Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Cảnh sát nổ súng khi bị nhóm thanh niên bao vây

Cảnh sát đã buộc phải nổ súng bắn chỉ thiên cảnh cáo khi bị nhóm thanh niên lăng mạ, tấn công.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 1h30 ngày 25/11, khi tổ tuần tra kiểm soát, Trung đoàn Cảnh sát cơ động CATP Hà Nội làm nhiệm vụ trên đường Kim Mã, Hà Nội, phát hiện khoảng 8-10 xe máy do các "tổ lái" điều khiển không đội mũ bảo hiểm, chạy tốc độ cao lạng lách trên đường, gây rối TTCC. 

Tổ tuần tra đã triển khai đội hình, giải tán và bắt giữ một đối tượng điều khiển xe mô tô đi bằng một bánh chạy trong đoàn xe nói trên. Khi vừa tạm giữ đối tượng trên, khoảng 10 đến 15 thanh niên điều khiển xe trong đoàn đã quay lại ngăn cản, lăng mạ, tấn công cảnh sát nhằm đánh tháo người vi phạm. 

Tổ công tác đã giải thích và cương quyết đưa người vi phạm về trụ sở công an xử lý nhưng các đối tượng vẫn không ngừng xông vào tấn công, khiến cảnh sát buộc phải dùng đến bình xịt hơi cay và bắn chỉ thiên 2 phát để cảnh cáo. 

Lúc đó các đối tượng mới chịu rú ga bỏ chạy. Lực lượng chức năng đã tạm giữ Tạ Đăng Dũng (SN 1980, ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) là một thành viên trong nhóm thanh niên kể trên. Dũng đã được chuyển sang công an phường Liễu Giai xử lý.

 

Theo T.N (VNN)

Một học sinh lớp 10 bị tạt acid

Ngày 25-11, khoa Phỏng-Tạo hình, BV Chợ Rẫy cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân Lâm Thiên Phúc (15 tuổi, học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, quận 3) bị bỏng do hóa chất.

Phúc nhập viện với tình trạng bị bỏng nặng phần mặt, trán, mắt bên trái không thể mở ra được. Phần lưng cũng bị bỏng nặng và rải rác toàn thân.

Tiếp xúc với Pháp Luật TP.HCM, Phúc kể lại sự việc như sau: Khoảng 6 giờ ngày 24-11, khi em vừa đạp xe ra khỏi cổng nhà để đi học thì bất ngờ có người cầm ly thủy tinh tạt acid về phía em. Phúc lờ mờ nhận ra người đó mặc áo khoác màu đen, đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm nhưng không biết là ai. Em ôm mặt kêu "Nóng quá, mẹ ơi!" rồi hoảng loạn chạy vào sàn nước trong nhà rửa mặt.

Những người hàng xóm cho rằng đó là một cô gái, vừa xuất hiện trước nhà Phúc cách đó hơn nửa giờ đồng hồ. Sau khi tạt acid vào Phúc, cô gái bỏ chạy ra đầu hẻm có người ngồi trên xe máy chờ sẵn chở đi.         

Phúc khẳng định rằng từ trước đến giờ em không có mâu thuẫn với ai. Sau một hồi suy nghĩ, Phúc cho chúng tôi biết trước đó hai người bạn học cùng lớp là Sinh và Huy có xảy ra xô xát với một đôi nam nữ (trong đó, người nữ đang học lớp 11 cùng trường). Hai bên dùng mũ bảo hiểm đánh nhau, cô gái cũng tham gia. Riêng Phúc chỉ đứng nhìn từ xa mà không hiểu chuyện gì.

Phúc đang được điều trị tại BV Chợ Rẫy

Hôm sau (ngày 18-11), khi tan học, Phúc cùng Huy, Sinh ra cổng thì chạm mặt người nam đánh nhau hôm qua với nhiều thanh niên khác. Huy được ba rước về trước, còn Phúc và Sinh bị các thanh niên này đến xem mặt rồi đe dọa: "Ngày mai, tụi mày nghỉ học đi nha!".

Theo lời bà Nguyễn Thị Việt (mẹ Phúc), Phúc rất ngoan, đi học không mang theo điện thoại và chưa hề xích mích với ai. Gần đây, bà phát hiện con trai tỏ vẻ căng thẳng khi đọc tin nhắn hoặc trò chuyện với bạn qua điện thoại. Gặng hỏi con và bạn bè của con, bà nhận được câu trả lời "không có gì"… Cũng theo bà Việt, có lẽ người tạt acid Phúc cho rằng em là đồng bọn của Huy và Sinh. "Nếu bọn trẻ chịu nói ra có mâu thuẫn gì để phụ huynh giải quyết giúp thì chắc sẽ không có chuyện gì xảy ra" - bà Việt thở dài nói.

Công an quận 3 cho biết đã tiến hành điều tra, truy tìm hung thủ tạt acid Phúc. Bước đầu, điều tra viên tiếp cận một số học sinh chung lớp với Phúc để lần ra manh mối. Từ thông tin Phúc bị một nhóm năm thanh niên chặn đường, lật bảng tên trên áo để xem, cho thấy khả năng nhóm này bám tới nhà Phúc và liên quan đến việc tạt acid.

Chiều 25-11, Ban giám hiệu Trường Lê Thị Hồng Gấm đã họp đánh giá về việc em Phúc bị tạt acid. Tuy nhiên, phía nhà trường cũng chưa đưa ra nhận định gì về nguyên nhân và học sinh của trường có liên quan hay không.

Mới đây (ngày 18-11), Đặng Hoàng Tiến, học sinh lớp 10 Trường Lê Thị Hồng Gấm, đã bị nhóm thanh niên đâm chết ngay trước cổng trường. Cơ quan điều tra đã bắt hai nghi can là Nguyễn Văn Dư và Lê Nguyễn Trọng Quý. Nguyên nhân được xác định là do Dư có tình cảm với một nữ sinh của trường và ghen tuông với Tiến nên Dư rủ Quý đi tìm Tiến sát hại.

H.TUYẾT

DUY TÍNH

Đói ở vùng rốn lũ


Thứ sáu, 26/11/2010, 07:52 GMT+7


Lương thực cạn kiệt, nhà cửa tan hoang, ruộng nương bị tàn phá, nguồn nước ô nhiễm, lại chưa tìm được việc làm ngay, cuộc sống hàng trăm hộ dân huyện Đồng Xuân, Phú Yên, chật vật hơn bao giờ hết.

Thoát khỏi sự bao vây của dòng nước lũ hơn nửa tháng trời, người dân Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, phải đối mặt với cái đói, cái khát. Hiện tại, nhiều gia đình gần như kiệt quệ, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Nỗi nhọc nhằn, mệt mỏi hằn trên nét mặt từng người.

nước bẩn
Giếng nước nhà anh Nguyễn Ngọc Thông ở xóm Cầu, thôn Tân Hòa, bị ô nhiễm không sử dụng được. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Vừa dọn đồ đạc trở về nhà sau lũ, anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa thở dài: "Sống ở vùng quê này đã hơn 15 năm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp như năm nay. Trong nửa tháng chạy lũ 5 lần, phải đến trú ẩn nhờ nhà người thân trên núi mới được an toàn".

Cứ nghĩ lũ sẽ qua nhanh như mọi năm, nên gia đình anh chỉ dự trữ một ít lương thực, thực phẩm. Song, dòng nước chảy xiết đã phong tỏa toàn bộ thôn suốt cả tuần. "Đến hộp sữa cuối cùng của đứa con cũng phải tiết kiệm để cầm chừng chờ nước rút", anh thẫn thờ nhớ lại.

Anh Nguyễn Ngọc Tân, xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, thì đang lo lắng không biết lấy đâu ra tiền lo cho gia đình nhỏ có 3 thành viên: "Toàn bộ sinh hoạt phải nhờ vào những đồng tiền làm thuê ít ỏi. Lũ dồn dập nhiều ngày qua, khiến kinh tế gia đình vốn đã thiếu, nay càng túng quẫn hơn".

sinh hoat nho hep
Cả nhà anh Lê Văn Trung ở xóm Eo Tre, thôn Tân Long, sống chung trên chiếc giường treo lơ lửng nhiều ngày trong lũ. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Cách xóm Eo Tre 500m, gần 100 hộ dân xóm Cầu cũng bi đát không kém. Chị Đặng Thị Kim Nhung nghẹn ngào: "Nhà chỉ có 20 kg gạo, ít cá mặn và lít nước mắm. Tiết kiệm lắm cũng chỉ kéo dài đến ngày thứ 10. Hai mẹ con phải bơi xuồng lên ăn nhờ ông bà ngoại".

Cùng cảnh ngộ, anh Lê Văn Trung ở xóm Cầu vốn là công nhân Công ty đường sắt với thu nhập khoảng 100.000 đồng một ngày. Tuy nhiên, kể từ khi mưa lũ đổ về, doanh nghiệp cũng tạm ngưng hoạt động và chưa biết khi nào làm việc trở lại. Vợ anh, chị Đặng Thị Kim Nhung mấy ngày nay hỏi han khắp nơi, mong kiếm được công việc thời vụ để qua khỏi lúc khốn khó.

