Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Rẻ Tiền Mà "Cực Tốn"

Source:  http://diendanctm.blogspot.com/2011/05/re-tien-ma-cuc-ton.html

Hoàng Trường và Trần Giang

Truyền đơn tẩy chay bầu cử 22-5 dán ở Hà Nội
Vào ngày 22 Tháng 5, 2011 sắp tới đây, 85 triệu người Việt lại được Nhà Nước CSVN lùa đi xem tuồng do Đoàn Kịch Lớn Xã Hội Chủ Nghiã trình diễn, sau gần 1 năm trời quảng cáo rầm rộ và ra rả từng ngày.

Một số ước tính tổng quát đã đủ cho thấy đây là vở bi hài kịch công phu và tốn kém nhất trong lịch sử xã hội chủ nghiã Việt Nam. Cho đến nay tốn phí đã lên tới 700 tỉ đồng, tức khoảng 35 triệu mỹ kim (để bà con nước ngoài dễ theo dõi). Thành phần diễn viên thì gần như đã biết từ sau đại hội Đảng CSVN thứ 11 và hầu hết đều là những gương mặt quen thuộc. Giàn "đạo diễn" từ Trung ương xuống địa phương cũng đã nhẵn mặt với dân chúng. Ngay cả kịch bản đã ngả màu của nhiều năm trước vẫn được đem ra dùng lại dù có tới 15 cây viết được giao cho việc soạn các tuồng tích lớn. Chẳng hiểu vì họ thấy tấn tuồng đã quá hoàn hảo hay lại lên cơn sợ đổi một ly nó đi một dậm. Thật thế, cứ để "Lục Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, chạy vô, rồi lại chạy ra" cũng chẳng sao, chứ chỉ mới sửa từ "Bao Công" sang "bao cao su" trong vụ ông Cù Huy Hà Vũ thôi, mà lũ dân chúng nó đã cười lăn ra nhạo báng, và không biết chúng còn cười tới bao giờ nữa. Mà đấy là đã có thêm 4 từ "đã qua xử dụng" đầy tính pháp lý và khoa học rồi đấy.


Có lẽ vì còn quê từ vụ đó, mà đạo diễn ở mọi cấp được lệnh bám sát theo bài bản. Cấm mọi loại sáng kiến!

Thế là ban quảng cáo bao gồm toàn bộ làng báo "lề phải" quyết không đụng đến những vấn đề như "vai trò của Quốc Hội trong cơ chế chính phủ", "vai trò đúng nghĩa của người Đại biểu nhân dân", … và tuyệt đối cấm đụng đến những kêu gọi "mở rộng dân chủ". Hơn 700 cơ quan báo, đài phát thanh phát hình, và cả triệu cái loa phường, loa xã, loa làng trên cả nước, cứ liên tục tung hô tầm vóc hệ trọng của cuộc bầu cử nhưng chẳng ai giải thích được chỉ 1 câu hỏi của dân. Đó là nếu xóa toàn bộ cuộc bỏ phiếu "cực kỳ hệ trọng" này thì tất cả mọi sự vận hành, lãnh đạo, kiểm soát trên cả nước có khác một gang nào không? Có lẽ sự khác biệt duy nhất là quốc gia tiết kiệm được ít là 700 tỉ đồng.

Ấy thế nhưng ban trật tự, bao gồm toàn bộ các ban ngành công an và trật tự phường xã, thi hành lệnh trên với tất cả tinh thần nghiêm túc và nghiêm trọng. Không một ứng viên nào, đặc biệt là các ứng viên độc lập, được phép tự ý đi gặp gỡ cử tri để trình bày các dự tính hành động của họ. Theo các anh trật tự thì gặp cử tri như thế là bừa bãi và "vi phạm pháp luật". Tất cả mọi người phải chờ đến các buổi gặp gỡ cử tri chính thức do Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức. Có lẽ đây mới là phần công phu nhất và chiếm phần lớn con số chi phí 700 tỉ đồng.

Trên cả nước, có tới hàng trăm ngàn màn kịch nhỏ, có tên chung là "buổi gặp gỡ cử tri và hiệp thương" được dựng lên để chuẩn bị cho màn kịch cấp quốc gia. Mỗi màn kịch nhỏ có các đoàn đạo diễn riêng. Điểm đặc biệt lớn nhất ở cấp này là diễn viên được tuyển chọn để đóng vai khán giả và sẽ diễn 2 kịch bản khác nhau. Đối với các ứng viên do Đảng đề cử thì xàng xê "Lã Bố hí Điêu Thuyền"; còn thấy các ứng viên độc lập là gằn ngay giọng "Võ Tòng sát tẩu". Cả các anh trong ban trật tự cũng được tuyển cho kịch bản 2 và đa số đóng rất đạt.

Hầu như ở mọi nơi, chỉ sau vài buổi "buổi gặp gỡ cử tri và hiệp thương" như vậy là các ứng viên độc lập đều xin rút tên. Và rất lạ là hầu hết các ứng viên, từ già đến trẻ măng, đều xin rút vì "lý do sức khoẻ". Người dân chẳng hiểu tại sao các vị này đã biết mình có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến thế mà còn cố ra ứng cử để làm gì; hay là họ đang khỏe mạnh bình thường nhưng chỉ lao tâm suy nghĩ về những việc SẮP làm cho nước cho dân mà đã tổn hại sức khỏe đến mức đó. Cứ nhìn vào đấy mới thấy mức hy sinh của các lãnh đạo Đảng đã đóng góp suốt cả đời mình ở vị trí cao nhất, rồi còn buộc con cái mình phải hy sinh tiếp tại những vị trí đó, và nay sắp truyền cho thế hệ thứ ba nữa. Nếu nhìn từ góc bà Hồng Ngát (1), người ra phải tự hỏi liệu núi Thái Sơn có còn đủ cao để làm biểu tượng không.

Tại điểm này, một tuần trước ngày kéo màn, khâu diễn viên dĩ nhiên đã chọn xong. Trọng tâm việc chuẩn bị lúc này là ban trật tự. Đây là lực lượng cực kỳ hùng hậu và đa dạng, từ cả chục loại sắc phục cho công an, cảnh sát, an ninh, trật tự, thanh niên xung phong, chó nghiệp vụ đến biết bao công an chìm trong đủ loại sắc mầu. Hầu như thành viên nào thuộc ban trật tự đều được phát phương tiện hành nghề. Chí ít cũng được một cây dùi cui sơn rằn trắng đỏ. Cao cấp hơn thì được mũ sắt, khiên che, roi điện, lựu đạn cay, xe thùng, xe phá sóng. Hiện nay, tinh thần ban trật tự đã lên rất cao với phương châm "đánh người đi xem kịch cũng là một cách quảng cáo".

Chỉ còn một khâu khá lề mề là việc chia người vào những nhóm "vận động" để lùa cử tri đến phòng bỏ phiếu. Khâu này thường chậm trễ vào phút chót là vì phải phối hợp nhiều loại thành viên, từ các tổ trưởng tổ phó dân phố đến các đại diện hội phụ nữ, hội thanh niên, đoàn thanh niên CSHCM, v.v… Nhưng chậm trễ cũng vì nhiều thành phần quần chúng cứng đầu. Đứa viện cớ đau ốm; đứa nêu lý do buôn bán; và có đứa còn dám cáo bận sinh hoạt tôn giáo để khỏi đi bầu. May mà từ mấy kỳ bầu cử trước đã có những sáng kiến cho "bầu chùm", "bầu chung". Nghĩa là mỗi hộ chỉ cần cử một người mang giấy tờ của cả nhà đi bầu giùm cho tất cả. Hiện nay, hầu như mọi địa phương đều đã tiếp thu kinh nghiệm và triển khai kiểu bầu này và tiếng than vãn đã giảm nhiều.

Tựu trung thì đâu cũng sẽ vào đấy thôi. Sang ngày 23/5, đố ai thấy có sự gì khác biệt so với ngày hôm trước hay tuần trước. Người dân chỉ tiếc hùi hụi cái khoản chi phí 700 tỉ đồng. Giá mà dùng tiền ấy xây những cây cầu vừa đủ cho học sinh đi học, khỏi phải đu giây ròng rọc hay run từng bước qua cầu khỉ nguy hiểm mỗi ngày, thì chắc làm được cả ngàn cây cầu trên cả nước chứ chẳng ít. Hay nếu lấy khoản tiền ấy xây nhà đền bồi cho những người đang mất nhà mất cửa, chỉ cần khoảng 40 triệu cho một căn hộ thôi cũng đã hoàng tráng lắm rồi, thì được tới trên 17 ngàn căn nhà cơ đấy. Trên 17 ngàn gia đình được thoát cảnh sống màn trời chiếu đất hết năm này qua tháng khác.

Thật tiếc quá!


(1) https://dinhtanluc.wordpress.com/mối-tương-quan-mất-dạy/

Truyền đơn tẩy chay bầu cử xuất hiện tại Nha Trang

Source:  http://diendanctm.blogspot.com/2011/05/truyen-on-keu-goi-tay-chay-bau-cu-tai.html

Quế Hương 









Xóa điểm karaoke thoát y

Ngày 20-5, Công an quận 9 (TP.HCM) cho biết vừa xóa một điểm karaoke có tiếp viên nữ múa thoát y phục vụ.
Được biết, qua trình báo của người dân về quán cà phê-karaoke RS (phường Long Thạnh Mỹ, quận 9) có nhiều biểu hiện nghi vấn, trưa 19-5, lực lượng công an phường đã vào quán kiểm tra. Qua đó, công an đã bắt quả tang ba nữ tiếp viên nữ đang trong tình trạng khỏa thân để múa cho khách thưởng ngoạn. Các nữ tiếp viên khai nhận một "sô" như thế, khách phải trả 1 triệu đồng. Được biết, quán karaoke RS không có giấy phép nhưng quản lý quán thường điều động nữ tiếp viên ăn mặc hở hang ra trước quán để chèo kéo, gây sự chú ý của khách rồi sau đó múa thoát y ngay trong phòng karaoke.
Trước đó, sáng 18-5, Công an phường An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) kiểm tra quán cà phê 140A Hồ Học Lãm do Lê Văn Đua làm chủ. Tại đây, công an phát hiện có chín cô gái đang bị Đua nhốt trong phòng kín không cho tiếp xúc bên ngoài.
Theo lời khai ban đầu, các cô từ các tỉnh miền Tây đến TP.HCM dự định tìm việc làm. Khi vừa xuống xe tại Bến xe Miền Tây, một số người chạy xe ôm đã gạ gẫm đưa các cô đến quán cà phê của Đua làm tiếp viên. Mỗi cô bị người chạy xe ôm "bán đứng" cho Đua với giá từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Đua cùng đàn em khống chế, buộc tiếp viên nữ phải ngồi chung với khách và thực hiện hành vi kích dục. Đua cử người giám sát, thu tiền các cô gái mỗi lần tiếp khách. Một người trong số chín cô gái đã lén báo tin cho gia đình để kêu cứu với công an.
Được biết, quán của Đua từng bị công an phường kiểm tra và phạt hành chính nhiều lần về hành vi đèn mờ, hoạt động quá giờ quy định, gây mất an ninh trật tự địa phương.

MAI KHUÊ - BÙI CHÂU

Tin mới nhận: Tàu du lịch Dìn Ký chìm trên sông Sài Gòn, còn 16 người mất tích (0 giờ 35 phút VN)

(PLO)- 0 giờ 35 phút: Thông tin mới nhất là vẫn chưa xác định được vị trí tàu Dìn Ký chìm. Người nhái đang quần đảo ở vị trí cách bờ khoảng 80-150m, sâu từ 15-20m nhưng chưa xác định được vật thể vì nước chảy quá xiết. (Bấm F5 để cập nhật)

Phóng viên cho biết lúc này lục bình trôi phủ kín mặt sông ngay tại hiện trường, gây khó khăn cho công tác cứu hộ.

