07/06/2011 19:36:47
- Không phải đây là lần đầu cây hoa sữa bị... ghét. Năm 2004 - 2007, đã từng có đến mấy thành phố phải chặt hoa sữa dù rằng cách đó không lâu đã có không ít tứ thơ, ca khúc... ra đời vì hương thơm ngây ngất của loài hoa này.
Có lẽ, chính quyền Trà Vinh cũng mong muốn điều tốt đẹp, họ đã quyết định trồng hoa sữa có lẽ vì mùi hương thơm của nó, vì những câu thơ, câu văn đầy lãng mạn gắn với hoa sữa. Có lẽ khi quyết định trồng hoa sữa, họ sẽ nghĩ và tin rằng, hành động đó sẽ mang lại điều tốt đẹp cho người dân.
Nhưng rồi, trước tình cảnh phải ngửi quá nhiều mùi hoa sữa, người dân Trà Vinh đã có ý định kiện chính quyền.
Đó là chuyện nhỏ nhưng lại đem đến sự ngạc nhiên thú vị. Trước hết vì đó là chuyện lạ lẫm ở Việt Nam: Vì mùi hương của cây hoa sữa, người dân của một thành phố phương Nam xa xôi đã đòi kiện cơ quan chức năng. (Mà lẽ ra như thói thường họ có thể dấm dúi, kín đáo chặt trộm hoặc tìm cách phá hoại để cây hoa sữa chết; họ có thể la ó phàn nàn, họ có thể cam chịu im lặng tiếp tục ngửi…).
Nếu so sánh với các quốc gia tư bản, nhất là Mỹ thì việc kiện chính quyền hoặc hàng xóm vì những việc mà với người Việt Nam có lẽ là không đâu vào đâu là điều xảy ra như cơm bữa. Nào là chuyện một người dân Mỹ có thể kiện hàng xóm vì để con chó sủa quá to; một người Mỹ kiện chính bạn bè mình đã không đảm bảo an toàn khi anh ta bị trượt trân ở cầu thang nhà người bạn khi đến thăm bạn mình. Lần tôi được người bạn đưa xe ô tô đi ở Princeton, còn kể rằng, người Mỹ đã từng kiện chính quyền hạt và cả ngành giao thông vì các biển báo tốc độ và chỉ dẫn làm quá nhỏ, khiến họ không nhìn thấy. Vì điều này, các biển báo ở Mỹ phải làm rất to và rõ ràng, và trong đếm tối, các biển báo phải sử dụng sơn phản quang để người dân đi lại thuận tiện và an toàn…
Quay lại chuyện người dân Trà Vinh đòi kiện nhà chức trách vì mùi hoa sữa, tôi đang thấy những biểu hiện của một xã hội dân sự đang dần dần định hình. Điều đó cho thấy dân trí của người dân Việt Nam đã tốt lên nhiều. Họ hiểu về quyền của mình, hiểu về trách nhiệm của mình và hành động vì cả cộng đồng…
Với việc kiện chính quyền đầy thú vị này, chính quyền Trà Vinh và xa hơn, chính quyền ở các địa phương khác sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trong các quyết định của mình. Mà trong đó, có những quyết định "nhỏ mà không nhỏ" như là trồng cây gì ở phố nào thì hợp; xây nhà vệ sinh công cộng ở đâu cho tiện và thuận mắt, thuận mũi; định chỗ cho hàng rong, hàng quê tụ họp.... Từ đó, kỹ năng quản trị xã hội của các nhà chức trách sẽ được nâng lên.
Và không biết có lạc quan quá không khi tôi nghĩ rằng, khi người dân kiện nhà chức trách Trà Vinh vì cái mùi khó chịu của cây hoa sữa thay vì tự xử là họ đang đặt niềm tin vào chính quyền. Tin cả sự lắng nghe và quan tâm của nhà chức trách địa phương này đối với những mong muốn dù nhỏ bé của người dân.
Một xã hội lành mạnh đang dần được xây dựng. Một xã hội trong đó có những thế hệ công dân mới, có trách nhiệm hơn, với mình và cộng đồng, cùng với một chính quyền có trách nhiệm hơn, lo toan và nghĩ đến cả những điều nhỏ nhặt - thật sự là điều tất cả chúng ta đều mong muốn.
