Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

# Tie^'ng No'i VNQHT (2) Nhu+~ng Cuo^.c Bie^?u Ti`nh Ddang Xa?y Ra

# Tiếng Nói ViệtNamQuêHươngTôi (2) Những Cuộc Biểu Tình Đang Xảy Ra

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2078

Mời qúy vị lắng nghe tiếng nói đầy tâm huyết của VNQHT:

" Áo Trắng... Áo Trắng xuống đường để bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ lãnh hải, Áo Trắng xuống đường để cho dân tộc hùng cường đi lên.  Kính thưa qúy ông bà cô chú anh chị, xin kính chúc tất cả con của mẹ Việt Nam, những áo trắng xuống đường này thành công, có một niềm tin thành công và xin cố gắng để bảo vệ chính mình, làm sao, sau khi chúng ta dẹp sạch CS thì những AT này sẽ là những viên gạch dựng lại nhà VN.  Với những người CS, VNQHT xin thưa với những người CS kể cả công an mạng đang có mặt trong cái diễn đàn này.  Có bao giờ những người công an, những người CS tự hỏi lại, rằng mình cũng là người VN, mình cũng đang nói tiếng nói VN. Ngôn ngữ VN, mình cũng được nuôi lớn lên bằng những giòng sữa mẹ VN, bằng dòng suối mát của mẹ VN.  Có bao giờ, những người CS này tự hỏi rằng tại sao ở những quốc gia khác, khi mà đi vào trong quân đội, họ có cái vũ khí, họ được cái quyền để được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, tại sao mình, mình là CS, mình mang cái chủ nghĩa CS, mình có cái vũ khí trong tay, mình có đầy đủ phương tiện, tại sao mình Thấy Tàu Cộng bắn vào ngư phủ, đồng bào ruột thịt của mình, mà mình không thể làm gì được, mà mình trói tay, mình không cứu được ngư phủ của mình.  Tại sao, người công an có bao giờ tự hỏi, mình cũng người VN, cũng dòng máu đỏ da vàng, tại sao mình phải đi đánh đập người của mình. Tại sao mình phải quay mũi súng bắn vào dân của mình, bắn các em bé thơ?  Tại sao mình là công an, công an VN, cũng gắn liền 2 cái chữ VN vào đó, tại sao mình phải đánh những người dân lành vô tội của mình?  Mình có đau không?  Hãy tự hỏi lại chính mình?  Các cô chú, những người CSVN, những người công an VN có bao giờ tự hỏi mình làm gì khi mình là người VN. 

Ngày mai đây chỉ còn 2 ngày nữa thôi, AT xuống đường, xin những người CS, những người CA này hãy nghĩ lại, mình cũng là người VN.  Tổ tiên cha ông của mình cũng từng đã là người VN.  Tổ tiên cha ông của mình cũng đã từng đứng dưới lá cờ vàng đại nghĩa của Hai Bà Trưng đã đánh đuổi giặc xâm lăng phương Bắc.  Hãy giơ cao mà đánh khẽ, hay đau với cái đau của đồng loại.  Hãy nghĩ rằng, khi mình đánh vào người dân lành của mình, đồng bào ruột thịt của mình, họ đau lắm chứ.  Hãy đau với cái đau của họ.  Làm gì đó, cũng phải giơ cao đánh khẽ, hãy góp phần vào để cứu lấy quê hương, cứu lấy dân tộc này.  Hãy nhìn thấy một trung tá Trần Anh Kim, ông đã thức tỉnh, ông đã nhìn thấy chủ nghĩa CS lỗi thời.  Chủ nghĩa CS ngày hôm nay, bám víu vào hình tượng HCM để lừa gạt cả một dân tộc Việt Nam, đẩy lùi bao nhiêu thế hệ.  Hỡi những người CS, hãy quay đầu lại với quê hương với dân tộc này... (Linh đánh máy mệt rồi, rất hay, mong qúy vị phải lắng nghe).

ViệtNamQuêHươngTôi là một cô gái rất đặc biệt trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1).  Có lẽ cô ít khi cầm mic để nói, những khi cầm mic, không chê vào đâu được.  Giọng nói của cô như có nhịp điệu, trầm, bỗng, nhịp nhàng rất kỳ lạ.  Có thể nói, cô đã đưa được tâm trạng, hay cảm xúc của mình vào lời nói, nên làm chúng ta lắng nghe thật lâu mà vẫn không biết chán.  Linh mong rằng qúy vị hãy lắng nghe tiếng nói của cô ta một lần thôi, rồi bạn sẽ thích nghe nhiều lần nữa.  Thỉnh thoảng Linh sẽ góp tiếng nói của cô ta để gởi đến qúy vị, mong rằng qúy vị sẽ cùng hưởng ứng.

Ngày 9 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) Đoạn băng ghi âm MP3 của ViệtNamQuêHươngTôi:
Attachment: VietNamQueHuongToi.mp3

# Co^ng An Gia Ta(ng Tra^'n A'p Phong Tra`o Da^n Chu? Trong Di.p DdHDd

Công an gia tăng trấn áp phong trào Dân chủ trong dịp đại hội đảng CS.
Bản tin từ Huế ngày 09-01-2011
    Mấy ngày hôm nay, công an tỉnh Thừa Thiên Huế tung ra một lực lượng rất đông đảo để trấn áp phong trào dân chủ tại Huế, một đàng vì e ngại những chính khách ngoại quốc đến viếng thăm linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung/Tòa Tổng giám mục Tổng Giáo phận Huế (x. tin tức đã đưa về ông Tùy viên Christian Marchant và ông Dân biểu Luke Simpkins), đàng khác vì lo sợ các cuộc biểu tình sẽ nổ ra tiếp sau cuộc biểu tình thử nghiệm của các sinh viên sáng ngày 02-01-2011.
     Kể từ hôm qua, Thứ bảy mồng 08 tháng 01, rất nhiều người, đặc biệt là giáo dân Công giáo, có liên hệ với hai linh mục Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi, đều bị công an gọi đi thẩm vấn (đa số vào buổi chiều 08-01). Chúng tôi biết được đã có các giáo dân thuộc giáo xứ chánh tòa Phủ Cam, các giáo xứ An Truyền, Triều Sơn Nam, Loan Lý v.v.... Hết thảy đều bị công an hỏi về mối liên hệ với hai linh mục, hoặc với phong trào dân chủ, và hỏi có đi Huế vào ngày hôm nay, Chúa nhật 09-01 không. Nhiều người, sau buổi làm việc, còn phải ký giấy cam kết này nọ. Và dĩ nhiên sau đó, công an (không biết đâu mà nhiều thế) rình rập trước nhà họ suốt hôm qua lẫn hôm nay và có thể trong những ngày tới, cho đến khi chấm dứt đại hội đảng CS.
    Đặc biệt được rình rập chính là linh mục Nguyễn Văn Lý. (Xem Bản tin "Bế tắc lúng túng tột cùng của bạo quyền CSVN thời kỳ mạt vận" của FNA Huế CN 09-01-2011, 9:30 AM). Thứ đến là linh mục Phan Văn Lợi vốn đang bị quản thúc tại tư gia, 16/46 Trần Phú Huế. Kể từ trước ngày Lễ Bế mạc Năm thánh Giáo hội Công giáo VN (04-06/01/2011), công an đã đặt nhiều chốt gác quanh nhà của Lm Lợi khiến Lm Lợi đã không thể đến La Vang (y như Lm Lý). Thế nhưng sáng hôm nay, lực lượng công an bỗng nhiên tăng lên đột ngột, gần cả 20 người, đa phần đều trẻ, có sự điều khiển của một công an lớn tuổi (không rõ cấp bậc, xin xem hình). Họ cứ lượn đi lượn lại trước nhà Linh mục (vốn luôn khóa cổng). Thậm chí có một công an bày mưu định xông vào nhà.
    Số là vào ngày Chúa nhật, thường có các thanh thiếu niên Công giáo Phủ Cam thuộc "Nhóm Bác ái ve chai" đến từng nhà trong giáo xứ, xin chai lọ, giấy vụn đem về bán lấy tiền giúp người nghèo. Sáng hôm nay, có hai cô bé tới trước nhà Lm Lợi và hỏi: "Đây có phải là nơi cho ve chai không?" Nghe giọng điệu là lạ, vì các em Công giáo thường nói: "Cha có ve chai giấy vụn cho chúng con không?", lại thoáng thấy bên bụi chè tàu sát cổng có một bóng thanh niên đang nấp, cô em gái của Lm Lợi liền gạt: "Hôm nay có ít, để tuần sau lấy!" rồi bỏ đi vào nhà, không mở cổng. Bị lộ âm mưu, thanh niên này (đích thị công an) và hai cộng tác viên nhí lủi ngay. Thế nhưng, với chiếc máy ảnh lắp ống kính télé, Lm Lợi đã chụp được từ xa nhiều hình ảnh, khiến nhiều anh công an sau đó đi ngang qua nhà Lm thì lấy tay che mặt, kéo cổ áo lên cao hoặc chạy như bay kẻo dính hình.
Anh trưởng tốp công an nói chuyện với Lm Lợi
    Đến gần trưa, đang khi Lm Lợi đi bách bộ trong sân để đọc kinh, viên công an trưởng nhóm dừng lại trước cổng như muốn nói điều gì. Linh mục Lợi liền lợi dụng cơ hội "giảng" cho một bài, đại ý như sau: "Các anh hôm nay mất công canh gác tôi nhỉ. Sao không đi ra vùng biên giới, hải đảo, vào trong Tây nguyên mà canh gác, ngăn chặn bọn Tàu cướp đất, cướp biển, cướp rừng của đất nước ta đi? Đất nước lâm nguy vì Tàu cộng, các anh có biết không? Sao các anh không ra Hà Nội ngăn chặn mấy lãnh đạo chóp bu đang tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng của quốc gia, đang gây món nợ 80 ngàn tỷ trong vụ Vinashin, phung phí 4 tỷ 5 đô trong dịp Ngàn năm Thăng Long đi? Mỗi ngày tai nạn giao thông làm chết 30 người, mỗi năm hơn 10 ngàn người chết, hơn 10 ngàn người bị thương, sao các anh là công an không tìm cách làm cho nó giảm đi? Sao các anh không đến những nơi cán bộ cao cấp đang cướp đất của người dân để bênh vực dân đi? Hay ngược lại các anh bênh vực chính những tên bán nước hại dân đó? Những tên cướp của giết người đó? Tại sao các anh rình rập bắt bớ những người đang lên tiếng xây dựng đất nước, đòi lại nhân quyền cho toàn dân một cách bất bạo động? Các anh ăn lương của ai? Của dân đóng thuế hay là của đảng? Các anh bảo vệ dân hay bảo vệ đảng? Các anh tự xưng là "Bạn dân", sao các anh làm nhục danh hiệu cao quý đó? Các anh có biết một ngày kia, đất nước chuyển đổi, mấy lãnh đạo chóp bu mà các anh đang bảo vệ bay ra ngoại quốc sống, chỉ có các anh gánh chịu sự phẫn nộ của quần chúng. Tội nghiệp cho các anh biết chừng nào!..." Anh công an chỉ biết đứng nghe rồi lẳng lặng bỏ đi.
    Tốp "bạn dân, chỉ biết có đảng có mình" này còn lảng vảng cho đến tối, vì sợ Lm Lợi đi tham gia cuộc biểu tình mà họ đoán các em sinh viên sẽ tổ chức vào buổi chiều hôm nay.
    Chúng tôi dự đoán họ sẽ còn canh gác nhà riêng Lm Lợi và Nhà Chung (nơi Lm Lý đang ở) ítg nhất cho đến khi chấm dứt đại hội đảng CS. Một chính quyền chỉ biết duy trì trật tự an ninh, ổn định xã hội không phải bằng cách làm tốt chức năng của mình và tạo điều kiện cho người dân thăng tiến cuộc sống trong tự do, mà chỉ bằng cách theo dõi, trấn áp, đe dọa, bắt bớ, ngược đãi, thì thứ chính quyền đó chỉ là tà quyền mà thôi, thứ chính trị đó chỉ xứng với cái tên tà trị.
    Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế lúc 22g ngày 09-01-2011

# Anh Hai Lúa (36) Nhu+~ng Cuo^.c Bie^?u Ti`nh Ddang Xa?y Ra

# Anh Hai Lúa (36) Những Cuộc Biểu Tình Đang Xảy Ra

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2077

Chúng ta cùng lắng nghe những lời chia sẻ rất đặc biệt của anh HaiLúa ngày hôm nay:

- ... Họ không thể nào lừa dối người dân Việt Nam được nữa, họ không thể nào tuyên truyền là ĐCSVN sáng suốt. Không thể nói rằng ĐCSVN là một cái đảng lãnh đạo sáng suốt đã đưa đất nước lên cái gọi là tột đỉnh vinh quang.  Bởi vì điều đó nó hoàn toàn láo khoét đến nổi chính họ cũng không có đủ khả năng mở miệng ra để bênh vực lấy chủ thuyết CS nữa.  Nhưng chỉ còn một số đặc quyền, đặc lợi trong nhóm cầm quyền ngày hôm nay, thì họ cố gắng để mà tạo ra những chuyện láo khoét đó, bởi vì trong tay của họ, nó giống như chúng ta tưởng tượng.  Nó giống như là một cái đám thảo khấu, một cái đám hải tặc, một cái đám khủng bố nào đó.  Và khi họ có vũ lực trong tay, thì tự nhiên họ khống chế được rất là nhiều người. Nhưng mà họ không khống chế được cái tinh thần tranh đấu của họ. Cho nên anh TV cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng người CS họ hiểu lầm rằng là họ đã chiến thắng.  Rõ ràng, trong một cái chuyện đánh nhau, người ta có thể thắng hay thua. nhung mà nói về cái cuộc chiến khi người ta chưa đầu hàng thì chưa gọi là thua.  Có nghĩa là tinh thần tranh đấu đó, nó sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam cho đến ngày hôm nay.  Nhìn lại cái hoàn cảnh của ngày hôm nay, chúng ta không có một tấc sắt trong tay, chúng ta không có một vũ khí nào trong tay cả, nhưng mà tinh thần chiến đấu này nó còn mãnh liệt hơn bao giờ hết.  Phải nói rằng Cha Lý là một ngọn đuốc đang bốc lên. Mặc dù nó đang le lói dưới ngọn gío bão đó, nhưng dưới sự bảo vệ của những người chung quanh. Những tiếng nói của chúng ta, những tiếng nói, từ trong nước, từ hải ngoại. Chúng ta đang cố gắng để ngọn đuốc đó được lan rộng ra... Ngọn đuốc kêu gọi của Cha Lý là một tiếng kêu thống thiết, một tiếng kêu của những người dân tuyệt vọng ở trong một thể chế tàn ác của CS ngày hôm nay.  Cho nên, chúng ta phải có bổn phận và cũng như tránh nhiệm là không thể giữ thái độ im lặng...  Chúng ta có thể truyền tải thông tin, truyền tải cái Lời Kêu Gọi này ra làm nhiều người nghe thì càng tốt... Đó là tất cả bổn phận của bất cứ người Việt Nam nào còn đứng ra, tự nhận mình là người VN... Nhìn lại hoàn cảnh của đất nước chúng ta... những người dân oan vẫn còn khóc lóc đáng thương như vậy, và đến trước ngày Đại Hội CS, một cái đại hội của một nhóm băng đảng bởi vì họ có vũ lực, họ đã bắt cả nước, ngay cả hệ thống giáo dục, ngay cả học sinh, họ đưa cái nghị quyết lên, họ cho nghỉ học vào ngày 11, họ sợ có những cuộc tràn ra đường của học sinh.  Chưa kể họ đã huy động lực lượng công an và quân đội một cách hùng hậu...  (Mong rằng qúy anh chị em lắng nghe cho hết, vì phần MP3 sau rất hay, nhưng Linh không còn đủ thời giờ đánh máy nữa, mong qúy vị thông cảm)

Có lẽ bạn chưa từng nghe qua tiếng nói của anh Hai Lúa trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1). Linh mong rằng bạn hãy lắng nghe một lần thôi, rồi bạn sẽ thích nghe nhiều lần nữa. Lời của anh Hai Lúa rất truyền cảm, thuyết phục, gom góp rất nhiều tài liệu để chúng ta có thể học hỏi.  Tên của anh HaiLúa nhưng thật ra anh chẳng hai lúa chút nào.  Linh sẽ thường xuyên góp tiếng nói của anh Hai Lúa để gởi đến qúy bạn, mong qúy bạn sẽ cùng hưởng ứng.

Ngày 9 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) 2 đoạn băng ghi âm MP3 thứ 36 của anh Hai Lúa, phải công nhận 2 đoạn băng này rất có gía trị, qúy vị phải nghe qua:
Attachment: HaiLua 361.mp3
Attachment: HaiLua 3622.mp3

Luật rừng Hà Nội


Luật rừng Hà Nội © Đàn Chim Việt


Đỉnh cao trí tuệ – Đúng là Vẹm nói như con “Két” hay là “con kẹt?”


Lời mở đầu:

Tiến sĩ Triết Học Tô Huy Rứa đẹm chuông đi đánh xự người. 

Răng mà ngu rứa? thiệt là ốt dột, làm nhục quốc thệ.

Đúng là Vẹm nói như "con kẹt"  (vài giòng trên xin đọc theo giọng Huế).

 Bây giờ mời đọc phần "comment" ở dưới để biết trình độ trí tuệ của "Trưởng Ban Lý LuậnTrung Ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính Trị Tiến sĩ Triết Học Tô Huy Rứa" khi đem chuông đi đánh xứ người.

(Phần "comment" này là phản hồi của anh Hà Minh Thành ở Japan trên blog của blogger nguyenhuuquy)

*

…. Anh Hà Minh Thành nói:

Thứ 6 tuần rồi tui có đi dịch cho anh Tô Huy Rứa ở Nhật khi anh Rứa đi hội kiến với ông Tỉnh trưởng tỉnh Nara của Nhật. Nói thật tui đi dịch cho quan chức cao cấp của VN khi sang Nhật cũng nhiều nhưng chưa thấy ai dốt như anh Rứa này.

Hội kiến với nhau mà ông Tỉnh trưởng của Nhật ngồi nói chuyện còn anh Rứa trả lời bằng cách cầm tờ giấy ai đó viết sẵn để đọc.

Ông Tỉnh trưởng Nhật chào là:

"Tôi nghe tiếng tiên sinh là Trưởng ban lý luận Trung ương Đảng CSVN, rất hân hạnh được tiên sinh ghé thăm tỉnh của tôi và diện kiến, tôi là một người thích về triết học Mác, hân hạnh được nghe tiên sinh chỉ giáo."

Anh Rứa sau khi nghe mình dịch xong, cầm tờ giấy viết sẵn lên đọc tự giới thiệu một hơi nào là Trưởng ban lý luận Trung Ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tiến sĩ Triết học, chiu trách nhiệm xây dựng hệ thống tư tưởng lý luận cho Đảng CSVN v..v.. dài khoảng 15 phút,  Dài quá nhớ cũng không hết.  Trong đó mình nhớ chỉ có cái đoạn "chúng tôi kiên định lập trương xây dựng xã hội chủ nghĩa với giai cấp công nhân làm nòng cốt…"  Nói tóm lại là mình cũng chẳng biết là anh đang nói chuyện chào hỏi xã giao với quan chức ngoại quốc ở Nara hay là đang đọc diễn văn báo cáo chính trị tại Hội trường Ba Đình?

Đang nhắm mắt nhắm mũi dịch cái bài diễn của anh Rứa đọc thì đột nhiên thằng cha Tỉnh trưởng Nara lên tiếng ngắt lời:

"Tiên sinh nói rằng Đảng CSVN kiên định lập trường xây dựng chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân làm tiên phong nòng cốt thì tôi còn hiểu nhưng mà cái câu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cái gì vậy. Theo tôi kinh tế thị trường tức là theo nền kinh tế tự do của Tư bản chủ nghĩa mà theo nền kinh tế thị trường tức là phủ nhận toàn bộ các giá trị học thuyết của Mác, khi đã chấp nhận cho dân làm giàu thì đồng nghĩa chấp nhận sự bóc lột sức lao động theo cách nói của Mác. Mà đã chấp nhận sự bóc lột giai cấp công nhân thì tức là đã cho toàn bộ lý luận đầy tính nhân văn của Mác vào sọt rác rồi. Mà đã cho lý luận Mác vào sọt rác thì còn kiên định trên con đường theo Mác là nghĩa làm sao. Tiên sinh nói mâu thuẫn quá tôi thật sự không thể lý giải được."

Tới đây thì anh Rứa vì hết bài nói nên hơi hỏang nói đại là:

"… ừ ..ờ.. con đường của Đảng CSVN đi đang được chứng minh bằng sự thành công của Trung Quốc…"

Nghe tới đó thì thằng cha Tỉnh trưởng Nara cũng ngán tới cổ rồi. Mình ngồi bên nói thêm cho ông ta bằng tiếng Nhật:

"Ông không biết thôi.  Dân VN tui nói thằng này là thằng ngu nhất nước Việt. Cả 80 triệu người VN đều biết con đường XHCN là con đường thê thảm, chỉ có thằng này nó không biết mà thôi. Ông làm ơn đừng có nói chuyện Triết học làm quái gì với thằng này, tiến sĩ giấy đó ông ơi!  Ông hỏi một hơi nữa nó mắc cỡ vì bị lộ tẩy cái dốt và xạo đó thì khó nói chuyện tiếp."

Ông Tỉnh trưởng nghe xong cười tủm tỉm nói không biết cho mình hay cho anh Rứa:

"Tiếc rằng Nhật bản không có một 'hội đồng lý luận trung ương' vạch ra đường đi cho dân chúng. Hy vọng lần sau có cơ hội gặp tiên sinh nhờ chỉ giáo thêm."

Nghe tới đây mình nói với anh Rứa:

"Tui ở Nhật lâu.  Nhật bổn mà nó nói kiểu vuốt lưng như vầy là nó hết muốn nói chuyện với mình rồi đó. Nói gì lẹ lẹ rồi đi mẹ nó cho rồi. "

Anh Rứa hơi quê xệ.  Kể cũng tội nghiệp, ở VN anh nói chuyện kiểu học thuộc lòng với dân quen rồi, đâu có thằng nào dám ngắt ngang lời anh; Không ngờ bị thằng Nhật bổn nó phang ngang một phát, còn bị nó tỏ ý khinh rẻ nữa làm anh hết đường đỡ. Lúc này tụi Nhật đang ghét Trung Quốc tới cổ, anh lại đem Trung Quốc ra mà khen thì không biết anh có được ai dạy cho học về ngoại giao khi ra nước ngoài hay không?

Mình về tới khách sạn nằm ngủ mà nghĩ tới cuộc họp đó mà mắc cười. Biết vậy từ chối từ đầu khỏi đi cho khỏi nhức đầu.

