Gia Minh, biên tập viên RFA2010-11-17Suốt hơn tháng qua, hết các tỉnh bắc miền Trung chịu lũ, đến các tỉnh nam miền Trung, nay lũ đang hoành hành tại các tỉnh ngay giữa khúc ruột miền Trung. Cứ mỗi khi nước dâng, lũ về khu vực miền Trung, lại có người phải bỏ mình vì dòng nước bạc cùng những hệ lụy khác của nó. Tin tức do truyền thông trong nước loan đi vào sáng hôm nay, thì tính đến chiều hôm qua 16 tháng 11, tại các tỉnh Trung Trung Bộ bị lũ lụt hoành hành đã có gần hai chục người chết và mất tích trong đợt lũ hiện nay. Nhiều nơi trong khu vực bị nước lũ cô lập, trong khi đó mưa nhiều ngày gây sạt lở tại những tỉnh trong khu vực. Lũ chồng lũHuyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi cho đến lúc này được cho hay là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đây là nơi chịu tình trạng lũ chồng lũ như ở các tỉnh bắc trung bộ hồi tháng 10 vừa qua. Ông Phạm Hùng, phó chủ tịch huyện Bình Sơn vào sáng ngày 17 tháng 11 cho biết một số thông tin về tình hình lũ tại xã này: "Cho đến nay, trên địa bàn huyện Bình Sơn nước có rút nhưng vẫn ở trên mức báo động ba khoảng 0,5 mét. Trên tuyến Quốc lộ 1A đã thông xe, còn nhiều tuyến đường khác vẫn bị cô lập. Các địa phương, đơn vị đã di chuyển các hộ dân tại những vùng trũng, vùng sâu, vùng có nguy cơ ngập đi nơi khác.
Chúng tôi đang kiểm tra lại và chuẩn bị các phương tiện để hỗ trợ cho đồng bào ở các vùng sâu; đặc biệt có chỉ đạo cho các điạ phương về 'bốn tại chỗ' cả lương thực, chỉ huy hậu cần nhằm khắc phục tạm thời; sau đó chúng tôi sẽ có tổng hợp cụ thể và có biện pháp hỗ trợ tiếp theo." Gia Minh: Việc chuẩn bị 'bốn tại chỗ' trước khi lũ đến có khả năng bảo đảm cho những ngày tới ra sao? Ông Phạm Hùng: "Kéo dài cũng chỉ trong thời gian ngắn thôi. Hiện nay nước cao cô lập một số địa phương, nên lương thực cũng khó khăn. 'Bốn tại chỗ' chỉ dài nhất cho bảy ngày thôi. Tiếp tục sẽ có những biện pháp khác. Những nơi bị cô lập thành 'ốc đảo' sẽ có hỗ trợ trong nguồn từ Nhà Nước cũng như các tổ chức xã hội ngoài Nhà Nước, chúng tôi có tiếp cận và đồng thời có phân phối." (Xem bản tin video trong ngày) Gia Minh: Công tác phối hợp với Ủy ban Phòng chống Lụt bão Trung ương và các điạ phương khác ra sao? Ông Phạm Hùng: "Chúng tôi phối hợp chặt chẽ. Địa phương chúng tôi bị hai đợt lũ: đợt thứ nhất vào ngày 14, đến ngày 16 lũ lớn hơn, chúng tôi có sự chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão của tỉnh và các cơ quan giúp cho chúng tôi các phương tiện phòng chống, cứu nạn- cứu hộ như ca-nô…" Gia Minh: Những vùng được đánh giá khó khăn và được đến cứu hộ trước? Ông Phạm Hùng: "Rút kinh nghiệm những năm trước, chúng tôi có sẵn phương án chuyển dời hộ dân tại những nơi nào, tất cả đều có chuẩn bị trước. Do vậy đợt này lũ đột xuất, nước lên rất nhanh nên phương án triển khai tương đối đảm bảo. Chỉ có một số vùng 'lõm' vài ba chục hộ, nhưng cũng có biện pháp đưa họ đến nơi an toàn. Đến giờ này chúng tôi cập nhật chưa có chết người…" Tình cảnh người dânGia Minh: Báo SGGP nói Bình Sơn có 2 người chết và 9 người bị thương? Ông Phạm Hùng:"Đó là chết trong đợt lũ đầu hôm ngày 14, còn đợt ngày 15 thì chưa có tin về người chết. Những nhà trôi ở xã Bình Hải chúng tôi cũng đã có kiểm tra giúp họ ổn định cuộc sống: cho họ 15 kilôgram gạo, cho bạt làm lều tạm." Gia Minh: Có tin nói lũ về do xả lũ, vậy Bình Sơn có không? Ông Phạm Hùng: "Lúc đầu thì có thông tin, nhưng sau chuẩn xác lại thì không có. Sạt lở thì có nhiều tại những vùng dọc sông Trà Bồng như Bình Dương, Bình Mỹ, Bình Minh.. Trong khi đó ở Thừa Thiên- Huế, vào tối hôm qua, nước các sông như sông Hương, Sông Bồ, sông Ô Lâu đều vượt báo động ba. Nhiều tuyến đường trong thành phố Huế ngập gần đến một mét nước. Mưa lớn cũng khiến các hồ thủy điện như Bình Điền, Hương Điền tiếp tục xả lũ lớn.
Huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam cũng là nơi bị ngập nặng cho đến chiều ngày 16 tháng 11. Tin cho hay tuyến đường từ huyện Duy Xuyên nối với Nông Sơn bị ngập từ 2,5 đến 3 mét nước. Một người dân tại Đảo Lý Sơn, nơi do ảnh hưởng mưa gió nên trong những ngày qua không đi lại với đất liền được, cho biết tình cảnh hiện nay: "Gạo chúng tôi mua một bao chừng từ 300 đến 350 ngàn. Dân sợ đói, như bản thân tôi nếu động 'dữ' phải lên huyện nhờ gạo cấp cứu, mượn hay xin ăn đỡ vì giờ gạo mắc mỏ quá mà…" Có thể nói từ lâu nay, miền trung Việt Nam vào mùa này phải hứng chịu nhiều mưa bão, lụt lội. Tuy nhiên, gần đây do những thay đổi cuả thời tiết, cũng như tình trạng phá rừng, xây dựng đập thuỷ điện… cũng được cho hay là những nguyên nhân góp phần làm cho tình hình thêm đáng ngại. Theo dòng thời sự: |
Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
Lũ lớn lại hoành hành ở miền Trung VN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét