Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010
# Nhu+~ng A^m Mu+u Tho^n Ti'nh Vie^.t Nam Cu?a Ta`u
Sắp ra mắt trang web đối thủ của Wikileaks
Thứ sáu, 10/12/2010, 14:14 GMT+7
|
Người sáng lập Wikileaks Julian Assange. Ảnh: Telegraph. |
Tờ báo uy tín của Thụy Điển Dagens Nyheter vừa đăng bài báo có dòng tít: "Những đối thủ mới của Wikileaks chống lại Assange". Bài báo cho hay trang web sắp được mở sẽ mang tên Openleaks. Bài báo được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Thụy Điển, một việc hiếm vì báo này thường chỉ viết bằng tiếng Thụy Điển.
"Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là xây dựng một nền tảng vững vàng và minh bạch để ủng hộ những vụ tiết lộ, cả về mặt kỹ thuật lẫn chính trị, cũng như khuyến khích những người khác bắt đầu các dự án tương tự", tờ báo trên dẫn nguồn tin có liên hệ với trang web mới cho biết.
Theo bài báo, trang web mới sẽ cung cấp phương tiên cho những đối tượng khác công bố thông tin, chứ không trực tiếp đưa lên. Những đối tượng này có thể là truyền thông, tổ chức phi lợi nhuận, công đoàn và những nhóm khác.
"Chủ đích của chúng tôi không phải là tự đưa thông tin trực tiếp với danh nghĩa của mình, chúng tôi không muốn phải chịu áp lực chính trị mà Wikileaks đang trải qua hiện nay", Dagens Nyheter dẫn lời nguồn tin liên hệ với Openleaks.
"Cũng như việc thật là thú vị khi sự tức giận của giới chính trị gia lại chẳng nhắm vào các tờ báo đã đăng nguồn tin của Wikileaks".
Nguồn tin này cho biết mục tiêu trước mắt là hoàn thành cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật. "Tổ chức sẽ được điều hành dân chủ bằng tất cả các thành viên, chứ không chỉ giới hạn đối với một nhóm hay cá nhân", nguồn tin phát biểu, dường như ám chỉ đến vai trò gần như độc tôn của Assange ở Wikileaks.
Julian Assange, đang bị tạm giam ở Anh vì các cáo buộc cưỡng hiếp ở Thụy Điển, là người sáng lập và là gương mặt đại diện công chúng duy nhất của Wikileaks.
Tờ Dagens Nyheter cho biết đang nắm trong tay các tài liệu cho thấy sự lục đục trong nội bộ Wikileaks. Tờ này cũng tiết lộ các rắc rối liên quan đến việc truy cập Wikileaks trước đó là do trong nội bộ dàn xếp để Assange từ chức.
Wikileaks, được lập ra năm 2006, gây chấn động toàn thế giới với ba lần tung thông tin mật trong năm nay về chiến tranh Afghanistan, Iraq và thư tín ngoại giao của Mỹ. Trong đó, mới nhất là hơn 250.000 tài liệu ngoại giao mật được Wikileaks giao cho 5 tờ báo hàng đầu thế giới.
Hải Min
h
Wikileaks: 'Myanmar xây cơ sở hạt nhân bí mật'
Theo thư tín ngoại giao mới nhất do Wikileaks tiết lộ, Myanmar có thể đang xây dựng một cơ sở hạt nhân và tên lửa bí mật tại khu vực hẻo lánh với sự trợ giúp của Triều Tiên.
Bức điện tín gửi đi từ tháng 8/2004 đề cập đến một quan chức Myanmar trong đơn vị kỹ thuật nói rằng, những quả tên lửa đất đối không đang được lắp đặt tại một địa điểm có tên Minbu, phía tây Myanmar. "Những người Triều Tiên với sự hỗ trợ của các công nhân Myanmar đang xây dựng cơ sở ngầm dưới lòng đất bằng bê tông kiên cố", bức điện tín do báo Guardian đăng tải có đoạn. Cũng theo tài liệu trên, có khoảng 300 người Triều Tiên đang làm việc tại địa điểm tên lửa bí mật. Tuy nhiên cũng bức điện này đưa ra nhận định con số này có vẻ quá cao so với thực tế. Thông tin chưa thể kiểm chứng này càng nhấn mạnh mối lo ngại từ trước của phương tây về việc chính quyền Myanmar có thể đang tìm cách nuôi tham vọng vũ khí hạt nhân và tên lửa. Trong khi đó, bức điện tín khác cho thấy một doanh nhân cũng nói với nhân viên sứ quán Mỹ ở Rangoon về việc ông này nghe những tin đồn về một cơ sở hạt nhân đang được xây dựng. Theo đó có một số lượng lớn sắt thép được tập kết giống như phục vụ cho dự án nào đó quy mô hơn một nhà máy. Những phân tích trước đó của phương tây từng đặt ra lo ngại có thể Myanmar đang hợp tác với Triều Tiên để phát triển công nghệ hạt nhân. Nghi ngờ này chủ yếu dựa trên thông tin do những người bỏ trốn khỏi đất nước cung cấp và phân tích hình ảnh vệ tinh. Tuy nhiên chính quyền Myanmar đã nhiều lần bác bỏ nghi ngờ này. Trên thực tế không có bất cứ thư tín ngoại giao nào được Wikileaks tiết lộ có xác nhận cụ thể Myanmar và Triều Tiên hợp với nhau cũng như lĩnh vực có thể họ đang bắt tay. Nhưng chúng đã cho thấy những chỉ dấu gây chú ý về bức tranh bí ẩn mà các cơ quan tình báo phương tây đang muốn vén màn. Trong khi đó, Myanmar không hề giấu diếm mong muốn có một lò phản ứng hạt nhân dân sự, một phần để đáp ứng sự thiếu hụt điện năng, và đã ký hợp đồng với Nga để xây dựng một lò phản ứng như vậy. Nhưng dự án này vẫn chưa thể khởi động do thiếu kinh phí. Nếu Myanmar có thoả thuận bí mật nào đó với Triều Tiên về hạt nhân sẽ bị coi là vi phạm quy định quốc tế về chống phổ biến hạt nhân. Cũng liên quan đến Myanmar, một bức điện tín khác gợi ý rằng Trung Quốc, đồng minh quan trọng hàng đầu của Myanmar, đã bắt đầu hết kiên nhất với ban lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này. Hai năm trước, Đại sứ Trung Quốc Guan Mu từng nói với các nhà ngoại giao Mỹ về nguy cơ rối loạn tại Myanmar. Ông nhận định rằng các tướng lĩnh đang lãnh đạo Myanmar sẽ nhường lại quyền lực nếu họ được hứa chắc chắn "an toàn tính mạng" và giữ được các lợi ích kinh tế. Trang Wikileaks bắt đầu tạo cơn địa chấn mới từ 28/11 vừa qua, khi lần lượt công bố hơn 1.100 trong số 251.000 thư tín ngoại giao bí mật của Mỹ, có liên quan đến hầu hết các vấn đề trên toàn cầu. Hiện chính quyền Myanmar vẫn chưa có bất cứ phản ứng chính thức nào liên quan đến những tiết lộ liên quan do Wikileaks đưa ra. Washington lên án gay gắt việc Wikileaks công bố các thư tín ngoại giao nhạy cảm của họ và gọi đây là hành động "tấn công vào cộng đồng quốc tế". Trong khi họ đang tìm cách truy tố người sáng lập trang là Julian Assange thì ông này đã bị bắt tại Anh hồi đầu tuần, do liên quan đến cáo buộc hãm hiếp ở Thụy Điển. Wikileaks rơi vào tình trạng "rắn mất đầu" những vẫn đang đều đặn tung ra các thư tín. Đình Nguyễn |
Kỷ niệm 62 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2010-12-10Nhân kỷ niệm năm thứ 62 Ngày Quốc tế Nhân Quyền, Đỗ Hiếu xin mời quý vị nghe phát biểu của một số người Việt nơi quê nhà và ở hải ngoại về quyền làm người Wikipedia Chủ đề đặc biệt năm nay là "Hành động để chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc, loại bỏ áp bức, bạo hành đối với những người thấp cổ, bé miệng trong xã hội. Quyền người dân và cả quyền làm người cũng không cóLên tiếng từ Hà Nội, bà Lý Thị Tuyết Mai là vợ thầy giáo Vũ Hùng bị ngồi tù vì đã mạnh dạn phản đối hành động của Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, trình bày những suy nghỉ của mình về nhân quyền:"Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giới." Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giớiDịp này, bà cũng nói lên nguyện vọng tha thiết của mình là chồng bà cũng như những nhà dân chủ khác còn bị giam cầm, chỉ vì đấu tranh ôn hòa cho một lý tưởng chung, và sớm được trở về với người thân yêu: "Em là vợ của một trong những người đang ngồi tù trong các trại giam của Việt Nam, rất mong muốn các anh ấy được cho đoàn tụ với gia đình. Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữa. Các anh có nói điều gì sau đâu, rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nhà nước Việt Nam cũng công nhận như vậy mà các anh ấy nói lên điều đó thì bị bắt ngồi tù, không lẽ người dân không có quyền nói như vậy. Hy vọng sau này sẽ không còn những người bị tù như các anh ấy nữa, về những tội mà mình phải gánh chịu." Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữaKế đó, luật sư Lê Trần Luật, tiếng nói bênh vực cho dân oan và các nhà dân chủ trong nước, đồng thời cũng là người cùng soạn thảo Bản Tuyên bố chung kêu gọi thực thi nhân quyền tại Việt Nam, góp ý như sau: "Theo tôi với góc độ là một luật sư thì có hai vấn đề căn bản nhất, mà tôi xin nêu lên, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền. Thứ nhất, đó là sự xung đột giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới, mặc dù Việt Nam đã ký kết vào hiến chương nhân quyền đó. Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà Việt Nam đã ghi nhận trong hiến pháp nhưng thực tế đã không thi hành. Tôi xin được minh chứng là dù có ký kết nhưng hệ thống pháp luật lại không thực thi chuyện đó. Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, Việt Nam đã đưa ra một số điều của bộ luật hình sự, để hình sự hóa các quyền của con người, như điều 88 là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thứ nhất, đó là sự xung đột giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới, mặc dù Việt Nam đã ký kết vào hiến chương nhân quyền đó.Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà Việt Nam đã ghi nhận trong hiến pháp nhưng thực tế đã không thi hành.Về những điều khoản khác LS Lê Trần Luật cũng nhận thấy Việt Nam vẫn chưa thực hết việc bảo vệ quyền làm người của nhân dân Việt Nam, ông đưa ra vài thí dụ: Có hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam vẫn không đến trường được, các em phải đi bán vé số, trong khi đó qua những điều nhà nước ký kết thì trẻ em được quyền đi học, được miễn học phí, không được bắt trẻ em làm lao động, nhưng những điều đó không có. Nói đúng hơn là hệ thống pháp luật Việt Nam đã che đậy, đã phủ nhận hết các quyền con người, mà pháp luật thế giới công nhận, Việt Nam đã ký kết. Họ ghi nhận trong pháp luật không có sự xung đột nhưng lại lơ là, lạnh cảm, đó là hai vấn đề căn bản nhất phản ảnh thực trạng quyền con người ở Việt Nam." Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầuMột nữ luật gia hành nghề tại tòa Thượng Thẩm Saigon từ thập niên 60, nay định cư tại Bruxelles, vương quốc Bỉ, luật sư Lê Thị Tuyết Nga đưa ra những suy nghỉ của bà về nhân quyền tại Việt Nam:"Đến ngày nhân quyền hàng năm thì thấy xót xa thương cho dân mình, người dân Việt Nam có đủ điều kiện nhất là về trí tuệ, tập quán, để được hưởng quyền làm người, mà chủ yếu là dân quyền. Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị độc tài, tham nhũngNgay từ thuở còn trong chế độ quân chủ, xóm làng Việt Nam đã được hưởng chế độ thật sự dân chủ. Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị độc tài, tham nhũng, nhưng người dân đã bắt đầu phản kháng càng ngày càng nhiều, nhất là về các vấn đề cắt đất, chia biển cho Trung Quốc, khai thác quặng mỏ bauxite, rừng thượng nguồn, nhất là thái độ hèn yếu, trước sự hà hiếp, giết chóc dân đánh cá Việt Nam, lại mạnh bạo đàn áp đồng bào khiếu kiện trước sự tham nhũng của các bộ chánh quyền. Chúng tôi cũng vừa mới được tin, Việt Nam sẽ không tham dự buổi lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, vào ngày thứ sáu tới tại Oslo. Đây là sự biểu lộ thái độ hèn nhát trước Trung Quốc và lo sợ dân Việt Nam sẽ có hành động giống như ông Lưu Hiểu Ba." Từ Paris, Pháp, Nhà văn Vũ Thư Hiên, có cha là Bí thư của ông Hồ Chí Minh, lúc ông mới lên cầm quyền vào tháng 8 năm 1945, nhấn mạnh qua câu chuyện với đài chúng tôi: Việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Nhiều quốc gia biện bạch rằng, họ có nhân quyền theo cách của họ, đó là điều không đúng. Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu"Năm 1998, kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Nhân quyền, tôi được hân hạnh đến dự buổi lễ tại điện Chaillot, ở Paris là nơi mà người ta đã khởi xướng lên bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ấy. Phải nói rằng, từ đầu thế kỷ trước cho đến hôm nay, nhân loại đã tiến một bước rất dài, về việc quan tâm tới quyền con người, đặt biệt nổi lên sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, vấn đề thuộc địa, các nước còn bị phụ thuộc, đã khá lên, nhưng còn một việc mà nhân loại hết sức chú ý và càng có ý nghĩa hơn, là quyền làm người được ghi rõ trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền. Đó là mục tiêu đấu tranh chung và tôi nghỉ rằng, việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộcNhiều quốc gia biện bạch rằng, họ có nhân quyền theo cách của họ, đó là điều không đúng. Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu, vì vậy việc nước này hay nước kia , nói chung tòan thể nhân loại quan tâm đến nhân quyền, tôi cho đó là một tiến bộ của nhân loại. Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc." Được biết, giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền, trụ sở tạo California, thành lập năm 2002 và trao tặng hàng năm cho các nhà dân chủ trong nước, đã quyết định trao giải thưởng năm 2010 cho nhà báo Trương Minh Đức và nhân vật đấu tranh cho giới lao động Đoàn Huy Chương. Cả hai ông còn ngồi tù ở Việt Nam, giải thưởng sẽ được trao đến người đại diện trong buổi lễ tổ chức tại Houston, Texas, đúng vào ngày 10 tháng 12, 2010. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Khmer Krom tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia2010-12-10Cộng đồng người Khmer Krom ở Campuchia tổ chức ngày nhân quyền Quốc tế lần thứ 62 cùng với sự tham gia của các Dân biểu đảng đối lập Sam Rainsy và đảng Nhân quyền của ông Kem Sokha. Quốc Việt, RFA Trong buổi lễ sáng ngày 9/12, lãnh đạo tổ chức Khmer Krom tố cáo Chính quyền Cộng sản Việt Nam không tôn trọng bản tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền. Thông điệp của người Khmer Krom gởi LHQ và Việt NamCó ít nhất gần 200 người dân và sư sải dân tộc thiểu số bản địa Khmer Krom sống ở Campuchia tổ chức ngày nhân quyền Quốc tế để vận động cho nhân quyền Khmer Krom ở Việt Nam và họ tố cáo Chính phủ Cộng sản Việt Nam đang bóp nghẹt nhân quyền.Giám đốc Cộng đồng Khmer Kampuchia Krom Thach Setha, phát biểu tại buổi lễ sáng ngày 9/12 : Đã có hàng triệu người Khmer Krom sống ở miền Nam của Việt Nam đang đứng trước tình hình cai trị độc tài, đang bị vi phạm quyền bày tỏ ý kiến, quyền được giáo dục và quyền tự do tín ngưỡng. Đã có hàng triệu người Khmer Krom sống ở miền Nam của Việt Nam đang đứng trước tình hình cai trị độc tài, đang bị vi phạm quyền bày tỏ ý kiến, quyền được giáo dục và quyền tự do tín ngưỡng.Phát biểu như vậy là sau khi ông nhận được tin từ người Khmer Krom, đặc biệt là có lời khẳng định từ các nhà sư lánh nạn từ Việt Nam sang Campuchia sau khi tụ tập trung biểu tình đòi Chính phủ Cộng sản tôn trọng quyền tự do và tín ngưỡng tôn giáo. Ông Thach Seth nói với Đài Á Châu tự do sau khi kết thúc buổi lễ vân động nhân quyền cho Việt Nam ở ngoại ô Phnom Penh rằng, buổi lễ này là một thông điệp gửi lên tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và đặc biệt là Chính phủ Cộng sản Việt Nam. Ông Thach Setha cho biết: Chúng tôi muồn gửi một thông điệp đến Cộng đồng Quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc để trình bầy nỗi thống khổ và việc Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người Khmer Krom. Ngoài ra, chúng tôi đề nghị Liên Hiệp Quốc và các nước tôn trọng Nhân quyền gây áp lực Chính quyền Việt Nam để được mở văn phòng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại nước này. Văn phòng này sẽ theo dõi tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam." Chúng tôi muồn gửi một thông điệp đến Cộng đồng Quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc để trình bầy nỗi thống khổ và việc Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người Khmer Krom.Ông Thạch Setha còn cho biết, hiện nay Chính phủ Cộng sản Việt Nam vẫn còn cưỡng ép quyền được học chữ Khmer mặc dù Chính phủ cho phép học sinh, sinh viên được đến học chữ tại chùa. Ông nói trong trường học của nhà nước chỉ có trường Dân tộc Nội trú được dạy tiếng Khmer và học sinh chỉ được học 2 tiết trong tuần. Giám đốc Cộng đồng Khmer Kampuchia Krom còn cáo buộc rằng, đã có nhiều học sinh người Việt giả mảo tài liệu để được vào học trong trường Dân tộc Nội trú. Còn đại diện Liên minh Khmer Kampuchia Krom tại Campuchia ông Tăng Sarah thì cho biết, Chính phủ Cộng sản Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu thay đổi tư cách từ một Chính phủ Cộng sản độc tài, vô hiệu quả của Bộ chính trị đảng Cộng sản trở thành một đảng chính trị biết đến thăm hỏi bà con, sư sãi người Khmer Krom trong và ngoài nước. Ngoài ra, Chính phủ còn xây dựng nhà tình thương và hỗ trợ tiền tu sửa Chùa chiền cho sư sãi và bà con Dân tộc tiểu số. Kỳ thị giáo dục và tín ngưỡngTuy nhiên, Ông Tăng Sarah khẳng định rằng, Chính phủ vẫn gây khó dễ đối với người Khmer Krom sang sống ở Campuchia khi họ về quê thăm gia đình. Những người đó thường bị mời đến làm việc tại trụ sở Công an, hay xã, huyện tùy theo mức độ nghi nghờ của Công an là người đó có liên quan đến họat động của các tổ chức Khmer Krom ở ngoài nước hay thế nào.Cũng liên quan về mặt giáo dục, ông Tăng Sarah bày tỏ: Tôi không muốn phê bình Chính phủ Việt Nam hiện nay bởi việc giảng dạy chữ Khmer đã bị cấm từ thời Ngô Đình Diễm. Tuy nhiên cho đến nay, Chính phủ có mở lớp Bổ túc Pali Nam Bộ và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer cho sư sãi Khmer Krom, nhưng trong tiết học họ lại tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là cách tuyên truyền nhằm diệt nguồn gốc người Khmer Krom." Chính phủ có mở lớp Bổ túc Pali Nam Bộ và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer cho sư sãi Khmer Krom, nhưng trong tiết học họ lại tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là cách tuyên truyền nhằm diệt nguồn gốc người Khmer Krom.Nhà sư Soun Bora sang tị nạn tại Campuchia gần ba năm nay bày tỏ, sư rất phấn khởi được tham gia buổi lễ nhân quyền với cộng đồng Khmer Krom ở ngoài nước bởi vì người Khmer Krom chưa bao giờ tổ chức được như vậy ở Việt Nam. Nhà sư Soun Bora cho biết thêm: Sư là một người có nguồn gốc Khmer Krom và trong lễ Nhân quyền này, theo Sư nghĩ nó cũng là một thông điệp gửi lên Liên Hiệp quốc và các tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới biết Khmer Krom cũng là một Dân tộc. Họ mong muốn Chính phủ Việt Nam chấp nhận nhân quyền Khmer Krom." Đài Á Châu tự do không thể liên lạc đại sứ quán Việt Nam tại Thủ đô Phnom Penh liên quan cáo buộc của cộng đồng Khmer Krom đang sống ở Campuchia. Nhưng phát ngôn viên đại sứ quán Lê Minh Ngọc từng cho biết, Chính phủ Cộng sản Việt Nam tôn trọng tất cả các Dân tộc sống ở Việt Nam. Ông Lê Minh Ngọc nói: Pháp luật Việt Nam đều được tôn trọng tất cả các Dân tộc sống trên đất Việt Nam đều được Pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Không có việc phân biệt đối xử người nào cả, mọi người đều được bình đẳng trước Pháp luật." Có chuyện xảy ra với đồng bào mình mà mình không thể nói được. Nếu mình nói có lẽ mình phải bị tù và Chính phủ đàn áp mình đủ thứ, cho nên mình buộc lòng phải rời đất nước mến yêu của mình. Trên đời này, không ai muốn rời khỏi quê hương mình đâu ạDù phát ngôn viên đại sứ quan nói như vậy, nhưng nhà sư Soun Bora từng bị đuổi bắt vì tham gia biểu tình chống Cộng sản Việt Nam vào mùng 8 tháng 02 năm 2007 vừa qua cho biết lý do buộc phải vượt biên: Anh có thể biết con người mình từ nhỏ đến lớn, khi mình biết rõ sự thiếu sót của đời sống con người mình; thí dụ có chuyện xảy ra với đồng bào mình mà mình không thể nói được. Nếu mình nói có lẽ mình phải bị tù và Chính phủ đàn áp mình đủ thứ, cho nên mình buộc lòng phải rời đất nước mến yêu của mình. Trên đời này, không ai muốn rời khỏi quê hương mình đâu ạ!" Theo đại diện Tổ chức Liên minh Khmer Kampuchia Krom ở Campuchia, hiện nay có hơn 10 tổ chức nhân quyền Khmer Krom ở Campuchia đang vận động cho nhân quyền Khmer Krom ở Việt Nam. Đại diện tổ chức này nói rằng, những họat động vì người Khmer Krom là nhằm đòi quyền tự quyết. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
# Qua^n Ddo^.i ND Trong Cao Tra`o Da^n Chu? VN - Nguye^~n Quang Duy
Quân Đội Nhân Dân Trong Cao Trào Dân Chủ Việt Nam .
Nguyễn Quang Duy
Người Việt quan tâm đến tình hình chính trị dần dần quen thuộc với ba cụm từ "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa". Ba cụm từ càng ngày càng đựơc được các lãnh đạo cộng sản và cơ quan tuyên truyền đề cập đến thường xuyên hơn. Những cụm từ diễn tả sự chuyển hóa cả bên trong và bên trên đảng Cộng sản và Quân đội Việt Nam .
Gần đây nhất, ngày 29/11/2010 Tạp Chí Cộng Sản đã liên tục đăng hai bài viết dưới tên Trương Tấn Sang. Bài thứ nhất thuộc dạng lý luận, ông Sang viết để ca ngợi chủ nghĩa cộng sản và xác quyết đảng cộng sản phải kiên định với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và con đường xã hội chủ nghĩa đã đề ra. Bài thứ hai nghiêng về thực tiễn nhằm khuyến cáo đảng Cộng sản muốn sống còn cần phải "Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống Diễn biến hòa bình". Khi đọc kỹ bài thứ hai người đọc sẽ nhận ra những bế tắc về lý luận đang dẫn đến những khủng hỏang về tư tưởng chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam .
Theo nhiều nguồn tin khác nhau ông Sang là người đã được được Nông đức Mạnh và Trung Quốc chọn làm Tổng Bí Thư cho nhiệm kỳ tới. Tổng bí thư cũng là Bí thư Quân ủy trung ương là người thống lĩnh quân đội và công an. Hai bài viết được phổ biến trên Tạp Chí Cộng Sản, cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản, là những dấu hiệu dọn đường cho việc Nông đức Mạnh sẽ trao quyền cho Trương Tấn Sang.
Về thực tế trong bài viết thứ hai, Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "... diễn biến hòa bình được coi là biện pháp hữu hiệu hàng đầu, đã từng góp phần trực tiếp làm sụp đổ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu những năm trước đây và đang tìm mọi cách tiếp tục hòng làm lung lay dẫn tới sụp đổ các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hiện nay... Đây là cuộc đấu tranh không có chiến tuyến, không có khói lửa, súng đạn, song rất quyết liệt, tinh vi và ngày càng phức tạp. Kẻ thù âm mưu chống phá ngầm từ bên trong, từ bên trên, kết hợp tạo sự chuyển hóa cả bên trong và bên trên với bạo loạn, lật đổ khi có thời cơ để xóa bỏ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa."
Trương Tấn Sang cho biết chiến lược diễn biến hòa bình gồm sáu mục tiêu cơ bản, mà mục tiêu thứ sáu là "phi chính trị hóa" để vô hiệu hóa quân đội và công an... Trong chiến lược "diễn biến hòa bình" chống Việt Nam, các thế lực thù địch xác định lĩnh vực quốc phòng - an ninh và lực lượng vũ trang là một trong những mục tiêu trọng yếu phải tập trung làm suy yếu ... nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam..."
Diễn Biến Từ Bên Trong Quân Đội.
Từ những Tuyên bố như trên người đọc dễ nhận ra những đòi hỏi dân chủ hóa Việt Nam đang ngấm ngầm trong nội bộ Quân Đội Việt Nam . Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, trong cuộc họp báo công bố Sách trắng Quốc Phòng tại Hà Nội ngày 8/12/2009, đã tuyên bố như sau: "những thế lực thù địch vẫn sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, kích động lực lượng bên trong chống phá Đảng, nhà nước Việt Nam."
Thay vì tìm hiểu và tìm cách đáp ứng những đòi hỏi về dân chủ, đảng Cộng sản lại cố gắng lội ngược dòng chủ trương kiểm sóat chặt chẽ tư tưởng chính trị của tầng lớp quân nhân. Ngày 20/7/2005 Bộ Chính trị cho ban hành Nghị quyết 51 để tiến đến việc thực hiện chế độ chính ủy trong quân đội theo đúng khuôn mẫu đảng Cộng sản đàn anh Trung Quốc đã đề ra.
Sau 5 năm ban hành Nghị Quyết, thành quả đâu không thấy, chỉ thấy Báo Quân Đội Nhân Dân liên tục đăng nhiều bài cùng một đề tài "Làm thất bại chiến lược Diễn biến hoà bình". Những bài viết này cho thấy nỗi khủng hỏang tư tưởng chính trị dẫn đến những thách thức vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản.
Trong loạt bài này, ngày 4-4-2010 Tiến sỹ Lê văn Bảo cho biết: "Thực tế đã cho thấy "tự diễn biến" trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị... Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi."
Về lý thuyết đảng Cộng sản vẫn dựa vào chủ nghĩa Mác- Lê, vào cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh", để từ đó các cán bộ tuyên giáo sọan các tài liệu hướng dẫn quân đội. Ngặt nỗi ý thức hệ cộng sản đã quá lỗi thời và đã bị nhân lọai đào thải. Hòan cảnh thực tiễn cũng không mấy sáng sủa để các cán bộ tuyên giáo tuyên truyền chiêu dụ quần chúng tin theo "Đảng".
Lấy thí dụ trên Tạp Chí Cộng Sản, ngày 31-7-2010, Phó Gíao Sư Tiến Sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng thuộc Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng đã dùng lời của Lê-nin: "Quân đội chúng ta là quân đội giai cấp, chống lại giai cấp tư sản" để tuyên truyền chống lại quan điểm "Quân đội là của dân tộc". Ông Hưởng đã quên mất, do thất bại của nền kinh tế kế họach tập trung, đảng Cộng sản đã phải từng bước chấp nhận kinh tế thị trường tự do và mở cửa giao thương với thế giới tự do. Đại Hội lần thứ X, họ đã phải chính thức chấp nhận đảng viên được làm "kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô".
Từ việc cải cách kinh tế nhưng không thay đổi chính trị, nhiều lãnh đạo cộng sản và gia đình đã lợi dụng chức quyền để trở thành những nhà đại tư bản hay tập đòan tư bản đỏ. Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng và gia đình là một thí dụ điển hình. Những người này đã liên kết để trở thành một giai cấp thống trị tóm thâu mọi quyền lực và quyền lợi quốc gia. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, thậm chí bán nước, để càng ngày càng trở nên giầu có và nhiều quyền lực hơn. Họ ra tay đàn áp mọi tiếng nói gây bất lợi cho chế độ và giới cầm quyền.
Ngược lại đại đa số dân chúng trong đó có cả các cựu chiến binh, các binh sỹ và gia đình thì cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, chật vật hơn. Họ phải sống trong một xã hội đầy tham nhũng và bất công. Dựa trên lý thuyết cộng sản, Quân đội phải đứng lên chống lại giai cấp tư bản đỏ, chống lại tầng lớp thống trị cộng sản và lật đổ đảng Cộng sản để cứu nguy cho dân tộc. Rõ ràng lý thuyết và thực tiễn không thuận lợi gì cho sự sống còn của đảng Cộng sản Việt Nam .
Phó Gíao Sư Tiến Sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng cũng đã viết " ... xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội ...". Để ý sẽ thấy ông Hửơng đã hòan chỉnh bài viết một cách hết sức khoa bản, bài viết với 16 trích dẫn có chỉ rõ nguồn trích dẫn. Riêng trích dẫn về "tư tưởng" Hồ Chí Minh này thì lại thiếu trích dẫn xuất xứ từ đâu. Ông Hưởng đã sửa lại lời Hồ chí Minh để tuyên truyền lường gạt những ai còn tin vào lời "Bác".
Khi Hồ chí Minh còn sống Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia đa đảng. Bên cạnh đảng Cộng sản còn có hai đảng ngọai vi: đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Mặc dù hai đảng này chỉ là hình thức Hồ chí Minh chưa bao giờ dùng khẩu hiệu "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân,...". Thế tại sao ông Hưởng đã phải bịa ra lời "Bác" ?
Quân đội mang chức năng và trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc. Những người lãnh đạo Quân đội Việt Nam đều đã trải qua cuộc chiến tại Cam Bốt và cuộc chiến chống bá quyền Trung Quốc . Họ nhận rõ dã tâm xâm chiếm Biển Đông, xâm chiếm các quốc gia trong vùng bằng quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá… của tầng lớp lãnh đạo Trung cộng.
Năm 1979, khi chiến tranh giữa hai đảng Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam xảy ra, đảng Cộng sản đưa vào Hiến Pháp 1980 Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao (tháng 10-1979) cho biết cũng chỉ vì tin theo chủ nghĩa Mác- Lê, tin vào thế giới đại đồng, tin vào tình anh em xã hội chủ nghĩa, nên một phần lãnh thổ Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Bạch thư cũng nói rõ tham vọng và chiến lược bành trướng xuống phương Nam thông qua đảng Cộng sản Việt Nam của bá quyền Trung cộng.
Sau chiến tranh 1979-89, thêm một phần lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và sau đó lại đựơc lãnh đạo cộng sản Việt Nam chính thức bàn giao. Trung Quốc luôn ỉ thế cường quốc bắt nạt, đe dọa và trên thực tế nguy cơ chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Trong khi ấy thì tầng lớp lãnh đạo cộng sản càng ngày càng đê hèn, cấu kết, bị thuộc vào Trung Quốc . Chính vì bất đồng chính kiến câu hỏi "Quân Đội trung với Đảng hay với Tổ Quốc Việt Nam ? " từ lâu đã được ngấm ngầm đặt ra trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Trường hợp của cựu quân nhân Nguyễn Tiến Trung đã gia nhập Quân đội nhưng nhất quyết không chịu đọc lời thề "trung với đảng". Anh Trung công khai nói với mọi người anh tin rằng Quân đội phải trung thành với tổ quốc, với đất nước, với dân tộc thay vì với đảng cầm quyền. Anh Trung còn hãnh diện là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam và từng tuyên bố thi hành nghĩa vụ để quân đội trở nên đa đảng. Giới lãnh đạo quân đội đã bó tay chấp nhận, có khi lại còn đồng thuận với anh Trung, cho đến ngày anh rời khỏi Quân đội sau đó bị bắt và bị khép án 7 năm tù.
Thách thức quân đội phải trung với tổ quốc chính là thách thức vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản và là nỗi lo sợ hàng đầu của tầng lớp lãnh đạo cộng sản. Cũng chính vì thế mà Chủ tịch nhà nước cộng sản Nguyễn Minh Triết đã phải tuyên bố trước Quân Đội bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát.
Ngày 6-12-2010 trên Tuần Việt Nam Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã chỉ rõ đảng Cộng sản vi hiến khi lãnh đạo Quân Đội và Công An. Ông An cho biết:" … Tổng bí thư của chúng ta còn là Bí thư Quân ủy trung ương, tức là người thống lĩnh lực lượng vũ trang. Trong khi đó, Hiến pháp lại ghi Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang…"
Các bài viết trên Báo Quân Đội Nhân Dân còn cho biết Quân Đội đòi hỏi xây dựng quân đội chuyên nghiệp với những lý do như sau: (1) với khả năng và trình độ quân sự lạc hậu Quân đội Việt Nam sẽ không thể hòan thành được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải được Tổ Quốc giao phó; (2) đảng Cộng sản Việt Nam không chăm lo xây dựng quân đội chuyên nghiệp chỉ xây dựng một quân đội thi hành nghĩa vụ quân sự, một hình thức bóc lột sức thanh niên; (3) để có một quân đội hiện đại và chuyên môn cần luật hóa quân đội để quân đội đứng ngoài sinh họat chính trị của các đảng phái; và (4) quân đội chịu sự lãnh đạo của nhà nước và phục tùng nhân dân mà thôi.
Trên thực tế, Hải quân Trung cộng càng ngày càng công khai kiểm sóat Biển Đông, ngư dân Việt Nam liên tục bị tàu của hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư Trung cộng săn đuổi, bắt giữ, buộc nộp phạt, thậm chí bị bắn, bị đánh đập, bị cướp, bị làm nhục. Trong khi ấy Hải quân Việt Nam không đủ sức tự vệ. Tự thâm tâm của các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam đã không yên tâm, bên cạnh họ lại có chính ủy và các tuyên giáo luôn tuyên truyền việc giữ nước đã có "Đảng" lo và phải tuyệt đối trung thành dứơi sự lãnh đạo của thiểu số cầm quyền ("Đảng").
Nhiều phần lãnh thổ Việt Nam cũng đã bị đảng Cộng sản sang nhượng cho Trung Quốc khai thác. Nhiều hầm mỏ nhiều khu rừng đồi núi cùng khắp Việt Nam đã được đặt dưới sự kiểm sóat của người Trung Hoa từ lục địa kéo sang. Đây là nỗi đe dọa cho an ninh quốc gia. Số công nhân Trung Quốc này có thể sẽ trở thành những lực lượng quân sự theo lệnh của Trung cộng dùng vũ lực đàn áp người Việt khi có biến động hay có chiến tranh. Đương nhiên các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam ít nhiều cũng phải nhận ra điều này.
Nói tóm lại trước đe dọa của Quân Đội Trung Quốc , trong nội bộ Quân Đội đang đấu tranh giữa chuyên (chuyên nghiệp hóa quân đội) hơn hồng (chính trị hóa quân đội). Chuyên để giữ nước hồng để giữ đảng. Giữ nước hay giữ đảng chính là câu hỏi đang được giới quân nhân quan tâm tìm câu trả lời.
Diễn Biến Từ Bên Trên Quân Đội.
Cũng trên báo Quân Đội Nhân Dân, Tiến sỹ Lê văn Bảo còn cho biết: "... đặt trọng tâm thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đó là nơi hoạch định ra đường hướng, chủ trương, chính sách của đất nước." Điều ông Bảo nói tới có thể xem là những diễn biến từ bên trên như Trương Tấn Sang đã đề cập.
Đại Tá tiến sỹ Dương văn Lượng lại cho biết :"Phạm vi can dự, can thiệp và chuyển hóa của chủ nghĩa đế quốc trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện thông qua hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu tư, viện trợ, chuyển giao công nghệ; các hoạt động du lịch; thông qua các tổ chức phi chính phủ, các đoàn ngoại giao, các diễn đàn quốc tế và khu vực, thông qua đối ngoại cấp cao …" Như vậy việc phân tích những quan điểm gần nhất của lãnh đạo đảng Cộng sản và lãnh đạo Quân Đội sẽ thấy được phần nào sự khác biệt giữa các quan điểm chiến lược quân sự và hiểu thêm được phần nào diễn biến từ bên trên Quân Đội.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 27-11-2010, Trương Tấn Sang đã xác nhận với Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc rằng quan hệ chiến lược với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam".
Trong cuộc tiếp xúc báo chí tại Washington DC ngày 28-09-2010 khi được hỏi về Hội nghị Quốc phòng ASEAN mở rộng sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết diễn đàn sẽ bàn về hợp tác vì hòa bình và ổn định của khu vực, chứ không phải để tranh cãi đối đầu, sẽ đề cập "các vấn đề chung", như an ninh biển, trong đó có hàm chứa vấn đề Biển Đông, nhưng không bàn riêng chuyện Biển Đông… Trả lời của Nguyễn chí Vịnh phản ảnh rõ ràng quan điểm chiến lược của Trung Quốc về biển Đông là chỉ chấp nhận đối thọai song phương giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc .
Tại Hội nghị Tư lệnh lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 7 tổ chức ngày 25-3-2010 tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã có bài phát biểu quan trọng đề cao chiến lựơc hợp tác quân sự trong Khối ASEAN.
Lấy một trích đọan trong bài phát biểu của Tứơng Nghiên để thấy được quan điểm chiến lược quân sự này: "…Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đang ngày càng tích cực, chủ động tham gia một cách có trách nhiệm vào hợp tác trong khu vực. Hải quân Nhân dân Việt Nam đa tham gia tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan, Cam-pu-chia và đang thúc đẩy để tiến tới hợp tác tuần tra chung với Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a…; Bộ đội Biên phòng Việt Nam tham gia tuần tra chung và trao đổi thông tin với các đối tác láng giềng để đảm bảo an ninh khu vực biên gới, cũng như chống lại các loại tội phạm xuyên quốc gia. Lục quân, Hải quân và Không quân Việt Nam cũng đã tham gia và chia sẻ kinh nghiệm với lực lượng vũ trang các nước qua các hội nghị và tương tác của quân binh chủng các nước ASEAN…. Trong bối cảnh hợp tác giữa các nước ASEAN tiếp tục được mở rộng và tăng cường, việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN sẽ là sự đảm bảo cho hợp tác vững chắc và thực chất đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới." Lẽ đương nhiên quan điểm chiến lược này đi ngược với quan điểm chiến lược Trung Quốc, của Nguyễn Chí Vịnh, của Trương Tấn Sang và của những lãnh đạo cộng sản thuần phục Trung Quốc.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đề cao chiến lựơc hợp tác quân sự trong Khối ASEAN. Xem ra quan điểm chiến lựơc quân sự của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên đã nghiêng hẳn vào chiến lược của Hoa Kỳ về Biển Đông.
Cũng có nguồn tin cho rằng Tướng Nghiên ủng hộ tướng Võ Nguyên Giáp trong nỗ lực giảm đi quyền lực của Tổng cục 2. Cơ quan tình báo quân đội này có nhiều gắn bó với Trung cộng và cơ quan này chấp nhận duy trì quyền lực đảng Cộng sản bằng mọi giá. Cơ quan tình báo này trước và hiện nay được Tứơng Nguyễn chí Vịnh nắm giữ với nhiệm vụ tối hậu là kiểm sóat hành vi và tư tưởng Quân Đội, đặc biệt là những người lãnh đạo Quân Đội.
Ngày 15-10-2010, báo chí loan tin Tứơng Nguyễn Khắc Nghiên đột ngột qua đời. Cho đến nay dư luận vẫn tin rằng ông đã bị thanh trừng. Tranh giành quyền lực nội bộ hay chính Trung cộng đã ra lệnh giết Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân Dân Việt Nam ? Việc gì sẽ xảy ra cho các lãnh đạo quân đội ủng hộ quan điểm của Tướng Nghiên ? Họ sẽ tiếp tục con đường ông Nghiên đã đi hay không ? Quân Đội Việt Nam sắp tới sẽ làm gì ? …
Nếu nói về diễn biến hòa bình từ bên trên cũng cần nhắc đến nhiều cựu tướng lãnh quân đội như đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã không ngừng lên tiếng về hiểm họa Bắc Thuộc, Việt Nam lại chính thức trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Những người này vẫn còn nhiều ảnh hưởng trong Quân Đội Việt Nam . Con cháu họ hiện là những lãnh đạo của đảng Cộng sản và Quân Đội Việt Nam . Tháng 6 vừa qua chính Trương Tấn Sang đã phải thân chinh đến thăm tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để kiếm sự ủng hộ.
Tình Hình Chung
Chỉ còn vài tuần Đại Hội đảng Cộng sản lại khai mạc, ngày nay người việt cũng đã nhận ra do thiếu khả năng điều hành kinh tế và vẫn còn lệ thuộc vào khu vực quốc doanh như vụ Vinashin, đảng cộng sản đang phải đương đầu với suy thoái kinh tế và lạm phát phi mã. Hậu quả đang ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống hằng ngày của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam . Các quân nhân thường phải gánh chịu nhiều khó khăn về vật chất, có khi còn mắc khó khăn hơn các tầng lớp xã hội khác. Đa số các quân nhân thi hành nghĩa vụ thường lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình. Bên cạnh khủng hoảng kinh tế là những khủng hoảng về văn hóa, giáo dục, luật pháp, tư tưởng… Và nạn tham nhũng đang ngày một xoáy mòn đảng và nhà nước cộng sản.
Về tình hình thế giới, căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bắc Hàn pháo kích vào một hòn đảo của Nam Hàn cuối tháng trước. Nếu chiến tranh Triều Tiên xảy ra, Quân Đội Việt Nam khó có thể đứng ngòai vòng chiến. Nếu Quân Đội theo đảng Cộng sản, theo Trung Quốc và Bắc Hàn là Quân Đội đi ngược lại với nguyện vọng của dân tộc.
Chưa kể mang bản chất bá quyền Trung Quốc luôn đe dọa chủ quyền lãnh thổ Việt Nam: chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Lịch sử chỉ thấy nếu quân đội thực sự phục vụ tổ quốc dân tộc khi chiến tranh toàn dân sẽ một lòng phục vụ quân đội chống ngoại xâm.
Cũng trên Tuần Việt Nam ngày 8-12-2010 Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã phản bác lập luận về diễn biến hòa bình xẩy ra tại Liên Sô và Đông Âu đã được Trương tấn Sang nêu lên bên trên. Ông An nhận xét: "Quan sát sự tan rã của một số đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi."
Tại các quốc gia Đông Âu và Liên Sô , Quân Đội đã chủ động đứng về phía người dân, có nơi còn lãnh đạo dân chúng vùng lên giành lại các quyền tự do cho toàn dân tộc, từ tay một thiểu số cầm quyền cộng sản. Việc đảng Cộng sản càng ngày càng công khai đấu tranh chống lại diễn biến hòa bình, tự diễn biến và tự chuyển hóa trong Quân đội, tạo cho chúng ta một niềm tin Quân Đội Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi chế độ cộng sản bằng thể chế dân chủ tự do.
Cách Mạng ? Đảo Chánh ? Vùng Lên ? Đại Hội XI sẽ là Đại Hội cuối của đảng Cộng sản Việt Nam ?
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
9/12/2010
HEADLINES -- December 10, 2010 at 8:24 AM EDT Nobel Chairman Calls for Liu Xiaobo's Release, Peace Prize Awarded in Absentia
BY: FRANCINE UENUMA
Thorbjoern Jagland, chairman of the Nobel Peace Prize committee, placed the gold medal on an empty chair in honor of dissident Liu Xiaobo at the city hall in Oslo. (Odd Andersen/AFP/Getty Images)
The Nobel Peace Prize committee honored Liu Xiaobo, who is serving an 11-year sentence in China for his 2008 document calling for democracy, at a ceremony in Norway. Xiaobo was represented on the stage by an empty chair. Nobel Chairman Thorbjorn Jagland called for Xiaobo's release, comparing his situation to that of former South African president Nelson Mandela and Burmese opposition leader Aung San Suu Kyi.
China, which blocked television coverage of the event and clamped down on internet communications referring to it, called the Nobel ceremony a "political farce." China boycotted the ceremony and was joined by 17 other countries, including Russia and Pakistan. Under pressure from the EU and human rights groups, Serbia reversed its decision to boycott at the last minute.
In his absence, a statement Xiaobo wrote before being jailed in 2009 was read aloud. In the document, entitled "I Have No Enemies,", he wrote:
"I hope to be able to transcend my personal experiences as I look upon our nation's development and social change, to counter the regime's hostility with utmost goodwill, and to dispel hatred with love."
Liu Xiaobo's wife, Liu Xia, was prevented from traveling to Oslo to receive the award and the accompanying $1.4 million prize. Police maintained a presence at her Beijing home, and her telephone and internet have been cut off.
Car Carrying Prince Charles, Camilla, Duchess of Cornwall, Attacked in London
Students protesting the tuition hikes approved Thursday by Britain's parliament attacked the Rolls Royce carrying Prince Charles and Camilla, the Duchess of Cornwall, as it traveled through London in what one security analyst called one of "the most serious security breaches of the past decade".
Protesters threw bottles and paint at the vehicle, shattering one of its windows. Their vehicle had been temporarily separated from its security escort in the throng of demonstrators.
Students have taken to the streets in recent days in London to protest the increase in tuition, part of a broader austerity program being enacted throughout the British government's budget.
Elizabeth Edwards' Funeral to Be Held Saturday
Elizabeth Edwards, wife of former presidential candidate John Edwards,will be laid to rest Saturday in Raleigh, N.C., in a ceremony open to the public. Edwards died of cancer on Tuesday, shortly after announcing that the disease had spread to her liver and doctors had recommended against further treatment.
Iran Denies That it Freed Woman Condemned to Stoning
The Iranian government is denying rumors that it had freed Sakineh Mohammadi Ashtiani, who appeared in several images in her home, which were in fact part of a documentary filmed by Iran's state-run Press TV channel. The 43-year-old woman is accused of adultery and in the murder of her husband. Her sentence has drawn criticism from human rights groups around the world, and last year Iran suspended the stoning sentence. She still faces the death penalty.
Pakistan Suicide Bomb Kills at Least Nine
A suicide bomb in northwest Pakistan, detonated outside a hospital, killed at least nine people and injured 28 more. It is the latest in a series of attacks in the region, including an attack on a meeting of anti-Taliban tribal leaders and on a bus carrying civilians.