Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Tết ông Công ông Táo: thả cá, xả rác bừa bãi


TTO - Tập tục thả cá chép phóng sinh trong ngày tết ông Công, ông Táo vốn là một hành động đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây ở Hà Nội, hoạt động đó lại rất phản cảm bởi sự thiếu ý thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều người dân.

Hồ Đống Đa vốn đã ô nhiễm, trong ngày tết ông Công, ông Táo lại càng thêm nhiều rác

Từ sáng sớm 26-1 (tức ngày 23 tháng chạp), những địa điểm đẹp, thuận  lợi cho hoạt động phóng sinh như hồ Giảng Võ, hồ Thành Công, hồ Đống Đa, hồ Tây, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long… đón nhận hàng ngàn con cá chép và lượng rác thải khổng lồ với đủ loại: túi nilông, xô, chậu  nhựa, tro vàng mã, ban thờ cũ….

Tại hồ Thành Công, nhiều du khách nước ngoài lắc đầu ngao ngán bởi những người đến thả cá chép phóng sinh không chỉ vứt túi nilông bừa bãi (mặc cho thùng rác nằm ngay cạnh bờ hồ) mà còn vứt cả xô nhựa, tro bụi ra giữa lòng hồ.

Trên cầu Chương Dương và cầu Long Biên, việc phóng sinh vô cùng tấp nập, nhộn nhịp. Người dân đi từ hai phía đầu cầu "vô tư" dựng xe thả cá, vứt cả túi tro, ban thờ xuống giữa sông mà không quan tâm tới sự nguy hiểm của những người trên tàu chở cát đang lưu thông dưới sông.

Người dân thỏa sức thả cá, xả rác trên cầu Chương Dương và cầu Long Biên

Người dân còn vô tư vứt cả bàn thờ gỗ từ trên cầu xuống lòng sông

"Có một điều thật đáng buồn là không một ai có ý định mang túi nilông đi sau khi thả cá, họ buộc đầy thành cầu, xả cả túi tro xuống lòng sông. Phần lớn trong số họ đều là những người ăn mặc đẹp, lịch sự, đi xe máy, ôtô sang trọng, vậy mà cứ đến giữa cầu lại vứt túi tro, túi cá xuống sông" - ông Lương Thành Biên, năm nay đã 80 tuổi, nhà ở gần chân cầu Long Biên phàn nàn.

Còn phần lớn những người qua cầu thả cá, vứt tro cũ có lẽ đều có chung ý nghĩ như chị Hoàng Như Mai, nhà ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên: "Mình tiện thể đi qua sông Hồng phóng sinh cá chép luôn. Thấy mọi người thả cá xong buộc túi ở thành cầu, mình cũng buộc theo thôi".

Tin, ảnh: NGUYỄN HÀ


Cảnh báo thịt lợn Trung Quốc nhiễm độc Clenbuterol


àdf
Ảnh minh họa: Cdn.

Clenbuterol hay người dân Trung Quốc đơn giản gọi là "bột thịt nạc" đã bị cấm sử dụng. Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều người vẫn trộn chất này vào trong thức ăn gia súc để sớm đưa thịt đi bán.

Clenbuterol giúp tăng việc đốt cháy mỡ và phát triển cơ, có thể uống để giảm cân hoặc như một chất doping trong giới vận động viên. Tuy nhiên, nếu quá liều có thể gây bệnh, thậm chí tử vong. Chất này thường lưu lại nhiều ở các nội tạng như gan, phổi.

Theo AP, hiện chưa có con số thống kê chính xác số lượng thịt Trung Quốc bị nhiễm độc chất này. Tuy nhiên theo giới quan sát, ít nhất là ở vùng nông thôn, chất này đang được sử dụng tràn lan.

Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thừa nhận đây thực sự là một vấn đề lớn tại quốc gia này.

"Khá ít thông tin về chuyện này được công bố công khai nên nhiều người nghĩ nó không quan trọng. Tôi nghĩ rất nhiều người sống ở thành phố có thể đã tiếp xúc nhiều với chất này nếu họ ăn thức ăn đường phố", Pan nói.

Việc trộn chất này vào thức ăn chăn nuôi lợn giúp tạo thịt nạc hơn, lượng mỡ của cơ thể chỉ còn là một lớp rất mỏng. Điều này cũng tạo cho thịt có vẻ ngoài tươi hơn trong một thời gian dài.

Để đối phó với những mối quan ngại về chất lượng, nhiều người dân đã chọn cách không ăn thịt lợn. Pan cho biết cô chủ yếu ăn rau và khi ăn thịt thì cô thường tránh thịt lợn mà mua thịt bò hoặc bê.

Trước đó tháng 2/2009, 70 người tại Quảng Châu đã phải nhập viện với những triệu chứng đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn phải nội tạng lợn nhiễm độc. Năm ngoái tại Thâm Quyến, 13 người cũng đã nhập viện vì ăn phải thịt rắn bị nhiễm độc Clenbuterol.

Phương Trang


Sài Gòn rung lắc vì động đất ngoài khơi Vũng Tàu


Thứ tư, 26/1/2011, 16:16 GMT+7


14h30 chiều nay, nhiều tòa nhà ở TP HCM và Vũng Tàu bị rung lắc kéo dài vài giây khiến mọi người hoảng hốt. Viện Vật lý địa cầu xác nhận đã có một trận động đất cường độ 4,7 richter xảy ra ngoài khơi biển Vũng Tàu.

Nhiều người dân sống và làm việc tại các tòa nhà cao tầng ở TP.Vũng Tàu cảm nhận rất rõ dư chấn của trận động đất. Chị Phạm Thị Huệ, làm việc tại Công ty Cổ phần Thoát nước đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu kể lại: "Lúc đó mọi thứ rung lên bần bật khiến tôi có cảm giác như xe đào đất làm việc sát ngay tường nhà".

Còn chị Hương, làm ở tòa nhà cao 18 tầng Hodeco Vũng Tàu cũng cảm nhận rõ sự rung rinh. "Tôi quá hoảng loạn, định tung cửa chạy ra ngoài nhưng sau đó trấn tĩnh không thấy gì nữa nên yên tâm ngồi lại làm việc".

Một trong những người cảm nhận rõ mặt đất rung lên là chị Minh Tuyết, bán đồ sành sứ, và bát đĩa trên đường Hoàng Văn Thụ, TP.Vũng Tàu: "Lúc đó, tôi đang sửa soạn hàng bán tết, đứng rất gần với những chồng bát đĩa nên nghe những tiếng rẹt rẹt qua rất nhanh".

Những người làm việc tại tòa nhà cao tầng FPT trên đường Điện Biên Phủ, quận 10, TP HCM, cảm nhận rõ sự rung lắc bởi dư chấn động đất. Ảnh: Kiên Cường
Những người làm việc tại tòa nhà cao tầng cảm nhận rõ sự rung lắc bởi dư chấn động đất. Ảnh: Kiên Cường

Ở TP HCM, Biên Hòa, Bình Thuận, người ở trên các tòa nhà cao tầng đều cảm nhận được những đợt rung lắc kéo dài, do dư chấn động đất.

"Toà nhà rung chuyển khiến tôi và mọi người không biết chuyện gì, một số còn la lên có động đất và chạy ra ngoài", chị Thanh, một nhân viên làm việc tại tòa nhà Kumho trên đường Lê Duẩn, quận 1, cho biết.

Tương tự, toà nhà của một công ty truyền thông tại quận 10 trên đường Điện Biên Phủ cũng cảm nhận rõ rung chuyển. Cơ quan nháo nhào, màn hình máy vi tính bị rung, nhiều người chạy ra ngoài mở cửa trước để thoát xuống đất.

Anh Nguyễn Mạnh Hưng đang làm việc cho một công ty viễn thông ở Đồng Nai cho biết, cũng cảm nhận được những đợt rung lắc cách nhau vài giây.

Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, có một trận động đất xảy ra ở ngoài khơi biển Vũng Tàu mạnh 4,7 độ richter. Dư chấn ảnh hưởng đến Sài Gòn khoảng cấp 4, 5 nếu ở các tòa nhà cao tầng, còn nhà dưới đất chỉ cảm nhận dư chấn nhẹ.

Theo đại diện Viện Vật lý địa cầu, đây là động đất nhẹ. Nếu động đất mạnh phải lên đến 5,5 độ richter. Khu vực miền Đông Nam bộ từ năm 2005 đã xảy ra hơn 10 cơ động đất nhẹ như hôm nay.

Trận động đất này ảnh hưởng đến một khu vực rộng, bao gồm Vũng Tàu, TP HCM, Đồng Nai, Bình Thuận...

Kiên Cường - Nguyễn Hùn
g


Tòa phúc thẩm Đà Nẵng y án các giáo dân Cồn Dầu


2011-01-26

Sáng sớm hôm nay, vào lúc 7:30 ngày 26/1, Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm các giáo dân của giáo xứ Cồn Dầu về tội Gây rối trật tự công cộng và Chống đối người thi hành công vụ. Khánh An của Đài chúng tôi theo dõi và tường trình.

Photo courtesy of nuvuongcongly.net

Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.