Sau lũ, phần lớn người dân thôn Tân Hòa phải sống nhờ vào những chiếc xuồng câu. Trên cánh đồng trũng đọng nước, hàng chục người với vát từng con cá, con cua đổi gạo kiếm sống qua ngày.

cau ca ban
Anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, chuẩn bị đi bán mẻ cá đầu tiên vừa câu. Ảnh:Thiên Lý Nam.

Hơn 400 hộ dân ở đây cũng không có nước sạch để uống vì các giếng nước đều bị ngập, ô nhiễm. Nhiều người lấy nước cách xa hàng km về uống. Anh Phan Đình Phong cho biết: "Tôi phải tranh thủ vừa đi làm vừa xin nước về uống, còn tắm giặt thì bắt buộc phải dùng nước lụt trong giếng chứ không còn cách nào khác".

Nằm trong vùng trũng thấp của thôn Tân Hòa, phần lớn các giếng sinh hoạt tự đào của người dân ở gần chân ruộng, bà con chỉ dùng để tắm rửa, giặt giũ, còn nước uống phải dùng nhờ vào một số giếng dưới chân núi. Chị Phạm Thị Lan nói thêm: "Nước đục ngầu, giặt giũ còn không ổn chứ nói gì đến uống. Từ đợt lũ cuối cùng đến nay, giếng nhà vẫn chưa được xử lý hóa chất, nhưng bà con cũng quen rồi nên dùng luôn".

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó chủ tịch UBND, Trưởng Ban chấp hành Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn huyện Đồng Xuân cho biết: "Huyện đã có kế hoạch đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, cấp nước cho 2 thôn Tân Hòa và Tân Long, nhưng do điều kiện kinh phí thiếu nên chưa thể thực hiện được".

Thiên Lý Nam

Lương thực cạn kiệt, nhà cửa tan hoang, ruộng nương bị tàn phá, nguồn nước ô nhiễm, lại chưa tìm được việc làm ngay, cuộc sống hàng trăm hộ dân huyện Đồng Xuân, Phú Yên, chật vật hơn bao giờ hết.

Thoát khỏi sự bao vây của dòng nước lũ hơn nửa tháng trời, người dân Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, phải đối mặt với cái đói, cái khát. Hiện tại, nhiều gia đình gần như kiệt quệ, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Nỗi nhọc nhằn, mệt mỏi hằn trên nét mặt từng người.

nước bẩn
Giếng nước nhà anh Nguyễn Ngọc Thông ở xóm Cầu, thôn Tân Hòa, bị ô nhiễm không sử dụng được. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Vừa dọn đồ đạc trở về nhà sau lũ, anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa thở dài: "Sống ở vùng quê này đã hơn 15 năm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp như năm nay. Trong nửa tháng chạy lũ 5 lần, phải đến trú ẩn nhờ nhà người thân trên núi mới được an toàn".

Cứ nghĩ lũ sẽ qua nhanh như mọi năm, nên gia đình anh chỉ dự trữ một ít lương thực, thực phẩm. Song, dòng nước chảy xiết đã phong tỏa toàn bộ thôn suốt cả tuần. "Đến hộp sữa cuối cùng của đứa con cũng phải tiết kiệm để cầm chừng chờ nước rút", anh thẫn thờ nhớ lại.

Anh Nguyễn Ngọc Tân, xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, thì đang lo lắng không biết lấy đâu ra tiền lo cho gia đình nhỏ có 3 thành viên: "Toàn bộ sinh hoạt phải nhờ vào những đồng tiền làm thuê ít ỏi. Lũ dồn dập nhiều ngày qua, khiến kinh tế gia đình vốn đã thiếu, nay càng túng quẫn hơn".

sinh hoat nho hep
Cả nhà anh Lê Văn Trung ở xóm Eo Tre, thôn Tân Long, sống chung trên chiếc giường treo lơ lửng nhiều ngày trong lũ. Ảnh: Thiên Lý Nam.

Cách xóm Eo Tre 500m, gần 100 hộ dân xóm Cầu cũng bi đát không kém. Chị Đặng Thị Kim Nhung nghẹn ngào: "Nhà chỉ có 20 kg gạo, ít cá mặn và lít nước mắm. Tiết kiệm lắm cũng chỉ kéo dài đến ngày thứ 10. Hai mẹ con phải bơi xuồng lên ăn nhờ ông bà ngoại".

Cùng cảnh ngộ, anh Lê Văn Trung ở xóm Cầu vốn là công nhân Công ty đường sắt với thu nhập khoảng 100.000 đồng một ngày. Tuy nhiên, kể từ khi mưa lũ đổ về, doanh nghiệp cũng tạm ngưng hoạt động và chưa biết khi nào làm việc trở lại. Vợ anh, chị Đặng Thị Kim Nhung mấy ngày nay hỏi han khắp nơi, mong kiếm được công việc thời vụ để qua khỏi lúc khốn khó.

Sau lũ, phần lớn người dân thôn Tân Hòa phải sống nhờ vào những chiếc xuồng câu. Trên cánh đồng trũng đọng nước, hàng chục người với vát từng con cá, con cua đổi gạo kiếm sống qua ngày.

cau ca ban
Anh Nguyễn Ngọc Tân ở xóm Eo Tre, thôn Tân Hòa, chuẩn bị đi bán mẻ cá đầu tiên vừa câu. Ảnh:Thiên Lý Nam.

Hơn 400 hộ dân ở đây cũng không có nước sạch để uống vì các giếng nước đều bị ngập, ô nhiễm. Nhiều người lấy nước cách xa hàng km về uống. Anh Phan Đình Phong cho biết: "Tôi phải tranh thủ vừa đi làm vừa xin nước về uống, còn tắm giặt thì bắt buộc phải dùng nước lụt trong giếng chứ không còn cách nào khác".

Nằm trong vùng trũng thấp của thôn Tân Hòa, phần lớn các giếng sinh hoạt tự đào của người dân ở gần chân ruộng, bà con chỉ dùng để tắm rửa, giặt giũ, còn nước uống phải dùng nhờ vào một số giếng dưới chân núi. Chị Phạm Thị Lan nói thêm: "Nước đục ngầu, giặt giũ còn không ổn chứ nói gì đến uống. Từ đợt lũ cuối cùng đến nay, giếng nhà vẫn chưa được xử lý hóa chất, nhưng bà con cũng quen rồi nên dùng luôn".

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó chủ tịch UBND, Trưởng Ban chấp hành Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn huyện Đồng Xuân cho biết: "Huyện đã có kế hoạch đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, cấp nước cho 2 thôn Tân Hòa và Tân Long, nhưng do điều kiện kinh phí thiếu nên chưa thể thực hiện được".

Thiên Lý Na
m


Tử nạn khi “đi bão”

Thứ năm, 25/11/2010 06:44 
 
(CATP) Chỉ vì một va chạm nhỏ trong khi đi "bão", một thanh niên đã bị tước đi sinh mạng. Đây là lời cảnh tỉnh cho những ai đã, đang và sắp có ý định tham gia vào "trò chơi" nguy hiểm này…


Đỗ Quang Lợi

23 giờ ngày 20-11-2010, Nguyễn Hoàng Mỹ (SN 1991, ngụ phường Cô Giang, Q1) chạy xe máy DH cùng bạn là Nguyễn Thành Đạt (SN 1991, ngụ Q1) chở Hà Ngọc Tú (SN 1995) bằng xe Mio tham gia đi "bão". Khoảng 4 giờ ngày 21-11, khi đến cầu Kênh Tẻ (hướng từ Q7 sang Q4) Mỹ đã va chạm xe với Đỗ Quang Lợi (SN 1995, ngụ P7Q8) chạy xe Cup BS: 52HA-0506 cũng tham gia đi "bão" nhưng khác nhóm. Đến giữa cầu (thuộc P4Q4), xe Mỹ và Lợi chạy song song nên cả hai lên tiếng cự cãi. Lúc này Đạt chở Tú chạy lên cặp bên trái xe Lợi. Thấy vậy, Lợi buông tay ga, lấy con dao xếp đâm Mỹ. Bị đâm bất ngờ, Mỹ cùng Đạt, Tú phóng xe nhanh về phía trước. Đến ngã tư Khánh Hội - Hoàng Diệu, Mỹ bị choáng té xe. Đạt dừng xe và chở Mỹ đi cấp cứu trong khi Tú lấy xe Mỹ chạy về nhà báo tin. Đạt chở Tú đến dốc cầu Ông Lãnh thì Mỹ ngồi sau xe ngất xỉu té xuống đường. Nhờ sự trợ giúp của một người quen, Đạt đã đưa nạn nhân đến Bệnh viện Sài Gòn cấp cứu. Nhưng do vết thương quá nặng, Mỹ đã chết tại bệnh viện lúc 4 giờ 50 cùng ngày.

Riêng Lợi, sau khi đâm và thấy Mỹ chạy về phía trước, cũng chạy xe theo sau. Đến gần cầu Ông Lãnh, thấy Mỹ nằm gục giữa đường nên Lợi chạy thẳng ra đường Hoàng Diệu. Đến ngã tư Hoàng Diệu - Vĩnh Khánh, P9Q4 (đoạn trước chung cư H2), Lợi ném dao phi tang. Cùng lúc, hai thanh niên chở nhau trên xe @ (chưa rõ lai lịch) đuổi theo đánh Lợi. Lợi chạy vào đường 46 (P5Q4) và bị công an phường bắt giữ. Tại trụ sở Công an P5, Lợi đã khai nhận việc vừa đâm Mỹ trên cầu Kênh Tẻ. Ngày 22-11, Công an Q4 ra lệnh bắt tạm giam Lợi về tội giết người.

Gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục lên tiếng cảnh tỉnh về các trường hợp thanh thiếu niên tụ tập nhau đi "bão" diễn ra thường xuyên về đêm trên một số tuyến đường trong thành phố. Hậu quả nhãn tiền từ "trò chơi" nguy hiểm này gần như ai cũng đều thấy rõ. Thế nhưng, việc quản lý con em mình từ các bậc phụ huynh gần như đang bị bỏ ngỏ.
 
 M.T

Thêm một hồi chuông báo động về bạo lực học đường

Thứ năm, 25/11/2010 06:48 
 

(CATP) Vừa qua, nhiều phụ huynh học sinh một trường cấp hai trên địa bàn quận 5 đã đến tòa soạn Báo CATP trong tâm trạng hết sức bức xúc, cung cấp một đoạn video clip quay cảnh một nhóm học sinh lớp tám đã bắt một bạn cùng lớp phải cởi áo, sau đó lao vào đánh hội đồng một cách dã man. Có thể nói, vụ việc đã một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường và sự xuống dốc về đạo đức của một bộ phận học sinh. 


Một hình ảnh trong clip bạo lực học đường phát tán rộng rãi trên Internet


SỐC VÌ BẠO LỰC
Trong clip, có bốn học sinh nữ buộc bạn mình phải cởi áo bằng những lời lẽ hết sức tục tĩu. Khi bị hại đã quỳ xuống, thực hiện yêu cầu trên thì lại bị buộc phải cởi quần trong tiếng la hét, đập bàn đập ghế của các học sinh khác. Tuy nhiên, khi bị hại không thực hiện yêu cầu tiếp theo thì lập tức bị ba học sinh nữ khác lao vào đánh hội đồng. Sau màn đấm đá, các học sinh kia bắt bị hại phải quỳ xuống để hỏi tội và xin lỗi. Nạn nhân đã xin lỗi nhưng vẫn chưa được buông tha mà vẫn phải nhận thêm nhiều cái tát tai đến cháng váng. Theo các phụ huynh, em học sinh bị hành hung nói trên là T.T (SN 1997, học sinh lớp 8 của trường Phổ thông cơ sở Mạch Kiếm Hùng, P11Q5) 

Qua làm việc với chúng tôi, thầy Đinh Phan Long - Hiệu trưởng trường PTCS Mạch Kiếm Hùng - cho biết, bản thân thầy cũng thật sự bị sốc khi được biết có đoạn video clip trên. Nhà trường cũng chỉ mới phát hiện ra vụ việc vào ngày 19-11-2010 sau khi nhận được tin báo của UBND và Công an P11Q5. Qua tìm hiểu và khai nhận của các học sinh tham gia đánh bạn gồm: Lương Thị Nguyệt N., Viên Phước H., Lương Thục M., Lý Mỹ P. (cùng SN 1997, đang là học lớp 8A5, trong đó H. là lớp trưởng), nguyên nhân vụ việc chỉ là chuyện... hết sức đơn giản. 
Trước đây, cả nhóm trên cùng với T.T chơi chung nhưng sau đó T.T quen một bạn trai và tách ra khỏi nhóm nên bị các thành viên trong nhóm ghét. Lấy lý do T.T đã liếc mình, một thành viên của nhóm đã bàn bạc với các bạn khác để hành hung. Chiều 3-11, khi chuông báo hiệu giờ ra chơi vừa đổ, các học sinh trên đã tổ chức hành hung, xúc phạm đến nhân phẩm của bạn. Sau đó, đoạn clip trên được Thang Ngọc Quỳnh P. (SN 1997, học sinh lớp 8A5) phát tán bằng cách bắn bluetooth cho các bạn khác. Theo thầy Long, hành vi của các học sinh này đã làm hoen ố hình ảnh và bề dày truyền thống hàng trăm năm của nhà trường, vi phạm nghiêm trong điều cấm của Thông tư 08/TT ngày 21-3-1988 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chắc chắn sẽ bị kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học tại trường một năm. Hiện nay, do các em còn quá nhỏ, chưa đủ tuổi để áp dụng các biện pháp xử lý hình sự nên nhà trường vẫn phải cử thầy giáo giám hộ các em trong khi Công an P11Q5 lấy lời khai. 

CẦN PHẢI CÓ BIỆN PHÁP MẠNH
Theo thống kê từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra trên 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trong đó, các trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học 735 học sinh, tuy nhiên tình trạng bạo lực học đường vẫn đang có chiều hướng tăng lên. Thực tế cho thấy những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực trong học đường bùng phát như hiện nay là do xuất phát từ việc các học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Được biết, trong số các học sinh tham gia hành hung T.T có em từng bỏ nhà đi chơi hai ngày liên tiếp. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần phải nhìn nhận rằng căn bệnh trên lây lan nhanh một phần là nhờ công cụ Internet. Để thu hút, câu khách... có không ít trang web sau khi phát hiện các clip mang tính chất bạo lực học đường đã đăng tải lại các clip trên và vô tình giúp phát tán rộng rãi, tạo ra một hiệu ứng nguy hiểm đối với xã hội. Thiết nghĩ, trong thời gian tới các cơ quan quản lý cần phải có những công cụ quản lý Internet một cách hiệu quả, trong đó nghiêm cấm các trang web sử dụng công cụ tivi online để đăng tải các clip như trên. Đồng thời, phải có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp xúc phạm tới nhân phẩm người khác để làm gương.

 
 QUANG HÀ - MINH TÂM

Cà Mau: Nhiều học sinh bị đánh vì quên các động tác tập thể dục

Thứ sáu, 26/11/2010 07:06 
 


Bà Tươi bên đứa cháu mồ côi bị thầy Nghị đánh vì quên động tác tập thể dục

(ĐSCT) Để răn đe học sinh, thầy Châu Hữu Nghị, giáo viên môn Mỹ thuật và Thể dục điểm Trường tiểu học Cái Nhum thuộc Trường tiểu học Lương Thế Trân (huyện Cái Nước, Cà Mau) ra quy định bất thành văn: học sinh quên một động tác tập thể dục bị đánh bốn roi. Thầy Nghị phân công học sinh nữ đánh học sinh nam và ngược lại. Khi học trò đánh mỏi tay, thầy đánh tiếp để... cho đủ quy định.

ĐÁNH HỌC SINH, CHỬI LUÔN PHỤ HUYNH
Qua đường dây nóng của bạn đọc, chúng tôi tìm đến nhà bà Bùi Thị Tươi (63 tuổi, ngụ ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, Cà Mau). Thấy khách lạ đến thăm, bà Tươi cười như mếu: "Nghèo quá không có cái ghế để ngồi, chú thông cảm. Năm nào cũng vậy, mùa mưa là nhà ngập từ trước đến sau". Khi nghe chúng tôi hỏi hai đứa cháu nội bị thầy Châu Thanh Nghị đánh, bà Tươi sụt sùi: "Khổ lắm chú à. Cha nó chết, còn mẹ nhưng mồ côi mồ cút. Đến trường bị thầy đánh bầm cả mông...". 

Hơn ba tháng trước, anh Phạm Văn Mai (40 tuổi), con trai bà Tươi đột ngột qua đời vì căn bệnh bướu cổ ác tính. Nhà nghèo lại chồng chất nỗi đau, lo đám tang chồng xong, chị Hồ Thị Cẩm Tú (36 tuổi) chờ cho con trai Phạm Hoàng Lộc (10 tuổi) ngủ say lội bộ ra Quốc lộ 1A đón xe đò ra Cà Mau tìm việc. Sợ con vừa vắng bóng người cha lại sắp thiếu tình thương của mẹ, bà Tươi lau dòng nước mắt cản con dâu. Chị Tú nghẹn ngào: "Ở quê, ai cũng nghèo lấy tiền đâu thuê mướn. Con có mấy đứa bạn làm công nhân ở công ty thủy sản rủ đi lột tôm có tiền nuôi mẹ, nuôi con. Mẹ nuôi cháu Lộc dùm con. Cuối tháng, con gởi tiền cho mẹ. Mẹ nhớ dặn nó ráng ăn học để khỏi cảnh làm thuê làm mướn".

Ngày 9-11-2010, bà Tươi kêu Lộc tắm chuẩn bị ngủ. Lộc vẫn chần chừ không vâng lời. Thấy có điều gì đó bất thường, bà Tươi gặng hỏi, Lộc khóc không thành tiếng. Cháu Lộc cởi đồ ra, bà Tươi hoa cả mắt khi thấy những vết bầm hằn lên lưng, mông. Lộc cho biết, sáng cùng ngày, cháu học môn Mỹ thuật và Thể dục do thầy Nghị dạy. Trong lúc kiểm tra bài, Lộc sợ quýnh quên bảy trong tám động tác mà thầy đã dạy. Thầy Nghị cầm cây thước đi qua đi lại nạt: "Theo qui định, em nào quên một động tác phạt tám roi. Lộc quên đến bảy động tác phạt sao đây?". Nghe qua, Lộc run lẩy bẩy. Thầy Nghị "bồi" tiếp: "Trường hợp em Lộc thầy giảm hình phạt xuống. Cứ quên một động tác là bị đánh bốn roi. Lộc quên bảy động tác thì 28 roi". Lộc vẫn còn bàng hoàng nhớ lại hình phạt "đầy bạo lực" của thầy Nghị: "Thầy bắt bạn gái cùng lớp là N.T.K đánh vào lưng, vào mông em. Bạn K. đánh roi thứ 25, thầy kêu bạn ấy dừng lại để thầy đánh tiếp ba roi cho đủ hình phạt".
Quá tức giận, bà Tươi không ngủ chờ tới sáng đến trường hỏi ra lẽ. Nào ngờ, thầy tiếp tục mắng bà. Bà Tươi nhớ lại: "Hôm sau, tôi đến trường gặp cô Ba Hoa (Hồ Mỹ Hoa - nhóm trưởng điểm trường Cái Nhum) nhờ giải quyết dùm. Cháu tôi lì thì bị thầy đánh vừa vừa thôi, còn để học sinh đánh học sinh là tôi không chịu. Thầy Nghị vô thẳng chỗ tôi ngồi ném mạnh gói thuốc xuống bàn, mắng xối xả: "Tôi đánh để làm nhục, tôi có quyền. Bà tức thì bà đi thưa đi". Nghe qua lời lẽ "chợ búa" của thầy Nghị, bà Tươi gạt nước mắt lặng lẽ quay về.

"THÀNH TÍCH" DÙNG BẠO LỰC
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thầy Nghị về công tác tại điểm trường Tiểu học Cái Nhum khoảng hai tháng nhưng đã có nhiều "thành tích" đánh học trò. Chị Phạm Thu Tâm (ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân) bức xúc: "Con tôi là Võ Trường An, học lớp 3 cũng bị thầy Nghị cho học sinh nữ đánh. Tội nghiệp con tôi, bị đánh mà không dám nói. Tôi kêu đi tắm, thằng An than đau mình, không tắm được. Tôi cởi quần áo cháu phát hiện nhiều vết bầm. Tôi tra hỏi cháu mới chịu khai ra vì không thuộc bảy động tác thể dục, bị thầy giáo cho bạn gái B.T.H.T đánh 27 cây, còn một cây thầy đánh cho đủ!". Chị Lê Thị Thu, mẹ em Mạc Quang Linh, học lớp 4, trường Tiểu học Lương Thế Trân (Cái Đước, Cà Mau) kể lại: "Con tôi bị thầy Nghị đánh mấy chục roi trên thân thể mà không dám nói. Tôi tắm cho cháu mới thấy lưng bầm ngang dọc". Theo lời Linh, cách đây mấy ngày em không thuộc 6/8 động tác liền bị thầy Nghị cho bạn T. đánh 24 roi. Sau đó, bạn S. xung phong xin đánh tiếp...". Từ ngày bị đánh đến giờ, Linh chỉ lén lút ở trong buồng.



Hai em học sinh bị thầy Nghị phạt vì quên hộp bút chì

Ngoài ra, nhiều phụ huynh phản ứng việc dạy dỗ học trò đầy tính "bạo lực" của thầy Nghị. Học sinh nữ đánh học sinh nam và ngược lại làm nhiều em mắc cỡ không chịu đi học. Thầy Nghị phạt học sinh bằng cách đánh bằng roi hết sức vô tội vạ. Em Văn Thành Đạt và em Trương Thành Phúc cũng bị thầy phạt bằng roi vì bỏ quên hộp chì màu trong tiết học Mỹ thuật. Trong khi tỉnh Cà Mau triển khai chương trình "Nhà trường thân thiện, Học sinh tích cực" của Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra thì liệu thầy Châu Hữu Nghị có đủ tư cách đứng trước bục giảng? Câu trả lời xin nhường cho lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Cà Mau.

Ngày 25-11 trao đổi với phóng viên, Nhà giáo nhân dân, tiến sĩ Thái Văn Long - GĐ Sở GD - ĐT tỉnh Cà Mau cho biết đã đình chỉ công tác giảng dạy đối với Châu Hữu Nghị. Sở sẽ phối hợp với huyện xem xét trách nhiệm của lãnh đạo trường Tiểu học Lương Thế Trân.

 
 Đ.V - N.B

Giáo viên bị đình chỉ công tác vì đánh học sinh

Không thuộc bài, tập thể dục sai động tác, một số học sinh ở huyện Cái Nước (Cà Mau) bị thầy đánh đòn. Sự việc chỉ bị phát hiện khi phụ huynh thấy quá nhiều vết tích ngang dọc trên lưng trẻ.

Chiều 25/11, ông Lý Hùng Kiến, Trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết, UBND huyện đã quyết định đình chỉ công tác ông Châu Thanh Nghị, giáo viên trường tiểu học Lương Thế Trân để xác minh khiếu nại của phụ huynh về việc con mình bị thầy đánh.

Theo ông Kiến, qua xác minh bước đầu, thầy Nghị đã thừa nhận có đánh học sinh khi không thuộc bài, tập sai động tác thể dục, lý do là "thương học trò, muốn bọn trẻ cố gắng học tập thật tốt". Hiện thầy Nghị đã viết tường trình và chờ ngành giáo dục xem xét xử lý.

Vài ngày trước đó, bà Bùi Thị Tươi ở xã Lương Thế Trân đã phản ánh cháu ngoại của bà là Phạm Hoàng Lộc, học sinh lớp 3 của trường trên, do không thuộc động tác thể dục nên bị thầy Nghị đánh 3 roi và giao một bạn khác đánh thêm 25 roi.

Một số phụ huynh cũng phát hiện con mình bị phạt tương tự nhưng không dám nói với gia đình. Chỉ đến khi cha mẹ tắm cho con, phát hiện nhiều vết roi vắt ngang dọc trên lưng, gặng hỏi mãi bọn trẻ mới kể lại.

Thiên Phước

Bảo mẫu Phụng bị nghi ngờ 'hành xác' nhiều em bé

Chiều 25/11, VKS huyện Thuận An, Bình Dương đã phê chuẩn quyết định bắt bà Trần Thị Phụng để điều tra hành vi ngược đãi bé gái 3 tuổi tên Ngân. Việc đối xử của bảo mẫu này với các bé khác cũng đang được điều tra.
Bảo mẫu thú nhận tắm 'hành xác' bé 3 tuổi suốt một năm Tạm giữ người đàn bà hành hạ dã man bé 3 tuổi

Công an huyện Thuận An cho hay, sau khi có kết quả điều tra, cơ quan tố tụng sẽ xem xét khởi tố vụ án, bị can với bảo mẫu Phụng.

"Những hành vi hành hạ của bà Phụng đối với cháu Hồ Thị Thúy Ngân đều thể hiện qua clip đăng tải. Nếu xác định bà Phụng đã áp dụng hành vi này với cháu Ngân và những cháu khác trong một thời gian dài, thường xuyên, cơ quan tố tụng phải xử lý cương quyết để giáo dục, răn đe... ", một kiểm sát viên cho biết.

Cháu Ngân nói vết bấu của bà Phụng trong lần tắm được quay trong clip vẫn còn đau rát. Ảnh: K.T
Cháu Ngân nói vết bấu của bà Phụng trong lần tắm được quay trong clip vẫn còn đau rát. Ảnh: K.T

Anh Trần Quang Huy (cùng khu nhà trọ với gia đình cháu Ngân) cho biết, con anh từng gửi tại nhà bà Phụng trong 3 tháng. Thời gian này, con anh đêm cũng giật mình, la khóc. Khi vợ anh đưa con đến trước cửa nhà bà Phụng, bé cứ níu lấy mẹ mà khóc, không chịu rời. Gặng hỏi mãi thì đứa trẻ nói thường bị bà Bảy (tên các cháu thường gọi bà Phụng) la mắng, đánh đòn. Sau đó, gia đình anh đã "tạm biệt" cơ sở trông giữ trẻ này.

Cơ quan điều tra Công an huyện Thuận An đang điều tra làm rõ hành vi đối xử tàn nhẫn của bà Phụng đối với các cháu bé khác được nhận trông giữ.

Trong ngày 25/11 ông Lê Quang Vinh, Phó chủ tịch UBND huyện Thuận An cho biết, huyện đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ vụ việc. "Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã xuống tìm hiểu về các trường hợp khác đang gửi tại nhà bảo mẫu Phụng", ông cho hay.

Trong diễn biến khác, trao đổi với VnExpress.net, bà Nguyễn Thị Hậu - Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Hoa Mai 4 (xã Thuận Giao) cho biết, ban giám hiệu sẽ tạo điều kiện cho cháu Ngân được theo học tại đây.

"Sĩ số các lớp đều đã vượt khoảng 12 bé nhưng chúng tôi sẽ cố gắng để Ngân sớm đi học, giúp bố mẹ sớm trở lại với công việc", hiệu trưởng Hậu nói.

Đoạn video tung lên YouTube ngày 23/11 ghi lại cảnh người phụ nữ to béo luôn miệng mắng chửi đạp chân lên lưng một em bé, nắm tóc, ra sức dội nước vào mặt đứa trẻ.. đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng.

Ngay lập tức danh tính người đàn bà được công an xác định là Trần Thị Phụng (52 tuổi, ngụ số nhà 2/91 ấp Bình Thuận 1, Thuận Giao, Bình Dương). Em bé trong clip là Hồ Thị Thúy Ngân, đứa trẻ 3 tuổi được bà Phụng nhận trông giữ thuê.

Kiều Trang

Massage kích dục ở làng đại học

Treo biển hớt tóc nhưng không có thợ cắt tóc mà chỉ toàn các cô gái ăn mặc gợi cảm, ngồi tựa trên ghế salon chờ đợi khách vào "mua vui". Để câu khách, chủ quán còn ra chiêu khuyến mãi sinh viên được giảm giá 30%.

Khu vực làng đại học Thủ Đức (thuộc xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, Bình Dương) tập trung số lượng lớn sinh viên của TP HCM. Tại đây cũng xuất hiện nhiều dịch vụ "đen" phục vụ các vị khách luôn trong tình trạng ít tiền này như: đánh bài ăn tiền trong quán bi-a, cafe vườn tình, karaoke trá hình... Gần đây còn xuất hiện thêm dịch vụ mới rất thu hút những nam sinh... ham của lạ.

Tại quán bi-a dưới cây trứng cá to xụ, Bình, sinh viên ĐH Nông lâm sau khi đi một đường cơ hỏng, mất đứt gần triệu đồng, ấm ức lớn tiếng: "Đi giải xui thôi". Khi đám bạn còn chưa kịp hiểu thì cậu sinh viên nheo mắt, tiếp lời: "Tao biết mấy chỗ hay lắm. Vào đó không những được các em phục vụ tận tình mà còn được giảm giá nữa cơ, miễn là mang theo thẻ sinh viên". Nói rồi, gã trai gọi cả nhóm lại, ai cũng hí húi kiểm ví để tìm "card giảm giá" của mình.

Cả bọn nhao nhao phóng xe đi khi trời đã nhá nhem tối. Dọc đường Trường Sơn (đoạn đi qua ĐH Nông Lâm và ĐH Kinh tế - Luật TP HCM), nhiều tiệm hớt tóc đã sáng đèn. Trước cửa tiệm, có rất nhiều cô gái trong trang phục "mát mẻ" ngồi tựa trên ghế salon, hoặc đi ra đi vào với vẻ cồn cào, nóng ruột.

Một quán cà phê trá hình trên đường Trường Sơn (đoạn đi qua trường ĐH Nông Lâm và ĐH Kinh tế-Luật TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.
Một quán hớt tóc trá hình trên đường Trường Sơn (đoạn đi qua trường ĐH Nông Lâm và ĐH Kinh tế - Luật TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.

Theo chân nhóm sinh viên vào tiệm Cỏ Đêm trên đường Trường Sơn, một trong hai cô gái ăn mặc thiếu vải hớn hở ra mời chào khách. Với chiếc váy cũn cỡn ôm sát đùi, áo hai dây trễ cổ, cô gái đưa tay mơn trớn ngực Bình, nũng nịu: "Sao đến trễ vậy cưng, em nhớ anh muốn chết luôn nè. Hôm nay ông khách 'ruột' của em chơi sang ghê, rủ thêm cả nhóm bạn đến. Nhưng chỉ có hai đứa em, làm sao phục vụ nổi".

Một người trong nhóm Bình thẳng thắn hỏi giá, cô gái gương mặt trái xoan từ nãy đến giờ chỉ lúng liếng cười, giờ lên tiếng: "Cái anh này ghê thiệt, chưa gì đã hỏi giá. Thôi em nói luôn, là chỗ quen biết với anh Bình đây, bọn em chỉ lấy 100 nghìn cho một lần massage. Nhưng nếu có thẻ sinh viên thì được giảm giá 30%. Mà em biết anh Bình là sinh viên rồi thì các anh cũng không cần điều kiện đó nữa".

Trong khi cả bọn còn đưa mắt nhìn nhau, cô gái gương mặt trái xoan đã kéo tuột Bình vào trong rồi nhanh tay tắt bớt vài bóng đèn. Cả hai mất hút trong căn phòng nhờ nhờ tối. Một sinh viên khác cũng theo cô gái còn lại vào trong. Căn phòng chỉ rộng khoảng 10 m2 nhưng được ngăn ra thành nhiều khoảnh riêng biệt, bao phủ bởi một lớp mùng kín mít. Đây chính là nơi các "thượng khách" được phục vụ... massage kích dục.

Nhẹ nhàng đến bên vị khách trẻ, cô gái thuần thục trong các động tác kích thích, thỏ thẻ vài điều... Cả hai không màng đến những tiếng động tương tự tại phòng bên cũng như tiếng cười nói vọng vào của những sinh viên đang... chờ đến lượt.

Được đề nghị "từ A đến Z", cô gái vừa kéo lại áo vừa nở nụ cười tươi rói: "Bà chủ không cho 'tới bến' ở đây đâu anh. Nếu vi phạm là chúng em bị đuổi việc ngay. Nếu anh muốn thì chờ đến 10h đêm nhé, lúc đó em mới hết giờ làm".

Chưa nhận được câu trả lời của khách, cô nhanh nhảu: "Nhưng anh cho em được nhiêu? Dưới 500.000 đồng, em không đi đâu nhé. Em còn phải chia cho 'má' nữa nè, trả tiền phòng nữa nè. Đâu còn được bao nhiêu...". Thấy khách còn ngần ngừ, cô ngúng nguẩy dúi vào tay anh này mảnh giấy nhỏ có ghi số điện thoại của mình. "Cứ suy nghĩ nhé, có gì alô cho em. Giờ em phải 'làm' cho bạn của anh rồi, để họ chờ lâu, em mất khách".

Theo ghi nhận của VnExpress.net, trên đoạn đường Trường Sơn thuộc xã Đông Hòa (Dĩ An, Bình Dương) chỉ dài khoảng 500 m nhưng có gần chục tiệm hớt tóc có kinh doanh hoạt động kích dục. Những quán này bên ngoài đề bảng hiệu hớt tóc, nhưng thực chất bên trong là ổ massage. Các tiếp viên thường ăn mặc hở hang, chủ yếu đến từ miền Tây Nam Bộ... Chỉ cần thấy khách nam đi tà tà hoặc dừng xe trước tiệm là họ đon đả, mời mọc vào trong.

Giá chung cho mỗi lần massage tại các tiệm này là 100.000 đồng. Sau mỗi lần kích dục cho khách, các cô gái phải trả cho chủ 50.000 đồng. Còn khách muốn được chiều từ A đến Z, những cô này sẵn sàng đáp ứng nhưng "bãi đáp" là ở nơi khác và khách phải trả từ 300 đến 500 nghìn đồng.

Phía bên trong quán hớt tóc là những chiếc giường dùng để mát xa như thế này. Ảnh: Tá Lâm.
Phía bên trong quán hớt tóc là những chiếc giường dùng để massage như thế này. Ảnh: Tá Lâm.

Điều đặc biệt ở các tiệm núp bóng hớt tóc để kinh doanh massage kích dục ở đây là các ông chủ, bà chủ tung ra "chiêu"... giảm 30% cho những khách sinh viên. Chính vì "hấp dẫn" thế mà họ đã thu hút không ít các "thượng đế" đang là sinh viên các trường ĐH xung quanh khu vực này.

"Hớt tóc gì mà toàn tuyển mấy cô gái non choẹt, thậm chí còn không biết cách cầm tông-đơ. Họ ăn mặc rất hở hang, nhìn qua ai cũng biết khách vào đó để làm cái gì. Chúng tôi bức xúc, kiến nghị lên trên, họ có đi kiểm tra, nhưng sau đó quán lại hoạt động như cũ", anh Thanh (43 tuổi), một người dân sống gần đó nói.

Anh Thanh còn cho biết thêm, thường quán sẽ "tấp nập" vào ban đêm, khoảng từ 8h tối trở đi. Khách vào đây chủ yếu là sinh viên, sau khi đã "chén chú chén anh" say mèm. Cũng có nhiều sinh viên khi thua bạc hay mất tiền cá độ bóng đá cũng đến đây để... giải xui. Họ truyền tai nhau rất nhanh nên khu vực này trở thành "điểm đen" hấp dẫn cho một số nam sinh ham của lạ.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hồng Tân, Phó trưởng công an xã Đông Hòa thừa nhận có nghe thông tin trên địa bàn xuất hiện một số quán hoạt động massage trá hình. Tuy nhiên, trong những lần đi kiểm tra, cơ quan chức năng chưa phát hiện được loại hình dịch vụ này.

Tá Lâm

Phạt công ty vỡ đập bùn ở Cao Bằng 100 triệu đồng !

Ngoài việc phạt tiền, Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng còn phải khắc phục toàn bộ hậu quả do trận lũ bùn ngày 5/11.
Điều tra vụ vỡ đập bùn thải ở Cao BằngĐền bù cho hộ dân ảnh hưởng bởi lũ bùn

Trao đổi với VnExpress chiều 25/11, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng (Tập đoàn công nghiệp Than, khoáng sản Việt Nam- TKV) với mức phạt 100 triệu đồng. Quyết định xử phạt căn cứ trên hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi để xảy ra lũ bùn tại mỏ sắt Nà Lũng (xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng).

Ngoài việc phải nộp phạt bằng tiền, công ty này phải khắc phục toàn bộ hậu quả do trận lũ bùn gây ra bao gồm nạo vét lượng bùn thải ra ruộng, vườn và trong nhà dân, để trả lại hiện trạng. Việc khắc phục hậu quả phải xong trước ngày 31/12.

Với những diện tích đất nông nghiệp không thể canh tác, công ty này cam kết đền bù toàn sản lượng cho bà con đến khi diện tích đất này phục hồi như cũ. Đối với những diện tích đất ruộng và vườn không thể khắc phục công ty sẽ mua lại của bà con theo giá thỏa thuận giữa hai bên.

Theo ông Hoàng Anh, hiện đơn vị này đã đầu tư thêm 20 tỷ đồng để làm hồ chứa bùn thải, đảm bảo cho việc khai thác tại Nà Lũng.

Ảnh: Bằng Giang.
Việc khôi phục môi trường ở xã Duyệt Trung sẽ còn mất nhiều thời gian. Ảnh: Bằng Giang.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho đến nay vẫn chưa có báo cáo đánh giá về mức độ độc hại bùn thải do sự cố vỡ đập chắn ở mỏ sắt Nà Lũng. Tuy nhiên, bằng quan sát trực quan, Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng dùng phương pháp cơ học là xịt nước để tách, tuyển quặng làm sạch khoáng sản, phần bùn đất thải ra ngoài nên bản chất của bùn thải cơ bản giống với bùn lũ thông thường, song nồng độ cao hơn.

Theo Tổng công ty Khoáng sản VN, sự cố lũ bùn do rò rỉ đập chắn số 4 của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng xảy ra bất ngờ và vào ban đêm (5/11) nên không kịp ngăn chặn làm lượng bùn đất chảy ra quá lớn (4.000 m3). Sự cố đã ảnh hưởng đến 10 nhà dân, 6 héc ta đất canh tác.

Hiện, hàng ngày Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng vẫn huy động hàng trăm công nhân cùng các máy móc khắc phục hậu quả sự cố.

Nguyễn Hưng

ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA ĐẢNG


Ngày thứ Sáu 5/11/2010 đập chắn nước thải khu mỏ sắt của xí nghiệp khai thác quặng sắt Sà Nùng ở Cao Bằng bị vỡ, khiến hàng ngàn tấn bùn đất đổ xuống trùm lấp vườn ruộng và nhà ở của người dân ở xã Duyệt Trung, tỉnh Cao Bằng. Theo diễn tả của báo Saigon Tuổi trẻ thì: bùn quánh đặc, đỏ ngầu, dày hơn 1m, chảy từ chân đập loang rộng, vùi lấp các cánh đồng, theo dòng suối tràn vào khu dân cư.

Ngày 7/11/2010, RFA đưa tin: Hàng ngàn mét khối bùn đỏ từ thượng nguồn tràn xuống. nhanh chóng và bất ngờ, làm nhiều nhà bị ngập tới nửa mét. Đồ đạc, dụng cụ, gia súc đều bị tác hại.

Giới chuyên gia về môi trường nhận định đây là loại bùn rửa quặng có chứa nhiều hóa chất và kim loại nặng, gây độc hại cho sức khỏe và môi trường. Theo nhận định của các chuyên gia thì: "đập bị vỡ là do bờ đập được xây dựng quá… "tiết kiệm", lại không được thường xuyên bảo trì nên bị mòn và thủng."

Ngày 8/11, trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Nam Nguyên của RFA, Giáo Sư TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ Trưởng Tài nguyên và Môi trường, phát biểu: "Những công nghệ khai thác khoáng sản ở VN quá lạc hậu, không được cập nhật hóa và kiểm tra cũng như bảo trì, nên đưa tới những hệ quả môi trường trầm trọng. Trước mắt chúng ta đã có 2 bằng chứng: một ở Cao Bằng và một ở Hungary . Đây là sự kiện nhắc nhở chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại lộ trình khai thác bauxit của VN. Phải cân nhắc suy tính về những hệ quả không lường được trong hiện tại, và cả trong tương lai nữa".

Ông cũng nói thêm: "Giả sử việc vỡ đập xảy ra trong môi trường khai thác bauxit thì thiệt hại sẽ lớn vô kể. Tây nguyên có vị trí rất cao, khi hồ chứa bùn bi bể, thì bùn sẽ đổ ào xuống miền dưới với tốc độ "trở tay không kịp". Bùn đỏ của bauxit có độ kiềm rất cao, gây phỏng và ăn mòn da cấp kỳ. Ngoài ra, số lượng của bùn đỏ trong việc khai thác quặng bauxite lớn gấp nhiều lần so với số lượng bùn khai thác quặng sắt ở Sà Nùng, cho nên một khi hồ chứa bùn bị bể, thì hậu quả sẽ không lường được. Theo ý kiến tôi, thì cần phải dừng ngay việc khai bauxit. Chuyện vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là trong giai đoạn biến đổi khí hậu như hiện nay: phía Bắc Trung Bộ đã bị lụt lội, phía Nam Trung Bộ đang bị lụt lội, và có nguy cơ, phía Trung Trung Bộ sẽ có lụt lội. Các doanh nghiệp khai thác môi trường thường tận dụng những khe hở của việc quản lý môi trường để kiếm lợi nhuận, nhưng lại không chi trả chút gì cho việc khôi phục môi trường. Có thể nói ngắn gọn là "ăn quịt môi trường."

Tại Hungary , ngày 5/10/2010, đập bùn đỏ chứa chất thải trong kỹ nghệ sản xuất bauxit-nhôm (aluminium) tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160km về phía Tây Nam bị vỡ. Khoảng 1.1 triệu m3 nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ ào ào đổ xuống các vùng thấp xung quanh rộng khoảng 40km2 và một số con sông, trong đó có sông Rabb và sông Danube . Thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong bùn đỏ. Có nơi thấp, bùn đỏ ngập dày tới 2m, nhấn chìm mọi thứ. Theo giới truyền thông Hungary thì cho đến ngày 7/10 bùn đỏ đã cuốn trôì 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu, đường, xe cộ, tài sản, 150 người bị thương do hóa chất gây phỏng, 7 người chết, 5 người mất tích, và 7000 người không có nơi cư trú.

Khi tai nạn xảy ra, ban điều hành Ajka khăng khăng về sự an toàn của các hồ chứa, đã tuyên bố rằng "các hồ chứa bùn đỏ được xây dựng rất hiện đại với hệ thống giám sát tiên tiến, đảm bảo chắc chắn về kiên cố." Họ nói việc vỡ hồ là do tai nạn thiên nhiên. Họ còn thêm là bùn đỏ không độc hại, nhưng trên thực tế, có nhiều người bị phỏng tới 70% vì ngâm lâu trong bùn có độ kiềm rất cao.

Chính quyền Hungary coi đây là thảm họa lớn nhất trong lịch sử quốc gia. Thứ Trưởng Viktor Orban khẳng định: "thảm trạng này là do lỗi lầm nhân sự chứ không phải do thiên tai". Ông cũng ban bố tình trạng khẩn cấp trong 3 tỉnh bị ảnh hưởng của vỡ đập, và lo ngại thảm họa này có thể tác hại tới 6 nước ở hạ lưu, và tình hình sinh thái ở toàn vùng Âu Châu.

Theo ước tính, phải cần một thời gian dài, và nhiều triệu đô la mới có thể giải quyết được tai nạn thảm khốc này. Hungary đang kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.

Tai VN, chủ trương khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên đã từng gây ý kiến bất đồng của nhiều thành phần trong nước cũng như hải ngoại. Tuy nhiên, theo thời gian, những chống đối cũng lắng dần và hầu như sắp đi vào quên lãng. Đột nhiên thảm họa bùn đỏ ở Hungary đã khơi lại đốm lửa gần tàn. Lại có những kêu gọi làm kiến nghị ký tên tập thể với chừng 2821 người xin ngưng khai thác bauxite. Để đáp lại, nhà nước cử một đoàn làm việc của Ủy ban Khoa học-Công nghệ-Môi trường của Quốc hội VN tới thị sát hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, đang ở trong giai đoạn xây dựng gần hoàn tất. Kết quả của khảo sát là: "các hồ chứa bùn đỏ do Trung Quốc thiết kế với hệ số an toàn cao, chịu được động đất ở cấp độ VII." và " thực tế cao hơn hẳn mức độ an toàn quy định, gây nên tình trạng lãng phí." Người ta thấy CS Hungary hay VN biến thái thì cũng chỉ có một cách giải thích bằng khẳng định.

Như vậy là việc khai thác bauxit ở Tây nguyên vẫn tiếp tục, bất chấp mọi đe dọa. Nếu mà có thảm họa bùn đỏ xảy ra thì cứ đổ cho…thiên tai là xong ! vì thiên nhiên có biết nói đâu mà sợ! Kiến nghị, thỉnh cầu, chữ ký của người dân, trước cũng như sau, đều rơi vào…cõi hư vô.

Và người ta chợt tỉnh ngộ rằng: đất nước là của Đảng chứ không phải của nhân dân !

Hoàng Thế Hiển


Đất Nước Này Bị Loạn Mất Rồi


Đọc bài báo cuả Thanh Như, tôi bàng hoàng sửng sốt và tự hỏi:  Đất nước này bị loạn mất rồi? Phải chăng đất nước này phải chiụ nghiệp chướng, quả báo từ nhiều tiền kiếp hay sao mà ngày nay con người ngày càng trở nên ti tiện, kém cỏi, trí tuệ cùn rỉ và đốn mạt như vậy? Quan chẳng ra quan, dân chẳng ra dân cứ bát nháo hổ lốn cả lũ như vậy?

 Thế nhưng,tôi vẫn còn  tin vào hồn thiêng sông núi vào sự hồi sinh cuả dân tộc. Tuy rằng những tệ nạn tiêu cực chiếm một bộ phận không nhỏ đáng sợ trong xã hội, nhưng tuyệt đại đa số 85 triệu dân Việt nam không phải dễ dàng gì biến chất như vậy? 85 triệu đồng bào yêu quý cuả tôi vẫn là 85 triệu con cháu Lạc Hồng, 85 triệu người này sẽ không bao giờ hoá thân là công dân cuả  ông Hồ Chí Minh.

Cả đời Hồ chỉ sống có 79 tuổi, cộng đảng cũng chỉ 80 tuổi tính từ năm 1930. Thời gian sơ qua chưa được 100 năm. Tôi tin Hồ và cộng đảng không thể xoá hết dấu ấn 4 ngàn năm văn hiến cuả dân tộc ta. Nền văn minh Văn Lang, Bách Việt… nền văn minh Đông sơn với những trống đồng Ngọc lũ đã chứng minh trình độ Việt nho cuả ta đã có trước cả Tàu. Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Tuân Tử v.v…chỉ là những sao chép lại cuả Việt nho. Văn hoá Việt nam là nền văn hoá làng xóm. Hàng ngàn năm vẫn tồn tại trù phú bao bọc lẫn nhau, làng trên xóm dưới, tình người nghiã nước đã đi vào tiềm thức với hình tượng cây luá, cây tre và cây cau…. Tuy chiụ ảnh hưởng cuả tam giáo Phật, Lão, Nho nhưng căn bản vẫn theo đạo thờ cúng ông bà tổ tiên. Nền văn hoá Trung Hoa là nền văn hoá Hán trị với tư tưởng bành trướng xâm lăng, lớn uy hiếp nhỏ. Những sắc dân phiá Bắc lưu vực sông Hoàng hà luôn nổi loạn, dã man chiếm đoạn miền Hoa nam giàu có. Tóm lại theo lời giáo sư Vũ Ký. "Văn hoá Tàu phát sinh từ tình trạng chinh phục và cướp bóc, nên phải lấy tôn ti trật tự và kiểm soát gắt gao làm nền tảng để xây dựng xã hội.Còn văn hoá Việt nam phát xuất từ tinh thần hợp tác đồng lao chứ không từ nguyên tắc tôn ti hệ thống như tư tưởng Khổng-Mạnh"

Việt Nam ta luôn có một bản sắc riêng rõ ràng khác hẳn với Tàu và các nước phương Tây. Theo như học giả Nguyễn Cao Hách: " Ta lấy trung quân ái quốc làm lý tưởng cho nam giới, Pháp lấy luật để trị dân và ràng buộc dân. Ta đề cao trinh tiết như lý tưởng tuyệt vời cho nữ giới, Pháp lấy tự do nhục dục làm thú vui cho cuộc đời". Cho nên 100 năm Pháp thuộc ta cũng không chiụ ảnh hưởng sâu đậm cuả Pháp.

Nhưng than ôi! Kể từ ngày xuất hiện một nhân vật kỳ quặc mà hiện ngay báo chí hải ngoại, hay lẻ tẻ ở quốc nội vẫn quen gọi là con yêu râu xanh. Người ta thường gọi ông ta là Hồ Chí Minh. Theo như sử liệu không rõ ràng thì sinh năm 1890, sống dai dẳng đến 1960 thì chết. Ông ta là người đầu tiên truyền bá nền văn hoá lai căng Mác Lê Nin vào Việt Nam. Nhiều người quen gọi là chủ nghiã Mác lê Nin. Vì khuân khổ trang viết có hạn nên tôi không tiện phân tích tính chất lai căng, phản động, phi dân tộc, hại giống nòi cuả nó ra sao? Tôi đã viết một số bài hơi tràng giang đại hải về nền triết học phản động cuả Mác. Tôi kiên quyết đánh đổ luận điểm vật chất có trước ý thức có sau, bằng lập luận cuả tôi thì ý thức có trước, vật chất có sau. Tôi đã phân tích tính chất phi lý về quy luật giá trị thặng dư cuả Mác ở một số bài viết.

Quay trở lại bài viết cuả Thanh Như với tưạ đề:" Sao Kỳ Vậy Ta!?"  với một dấu chấm than và một dấu hỏi to tướng: ý nghiã thảng thốt đau đớn, hãi hùng và ngạc nhiên!

Đúng vậy, bài báo đã lên án Nguyễn Văn Chánh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh Kiên Giang, chủ xị vụ 50.000 tờ rơi giao thông cực kì gợi cảm, là người trực tiếp ký hợp đồng in ấn tờ rơi với cơ sở in ấn, đã tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Chẳng biết tự kiểm điểm gì và tự nhận kỷ luật khiển trách gì?

Thì ra tội lỗi do cái thói hoang dâm ăn chơi trụy lạc cuả Chánh mà ra nông nỗi này. Chánh làm giám đốc sở giao thông vận tải, là con cháu cuả Hồ. Chánh hiểu lắm cái kế hoạch trăm năm trồng người cuả Hồ, Chánh tận dụng mọi khả năng để cho nòi giống sa đoạ, suy kiệt, hòng thực hiện cho bá mộng xâm lăng đại hán cuả Tàu. Chánh muốn thanh thiếu niên Việt Nam sớm đần độn, lúc nào cũng âm ỉ trỗi dậy bản năng thú tính, dục tính cuả loài vật. Chánh muốn các cháu nam nữ sớm thủ dâm, tinh trùng non nớt, tinh dịch sớm nhầy nhuạ trên các đưòng phố giao thông. Nên ta chẳng lạ gì dã tâm nham hiểm thâm độc cuả Chánh bằng cách phổ biến ý nghiã cuả các biển giao thông, chỉ đường bằng trí tưởng tượng hoang dã cuả bầy cầm thú:

Trích dẫn lời giải thích các biển giao thông cuả Chánh: " Tôi đang đi xe đạp. Tôi nhìn thấy một cô gái đang nằm. Chúng tôi vờn quanh nhau, cho đến khi cô ấy chiụ…Đầu tiên cô ấy dạng một chân ra, sau đó là chân kia. Tôi cho … vào…. Cô ấy tán dương kích thước cuả tôi…. và cả sức nặng nưã. Sau nhiều lần ra vào… Chúng tôi thử các kiểu khác nhau….Khi tôi đạt đến điểm cuối cùng…. Cô ấy hét lên" Stop" và nói rằng: Nếu "dính" sẽ không đi phá… Tôi nghe mà hết phê. 9 tháng sau cô ấy gọi từ bệnh viện. Tôi được làm bố! Đất dưới chân tôi như sụp đổ. Bây giờ tôi đi bộ". Nghiã là bố Chánh sợ đi xe đạp rồi vì bố Chánh sợ trách nhìệm phải nuôi con hoang lần nưã.