0 giờ 20 phút: Những thông tin các báo đưa từ tối qua đến giờ đều không chính xác. Theo một nguồn tin, cơ quan chức năng đã xác định có 21 người trên chiếc tàu Dìn Ký bị chìm. Trong đó 5 người đã bơi vào bờ, 16 người còn mất tích.

5 người bơi được vào bờ gồm tài công người Việt Nam tên Lê Văn Đức (quê Bến Tre) và 4 người Trung Quốc. Trong 16 người còn mất tích có 4 người Trung Quốc và 12 người Việt Nam. Trong số 12 người Việt Nam có 4 em bé.

Một cán bộ Công an Bình Dương từ hiện trường cho biết nhóm người nhái đã tìm thấy vị trí tàu chìm. Tuy nhiên, tại khu vực tàu chìm giữa sông nước chảy mạnh và xoáy, vì vậy người nhái chưa thể tiếp cận khoang tàu.

Phương tiện chiếu sáng được tăng cường thêm hai dàn đèn lớn và hai máy phát điện. Toàn bộ phương tiện giao thông đường thủy đi qua khu vực tàu chìm ở xã Bình Nhâm đều bị phong tỏa để đảm bảo việc cứu hộ.

24 giờ: Nhiều người dân nán lại sát bờ sông để theo dõi. Có khá đông người Đài Loan là chuyên gia làm việc ở Bình Dương có mặt để chờ tin người thân hoặc người quen của mình trên chuyến tàu chìm.

Tin từ ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, trong số những du khách bị mất tích có ít nhất 3 người nước ngoài.  (Theo Tuổi Trẻ)

23 giờ 55 phút: Hàng chục xe cấp cứu có mặt trước khu du lịch Dìn Ký. Tuy nhiên, vẫn chưa có nạn nhân nào được đưa ra ngoài.

Người dân các vùng phụ cận tập trung xung quanh khu vực này kéo dài cả cây số. Công an Bình Dương, lực lượng quân đội, dân phòng đã lập hàn rào chắn để đảm bảo ngoài lực lượng cứu hộ không ai được phép tiếp cận hiện trường. Cho đến giờ phút này, các phóng viên gần như "nội bất xuất, ngoại bất nhập" đối với khu du lịch Dìn Ký.

23 giờ 40 phút: Qua điện thoại, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết ông đang ở giữa sông để chỉ đạo công tác cứu hộ.

Rất nhiều người nhà nạn nhân đã đến gần hiện trường, một số người đã ngất xỉu.

Thượng tá Nguyễn Hoàng Thao, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cũng đang có mặt tại hiện trường.

Lực lượng phòng cháy chữa cháy tỉnh Bình Dương đã điều nhiều xe phát điện, đèn cao áp đến để rọi sáng cả khu vực tàu chìm. Lực lượng cứu hộ đang tập trung quần đảo tìm kiếm ngay tại khu vực tàu chìm.

23 giờ 34 phút: Thanh niên tên Ngọc ngồi khóc bên ngoài Khu du lịch Dìn Ký. Anh cho biết quê ở Hà Tĩnh, vào Dĩ An (Bình Dương) làm công nhân. Chị gái của anh tên Hà dẫn theo con gái tên là Khánh đang mất tích trên chiếc vừa tàu bị chìm.

Anh Ngọc (phải) đang hết sức lo lắng về chị ruột và cháu gái mất tích trong vụ tàu Dìn Ký bị chìm. Ảnh: TRUNG DUNG

Rất đông người dân tập trung gần Khu du lịch Dìn Ký để theo dõi công tác cứu hộ. Tuy nhiên, người dân không thể tiếp cận gần với hiện trường ngoài sông vì bị chắn bởi khu đất của Khu du lịch Dìn Ký. Ảnh: ĐỨC HIỂN

Phóng viên tác nghiệp tại hiện trường. Ảnh: ĐH

23 giờ: Tài công đã bị công an câu lưu.
Do trời tối nên vẫn chưa xác định được là ngoài các nạn nhân bơi vào bờ thoát chết thì các nạn nhân còn lại có bám được hai bên thành tàu hay không.