 19.11.2010

—–

Trần Văn Giang (Sưu tầm)


Sang-Triết-Trọng-Dũng, trên bàn Ðại Hội XI


I.

Những tin tức dồn dập tung ra hải ngoại về đại hội đảng CSVN lần thứ XI (11/1-19/1/2011) được cho là "quan trọng bậc nhất tại Việt Nam" (1) vì các lý do, theo tôi, như sau:

Thứ nhất: Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương đảng khóa X. (Ai đọc?)

Thứ hai: Chiến lược phát triển đảng và nhân sự đảng trong giai đoạn mới từ năm 2011 đến 2020. (Ai đọc?)

Thứ ba: Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện chủ trương và chính sách của nhà nước XHCNVN từ năm 1990 đến năm 2010. (Ai đọc?)

Thứ tư: Báo cáo về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, quốc phòng 10 năm qua từ 2001 đến 2010 và giai đoạn mới từ năm 2011 đến 2020. (Ai đọc?)

Trong bốn tiêu chí nêu trên, báo cáo chính trị-chính sách và báo cáo chiến lược phát triển đảng-nhân sự đảng là hai tiêu chí cốt lõi của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN Ðại Hội X và XI.

Nhiều tranh luận chỉ ra việc thay đổi nhân sự lãnh đạo không quan trọng bằng sự thay đổi chính sách đối với đảng CSVN. Có thể tìm hiểu qua các đời tổng bí thư Việt Nam, vấn đề cải tổ bộ máy lãnh đạo của họ rất linh hoạt theo tình hình thực tế đã cho thấy có nhiều dấu hiệu cải tổ hệ thống chính trị, đặc biệt là về nhân sự.

Ðảng CSVN tính từ năm 1975 cho đến nay trải qua 6 đời tổng bí thư: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Ðức Mạnh. Mỗi đời TBT là mỗi lần cải cách chính sách, từ hà khắc tới bớt hà khắc, rồi lại hà khắc, nhưng thực sự sâu rộng và tạo ảnh hưởng trong não trạng đảng và cởi trói về đảng của quần chúng phải kể đến TBT Nguyễn Văn Linh (Ðại Hội VI- 1896).

Gần đây, nhiều ý kiến hô hào mạnh mẽ cải tổ điều 4 Hiến pháp, hủy bỏ vĩnh viễn chủ nghĩa Mác-Lê, tư nhân hóa thị trường, tư hữu hóa tài sản nhân dân, đa nguyên đa đảng, kiểm tra hoạt động và tài chính đảng, v.v.

Những hô hào này có khởi động cho một qui trình tiến tới dân chủ mà ai cũng ngầm hiểu rằng đảng cần phải phù hợp với hoàn cảnh mới để tồn tại và tiếp tục đổi mới?

Các nhà phân tích phương Tây về chế độ sau bức màn sắt thường ngạc nhiên đối với đặc điểm của đảng CSVN, khi tìm hiểu về các biện pháp thanh trừng trong đảng không lộ liễu như các đảng cộng sản khác ví dụ như Nga và Tàu, trừ trường hợp Hoàng Văn Hoan thời TBT Lê Duẩn là nổi cộm. Hoàng Văn Hoan trốn sang Tàu không bị giết vì chống lại chính sách của Lê Duẩn.

Nhân sự không chỉ là người thực hiện chính sách, mà đôi khi còn ẩn dụ khả năng cải tổ. Người ta chờ đợi sự đột phá trong Báo cáo Chiến lược phát triển đảng qua nhân sự mới, trước mắt đề cương của đảng CSVN đã vạch ra, họ chuẩn bị đường lối của VN bước vào nền kinh tế thị trường tự do trong năm, mười năm tới. Ý nghĩa này có nghĩa là đảng CSVN sẽ còn cầm quyền ít ra là 10 năm nữa.

Chuẩn bị là một chuyện, khu vực, thế giới, nhất là các cường quốc có chấp nhận cho một quốc gia cộng sản cố cựu gia nhập vào "khối tự do thường trực" lại là một chuyện khác. Và đấy chính là chính sách đối ngoại hàng đầu của đảng CSVN 10 năm qua.

Như chúng tôi đã đề cập trong bài trước (*), chính sách là cặp bài trùng với nhân sự. Bất cứ chính phủ nào khi thay đổi chính sách cũng thường đi đôi với thay đổi nhân sự và ngược lại. Thế cho nên, qua Ðại Hội XI, việc bầu bán các vị trí "lãnh đạo" mới, hai "phạm trù" này như hình với bóng.

Ngày xưa trong chiến tranh Việt Nam, miền Bắc từng đánh giá các cuộc đảo chánh, chỉnh lý của các tướng lãnh, chính trị gia miền Nam một câu phán rất trịch thượng là "Thay ngựa giữa dòng"!!! Ðảng CSVN cầm quyền ở VN có khác ở chỗ nhân sự của đảng đưa ra lãnh đạo từ trong đảng.

II.

Trở lại những tin tức tung ra hiện nay về bộ tam đầu chế chẳng hạn như Trương Tấn Sang sẽ giữ chức chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng sẽ làm tổng bí thư, Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ ghế Thủ tướng, nhưng ít thấy thông tin nào đề cập đến đương kim Nguyễn Minh Triết, khuôn mặt chủ tịch nổi bật trên trường quốc tế 5 năm qua. Triết, một ẩn số?

Cũng ít thấy thông tin về Ðại Tướng Phùng Quang Thanh, ông tướng xuất hiện đúng vào lúc biển Ðông "nóng" nhất không chỉ ở vai trò của một bộ trưởng quốc phòng. Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nhiều lần khẳng định chính sách nhất quán của chính phủ đối tác riêng với ASEAN, riêng với Mỹ, riêng với Trung Quốc riêng quốc tế. Tướng Thanh là nhân vật tiêu biểu cho thời đại chuẩn bị chiến tranh? (**)

Cho đến ngày 19 tháng Giêng năm 2011 kết thúc Ðại hội Ðảng XI, mới biết rõ những ai vào, những ai rút khỏi Bộ Chính Trị, những ai là bộ tam đầu chế, và những yếu nhân nào nắm giữ các vị trí quan trọng.

Cũng có tin đồn chủ tịch nước kiêm cả tổng bí thư. Tức là bớt đi một ông. Kỳ này "phấn đấu" thêm một ông bấy lâu nay nhà nước và báo chí nâng "chất lượng" lên là ông chủ tịch Quốc Hội. Hình thức tam quyền là nét mới hình thành dần trong hệ thống chính trị VN, chỉ khác cách gọi là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp.

Trong trường hợp Nguyễn Minh Triết đương kim "Tổng Thống" (danh từ gọi nguyên thủ quốc gia của thế giới phương Tây) không còn ở trong Bộ Chính Trị nhiệm kỳ 2011-2015, Triết vẫn tiếp tục là chủ tịch nước cho đến khi Quốc Hội đương nhiệm họp kỳ họp cuối cùng (kéo dài khoảng 1 tháng); sau đó ở kỳ họp đầu tiên niên khóa mới, Quốc Hội mới chính thức hóa bộ tân tam đầu chế.

Ðấy là đang nói về trình tự bầu bán bình thường, không màng đến "sự cố" bất thường như vụ "Sáu Thọ" sắp bài mà nhà báo Bùi Tín viết trong blog "Không nhổ neo, không thể ra khơi". (VOA Thứ Hai 27/12/2010).

Với nhiều năm hoạt động gây thanh thế ở miền Nam, từ các thành quả ở Sông Bé, Bình Dương, Triết gần như được lòng dân miền Nam; từ các hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo thế giới, Triết là khuôn mặt quốc tế quen thuộc để trong số 1400 Ủy viên Trung ương đại diện cho đảng, tiếp tục đề cử Triết giữ chức chủ tịch nước, dù Triết đánh tiếng khiêm cung "Tôi già rồi, xin về hưu"!

Nhìn lại các ông lãnh đạo trước như Võ Chí Công Chủ Tịch nước lúc 73 tuổi; Lê Ðức Anh CT nước lúc 72 tuổi; Trần Ðức Lương CT nước từ năm 1997 đến 2006 khi rời chức vụ mới có 69 tuổi. Kể ra Triết vẫn còn trẻ, lại là nhân vật quốc tế đương thời.

Triết rơi vào trường hợp của Lê Ðức Anh được chọn thay Võ Chí Công dù Công ra khỏi Bộ Chính Trị, nhưng Công vẫn tiếp tục giữ chủ tịch nước thêm 1 năm cho đến khi Quốc Hội khóa mới chính thức hóa tân chủ tịch nước Lê Ðức Anh.

Trong trường hợp Triết tiếp tục ở thường vụ Bộ Chính Trị, tiếp tục nhiệm kỳ 2 chủ tịch nước, Trương Tấn Sang chỉ còn một ghế để leo lên tột đỉnh đảng: Tổng Bí Thư. Sang là nhân vật thứ hai trong Ðại Hội X (2006), chỉ sau Nông Ðức Mạnh.

Vấn đề định lệ tuổi tác không phải là luật đối của đảng CS, vấn đề là phe nhóm nội bộ, khuôn mặt nào phù hợp với tình thế mới, vấn đề là Ai là người mà Ai tin cậy.

Khuôn mặt Trương Tấn Sang nổi lên trong kỳ Ðại hội XI này chưa hẳn là một nhân vật lịch sử nhưng khả dĩ là một quy luật của đảng. Sang có nhiều dấu ấn trong thời gian nắm chức Bí thư TP. HCM. Mâu thuẫn giữa Sang và Triết từ lúc Sang là bí thư và Triết là phó bí thư TP. HCM. Dư luận thành phố cho rằng nó không phát xuất từ quan điểm hay đố kỵ tài năng mà do cách quản lý cũng như về cá tính. Ngoài khả năng và quá trình "vô bưng", Sang và Triết đều có "ông Thầy" phía sau.

Bên cạnh đó, lịch sử truyền thừa của đảng CSVN trước đây vốn được xem mang tính "truyền thống địa phương" để chọn bộ tam đầu chế vào ba chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng. Tất nhiên nó không hẳn là một định lệ, nhưng yếu tố ba miền thường chia đều cho ba ông Bắc-Trung-Nam.

Công thức ba Nam hai Bắc có thể là công thức được chọn trong năm vị trí quan trọng: Tổng bí thư, chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nước, thủ tướng và thường trực ban Bí thư (tương tự phó tổng bí thư) trong kỳ Ðại Hội XI.

III. Vài nét về những khuôn mặt nổi bật nhiệm kỳ 2011-2015

* Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bảo lưu chức thủ tướng?

Phần này chỉ đề cập đại lược đến 4 nhân vật mà suốt mấy tháng qua truyền thông đưa tin. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một nhân vật nào ngoài đảng CSVN hay một tổ chức chính trị nào khác được đề cử, hay tự ra tranh cử các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội, thủ tướng, phó tổng bí thư, v.v.

Vài nét về Trương Tấn Sang, 62 tuổi (người miền Nam)

Theo khai sinh, Trương Tấn Sang sinh năm 1949 tại Long An, tuổi Kỷ Sửu. Sang nổi tiếng là học trò xuất sắc, đỗ Tú Tài II hạng ưu ban A Petrus Ký niên khóa 1965-1966 lúc 17 tuổi, sau theo học Ðại Học Khoa Học Sàigon ban Vạn Vật (66-68). Cảnh sát Sàigon phát hiện ra Sang trong vụ Mậu Thân 1968, Mùa Hè tháng 5/1968, Sang vô bưng. Sau 1975, Sang chỉ là chủ tịch huyện Bình Chánh tiếp đó là giám đốc Sở Nông Nghiệp. Năm 1991, ủy viên trung ương đảng, trưởng ban Tổ chức Thành ủy, chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM. Năm 1996, Sang là bí thư Thành ủy TP. HCM, Ủy viên Bộ Chính Trị. Bước ngoặt của Sang vào năm 2000, khi Sang bị điều ra Hà Nội làm trưởng ban Kinh tế Trung ương. Năm 2006, Sang làm trường trực Ban bí thư Trung ương, vị trí thứ 5 Ðại Hội X. Năm 2009, Sang leo lên hàng vị trí thứ 2 Bộ Chính Trị sau Nông Ðức Mạnh. Nếu cho Sang vốn là cựu sinh viên Ðại Học Khoa Học là thành phần trí thức miền Nam cũng không quá đáng, thời thế đẩy Sang qua bên kia chiến tuyến và lọt vào mắt xanh của Ðỗ Mười dưới sự tiến cử của Võ Văn Kiệt.

Vài nét về Nguyễn Minh Triết, 68 tuổi (người miền Nam)

Theo khai sinh, Nguyễn Minh Triết sinh năm 1942 tại Bến Cát-Bình Dương, tuổi Nhâm Ngọ. Năm 1961, Triết học Ðệ Nhất ban B-Petrus Ký. Học toán với Lê Quang Vịnh (sau 1975 Vịnh giữ chức CT Hiệp Hội Thanh Niên Việt Nam; trưởng ban Tôn giáo Chính phủ). Năm 1961-1963, Triết học khoa toán tại Ðại Học Khoa Học Sàigon. Tham gia hoạt động nội thành, cảnh sát Sàigon phát hiện, tháng 11/63, Triết chạy vô bưng theo ngả Bình Dương. Triết lên hương từ khi làm bí thư trung ương Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM. Năm 1991, Triết là ủy viên trung ương đảng, bí thư tỉnh ủy Sông Bé. Năm 1997, Triết là phó bí thư Thành ủy TP. HCM, nhân vật thứ hai sau Trương Tấn Sang. Cuối năm 1997, Triết được Lê Khả Phiêu chọn vào ủy viên Bộ Chính Trị khi Phiêu thay Ðỗ Mười làm TBT giữa nhiệm kỳ. Phiêu bố trí Triết thay Sang làm Bí thư Thành ủy Saigon, nhưng Sang chần chừ và gây trở ngại cho việc bàn giao, cuối cùng Phiêu phải đưa Triết ra Hà Nội làm trưởng ban Dân vận Trung ương. Ðầu năm 2000, Phiêu đưa Triết về Nam thay Sang làm bí thư thành ủy TpHCM. Ngày 26/6/2006, sau Ðại hội IX Triết thay Trần Ðức Lương làm chủ tịch nước. Ngày 24/7/2007, Quốc Hội kỳ họp kỳ 1 khóa XII tái bầu Triết chức Chủ tịch nước.

Vài nét về Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi (người miền Nam)

Nguyễn Tấn Dũng tuổi Kỷ Sửu, sinh tại Kiên Giang. Dũng là lãnh tụ rất "thực thà" trong việc khai lý lịch, không mặc cảm. Ngay trong ngày nhậm chức thủ tướng, Dũng long trọng hứa diệt tham nhũng và cải cách nền kinh tế quốc dân. Dũng là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam đối thoại trực tuyến với dân. Dũng được đánh giá là nhà canh tân có khả năng kinh tế tuyệt vời. Mưu sự tại Nhân thành sự tại Thiên. Dù đất Nam kỳ Lục Tỉnh là cái nôi phát tác cho Dũng, nhưng những kế hoạch kinh tế lớn của Dũng gặp phản ứng khắp nơi. Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp còn phải lên tiếng. Dũng lờ đi và bắt đầu thi triển "quyền lực vô biên" ra tay bỏ tù các nhà tranh đấu dân chủ, lại còn hô hoán chủ trương lớn của đảng, sử dụng chế độ công an trị đối các nhà lập pháp tiến bộ, các nhà báo viết lên sự thật.

Thế nhưng, hầu như dư luận đều đi đáp số cần có Dũng trụ lại ghế thủ tướng. Ðáp số của nó biện luận rằng công lớn của Dũng đã đạo diễn hàng chục hội nghị lớn nhỏ, Dũng là khuôn mặt sáng giá của một thủ tướng đi gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới. Dũng đóng vai thủ tướng niềm nở của một quốc gia muốn hội nhập với thế giới. Dũng đã chứng tỏ được sự cân bằng trước các áp lực của Tàu, Mỹ, Asean và Quốc tế thời gian "biển Ðông nóng sốt" vừa qua.

Dưới mắt của các nhà chính trị gốc miền Bắc, gốc miền Trung, Nguyễn Tấn Dũng chưa phải là ngôi sao sáng chói trên bầu trời chính trị, Dũng là người của thời cuộc. Dũng được đảng đầu tư rất lớn và được tập sự lãnh đạo nhiều công tác khác nhau trong chính phủ. Dũng được cái là trẻ, sáng láng, chịu khó học ở nhiều người. Dũng là người biết làm ăn, làm ăn giàu có bậc nhất ở miền Nam. Giữa bối cảnh của một đất nước bền bờ "lạng quạng" khoảng từ năm 1985-1995, Dũng là trung phong lấy lại thế "việt vị" của Bộ Chính Trị. Dũng biết sử dụng nhân lực trung thành, là bậc thầy về "từ khi làm thủ tướng chưa xử phạt một ai!", là học trò xuất sắc của khẩu hiệu "Hãy làm giàu đi!" do nhà canh tân hàng đầu Võ Văn Kiệt đề xướng. Mắt xanh của cựu TBT Ðỗ Mười nhìn thấy Dũng. Dũng được chọn làm thủ tướng để canh cải xã hội chủ nghĩa. Công bằng mà nói, từ khi Dũng được Mười, Kiệt đưa lên, bộ mặt "xác xơ" của Việt Nam thay da đổi thịt nhiều.

Dũng không phải là nhà lý luận, Mục tiêu hàng đầu của Dũng hiện giờ và cũng là chủ trương lớn của đảng là Uranium-Nguyên tử lực, rừng và mỏ Tây Nguyên. (**) Vụ Vinashin là bài học đắng của Dũng. Ai "chơi" Dũng trong vụ này, chỉ có Dũng mới biết. Cùng thời với Dũng là Sang. Cùng thời với Dũng là Triết (lớn hơn mấy tuổi). Bộ ba này đều là dân Nam kỳ.

Nhiệm kỳ 2005-2010, cặp Dũng và Triết làm ăn nhịp nhàng, biết dựa và nể nhau, nhưng riêng Sang và Triết ngấm ngầm mâu thuẫn. Bắt nguồn từ thời cả hai cùng hoạt động nội thành Sàigon, cả hai không ít thì nhiều đều ảnh hưởng tư tưởng "tiểu tư sản" trí thức nhân bản miền Nam, cả hai đều có học và có tài. Mâu thuẫn Sang-Triết bộc lộ từ năm 1996-1997, khi Sang đang nắm chức Bí thư Thành ủy Tp HCM và Triết được TBT Lê Khả Phiêu bổ nhiệm là Phó Bí thư Thành ủy Tp HCM. Phiêu chuẩn bị Triết thay Sang, sau Sang bị Phiêu điều ra Hà Nội làm Trưởng ban Kinh tế, Triết lên Bí thư đứng hàng thứ 4 trong Bộ Chính Trị.

Vài nét về Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi (người miền Bắc)

Theo khai sinh, Trọng sinh năm 1944 tại huyện Ðông Anh Hà Nội. Sinh viên Ðại Học Tổng Hợp Hà Nội 1963. Năm 1967, Trọng gia nhập đảng CSVN, làm báo viết báo tại Tạp chí Học Tập (tiền thân của Tạp chí Cộng Sản). Năm 1981, sang Nga làm nghiên cứu sinh và bảo vệ Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị học tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Liên Xô. Năm 1991 làm tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Năm 1996, phó bí thư Thành ủy Hà Nội. Năm 2000, bí thư Hà Nội. Năm 2006, làm chủ tịch Quốc Hội thay Nguyễn Văn An mất chức. Năm 2007, tái đắc cử chủ tịch Quốc Hội. Nhiều ý kiến cho rằng Triết và Trọng là người thân tín của Lê Khả Phiêu, thân Tàu.

Nhà báo Bùi Tín viết dân Hà Nội gọi Trọng là "Trọng lú", Trọng "4 kiên định".

Nguyễn Phú Trọng có tiếp tục làm chủ tịch Quốc Hội hay đang được "lăng xê" nắm chức tổng bí thư. Thái độ nổi tiếng nhất của Trọng là "lờ tịt đi" trong kỳ họp Quốc Hội vừa qua khi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đăng đàn đàn hặc tín nhiệm hay không tín nhiệm chức thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng qua vụ Vinashin và Bauxite. Nhưng những động lực dân chủ và dấn thân của một số đại biểu Quốc Hội qua việc chất vấn thủ tướng vừa qua cho thấy dấu hiệu của một lực đối trọng với chính phủ đang hình thành. Quốc Hội nay đã thị hiện là một cơ quan lập pháp, là "logic" tiến trình xu thế Dân chủ hóa. Quốc Hội được chọn là đơn vị an toàn tập hợp các lực lượng đối lập vì đối trọng chứ không phải đối lập vì chính quyền.

Quốc Hội vẫn còn phải cần bàn tay điều động của Nguyễn Phú Trọng.

VI.

Như vậy, mấu chốt kín hiện nay là giữa Sang (người Nam) và Triết (người Nam), ai sẽ là chủ tịch nước? Và nếu Triết vẫn là CT nước, khả năng TBT về tay Sang.

Chức tổng bí thư theo như tin "lăng xê" Nguyễn Phú Trọng (người Bắc) chưa chắc; Chức chủ tịch Quốc Hội chưa rõ; Chức Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (Nam) nắm chắc vì vóc dáng thời thế và "quyền lực vô biên".

Công thức "ba Nam hai Bắc" có thể là công thức được chọn trong năm vị trí quan trọng: Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Thường trực ban Bí thư (tương tự phó Tổng bí thư) trong kỳ Ðại Hội XI.

Xin nhắc lại, sự kiện Vinashin, hàng trăm vụ đình công trong năm qua, và mới đây vụ "Xô Viết Bình Dương" với hàng chục ngàn công nhân đình công vì đói kém và bị lạm dụng sức lao động quá mức so với đồng lương, vụ sinh viên bãi khóa biểu tình… diễn ra trước ngưỡng cửa Ðại Hội XI, báo hiệu đến thời khắc nào đó giờ tàn lụi của một mô hình chính trị kinh tế XHCN không còn kiểm soát xã hội được nữa, không thể không là mối lo của năm vị trí quan trọng bậc nhất Việt Nam.

(1) Từ của đài BBC.

(*) Cùng tác giả: Xem bài "Từ California nhìn về vụ Vinashin" – mục Diễn Ðàn báo Người Việt số ra ngày Thứ Hai 20/12/2010.

(**) Cùng tác giả: xem bài" Nhân Hội Nghị Thượng Ðỉnh Pnom Penh 16/11/2010 – Làn Sóng Ðỏ Lừng Lững Trở Lại Bán Ðảo Ðông Dương" – mục Diễn Ðàn báo Người Việt số ra ngày Thứ Ba 20/11/2010.