Nguyễn Cảnh Bình
TIN LIÊN QUAN |
---|
Có lẽ, chính quyền Trà Vinh cũng mong muốn điều tốt đẹp, họ đã quyết định trồng hoa sữa có lẽ vì mùi hương thơm của nó, vì những câu thơ, câu văn đầy lãng mạn gắn với hoa sữa. Có lẽ khi quyết định trồng hoa sữa, họ sẽ nghĩ và tin rằng, hành động đó sẽ mang lại điều tốt đẹp cho người dân.
Nhưng rồi, trước tình cảnh phải ngửi quá nhiều mùi hoa sữa, người dân Trà Vinh đã có ý định kiện chính quyền.
Dân đòi kiện vì mùi hoa sữa. Ảnh IE |
Đó là chuyện nhỏ nhưng lại đem đến sự ngạc nhiên thú vị. Trước hết vì đó là chuyện lạ lẫm ở Việt Nam: Vì mùi hương của cây hoa sữa, người dân của một thành phố phương Nam xa xôi đã đòi kiện cơ quan chức năng. (Mà lẽ ra như thói thường họ có thể dấm dúi, kín đáo chặt trộm hoặc tìm cách phá hoại để cây hoa sữa chết; họ có thể la ó phàn nàn, họ có thể cam chịu im lặng tiếp tục ngửi…).
Nếu so sánh với các quốc gia tư bản, nhất là Mỹ thì việc kiện chính quyền hoặc hàng xóm vì những việc mà với người Việt Nam có lẽ là không đâu vào đâu là điều xảy ra như cơm bữa. Nào là chuyện một người dân Mỹ có thể kiện hàng xóm vì để con chó sủa quá to; một người Mỹ kiện chính bạn bè mình đã không đảm bảo an toàn khi anh ta bị trượt trân ở cầu thang nhà người bạn khi đến thăm bạn mình. Lần tôi được người bạn đưa xe ô tô đi ở Princeton, còn kể rằng, người Mỹ đã từng kiện chính quyền hạt và cả ngành giao thông vì các biển báo tốc độ và chỉ dẫn làm quá nhỏ, khiến họ không nhìn thấy. Vì điều này, các biển báo ở Mỹ phải làm rất to và rõ ràng, và trong đếm tối, các biển báo phải sử dụng sơn phản quang để người dân đi lại thuận tiện và an toàn…
Quay lại chuyện người dân Trà Vinh đòi kiện nhà chức trách vì mùi hoa sữa, tôi đang thấy những biểu hiện của một xã hội dân sự đang dần dần định hình. Điều đó cho thấy dân trí của người dân Việt Nam đã tốt lên nhiều. Họ hiểu về quyền của mình, hiểu về trách nhiệm của mình và hành động vì cả cộng đồng…
Với việc kiện chính quyền đầy thú vị này, chính quyền Trà Vinh và xa hơn, chính quyền ở các địa phương khác sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trong các quyết định của mình. Mà trong đó, có những quyết định "nhỏ mà không nhỏ" như là trồng cây gì ở phố nào thì hợp; xây nhà vệ sinh công cộng ở đâu cho tiện và thuận mắt, thuận mũi; định chỗ cho hàng rong, hàng quê tụ họp.... Từ đó, kỹ năng quản trị xã hội của các nhà chức trách sẽ được nâng lên.
Và không biết có lạc quan quá không khi tôi nghĩ rằng, khi người dân kiện nhà chức trách Trà Vinh vì cái mùi khó chịu của cây hoa sữa thay vì tự xử là họ đang đặt niềm tin vào chính quyền. Tin cả sự lắng nghe và quan tâm của nhà chức trách địa phương này đối với những mong muốn dù nhỏ bé của người dân.
Một xã hội lành mạnh đang dần được xây dựng. Một xã hội trong đó có những thế hệ công dân mới, có trách nhiệm hơn, với mình và cộng đồng, cùng với một chính quyền có trách nhiệm hơn, lo toan và nghĩ đến cả những điều nhỏ nhặt - thật sự là điều tất cả chúng ta đều mong muốn.
Nguyễn Cảnh Bình