Cổng vào Khu du lịch Dìn Ký đã bị phong tỏa. Ảnh: TRUNG DUNG

Nhà hàng nổi Dìn Ký thuộc xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, Bình Dương hiện đang bị lực lượng công an phong tỏa. Ước tính có hàng ngàn người đang tụ tập dọc hai bên đường kéo dài chừng 40 mét trước cổng nhà hàng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và giám đốc Công an tỉnh có mặt tại hiện trường chỉ đạo cứu hộ. Tất cả những người ngoài lực lượng cứu hộ không được tiếp cận hiện trường và không được theo xe cảnh sát để đảm bảo công tác trục vớt. Tất cả cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh Bình Dương được huy động cứu hộ. Bên cạnh đó còn có ghe, xuồng, xà lan của các lực lượng khác.

Về lực lượng y tế có Trung tâm Y tế huyện Thuận An, Bệnh viện đa khoa Bình Dương, một số bệnh viện phụ cận đều được huy động tập trung tại hiện trường.
Đây là vụ tai nạn giao thông đường thủy thảm khốc nhất trên đoạn sông này.
22 giờ 41 phút: Cảng vụ Bình Dương, cảnh sát giao thông đường thủy, công binh của tỉnh Bình Dương đã huy động tàu thuyền chở lực lượng cứu hộ và thợ lặn đến hiện trường. Đến thời điểm này vẫn chưa thấy lực lượng chức năng đưa xác nào ra khỏi khu du lịch Dìn Ký.

Phóng viên (bìa trái) đang trao đổi với gia đình của một người bị nạn. Ảnh: TRUNG DUNG

22 giờ 33 phút: Một số tàu của lực lượng bộ đội cứu vớt và Đội cứu hộ trên sông của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của TP.HCM đang tìm xác các nạn nhân cách hiện trường khoảng 300 theo hướng phía dưới dòng chảy. Nước chảy rất xiết. Nhiều người dân đứng trên bờ cho biết họ phân vân không rõ liệu có nạn nhân nào trôi ra bên ngoài không, vì khi tàu chìm thì cửa tàu nhà hàng vẫn đóng, một số thanh niên phải đạp cửa để bơi ra ngoài.
Xe đậu kín cả khu vực trên bờ tại Khu du lịch Dìn Ký, gần hiện trường xảy ra tai nạn ở ngoài sông. Người dân đổ về càng lúc càng đông để  chờ tin cứu hộ. Đa số người dân ở thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An đến. Có một số là người thân hoặc bạn bè của những người bị nạn.
Hiện trường vẫn bị phong tỏa, các phóng viên chỉ được đến phía bên ngoài sát nhà hàng.
22 giờ 25 phút: Phóng viên tại hiện trường cho biết đã có 4 xác trẻ em được tìm thấy.
Theo lời chị Hiền có nhà ở gần hiện trường kể, lúc mưa to khiến tai nạn xảy ra chị tận mắt chứng kiến chiếc tàu từ từ chìm xuống. Chị đã hoảng hốt kêu cứu nhưng ngay lúc đó không có ai xung quanh nghe thấy.
22 giờ 15 phút: Thông tin ban đầu cho biết, trong cơn mưa lúc 18 giờ 30 phút tối nay (20-5-2011), một tàu du lịch Dìn Ký chở khoảng 30-50 khách bị chìm trên một nhánh của sông Sài Gòn, đoạn chảy qua Bình Dương. Rất nhiều người nhà nạn nhân đã đến gần hiện trường, một số người đã ngất xỉu.
Thông tin phóng viên nắm được vào lúc 18 giờ 30 phút xảy ra cơn mưa to gió lớn tại khu vực xảy ra tai nạn. Lúc đó có một nhóm bạn khoảng 30-50 người tổ chức sinh nhật trên một tàu nhà hàng của Khu du lịch Dìn Ký (xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, Bình Dương). Bất ngờ chiếc tàu này đột ngột chìm.

Theo nhân chứng cho biết đã xảy ra cảnh chen lấn, đạp nhau trên tàu vì quá hoảng hốt. Khoảng 10 người là nam thanh niên nhảy xuống sông bơi vào được. Số phụ nữ, trẻ em trên tàu không bơi vào được nên từ từ chìm xuống sông cùng chiếc tàu.

Nhận được tin báo, Công an Bình Dương và Công an Thuận An đã có mặt hiện trường triển khai công tác cứu hộ. Khoảng 21 giờ 30 phút, Đội cứu hộ trên sông của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của TP.HCM cũng có mặt tại hiện trường tham gia cứu hộ.

 ĐỨC HIỂN - TRUNG DUNG - VÕ BÁ - MINH PHONG

One party on ballot as Vietnam votes

2011-05-20 14:05

Hanoi - A painting of US President Barack Obama emblazoned with the word "hope" hangs behind the desk of Le Quoc Quan, a would-be parliamentarian in Vietnam.

"I like democracy," says Quan, who attempted in vain to break the mould in the country's one-party political system by nominating himself as a candidate for national legislative elections set for Sunday.

His fate, he says, was decided not by voters but by a meeting of local members of the ruling Communist Party in his Hanoi constituency.

"They made a resolution. They had to take me out" of the running, he says, because allowing his name on the ballot would be dangerous: "I might get in."

Vietnam's authoritarian leadership ruled out an end to the one-party system and cemented its hold on power at a secretive party congress in January after Prime Minister Nguyen Tan Dung fended off a leadership challenge.

Quan says his admiration for this year's popular uprisings that overthrew strongmen in Tunisia and Egypt was a mark against him in his attempt to run for a seat in the National Assembly.

Absolute control

So was his adherence to the minority Catholic faith, and the fact that he is not a communist.

"In Vietnam the Party controls everything," including candidates for the legislature, adds Quan, aged 39, who runs a legal services firm.

He was disbarred in 2007 when he spent 100 days in jail accused of taking part in "activities to overthrow the people's government".

About 90% of the 500 legislators to be picked on Sunday will be Party members.

Fifteen candidates are self-nominated while all the rest have been put forward by organisations such as women or veterans, said Nguyen Si Dzung, the assembly's deputy secretary general.

Candidates have been screened by the Fatherland Front, a link between the Party and the people, and approved by their neighbourhoods and workplaces.

No meaning in election

"It has some important democratic elements," Dzung said of the process.

Ministry of Foreign Affairs spokesperson Nguyen Phuong Nga said Sunday's elections are "a great political event for the people of Vietnam".

But Quan says people have little knowledge of the 827 candidates, who include members of the ruling Politburo.

Outside a theatre in central Hanoi a red board displays mugshots and single-page biographies of the five local National Assembly candidates, three of whom will be elected by voters.

The election "means nothing", said Do Tuan Hung, aged 62, a retired soldier who dismissed most deputies as "not independent".

Voting is compulsory in the nation of about 86 million but Nguyen Thi Hoa, aged 47, a housewife, said she is too lazy to go and usually sends her husband to cast the family's ballots.

More vocal National Assembly

"My children don't care about the elections. They just care about earning money," she said.

Yet even critics concede the National Assembly has become more vocal.

Many Vietnamese hailed their representatives last year when, in a rare move, they rejected the government's controversial $56bn proposal for a North-South bullet train.

In November Nguyen Minh Thuyet, aged 63, a communist deputy, made an unprecedented call for a legislative vote of no-confidence in the prime minister over multi-billion-dollar debts at state-run shipbuilder Vinashin.

John Hendra, outgoing United Nations chief in Vietnam, said the assembly has played more of a role in ensuring government accountability. It has also begun an "extremely important" trial of public hearings on draft laws.

"I think in the last two years we've seen a National Assembly that's become much more assertive," said Hendra.

Quan says that even though it has become more critical, the assembly remains under Party control. But he is hopeful that other parties will one day contest an election.

"Maybe it will take one year, five years, 10 years, but it will come. The communist machine cannot go forever."

Giáng chức Thiếu tá “gạ tình”: Chưa thoả đáng?



(VnMedia)- Ban Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương vừa ra quyết định giáng chức từ thiếu tá xuống đại uý đối với ông Nguyễn Thành Phú – người đã "gạ tình" chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ anh Nguyễn Công Nhựt, nạn nhân đã tử vong tại trụ sở công an Bình Dương ngày 25/4.


>>
Vụ thiếu tá "gạ tình": Nạn nhân bị chết oan?  
 
Thiếu tá Nguyễn Thành Phú sinh năm 1967, là điều tra viên thuộc đội điều tra tổng hợp - Công an thị xã Thuận An được điều động tham gia chuyên án điều tra vụ mất trộm lốp xe ở Công ty Kumho (huyện Bến Cát - Bình Dương), người đang bị tố cáo đã có hành vi gạ tình cưỡng dâm đối với chị Tuyền.


Như VnMedia đã đưa tin, ngày 21/4, anh Nguyễn Công Nhựt (SN 1978, quê Tiền Giang, nguyên trưởng phòng Quản lý Sản phẩm Công ty Kumho) bị mời đến trụ sở công an để điều tra về việc mất căp lốp ôtô của Công tyKumho.

 

Ngày 25/4, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ anh Nhựt) nhận được thông tin về cái chết bất thường của chồng tại trụ sở Công an huyện Bến Cát. Sau cái chết của chồng, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền phát đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, đồng thời cung cấp đoạn băng ghi âm dài 9 phút 5 giây, có nội dung gạ chị Tuyền vào khách sạn và bán miếng đất để "cứu chồng" của ông Phú.


 


 

 Phần gạch vàng là số điện thoại của thiếu tá "gạ tình" Nguyễn Thành Phú gọi cho chị Tuyền, vợ anh Nguyễn Công Nhựt.


Chị Tuyền đã cung cấp bảng kê danh sách các số máy điện thoại kết nối với số máy của chị từ ngày 21 đến 25/4. Danh sách này cho thấy số điện thoại 0918358676 của Phú đã liên lạc với máy chị 11 lần. Cao điểm nhất là ngày 23/4, lên đến 8 lần. Trong đó, nhiều lần gọi cho chị để hỏi "ở nhà với ai? Buồn không? Tới giỡn cho hết buồn mà không chịu..." và "gạ" bán đất để lo cho chồng, nếu không sẽ... biết hậu quả.

 

Ngày 1/5, thiếu tá Nguyễn Thành Phú đã tạm bị đình chỉ công tác.



Luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì dân (Đoàn luật sư Hà Nội), người bảo vệ quyền lợi cho gia đình anh Nguyễn Công Nhựt cho biết chưa nhận được văn bản chính thức về việc kỷ luật giáng chức đối với thiếu tá Nguyễn Minh Phú nhưng khẳng định: "Theo tôi, việc xử lý này là quá nhẹ nhàng và không tương xứng với tính chất hành vi của ông Phú. Để trấn an dư luận, công an tỉnh Bình Dương mới ra một kết luận nhẹ nhàng như thế, vì ông Phú là người điều tra trực tiếp đối với vụ án này. Thứ hai, vụ án này đã gây nên một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là cái chết của anh Nhựt tại trụ sở công an huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương.


Bằng chứng đã quá rõ ràng, trong đó có việc ông Phú 7, 8 lần nhắn tin cho chị Tuyền vợ anh Nhựt có nội dung gạ gẫm cưỡng dâm, thậm chí đưa ra điều kiện để buộc chị Tuyền phải làm để cứu chồng. Nội dung băng ghi âm này đã thể hiện việc ông Phú muốn cưỡng dâm với chị Tuyền trong khi chồng đang bị tạm giữ tại cơ quan điều tra.