Mặc dù chưa đến giờ xử phiên phúc thẩm vụ án các giáo dân Cồn Dầu, nhưng phía trước Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng, các bị cáo, người thân và nhiều giáo dân đã có mặt để chờ đến giờ xét xử. Chúng tôi tiếp xúc với một giáo dân Cồn Dầu và được chị cho biết:
-Dạ vâng, vào được rồi, vào đến sân của Tòa án nhân dân quận của TP. Đà Nẵng chứ còn hậu trường thì người ta chưa cho vào. Dân và các bị cáo thì khoảng 25 – 30 người, còn công an, cán bộ thì rất nhiều. 
Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Huỳnh Văn Đông là người bào chữa cho các bị cáo, sau khi Văn phòng Luật sư của TS. Cù Huy Hà Vũ không được Tòa án chấp nhận đảm nhiệm vai trò này. 
Theo bản án sơ thẩm trước đó vào ngày 27/10/2010, bốn giáo dân là Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Nguyễn Thị Thế và Nguyễn Hữu Liêm bị án từ 9 tháng đến 1 năm tù treo, riêng 2 giáo dân Nguyễn Hữu Minh và Phan Thị Nhẫn bị mức án 12 tháng và 9 tháng tù giam. Cuối tháng 10/2010, các bị cáo đã gửi đơn kháng cáo về bản án đã được quyết định bởi phiên tòa sơ thẩm. 
Những này qua, nhiều giáo xứ trong cả nước đã tổ chức cầu nguyện cho các giáo dân Cồn Dầu sắp ra tòa. Riêng tại Cồn
Sáu giáo dân bị đưa ra tòa anh Nguyễn Hữu Minh, anh Trần Thanh Việt,  anh Lê Thanh Lâm, anh Nguyễn Hữu Liêm, chị Nguyễn Thị Thế, và chị Phan Thị Nhẫn (Từ trái, trên xuống)
Sáu giáo dân bị đưa ra tòa anh Nguyễn Hữu Minh, anh Trần Thanh Việt, anh Lê Thanh Lâm, anh Nguyễn Hữu Liêm, chị Nguyễn Thị Thế, và chị Phan Thị Nhẫn (Từ trái, trên xuống)
Dầu, chị giáo dân cho biết:
-Mấy hôm nay thì cha cũng như giáo dân, các bị cáo và gia đình bị cáo có làm lễ xin ơn bình yên và tiến hành cầu nguyện trong các gia đình.

Bản án định sẵn

Đến khoảng 11:30 ngày 26/1, phiên tòa xử phúc thẩm các giáo dân giáo xứ Cồn Dầu kết thúc. 
Chúng tôi đã tiếp xúc được với LS. Huỳnh Văn Đông, người nhận bào chữa cho các giáo dân. 
Khánh An: Xin chào Luật sư Huỳnh Văn Đông, luật sư vừa mới ra khỏi phiên toà phải không?
Bản án đã được giữ nguyên theo phán quyết của sơ thẩm. Tuy nhiên, có hai trường hợp là bị cáo Phan Thị Nhẫn và bị cáo Nguyễn Hữu Minh được toà tuyên bố trả tự do tại phiên tòa vì đã chấp hành bản án theo quyết định của sơ thẩm.
LS. Huỳnh Văn Đông
LS. Huỳnh Văn Đông: Vâng thưa chị, đúng ạ.
Khánh An: Xin luật sư cho biết không khí của phiên toà xử phúc thẩm các giáo dân Cồn Dầu hôm nay thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?
LS. Huỳnh Văn Đông: Vâng, thưa quý vị khán thính giả của đài Á Châu Tự Do, xin cám ơn quý vị đã quan tâm đến vụ án Cồn Dầu mà chúng tôi ra xét xử ngày hôm nay. Thưa chị và thưa quý khan thính giả, bản án đã được giữ nguyên theo phán quyết của sơ thẩm. Tuy nhiên, có hai trường hợp là bị cáo Phan Thị Nhẫn và bị cáo Nguyễn Hữu Minh được toà tuyên bố trả tự do tại phiên tòa vì đã chấp hành bản án theo quyết định của sơ thẩm. 
Vâng, tất nhiên đây là bản án định sẵn và bản án trên không dựa trên nguyên tắc của luật pháp.
LS. Huỳnh Văn Đông
Khánh An: Như vậy, luật sư có cho đây là một kết quả đương nhiên phải thế, hay nói cách khác là "bản án định sẵn" không ạ?
LS. Huỳnh Văn Đông: Vâng, tất nhiên đây là bản án định sẵn và bản án trên không dựa trên nguyên tắc của luật pháp.
Phía ngoài mặc dù phiên tòa đã kết thúc, nhiều giáo dân tiếp tục tụ tập trước tòa để phản đối việc bắt người và đòi trả tự do cho anh Bùi Thanh Hiếu, trợ lý của LS. Huỳnh Văn Đông. 
Không lâu sau đó, anh Hiếu được thả ra và cho biết sự việc diễn ra sau khi anh chụp ảnh phiên xử phúc thẩm:
Bùi Thanh Hiếu :-Cảnh sát hỗ trợ tư pháp họ vào mời tôi ra và họ lập biên bản về việc tôi vi phạm quay phim, chụp ảnh ở tòa. Tôi bảo đây là tòa công khai, mà tôi đã nghe chủ tọa nói rồi. Tôi chỉ nhận chuyện quay phim chụp ảnh, còn đấy là sai trái thì phải trình bày ở chỗ khác. 
Luật sư Huỳnh Văn Đông người nhận bào chữa cho các giáo dân Cồn Dầu
Luật sư Huỳnh Văn Đông người nhận bào chữa cho các giáo dân Cồn Dầu. Source nuvuongcongly

Sau đó họ cứ chất vấn tôi về việc tôi quay phim chụp ảnh là nhằm mục đích gì, để sử dụng vào đâu. Tôi bảo tôi chỉ là trợ lý của luật sư và chúng tôi lưu lại những tài liệu của văn phòng luật sư để quảng cáo để sau này chúng tôi nhận thêm khách hàng. Vấn đề đấy thì họ không chấp nhận nhưng cuối cùng thì họ trả lại máy cho tôi về thôi.
Cảnh sát hỗ trợ tư pháp họ vào mời tôi ra và họ lập biên bản về việc tôi vi phạm quay phim, chụp ảnh ở tòa. Tôi bảo đây là tòa công khai, mà tôi đã nghe chủ tọa nói rồi. Tôi chỉ nhận chuyện quay phim chụp ảnh, còn đấy là sai trái thì phải trình bày ở chỗ khác
Anh Bùi Thanh Hiếu, trợ lý LS
Riêng về quyết định y án của phiên tòa phúc thẩm, đa số các bị cáo không đồng tình với quyết định này. Một trong số các bị cáo cho biết:
Trần Thanh Việt: Án của tôi thì phiên tòa sơ thẩm đã xử mức án treo, bây giờ tôi thấy oan ức nên tôi kháng cáo, nhưng qua phiên phúc thẩm sáng nay thì tòa vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm chứ không giảm cho tôi. 
Phiên toà phúc thẩm sáng nay tôi thấy rất bức xúc bởi vì không thấy người ta tỏ ra một sự xét xử công minh chút nào. Mọi lý do các bị cáo hoặc luật sư đưa ra, tòa phúc thẩm đều bác bỏ hết, không cho nói, cắt ngang hết, chỉ có hỏi "Có" hay "Không" thôi.
Chính vì những bức xúc trên nên một số bị cáo đang suy nghĩ đến việc kháng cáo lên cấp cao hơn, mặc dù niềm hy vọng được giảm án rất mong manh. Ông Việt cho biết thêm:
Tôi cũng nghĩ rằng trong pháp luật của Việt Nam này thì bây giờ tôi có đi cho hết tòa hay tới đâu đi nữa thì cũng vậy thôi, nhưng mà tôi nghĩ rằng tôi đi để đòi lại công lý cho tôi, để cho mọi người trên thế giới này biết sự việc như vậy, chứ còn tôi nghĩ có đi lên tới đâu cũng như vậy thôi, không bao giờ khác được
Trần Thanh Việt
"Tôi cũng rất muốn đi đến một phiên tòa cao hơn nữa nhưng mà điều kiện kinh tế không cho phép, cho nên còn ngần ngại chưa quyết định được. 
Tôi cũng nghĩ rằng trong pháp luật của Việt Nam này thì bây giờ tôi có đi cho hết tòa hay tới đâu đi nữa thì cũng vậy thôi, nhưng mà tôi nghĩ rằng tôi đi để đòi lại công lý cho tôi, để cho mọi người trên thế giới này biết sự việc như vậy, chứ còn tôi nghĩ có đi lên tới đâu cũng như vậy thôi, không bao giờ khác được"
Như vậy, sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm, bản ản của các giáo dân hưởng án treo vẫn giữ nguyên. Riêng hai bị cáo bị án tù giam được tuyên bố tự do là bà Phan Thị Nhẫn với mức án 9 tháng tù thì tính cho đến nay cũng đến lúc mãn hạn tù và ông Nguyễn Hữu Minh với mức án 12 tháng tù giam thì còn 3 tháng nữa mới mãn nhưng cũng được trả tự do cùng ngày.   

Theo dòng thời sự: