Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011
Cuộc sống của những người 'du cư trong thành phố'
Thứ ba, 5/4/2011, 17:16 GMT+7 Một căn lều lụp xụp bên sông, những đứa trẻ nhem nhuốc nô đùa ở bãi giữa..., những hình ảnh không mấy xa lạ này gây một ấn tượng mạnh khi được dựng lại trong triển lãm sắp đặt mang tên "Du cư trong thành phố", diễn ra tại Hà Nội.Triển lãm được tổ chức tại sân trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 3 đến 7/4. Họa sĩ Nguyễn Hồng Phương (Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam) là người xây dựng ý tưởng và thực hiện việc sắp đặt, tạo hình với hơn 100 bức ảnh của nhiều tác giả... Dưới đây là một số bức ảnh trong triển lãm ghi lại cuộc sống thường nhật của những người "du cư trong thành phố", một số bức ảnh không ghi tên tác giả:
Minh Thùy |
Lương tối thiểu lên 830.000 đồng từ 1/5
Thứ ba, 5/4/2011, 09:17 GMT+7
|
Lương tối thiểu áp dụng chung là 850.000 đồng một tháng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo quy định này, mức lương tối thiểu sẽ được dùng làm cơ sở tính lương trong hệ thống thang, bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định nêu trên.
Cũng theo Nghị định của Chính phủ kinh phí thực hiện tăng lương tối thiểu chung đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn như sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao 2011 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2011 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế thì sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ đi chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế)...
Ngoài ra, các đơn vị cũng được sử dụng 50% số tăng thu thực hiện so dự toán năm 2010 của ngân sách địa phương; nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2010 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cấp ngân sách địa phương...
Bên cạnh đó, ngân sách Trung ương cũng sẽ bảo đảm bổ sung kinh phí để thực hiện tăng lương tối thiểu chung trong trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện trích như trên nhưng vẫn không đủ kinh phí. Ngân sách trung ương cũng sẽ hỗ trợ những địa phương khó khăn, chưa cân đối được nguồn với mức bình quân 2/3 so với mức lương tối thiểu chung đối với người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố.
Nghị định số 22 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5 tới nhưng mức lương chung được thực hiện ngay từ 1/5.
Đợt tăng lương tối thiểu chung lên 830.000 đồng này được Quốc hội bấm nút thông qua về mặt chủ trương trong phiên họp tháng 11/2010. Nghị định của Chính phủ là một bước tiếp theo hướng dẫn chi tiết việc triển khai cụ thể đợt tăng lương này.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, năm 2011, dự chi ngân sách Nhà nước vào khoảng 725.600 tỷ đồng. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 152.000 tỷ đồng, tăng 26.500 tỷ đồng so với năm ngoái. Chi trả nợ, viện trợ khoảng 86.000 tỷ đồng; chi thường xuyên 442.100 tỷ đồng.
Đối với khoản chi thường xuyên, năm 2011, cơ quan này sẽ trích khoảng 27.000 tỷ đồng chi cho cả đợt tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng một tháng lên mức 830.000 đồng, bắt đầu từ 1/5.
Hồng An
h
Khẩn cấp di dân khỏi nhà 5 tầng lún nghiêng
Thứ ba, 5/4/2011, 13:26 GMT+7 Sáng 5/4, hàng trăm người dân nhốn nháo khi chứng kiến cảnh ngôi nhà 5 tầng trong ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) bị lún nghiêng và có nguy cơ đổ. Cảnh sát đã phong tỏa hiện trường. |
*Ảnh: Hiện trường nhà có nguy cơ đổ sập |
*Clip: Chủ nhà trần tình về ngôi nhà bị nghiêng |
Anh Quân, nhân viên của đơn vị thuê ngôi nhà cho biết, từ khi cơ quan anh thuê căn nhà này làm văn phòng, tường đã bị nghiêng. "Vừa qua, có vụ sập nhà ở phố Huỳnh Thúc Kháng, phường rà soát nên mới di dân để kiểm tra", anh Quân nói.
Người dân đứng ngoài khu vực đã chăng dây lo lắng nhìn lên ngôi nhà bị nghiêng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Có mặt tại hiện trường, ông Trịnh Công An, chủ nhà cho biết, ngôi nhà 42 m2 này được xây năm 2002 trên diện tích đất 37 m2, có đủ thiết kế cũng như giấy phép xây dựng và được đổ móng bè. Năm 2005, ngôi nhà bắt đầu tách khỏi tường nhà bên cạnh và nghiêng dần.
Lãnh đạo UBND quận Đống Đa và phường Láng Hạ đã đề nghị trong lúc khu vực này được phong tỏa, ông An cần khẩn trương sơ tán người và di chuyển đồ đạc quý ra khỏi ngôi nhà, đồng thời thuê một đơn vị tạm thời chống giữ ngôi nhà, xử lý tình trạng lún nghiêng.
Cách địa điểm này vài trăm mét, chiều 31/3, tòa nhà 5 tầng ở mặt phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) đã đổ sập, phá hỏng một phần chung cư 5 tầng và siêu thị máy tính cạnh đó.
Ngay sau đó, UBND Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các quận huyện rà soát các công trình do hộ dân tự xây dựng.
Hoàng HàHiện trường nhà 5 tầng có nguy cơ sập
Ngôi nhà số 11 ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh (2 mặt tiền) với 5 tầng 1 tum có nguy cơ đổ sập. Hiện khu vực này được chính quyền phường Láng Hạ căng dây ngăn xe cộ qua lại để đảm bảo an toàn. Sáng nay, hàng trăm người dân xung quanh lo lắng đứng xung quanh ngó nghiêng tình hình. Hạn chế người qua lại trước cửa ngôi nhà. Nền móng đã có dấu hiệu lún. Thành tường nơi giáp với nhà hàng xóm đã nghiêng và tách dần ra, càng trên cao khoảng cách càng lớn. Lực lượng chức năng đang kiểm tra. Điện được cắt để đảm bảo an toàn. Công an phường thiết lập hàng rào bảo vệ khu vực này.
Bà Nguyễn Phương Nga: Hoa Kỳ can thiệp vào chuyện nội bộ VN
RFA 05.04.2011Việt Nam hôm qua lên tiếng cho rằng Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ cuả Hà Nội, sau khi Washington bày tỏ quan ngại về bản án bảy năm tù mà Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, trong trả lời câu hỏi cuả báo giới cho rằng tuyên bố cuả quyền phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mark Toner về bản án đối với ông Cù Huy Hà Vũ là tuyên bố can thiệp vào công việc nội bộ cuả Việt Nam. Theo bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao lặp lại Việt Nam theo đúng các qui định cuả luật pháp cuả Việt Nam và qui định cuả luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Xin được nhắc lại, hôm qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo bày tỏ quan ngại về bản án bảy năm tù giam và ba năm quản chế mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên đối với ông Cù Huy Hà Vũ với cáo buộc ông này 'tuyên truyền chống chính phủ'. Quyền phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng phiá Mỹ quan ngại về tình trạng qui trình xử án, cũng như việc tiếp tục giam giữ một số người muốn theo dõi phiên xử. Hoa Kỳ cũng lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ và những tù nhân chính trị khác ở Việt Nam. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Ân Xá Quốc tế kêu gọi trả tự do ngay cho TS Cù Huy Hà Vũ
RFA 05.04.2011Tổ chức Ân Xá Quốc tế hôm qua, 5 tháng 4 ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, ngươì bị Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án bảy năm tù giam vì đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị độc đảng tại Việt Nam. Ân Xá Quốc tế cho rằng tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ là một tù nhân lương tâm nên chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện ông Vũ. Theo Ân Xá Quốc tế, phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ là một phiên toà giả hiệu, khi mà quyền bào chữa và căn cứ giả định vô tội hoàn toàn bị bỏ qua. Giám đốc khu vực Châu Á cuả Ân Xá Quốc tế, Donna Guest, chính quyền Việt Nam lạm dụng hệ thống tư pháp đặt bất cứ ai bất đồng chính kiến với nhà nước ra ngoài vòng pháp luật. Chính quyền Việt Nam cần phải lắng nghe kêu gọi cuả cộng đồng quốc tế ngưng biện pháp đàn áp, bỏ tù những nhà đấu tranh bất bạo động trong nước. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Kiểm kê đất đai thuộc sở hữu nhà nước
RFA 05.04.2011Đất thuộc quyền sở hữu nhà nước đang được giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức kể từ ngày 10 tháng 5 tới đây phải được kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Báo mạng Công an Thành phố Hồ Chí Minh loan tin này hôm qua; tuy nhiên không cho biết qui định vừa nêu thuộc văn bản pháp quy nào, do cấp thẩm quyền nào đưa ra. Tuy nhiên, theo bản tin cuả Báo mạng Công an thì tất cả những nơi được giao đất công có hợp đồng cho thuê, liên doanh, liên kết, góp vốn kinh doanh … vẫn còn thời hạn hiệu lực, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved |
Bắt bớ những người theo dõi phiên xử Cù Huy Hà Vũ
Khánh An, phóng viên RFA2011-04-05Một ngày sau khi diễn ra phiên xử TS. Luật Cù Huy Hà Vũ, tại Hà Nội hiện đang diễn ra một đợt theo dõi, kiểm soát và bắt giữ mới đối với những người đã đi theo dõi phiên tòa ngày hôm qua. AFP photo Bị bắt, bị đánhCó thể nói, chưa bao giờ một phiên toà xét xử một nhà bất đồng chính kiến lại thu hút sự chú ý và tham gia của công chúng Việt Nam nhiều như phiên tòa diễn ra vào sáng 4/4 tại TAND TP Hà Nội, xét xử TS. Luật Cù Huy Hà Vũ về tội: "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam", kết thúc với bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hàng loạt các trang mạng xã hội, diễn đàn và các phương tiện thông tin "tự phát" đã tham gia tường thuật diễn tiến của phiên toà trong suốt ngày hôm qua. Trong khi các báo đài chính thức không được phép tác nghiệp tại phiên tòa được tuyên bố là công khai, thì rất nhiều người dân đã tự nguyện trở thành những người đưa tin bằng những phương tiện sẵn có như điện thoại, máy ảnh, camera của họ. Cũng chính vì hành động tự phát này mà rất nhiều người trong số họ đã bị bắt giữ bằng nhiều hình thức khác nhau. Có người bị lực lượng bảo vệ bắt dồn lên xe buýt và chở đi xa khỏi khu vực tòa án rồi thả xuống, có người bị bắt đem về đồn công an, thậm chí một số trường hợp còn bị bắt theo kiểu vu khống ăn trộm như trường hợp của anh sinh viên Nguyễn Xuân Kim:
"Kim chẳng thấy có biển nào cấm quay phim, chụp hình cả thì mình cũng cầm máy quay phim. Bỗng nhiên thấy có một đám người lại hô hào Kim là kẻ ăn trộm điện thoại, người ta vu khống cho Kim là ăn trộm điện thoại, rồi người ta vây bủa lại rồi dẫn về chỗ đường Hai Bà Trưng, cách tòa nhà TAND thành phố Hà Nội khoảng 500m. Người ta bắt vào đấy rồi người ta đánh, tra hỏi đủ thứ rồi dẫn về phường." Cùng với sinh viên Kim, hàng chục người khác cũng đã bị bắt giữ vào ngày hôm qua vì hành động quay phim, chụp ảnh hay gọi điện thoại bên ngoài phòng xử án. Trong số này có thể kể đến bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân, blogger Paulus Lê Sơn, trưởng nhóm cựu sinh viên Vinh – Nguyễn Văn Tâm, sinh viên Thái Văn Dung, blogger Cánh chim không mỏi và một số người khác nữa. Sinh viên Nguyễn Xuân Kim cho biết, anh đã bị đánh đập nhiều lần kể từ khi bị bắt vào sáng hôm qua đến lúc được thả ra vào khoảng 2:30 sáng hôm nay: "Lúc bắt về thì trước tiên, người ta chả cần hỏi gì cả, người ta đánh trước đã, rồi người ta hỏi: "Ai sai mày tới đây chụp ảnh? Mày chụp ảnh để làm gì?", rồi người ta dẫn Kim về chỗ làm việc của công an Quận Hoàn Kiếm. Vào trong đấy người ta cũng tra hỏi rồi đánh tiếp, rồi bắt viết một bản tường trình. Theo nghĩa vụ công dân, Kim viết bản tường trình cho người ta. Rồi người ta bảo lên chỗ ký một biên bản vi phạm hành chính vì "gây rối trật tự nơi công cộng". Kim bảo Kim không có làm gì gây rối trật tự công cộng cả thì người ta bảo là vì đi xem án, quay phim chụp ảnh cho vụ Cù Huy Hà Vũ." Cùng với việc bắt ký nhận vào biên bản vi phạm về tội gây rối trật tự công cộng, anh Kim còn bị cưỡng chế để lấy dấu vân tay cùng với một số người khác cũng bị bắt khi đi theo dõi phiên tòa ngày hôm qua: "Lúc đấy vào tầm 1 giờ sáng, trong phòng đó có 11 người, 7 người đã lăn dấu vân tay, còn lại 4 người, trong đó có Kim cùng với một bạn tên Sơn ở Thanh Hóa, bác Nguyễn Xuân Tùng ở Hà Nội và một bác nữa không chịu lăn dấu vân tay. Tầm 1 giờ người ta gọi lên, cưỡng chế để lấy dấu vân tay. Người ta đánh, đánh cả người già. Người ta đánh và chửi thậm tệ. Vừa mới lên là người ta đã chửi một cách vô văn hóa theo kiểu côn đồ ấy. Người ta bảo là "Tù nhân chính trị là chúng mày". Mình bảo "Tôi có làm gì đâu mà gán ghép, chụp mũ cho người ta là tù nhân chính trị", thì họ bảo là "Tao là trời, tao là Đảng, chúng mày phải nghe tao. Bây giờ chúng mày có làm không? Không làm là tao cưỡng chế đấy". Thế là chúng nó đánh và cưỡng chế cả 4 người phải lăn tay vào để cho công việc làm của nó." Khám nhà, tịch thu tài sản Được biết, ngoài việc bị bắt giữ, đánh đập, hai trong số những người bị bắt là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân còn bị công an đến khám xét nhà, niêm phong và tịch thu một số đồ đạc vào đêm hôm qua. Hiện bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân và một số người khác vẫn chưa được thả ra. Sinh viên Kim cho biết trong lúc bị giam giữ, anh đã chứng kiến luật sư Quân bị đánh đập:"Trong lúc đấy thì anh lại nói chuyện với tụi em thì được hai cán bộ "chăm sóc tận tình" quay lại đánh trước mặt tụi em. Trước lúc về thì anh ấy bảo là "Hiện tại bây giờ Quân đang có giấy tạm giam 3 ngày vì điều 44. Chắc là chúc anh em đi bình an trước, Quân thị bị tam giam, bị bắt cóc tại đây rồi, có lẽ gặp anh em ít ngày nữa." Sáng sớm hôm nay, vào khoảng 2:30 sáng, các sinh viên Thái Văn Dung, Nguyễn Xuân Kim và 2 người khác đã được thả ra. Riêng trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, đêm hôm qua, công an đã thực hiện hai cuộc khám xét, lúc 10 giờ tại nhà và 1 giờ sáng tại văn phòng. Sáng nay, vào lúc 10 giờ, công an đã mời chị Hiền, vợ của luật sư Lê Quốc Quân lên làm việc. Trước tình hình nhiều người trong cộng đoàn bị bắt giữ vô cớ, cộng đoàn Công giáo Vinh tại Hà Nội đã ra tuyên cáo phản đối những hành động trái pháp luật, vi phạm nhân quyền của các cơ quan chức năng, đồng thời kêu gọi trả tự do cho những người còn đang bị giam giữ. Đại diện cho cộng đoàn, linh mục Lưu Ngọc Quỳnh cho biết: "Việc tôi phải làm đó là những người của tôi bị bắt giữ, trong đó có cả luật sư Lê Quốc Quân nữa, với trách nhiệm đối với cộng đoàn, tôi sẽ lên tiếng và sẽ tiếp tục yêu cầu trả lại tự do cho Lê Quốc Quân. Đây là trách nhiệm, bổn phận. Những người Vinh tại Hà Nội mà bị bắt bớ một cách vô lý thì cộng đoàn có trách nhiệm lên tiếng bảo vệ. Hôm qua, chúng tôi đã tổ chức cầu nguyện ngay lập tức. Sáng nay, các thành viên đã được thả về, còn lại Lê Quốc Quân. Chúng tôi sẽ làm mọi cách để Lê Quốc Quân được sớm trả lại tự do." Hôm nay, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng lên tiếng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" đối với bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế mà TAND thành phố Hà Nội đã xử ông Cù Huy Hà Vũ. Việc kết án ông Cù Huy Hà Vũ đã đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam đối với chấp hành luật và cải cách vì không ai bị đi tù chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận. Theo đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam lập tức trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ và những tù nhân lương tâm khác. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Phản ứng của quốc tế về phiên xử TS Cù Huy Hà Vũ
RFA 05.04.2011Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 4/4 đã ra thông cáo bày tỏ quan ngại về bản án bảy năm tù giam và ba năm quản chế mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên đối với ông Cù Huy Hà Vũ với cáo buộc ông này 'tuyên truyền chống chính phủ'. AFP photo Quyền phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Mark Toner cho rằng phiá Mỹ quan ngại về qui trình xử án, cũng như việc tiếp tục giam giữ một số người muốn theo dõi phiên xử. Phiá Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho rằng việc Việt Nam kết án ông Cù Huy Hà Vũ đã đi ngược lại Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền. Điều đó khiến Hoa Kỳ phải đặt ra những nghi vấn về cam kết thực thi pháp trị và cải cách mà chính quyền Việt Nam đưa ra. Hoa Kỳ cũng lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ và những tù nhân chính trị khác ở Việt Nam. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga hôm thứ Ba đưa ra lời tuyên bố này từ Hà nội. Bà Nga nói thêm rằng ở Việt Nam không có ai được gọi là "người tù lương tâm" Theo bà Nguyễn Phương Nga, Việt Nam đã theo đúng các qui định cuả luật pháp cuả Việt Nam và qui định cuả luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ. Cùng với Hoa Kỳ, các Tổ chức bênh vực cho nhân quyền trên thế giới như Human Rights Watch, Ân Xá Quốc tế, Tổ chức Phóng viên Không biên giới cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Ân Xá Quốc tế cho rằng tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ là một tù nhân lương tâm nên chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngày lập tức và vô điều kiện ông Vũ. Giám đốc khu vực Châu Á cuả Ân Xá Quốc tế, Donna Guest, cho rằng chính quyền Việt Nam lạm dụng hệ thống tư pháp đặt bất cứ ai bất đồng chính kiến với nhà nước ra ngoài vòng pháp luật. Các tổ chức bênh vực nhân quyền trên thế giới cho rằng, chính quyền Việt Nam cần phải lắng nghe kêu gọi cuả cộng đồng quốc tế ngưng biện pháp đàn áp, bỏ tù những nhà đấu tranh bất bạo động trong nước. Trong khi đó tin từ Hà Nội cho nay, công an vừa bắt giữ thêm hai nhà bất đồng chính kiến khác là các ông Lê Quốc Quân và Phạm Hồng Sơn. Cả hai nhà trí thức trẻ này đều bị bắt hôm thứ Hai 4-4, khi họ có mặt bên ngoài Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội khi diễn ra phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Ông Phạm Hồng Sơn là một bác sĩ, từng bị bắt hồi năm 2002, chỉ ít tuần sau khi ông dịch tài liệu 'Dân chủ là gì?' từ trang mạng cuả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sau đó ông bị kết án bốn năm tù và ba năm quản chế. Ông Lê Quốc Quân là luật sư, và cũng từng bị giam tù bốn tháng hồi năm 2007 vì bị cáo buộc tham gia vào những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Ông bị bắt sau khi tham gia khoá học năm tháng tại một viện nghiên cứu dân chủ ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Đài Á Châu Tự do có tường thuật chi tiết về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ, cũng như diễn tiến của các vụ bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, tại trang web www.rfa.org/vietnamese. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Những biện pháp kiềm chế lạm phát tại VN
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-04-05Trước tình hình lạm phát ngày một nặng nề hơn, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kềm chế trong đó có việc tăng thu ngân sách và giảm bội chi của chính phủ. Liệu những biện pháp này có khả thi hay không? Mặc Lâm phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên tư vấn cho Bộ kế họach và Đầu tư, và là thành viên của viện IDS để biết thêm ý kiến của một chuyên gia kinh tế trứơc câu hỏi này. Chống lạm phátMặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, Theo ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu thì chỉ số CPI giá tiêu dùng của tháng 1 là 1,74% nhưng ông này cũng nói là tháng hai sẽ cao hơn nữa, đây có phải là điều đáng lo ngại cho nền kinh tế hay không? TS Lê Đăng Doanh : Vâng. Tháng 2 thường là tháng tết thì thường có lúc chỉ số gia tiêu dùng tăng cao hơn, nhưng nhìn chung thì sau khi mà nhà nước đã có điều chỉnh tỷ giá lên cái mức cao 9,3% thì tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đó trên giá cả các sản phẩm bán trên thị trường là thấy rõ rệt. Bây giờ dự kiến là đến mùng 1 tháng 3 sẽ tăng giá điện 15,28% và giá xăng thì dự kiến là cũng sẽ phải tăng bởi vì giá xăng dầu trên thế giới cũng tăng cao rồi, vả lại trợ cấp vào giá xăng tức là trợ cấp cả dầu ô-tô và giá xăng thì hạ thấp so với giá thực trên thị trường thế giới thì khó mà ngăn chận buôn lậu sang các nước láng giềng vì điều kiện biên giới của chúng ta là biên giới tự nhiên cho nên việc người ta đi qua lại rất là thường xuyên.
Do đó có thể thấy là ưu tiên số 1 hiện nay là phải chống lạm phát, vì có giảm lạm phát mới hạ được lãi suất tiền tiết kiệm, giữ được tiền tiết kiệm của dân, chứ không thể nào huy động tiền tiết kiệm với một lãi suất lại thấp hơn chỉ số lạm phát vì như vậy tức là lãi suất sẽ ở mức âm thì người ta sẽ không gửi tiền tiết kiệm. Trên cơ sở giảm lãi suất huy động tiền tiết kiệm thì cũng sẽ giảm được lãi suất cho vay của ngân hàng, và trên cơ sở đó thì sẽ dần dần tiến tới bình ổn nền kinh tế. Mặc Lâm : Riêng vấn đề đồng đô la đang tăng lên hàng ngày, theo ông thì kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng gì rõ ràng nhất trước hiện tượng này ạ? TS Lê Đăng Doanh : Việc mà tỷ giá đồng đô la trên thị trường tự do tăng lên hàng ngày nhưng mà đến sáng nay có dấu hiệu đã có giảm, tức là hôm chủ nhật thì đã có tăng lên 22.250 đồng/1 đô la nhưng đến sáng nay thì tôi được biết là đã giảm xuống 22.020 đồng nhờ có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng cái việc giá đô la trên thị trường tự do tăng lên như vậy chứng tỏ là cái mục tiêu của việc điều chỉnh tỷ giá là muốn xóa cái sự hình thành 2 tỷ giá thì chưa đạt được, và điều này nó phản ánh một yếu tố tâm lý là người dân Việt Nam chưa tin tưởng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam, cho nên có xu hướng là chuyển sang đồng đô la để giữ tài sản của mình để tránh mất mát do lạm phát. Mặc Lâm : Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho phép kiểm soát tín dụng trong năm 2011 tăng dưới 20%, thậm chí ở mức 18% - 19% để tác động giảm tổng cầu, theo Tiến Sĩ thì liệu biện pháp này có làm giảm bớt sức nóng của lạm phát hay không? TS Lê Đăng Doanh : Đương nhiên lạm phát trước hết là sản phẩm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, bởi vì so với các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cái cung tín dụng, cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là cao nhất, vì vậy cho nên muốn giảm lạm phát thì trước hết phải giảm cung tiền và cung tín dụng. Tôi hy vọng là kỳ này Ngân Hàng Nhà nước sẽ thực hiện được cam kết của mình vì 2010 thì chỉ tiêu để cung tín dụng là 25% nhưng trong thực tế khi báo cáo trước Quốc Hội tuần trước thì đã xác nhận là đã có tăng lên trên 30% và cung tiền cũng tăng khoảng 30%, như vậy là mức cung phương tiện thanh toán còn rất là lớn, và để giải quyết vấn đề này thì tôi nghĩ rằng chính phủ phải đi đầu bằng cách cam kết cắt giảm bội chi ngân sách, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả và nêu gương trong vấn đề tiết kiệm, và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn và nguồn lực của nhà nước, và đấy chính là sự đóng góp của nhân dân. Tăng thu ngân sách, giảm bội chiMặc Lâm : Đối với những suy nghĩ của Tiến Sĩ vừa rồi thì đối với chính sách tài khóa năm 2011 Thủ tướng đưa ra 4 giải pháp, mà giải pháp thứ nhất là tăng thu ngân sách, theo Tiến Sĩ thì vấn đề tăng thu ngân sách một mặt có mặt tích cực nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là nhỏ thì Tiến Sĩ thấy mặt tiêu cực có thể ảnh hưởng trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng trực tiếp đối với vấn đề lạm phát hay không? TS Lê Đăng Doanh : Theo tôi thì hiện nay tăng thu ngân sách của Việt Nam thì còn có không ít những khoản chưa thu đầy đủ và chưa thu một cách chính xác, nhưng tôi xin lưu ý rằng là cái tỷ lệ huy động vào ngân sách, tức thu vào ngân sách của Việt Nam là cao nhất trong khu vực: 27-28% so với Trung Quốc chỉ 18% GDP thôi. So với nhiều nước khác thì quanh khu vực đây họ cũng chỉ khoảng 17 đến 19%, nhưng của ta thì đến 27-28% GDP vào thu ngân sách, và ta lại còn bội chi ngân sách khoảng 5-6%, thì ta thấy là cái chi tiêu của chính phủ Việt Nam chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với GDP, so với khu vực. Và nếu xem xét đến cái mặt bằng thu nhập bình quân đầu người thì cái tỷ lệ đó cũng là cao. Vì vậy cho nên tôi nghĩ rằng chính phủ nên tăng thu các nguồn hiện nay thất thu, còn nên có chính sách khoan sức dân và hỗ trợ cho những người nghèo. Đấy là những biện pháp rất cần cho sự ổn định kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian tới đây. Mặc Lâm : Riêng về giải pháp thứ hai trong 4 giải pháp mà chính phủ đưa ra là đạt mục tiêu bội chi ngân sách không quá 5%, Tiến Sĩ nghĩ có thể thực hiện được hay không, vì theo kinh nghiệm thực tế thì Việt Nam chưa bao giờ đạt được con số này, thưa Tiến Sĩ? Như vậy làm sao để đạt được con số 5% này? TS Lê Đăng Doanh : Tôi nghĩ là nếu Thủ tướng có một quyết tâm chính trị lớn và có những biện pháp cắt giảm những công trình đầu tư không có hiệu quả hay là kém hiệu quả, rồi thì giảm huy động vốn bằng các trái phiếu chính phủ, nghiêm chỉnh trong việc chống lãng phí, thì tôi nghĩ rằng cái khả năng giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% là hoàn toàn có thể. Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết
Mặc Lâm : Một câu hỏi cuối cùng là theo Tiến Sĩ thì mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam có vấn đề gì hay không khi mà lạm phát tăng gấp đôi tăng trưởng? TS Lê Đăng Doanh : Vấn đề tăng trưởng của Việt Nam thì tôi nghĩ rằng nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục tăng trưởng vào khoảng 6-7% nếu như mà chính phủ có các điều chỉnh chính sách và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đẩy mạnh việc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân thì tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể đạt được. Mặc Lâm : Cảm ơn Tiến Sĩ rất là nhiều. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |