khi nhân tài, vật lực hao tổn, các vua Lý vua Trần đã ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cổ vũ dân cầy để tu tạo lại xã tắc giang sơn, do đó triều đình của họ mới bền vững.
Họ đã quên rằng Điện Biên Phủ có được là nhờ hàng chục ngàn binh sĩ dũi đất, đào hầm, kéo pháo vượt núi đèo, hàng trăm ngàn dân công khắp các miền thồ lúa gạo ra tiền tuyến. Những con người này hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, đương nhiên, nhưng cũng đồng thời hy vọng vào một ngày mai tươi sáng khi khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
Cho nên, xét trên phương diện tính thực dụng thì lá cờ liềm búa lúc này là thứ bùa hộ mệnh, tuy đã lợt mầu, nhưng vẫn còn hữu hiệu.
Lá cờ kia nhắc nhở một cách mơ hồ rằng các quan lớn cũng đã từng có thứ dây mơ rễ má nào đó, gần gũi họ, một thứ chủ nghĩa dân túy đặc biệt xảo quyệt và trữ tình.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng, trong nhiều trường hợp, chính trị rất giống thứ nghề cổ truyền nhất trên trái đất: Nghề làm đĩ.
Thời cách mạng tháng tám, người cộng sản tự nhận là vô sản, dù rất nhiều người trong bọn họ xuất thân từ đám tiểu quan lại hay hào lý, bởi lẽ tấm môn bài vô sản lúc ấy vô cùng hiệu lực, nó là tiếng kèn đồng vang dội nhất với âm sắc tương hợp và nhạc cảm quyến rũ, đủ sức lôi cuốn, vẫy gọi và tập hợp tuyệt đại đa số nông dân bị bần cùng dưới chế độ thống trị của thực dân.
Giai cấp tư sản này được xác lập theo cách “truyền ngôi”, nói nôm na là được thâu tóm các vị trí quan trọng của guồng máy quốc gia một cách vô điều kiện để làm giầu, và quá trình làm giầu của họ được đặt trên các ưu thế tuyệt đối do quyền lực.
Ngô Bảo Châu nói mình xứng đáng nhận nhà
Trên blog của mình, GS Ngô Bảo Châu dẫn lời thắc mắc của độc giả Lucio: "Tôi không biết ý kiến này của tôi có được ông đăng hay không, nhưng cứ mạnh dạn nói thẳng với ông.
Tôi thấy việc ông Châu nhận nhà thật không công bằng với các nhà khoa học khác như bác Hoàng Tuỵ, người mà đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên. Cho đến giờ phút này ông Châu chưa có công trạng gì đáng kể cho VN, vậy tại sao ông nhận? Sau này ông có công thật sự như bác Tuỵ thì hãy xét sau.
Phòng khách căn hộ mới của GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Chinhphu.vn |
Tôi không hiểu ông Châu nghĩ gì mà dám nhận ngôi nhà đó và dám vượt mặt các những người có công thực sự với khoa học nước nhà như bác Tuỵ".
Và ông đã trả lời như sau: "Cá nhân tôi coi căn hộ công vụ này như một phần thưởng của Nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng.
Thế nào là cống hiến khoa học cho đất nước? Trong phạm vi khoa học cơ bản, một cách cống hiến là làm cho thế giới biết khoa học Viêt Nam có tồn tại. Bác Tụy đã làm được việc ấy trong phạm vi chuyên môn của bác, một chuyên ngành do chính bác có công xây dựng. Một số nhà toán học Việt Nam khác đã trở thành chuyên gia đầu ngành trong chuyên môn của họ, và cũng đã làm được việc ấy. Tuy không ngồi làm việc dài hạn trong nước, tôi đã làm cho thế giới biết đến khoa học Việt Nam.
Một cách cống hiến khác là đào tạo nhiều nhà khoa học cho Việt Nam. Về điểm này thì còn xa tôi mới làm được như bác Tụy, và các anh chị lớn tuổi khác. Nhưng tôi còn nhiều thời gian hơn họ.
Theo tôi, cống hiến không phải là quá trình nhiều năm ngồi ăn lương của Nhà nước.
Bác Tụy và các nhà toán học Việt Nam tiền bối mà tôi biết, đều đã được Nhà nước phân nhà, cấp đất. Vì thế, tôi không thấy sự thiếu công bằng khi so sánh về giá trị. Thực ra so sánh ở đây cũng rất khập khiễng, vì căn hộ này là căn hộ công vụ mà cá nhân tôi không có quyền bán, chuyển nhượng. Nó là sở hữu Nhà nước.
Tôi tin là Nhà nước sẽ phổ biến hơn việc cấp căn hộ công vụ như một biện pháp để cuốn hút người tài. Đấy là cách các Đại học ở Trung Quốc đã làm từ mười năm trở lại đây. Không phải cái gì Trung Quốc làm, mình cũng phải làm. Vấn đề là nếu không làm thế thì làm gì ?
Bạn kính trọng hay coi tôi là trí thức tầm thường ham tiền, thực ra là việc của bạn. Dù sao cũng xin cảm ơn bạn đã đặt ra câu hỏi một cách thẳng thắn để tôi có dịp trả lời".
Trường ĐH Paris 11 tôn vinh GS Ngô Bảo Châu |
Trường Đại học Paris 11 (ở thành phố Orsay, ngoại ô Paris, Pháp) tối 16/11 đã tổ chức lễ tôn vinh giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields 2010. Trường Đại học Paris 11 là nơi giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng học tập và nghiên cứu. Trong diễn văn mở đầu buổi lễ, Giám đốc Đại học Paris 11, ông Guy Couarraze, đã khẳng định niềm tự hào của khoa Toán và Đại học Paris 11 được đón tiếp giáo sư Ngô Bảo Châu, người học sinh cũ, người đã đoạt giải thưởng Clay danh giá năm 2007 cùng với Giáo sư Gérard Laumon khi giải quyết hoàn toàn bổ đề cơ bản. Công trình này cũng được tạp chí Time của Mỹ xếp là 7 trong 10 khám phá khoa học nổi bật của thế giới năm 2009. Theo ông Couarraze, trong con người Ngô Bảo Châu nổi lên hai điều vô cùng quý giá, đó là sự "say mê nghiên cứu khoa học" và "sự trung thành với đất nước Việt Nam nơi đã sinh ra anh". Ông Couarraze cho rằng Ngô Bảo Châu là "cây cầu nối" quý báu thúc đẩy hợp tác Pháp - Việt trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, được đánh dấu bằng dự án hợp tác giữa trường Đại học Paris 11 với Đại học Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (Hà Nội). Tại buổi lễ, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Pháp Valérie Pécresse nhấn mạnh Giải thưởng Fields mà giáo sư Ngô Bảo Châu giành được là phần thưởng cao quý đối với ngành toán học nói chung, Việt Nam nói riêng, đồng thời đem lại niềm vinh dự cho ngành toán học Pháp, đặc biệt là Đại học Paris 11. Bà Pécresse cũng bày tỏ vui mừng trước quyết định của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong việc tạo dựng cầu nối nghiên cứu khoa học giữa 3 châu lục Á-Âu-Mỹ. |
GS Ngô Bảo Châu (Theo Blog Thích Học Toán)
Sống thảm, chết thảm vì “bức tử” rừng
TIN LIÊN QUAN |
---|
Rừng xanh bị chặt phá quá tải. Ảnh tư liệu |
Đập Thủy điện Hố Hô sau mùa lũ hung dữ lại trở nên khô cằn |
Số gỗ lậu trôi sông trong lũ mà lực lượng kiểm lâm thu về là nhiều vô kể |
Tuy nhiên, đó mới chỉ là số gỗ cơ quan chức năng tìm thấy được... ? |
Một vị lãnh đạo Kiểm lâm Hương Khê cũng phải thốt lên: Hàng năm có nhiều vụ lâm tặc tấn công kiểm lâm, vì lực lượng này đẩy mạnh công tác truy quét. Tuy nhiên, việc đâu rồi vào đấy. Có chăng là trách ông giời vậy thôi, vì thực tế dân sống gần rừng, không dựa vào rừng thì dựa vào đâu?
Hà Tĩnh: Bắt quả tang cán bộ thuế đánh bạc
Tang vật vụ đánh bạc tại thị xã Hồng Lĩnh |