Thôi  đi, mấy ông trùm sò dâm dê đồi bại làm lãnh đạo để cho nước nhà loạn luân như vậy. Lịch sử sẽ ngàn đời lên án các ông. Hãy bắt tống giam giám đốc Chánh đi còn chần chừ gì nưã. Vì đây là  một bằng chứng cho nền văn hoá suy đồi cuả dân tộc, thảm hoạ nô lệ mất nước sẽ chính từ những con dê cụ đốn mạt này mà ra.

25.11.2010 Lu Hà


Ai sẽ thay ông Nguyễn Tấn Dũng?

Những tin tức loan tải về việc một số đại biểu quốc hội CSVN đòi ngưng trách vụ Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian quốc hội điều tra vụ vỡ nợ Vinashin đã là tín hiệu sau cùng của các phe quyền lực trong Bộ chính trị đưa ra cho ông Dũng: Hãy rút lui sau đại hội XI. Nghĩa là vào tháng 1 năm 2011 tới đây, ông Dũng nên nhận trách nhiệm và rút lui khỏi sân khấu chính trị Việt Nam cùng với các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết.

Sau gần năm năm nắm ghế Thủ tướng và sau nhiều năm nắm giữ vị trí Phó Thủ tướng dưới trào ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng đã không những xây dựng một thành trì vững chắc trong bộ máy chính phủ mà còn nắm giữ "hầu bao" của các Tập đoàn kinh tế do chính ông Dũng lập ra và quản lý như Tập đoàn đóng tàu (Vinashin), Tập đoàn dầu khí; Tập đoàn Than và khoáng sản; Tập đoàn vận tải; Tập đoàn điện lực v...v.... Nói cách khác, trong gần 2 thập niên vừa qua, ông Dũng đã trở thành nhân vật có nhiều tiền nhất qua những "bốc hơi" rất tự nhiên của các tập đoàn kinh tế mà Vinashin (lỗ gần 4,5 tỷ Mỹ Kim) là một trường hợp điển hình. Tài sản của ông Nguyễn Tấn Dũng không thể vài trăm triệu mà phải tính cỡ vài tỷ Mỹ kim trở lên.

Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949, sang năm ông ta mới 62 tuổi. Đây là độ tuổi tốt nhất để ông ta bước lên vị trí quyền lực sau cùng là Tổng bí thư đảng sau khi đã có trong tay hàng tỷ Mỹ kim và một dàn cán bộ thân tín ở các Tập đoàn kinh tế. Khi con người ta đã có nhiều tiền thì đương nhiên muốn có nhiều quyền hơn. Nguyễn Tấn Dũng không thể đi ra ngoài quy luật đó. Nhưng cũng chính quy luật đó, Nguyễn Tấn Dũng đã phải hứng chịu hầu hết những đòn tấn công – có thể nói là liên tục - từ các phe nhóm nhằm triệt hạ ông Dũng không chỉ ở vị trí Tổng bí thư mà cả vị trí Thủ tướng.

Nhiều dư luận tại Hà Nội cho rằng ông Dũng sẽ phải tự rút lui trong đại hội XI. Nếu ông vẫn ngoan cố bám víu quyền lực như ông Lê Khả Phiêu trong kỳ đại hội VIII vào năm 2001 thì cũng sẽ chuốc lấy thảm bại khi các phe đã đồng lòng lật đổ. Thay thế ông Dũng hiện có ba nhân vật được giới theo dõi tình hình chính trị Việt Nam nêu lên là phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bí Thư Hà Nội Phạm Quang Nghị. Trong ba nhân vật này, Hoàng Trung Hải tuy là con rể của cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, nhưng không có nhiều triển vọng vì chưa được vào Bộ chính trị và chưa có nhiều kinh nghiệm "chiến đấu" giữa các phe quyền lực nên khó trụ ở ghế Thủ tướng.

Nguyễn Sinh Hùng sinh năm 1946, người Nghệ An, gia nhập đảng CSVN vào năm 1978. Năm 2002 được ông Phan Văn Khải đề bạt làm Bộ trưởng tài chánh và được bầu vào Bộ chính trị từ năm 2006. Hiện nay ông Nguyễn Sinh Hùng là phó Thủ tướng thường trực và là Phó bí thư ban cán sự đảng từ năm 2007. Ngoài trách vụ thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp khách và điều hành chính phủ khi ông Dũng vắng mặt tại Hà Nội, ông Nguyễn Sinh Hùng đang đảm nhận ba công việc. Thứ nhất là Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội; thứ hai là Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; và thứ ba là Trưởng ban chỉ đạo tái xây dựng Vinashin.

Mặc dù ở trong Bộ chính trị, nhưng ông Hùng phải liên đới chịu trách nhiệm chung với ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc để cho Vinashin sụp đổ. Do đó, trong đại hội đảng XI, Nguyễn Sinh Hùng còn trụ lại trong Bộ chính trị và giữ được ghế phó Thủ tướng là may mắn lắm; còn không thì sẽ ra đi nên khó mà tranh ghế Thủ tướng. Người đang được dư luận tại Hà Nội đề cập hiện nay là Bí thư thành phố Hà Nội, Phạm Quang Nghị, có nhiều triển vọng thay thế Nguyễn Tấn Dũng.

Phạm Quang Nghị sinh năm 1949, người gốc Thanh Hóa. Nghị tốt nghiệp Trường Cán Bộ Quản Lý Văn Hóa – Thông Tin năm 1980. Được đề bạt làm Vụ trưởng vụ Đào tạo Bộ thông tin Văn hóa năm 1991. Năm 2000, ông Nghị được đưa về làm Bí Thư Hà Nam, đến năm 2001 được bầu làm Ủy viên trung ương đảng nhiệm kỳ VIII và được Phan Văn Khải cất nhắc làm Bộ trưởng Văn hóa – thông tin năm 2002. Năm 2006 được bầu vào Ủy viên Bộ chính trị. Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Phạm Quang Nghị được Bộ chính trị phân công làm Bí thư thành ủy Hà Nội thay thế ông Nguyễn Phú Trọng được đề cử làm chủ tịch Quốc hội.

Tại sao lại là Phạm Quang Nghị?

Trong cuộc chạy đua ghế Tổng bí thư cho nhiệm kỳ 2011 – 2016, Phạm Quang Nghị là một trong 7 tuyển thủ (Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt, Tô Huy Rứa, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Quang Nghị) của vòng đầu tiên. Sau cuộc đua này, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa và Phùng Quang Thanh bỏ cuộc chỉ còn lại 4 tuyển thủ là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Hồ Đức Việt và Trương Tấn Sang. Nhìn vào thành tích và vị trí quyền lực của 4 người còn lại, ai cũng thấy rằng Nguyễn Tấn Dũng có ưu thế nhất và chính ưu thế này mà ông Dũng đã trở thành "đích nhắm'' trong suốt năm 2010 vừa qua. Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi.

Trong ba người còn lại, Nguyễn Phú Trọng tuy không có nhiều tài năng nhưng có một sự hậu thuẫn lớn từ cánh cán bộ miền Bắc, đặc biệt là hai bộ phận quan trọng là Thành ủy Hà Nội và Khối Lý luận trung ương. Trước khi làm chủ tịch Quốc hội từ năm 2006, Nguyễn Phú Trọng đã là Bí thư Thành ủy Hà Nội vào năm 2000, đàn anh của Phạm Quang Nghị và từng nắm chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương - đàn anh của Tô Huy Rứa, hiện là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Nguyễn Phú Trọng đã liên kết với Phạm Quang Nghị và Tô Huy Rứa để giúp mình tranh ghế Tổng bí thư.

Trong ngày khai mạc lễ hội ngàn năm Thăng Long vào ngày 1 tháng 10 năm 2010 tại công viên Lý Thái Tổ, Phạm Quang Nghị đã sắp xếp chỉ một mình Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ khai mạc và phát biểu. Trong lễ kỷ niệm 60 năm hữu nghị Việt Trung, Tô Huy Rứa đã sắp xếp cho một mình Nguyễn Phú Trọng xuất hiện và cam kết với Bắc Kinh về việc kiên trì thực thi 16 chữ vàng dù có những biến đổi của thời cuộc. Những sắp xếp nói trên cho thấy là Phạm Quang Nghị và Tô Huy Rứa đang "vận động'' ghế Tổng bí thư cho Nguyễn Phú Trọng. Đặc điểm của bộ ba này là được lòng Bắc Kinh rất nhiều so với các nhân sự lãnh đạo khác.

Trong mối quan hệ như vậy, việc ông Phạm Quang Nghị trở thành Thủ tướng thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng từ sau Đại hội XI có nhiều xác xuất xảy ra. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những ước tính, dựa trên một số những biến chuyển của tình hình đấu đá hiện nay giữa các phe trong thượng tầng lãnh đạo đảng CSVN. Nếu phe ông Nguyễn Tấn Dũng lật ngược lại thế trận thì lúc đó tình hình sẽ khác đi rất nhiều.

Tóm lại, vấn đề đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng CSVN đã đến hồi quyết liệt. Ông Dũng bị tấn công hay ai đó bị tấn công đều giống nhau một điểm là họ đều say mê quyền lực.

Trung Điền
25/11/2010