Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Hoàng Sa 1959: Thủy quân lục chiến VNCH đã bắt quân Trung Cộng

Đầu năm 1959, TQLCNVNCH Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu bắt Quân Trung Cộng

 Bản Tin - Bulletins - News
Tiếp theo những sự kiện đang xảy ra tại VN hiện nay, kính chuyển đến quý Niên Trưởng, anh chị em bài viết của NT Cổ Tấn Tinh Châu, tường thuật tâm trạng của người lính VNCH trong thời chiến và trong môi trường hiện tại.

VPLL


TQLCVN Bắt Quân Trung Cộng …..
                                 Chiếm  Đảo  DUCAN.
          BBT: Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974  giữa HQVNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, năm 1/1959, đã có một trận đánh giữa TQLCVN và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì chúng đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLCVN đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá Đại Tá Lâm Quang Thơ, CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. BBT đặc san Sóng Thần xin giới thiệu cùng đọc giả bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu. 





Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An* làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, sau này tên Việt Nam là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
(* Hạm Trưởng Vũ Xuân An sau cùng là HQ đại tá, hiện định cư ở Canada, khoảng 10 năm trước đây, cựu HQ Đại Tá Vũ Xuân An có đến thăm anh Châu. Nay theo lời của HQ Đặng Thanh Long thì sức khỏe của cụ hiện quá yếu, còn nhớ trận dánh này, nhưng không đầy đủ chi tiết)
Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.
Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân.. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm đảo Ducan.
Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh "bằng mọi giá phải chiếm".
Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi "đơn thân độc mã" phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh "bẳng mọi giá"! Rõ là lệnh đi với lạc
Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.
Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:
1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.
2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.
3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận. Phải thi hành như thế nào giữa cái lệnh thượng cấp "bằng mọi giá" mà cái giá là sinh mạng của người lính? Mạng sống của người lính kéo theo mạng sống của gia đình vợ con họ ở hậu phương. Đành rằng nhiệm vụ của người lính là hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, nhưng thượng cấp ở tuyến sau, ở hậu phương cứ nhắm mắt ra lệnh bắt lính tại chiến trường hy sinh một cách không cần thiết, hy sinh vô ích cho một mục tiêu không đáng, hay mục đích cá nhân của người ra lệnh thì quả thật lệnh này là lệnh-lạc.
Tình hình địch trên đảo không rõ ràng, không cung cấp phương tiện đổ bộ nhưng lệnh ra thì phải thi hành, mà tôi là cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận, sống chết của đồng đội, của thuốc cấp nằm trong tay tôi, phải thi hành như thế nào đây? Mạng sống của con người, kể cả hai phía ta va địch đâu phải là con giun con trùng, thượng cấp ở hậu phương đâu có đẻ ra chúng tôi, đâu có biết mạng sống quý như thế nào? Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.
Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được, có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.
Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ, dù chỉ một vài cây AK trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. đạn của địch từ trên dảo bắn ra và hải pháo của quân bạn HQ từ ngoài biển tác xạ vào, thương vong chắc chắn là lớn với cái lệnh là "bẳng mọi giá"! Mà cái giá là chính thân xác của anh em TQLC chúng tôi.
Rất may mắn, phải gọi là may mắn chứ không thể nói là tài ba, lính TQLC không phải là mình đồng da sắt mà bắt xung phong vào lửa đạn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô "xung phong" ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 "thanh niên" không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.
 Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương "cẩu sực" mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được "dân TC" trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.
Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 "dân TC" thì đem về Đà Nẵng.
Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.
Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.
Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để "bắt nạt" các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái "lưỡi bò" trên biển Đông như ngày nay.
Thời điểm sau 30/4/75, không còn VNCH, không còn Mỹ mà chỉ còn chư hầu là XHCNVN với 15 tên đầu sỏ trong bộ chính trị của đảng CSVN sẵn sàng làm tay sai, dâng đất liền, dâng biển cả, dâng mồ mả tổ tiên cha ông lên quan thầy TC.
Cái gọi là câu khuôn vàng thước ngọc của CSVN là:
"Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nước anh em giúp đỡ nhiều" Thì nay còn đâu? Con dân Việt bắt tôm cá ở cái "biển bạc" của nước mình thì bị tầu-Tầu giúp đỡ bằng cách đâm cho chìm mà bọn cầm quyền CSVN sợ, không dám nói là tàu-Tầu mà bẩu rằng tầu lạ! Thế mới là chuyện lạ.
Thế còn "rừng vàng" thì sao? Bất chấp sự phản đối của các tầng lớp trí thức công nông dân, bộ chính trị CSVN vẫn ngang nhiên cho TC, "nước anh em giúp đỡ nhiều" bằng cách cho chúng đem nhân công và máy móc vào Tây Nguyên VN khai thác bô-xít mà hậu quả vô cùng tai hại cho các thế hệ mai sau. Ngay trước mắt, rừng Cao Nguyên không còn là lá phổi, đất Tây Nguyên không còn, mà chỉ còn lại là những đồi trọc, bãi bùn lầy chất thải bô-xít thì lấy gì điều hòa khí hậu, lấy gì điều hòa lưu lượng nước mưa? Hạn hán và lũ lụt là hậu quả đương nhiên phải xảy ra, đó đâu phải là thiên tai, mà là nhân tai, tai nạn khôn lường do 15 tên BCT gây ra cho toàn dân VN.
Bất chấp sự kêu than phản đối của người dân, VC ngang nhiên cho TC "thuê" đất rừng biên giới, đầu nguồn để trồng cây "kỹ nghệ" trong thời hạn ban đầu là 50 năm, là 1/2 thế kỷ ! Chuyện gì đang xảy ra và sẽ xẩy ra?
Rừng rậm biên giới, đầu nguồn bị đào xới tận gốc, bóc tận rễ để trồng cây kỹ nghệ, (thuốc phiện, cần sa ma túy, ai mà biết), không còn rừng để giữ nước, điều hòa lưu lượng nước mưa, hậu quả nhãn tiền là hạn hán và lũ lụt trong tích tắc, (như bo-xít Tây Nguyên). Vừa mưa là lụt, lũ cuốn trôi tấ cả tài sản và sinh mạng. Nhưng mưa vừa ngưng là hạn hán, khô sông, khô đồng, toàn dân hả họng kêu "khát".
Nhãn tiền là thế, còn họa diệt vong thì lởn vởn trước mắt. Thời hạn 50 năm, TC đem dân sang "tạm cư" đất Việt để trồng rừng cây kỹ nghệ, để săn sóc cây kỹ nghệ và lẽ tất nhiên chúng phải "trồng người". Bản chất quân Tàu đẻ như gà, nhưng để tránh nạn nhân mãn thì dân trong nước của chúng chỉ đẻ phép MỘT con, còn dân "tạm cư trồng rừng" trên đất Việt thì tha hồ đẻ!
Hãy tưởng tượng 50 năm sau, khi đã hết hạn thuê rừng thì cái đám di dân này là bao nhiêu? Như đàn kiến cỏ nói tiếng Tầu, ăn cơm Tầu, reo rắc khắp đó đây những mần sống "ghẻ Tàu" thì những rừng VN sẽ lở loét sẽ là những phố Tàu, huyện Tàu với chữ Tàu! Lúc đó không còn là tàu lạ mà là Tàu cha CSVN!
          ĐAU! ĐAU! ĐAU!
          Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.

                                                          Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu.






http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2011/06/au-nam-1959-tqlcnvnch-mu-xanh-co-tan.html?utm_source=BP_recent

Ôtô khách đâm xe tải trên cao tốc Trung Lương, 8 người chết

Rạng sáng nay, ôtô khách đang chạy trên cao tốc Trung Lương hướng về TP HCM, khi qua đoạn Bến Lức (Long An) đã đâm vào xe tải. Ít nhất 8 người chết, 10 người bị thương.
> Trốn cảnh sát, ôtô chạy ngược chiều trên đường cao tốc

Thông tin ban đầu, khoảng 3h sáng 13/6, xe tải 8 tấn do tài xế Huỳnh Tấn Phát đang chạy trên đường cao tốc hướng về TP HCM. Khi đến đoạn huyện Bến Lức (Long An) bất ngờ xe bị bể bánh, đâm vào dải phân cách rồi xe quay ngang nằm giữa đường. Đúng lúc này ôtô khách chở 16 hành khách và 3 trẻ nhỏ do tài xế Nguyễn Thanh Liêm cầm lái lao đến đến đâm trực diện vào xe tải.

Đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô chính thức thông xe toàn tuyến vào ngày 3/2.
Đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô chính thức thông xe toàn tuyến vào đầu năm 2010. Ảnh: Vĩnh Phú

Cú đâm mạnh làm hai xe bị hư hỏng. 5 người trên xe khách tử vong tại chỗ, 3 người chết trên đường chuyển viện, trong đó có tài xế. Các nạn nhân bị thương được chuyển đến các bệnh viện gần nhất để sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên tại TP HCM.

Đến 9h sáng cùng ngày, lực lượng cảnh sát giao thông vẫn đang giữ hiện trường vụ tai nạn, điều tiết giao thông tại khu vực này.

TP HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc đầu tiên dành cho ôtô thông xe toàn tuyến vào ngày 3/2/2010. Với tuyến đường cao tốc này, thời gian từ TP HCM đến Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút trước kia. Tuyến đường cao tốc TP HCM - Trung Lương có chiều dài toàn tuyến là 61,9km, được thiết kế với vận tốc 120km/h, gồm 6 làn xe, tổng chi phí ước tính 10.000 tỷ đồng.

An Nhơn

MỘT ĐẠO DIỄN VN GẶP RẮC RỐI KHI BIỂU TÌNH 12/6

Biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 12 tháng Sáu (Reuters)Nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (thứ nhất và thứ ba, từ trái sang) tham gia cuộc biểu tình hôm 12/6 tại Hà Nội.
Một đạo diễn điện ảnh và là nhà thơ khi tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước vào sáng 12 tháng Sáu đã bị cảnh sát câu lưu trong thời gian ngắn tại Hà Nội.
Khi đạo diễn này đang tham gia cuộc diễu hành cùng với nhóm biểu tình quần chúng, mà theo ông có tới 300 người tham gia từ buổi sáng và đi xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm của Thủ đô, tới đoạn rẽ ở phố Tràng Thi, thì ông bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ.
"Khi đoàn người bắt đầu rẽ vào đường Tràng Thi, thì có hai công an tới khoác tay tôi và nói là mời tôi vào đồn," đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói với BBC hôm thứ Bảy.
Ông Tuấn cho hay sau khi bị đưa vào trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ông đã đề nghị công an cho gặp lãnh đạo và ông kịch liệt phản đối việc bị bắt giữ này.
"Các anh ốp tay tôi như là tội phạm, như vậy là không được," đạo diễn này phản kháng với lãnh đạo của công an nơi ông bị câu lưu.
"Tôi là một công dân, tôi đi biểu tình chống Trung Quốc là để đấu tranh ngoại giao, trong khi chúng ta chưa có các biện pháp khác, cứng rắn hơn."
"Việc đấu tranh như thế để nâng cao tinh thần của toàn dân như vậy là rất tốt, tại sao các anh lại cản trở và tại sao các anh lại ốp tôi vào đây?" đạo diễn thuật lại với BBC.
"Nếu bật đèn xanh"

Ông Đỗ Minh Tuấn cho biết sau đó ông đã gọi điện cho Trung tướng Hữu Ước, Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, là nơi mà ông cho biết vẫn thường xuyên cộng tác, viết bài.
"Sau đó, có thể họ đã trao đổi với nhau và thả tôi ra."
Ông Tuấn cho biết ông đang cân nhắc và có thể sẽ gửi khiếu nại về sự việc:
"Có thể tôi sẽ viết, tôi đã trực tiếp nói với họ, có thể tôi sẽ gửi tới các nơi cần thiết. Nhưng có lẽ họ cũng 'cà chớn' thôi chứ tôi nghĩ là họ biết tôi đi biểu tình là vì cái gì."
Bình luận về tác động của cuộc biểu tình và diễu hành sáng thứ Bảy, nhà thơ kiêm tác giả kịch bản từng cộng tác với nhiều tờ báo và trang văn học, nghệ thuật trong và ngoài nước này nhận định:
"Nếu được bật đèn xanh, có thể hàng vạn người rầm rập đi theo. Chính quyền mà không tính toán cẩn thận, nó sẽ xẹp mất, lúc huy động, người ta cũng chẳng muốn đi nữa."

Lỗi chính tả nghiêm trọng trên tấm bằng Thạc sĩ ĐH Huế

13/06/2011 06:32

(VTC News) - Các tân Thạc sĩ ĐH Huế khóa 2008-2010 tá hỏa khi phát hiện tấm bằng Thạc sĩ của mình chứa đầy lỗi chính tả.

Theo phản ánh của các tân Thạc sĩ khóa 2008 – 2010 vừa tốt nghiệp và nhận bằng tại Đại học Huế, thì bằng Thạc sĩ của họ vừa nhận được có nhiều lỗi nghiêm trọng.

Lỗi nghiêm trọng trên tấm bằng Thạc sĩ
Hai chữ Việt Nam được in nổi trong mẫu Quốc huy 

Bằng Thạc sĩ được trao gồm 4 trang, bao gồm 2 trang bìa và 2 trang nội dung. Tuy nhiên ngay mặt bìa đầu tiên, bên trên dòng chữ BẰNG THẠC SĨ là hình Quốc huy được in nổi với dòng chữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM, tức là thừa một chữ VIỆT NAM.

Chưa kế, với một văn bằng mang tính pháp lý và có giá trị như tấm bằng Thạc sĩ mà lại mắc lỗi chính tả khi trang nội dung (phần tiếng Việt Nam) in dòng chữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc

Tức là lỗi chính tả về viết hoa ở từ "Lập" và từ "Phúc".

Lỗi nghiêm trọng trên tấm bằng Thạc sĩ
Lỗi chính tả ở cả trong phần nội dung 

Sau khi phát hiện ra các lỗi trên, các tân Thạc sĩ đã báo cáo với nhà trường và các bộ phận liên quan nhưng vẫn không nhận được phản hồi chính thức từ nhà trường về hướng xử lý đối với sự việc trên. Toàn bộ các học viên sau khi nhận bằng xong đều đã đem bằng về nhà ở các địa phương khác nhau và nộp cho các cơ quan chủ quản theo đúng nguyên tắc hoặc đem đi xin việc vì không nhận được sự thông báo gì từ nhà trường.

Đây là lỗi nghiêm trọng trên tấm bằng Thạc sĩ, tuy nhiên điều đáng nói, một thời gian dài sau khi nhận được phản hồi của người học, Đại học Huế vẫn chưa có thông báo gì đến các học viên về hướng xử lý lỗi này.

PV