Những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la…
Theo tin từ một thân hữu báo chí ở Norway (Na Uy), một điện văn trong số 250,000 mà WikiLeaks lấy được từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã giao cho tờ báo buổi chiều lớn nhất Na Uy là tờ Aftenposten thì có một điện văn liên quan về Việt Nam nói đến dự án khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên.
Nội dung điện văn chính yếu là yêu cầu Bộ Tài Chính Hoa Kỳ giúp điều tra và xác minh một số giao dịch ngân hàng quốc tế. Cụ thể, theo điện văn này thì một nguồn tin trong giới ngân hàng Việt Nam cho biết kể từ cuối năm 2001 đã có những giao dịch chuyển ngân hàng chục triệu đô la từ Trung Quốc sang các tài khoản của gia đình Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ở Thụy Sĩ và ở Cayman Islands. Vào thời điểm của điện văn này là tháng 6 năm 2009 thì tổng số đã chuyển ngân lên tới gần 300 triệu đô la.
Cũng trong điện văn này, nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam cho biết những chuyển ngân cho gia đình Thủ Tướng Nguyền Tấn Dũng chỉ bắt đầu vào cuối năm 2006 và đến tháng 6 năm 2009 thì tổng số cũng đã lên khoảng gần 150 triệu đô la. Các chuyển ngân trong phần của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì không đề cập đến ngân hàng nước nào.
Khi Dân Làm Báo hỏi thân hữu ở Na Uy là có được tận mắt đọc điện văn này không thì thân hữu đó cho biết là tất cả 250,000 điện văn từ WikiLeaks được lưu trữ trong một căn hầm dưới đất trong một tòa nhà bình thường của báo Aftenposten và có một ủy ban đại diện báo chí, và cả chính phủ Na Uy, để tham khảo các điện văn trước khi công bố nhằm tránh nguy hiểm cho các nguồn tin cũng như tránh những nhạy cảm về chính trị, ngoại giao. Những thành viên của ủy ban này không được mang theo giấy bút, hay phương tiện sao chép gì vào phòng làm việc và chỉ có thể đọc và ghi nhớ mà thôi.
Thân hữu ở Na Uy cũng cho biết là nguồn tin từ ngân hàng Việt Nam không được tiết lộ trong điện văn mà chỉ nói là một quan chức cao cấp, có khả năng biết được thông tin loại này và đã được kiểm chứng là khả tín trong quá khứ.
Cũng theo thân hữu của Dân Làm Báo thì Đại sứ của Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu tại Bỉ là bà Phan Thúy Thanh đã nhiều lần trực tiếp giao thiệp với Bộ Ngoại Giao Na Uy. Thân hữu của Dân Làm Báo đang tìm hiểu nội dung của các buổi làm việc ngoại giao này và có tin gì thêm sẽ thông tin sau.
DLB có hỏi là khi nào thì báo Aftenposten sẽ đăng tải những điện văn này thì thân hữu cho biết là thường chỉ khoảng 10 điện văn được đăng tải một lần và phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên của ủy ban thẩm định nội dung điện văn. Cho đến hôm nay 22/3/2011 thì vẫn chưa có quyết định nào về đăng tải.
Dân Làm Báo
danlambao1.wordpress.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét