"cả năm chiếc máy bay trở về sân bay Thành Sơn an toàn.", cả 5 chiếc A37 là luận điệu láo khoét của bọn VC. Còn bày đặt chụp hình chung 5 người. Thật ra, chỉ có 2 tên Nguyễn Thành Trung và Trần Văn Ôn mà thôi. Còn 3 tên nào nữa? cho biết tên tuổi coi?. Chính mắt Linh trên lầu cao chỉ thấy 2 chiếc A37 trút đầu xuống bỏ bom phi trường TSN vào ngày 28/4/75 mà thôi. Linh cũng có mặt ngay cỗng Dinh Độc Lập tại đường Thống Nhất vào ngày 30/4/75, chẳng thấy một chiếc xe tăng nào húc cỗng dinh. Bộ khùng hay sao mà húc vào cỗng, trong khi đó, cỗng thì mở toang, và những tên VC mang băng đỏ ở cánh tay, ra dấu hiệu cho tất cả các xe motolova, và cả xe tăng và dinh. Linh đã chứng kiến những đoàn xe đầu tiên vào dinh. Linh có mặt sau khi nghe ông Minh đầu hàng, chạy PC ra đó, rồi chờ đợi những chiếc xe đầu tiên tiến vào, cho đến khoảng 3 giờ chiều mới rời khỏi khu vực đó. Những chiếc xe motolova màu xanh lá cây, đầu tròn trịa, chở những bộ đội ốm đói. Tên nào cũng gắn lá cây đầy trên người, như một bọn người rừng. Trên nhiều xe có treo cờ đỏ xanh sao vàng, cùng vài chiếc xe tăng tiến vào dinh. Toàn là thứ bộ đội chính quy, vượt Trường Sơn mà không dám mang lá cờ đỏ sao vàng, nhục thiệt. Đến giờ phút cuối cùng mà cũng chẳng dám dùng là cờ đỏ sao vàng, mà lại treo lá cờ bịp bợm nửa đỏ, nửa xanh và sao vàng lên nóc Dinh Độc Lập.
In a message dated 5/4/2011 7:07:32 P.M. Eastern Daylight Time, phanwilliam@sbcglobal.net writes:
----- Forwarded Message ----
From: chieu pham <chieuphq@yahoo.com>
Sent: Tue, May 3, 2011 6:24:53 PM
Subject: Fw: Trần Văn On- Tên phi công phản bội!----- Forwarded Message -----
From: DVAH <dvahung@yahoo.com>
Hay doc bai bao' Phap Luat cua Viet Cong noi ve cuoc song hien nay lam lu, ngheo doi, kho so cua ten Phi Cong A.37 Tran Van On da phan boi To Quoc, phan boi QLVNCH de theo CongSan VN cung voi Nguyen Thanh Trung dan may bay ve khong kich ban pha phi truong TSN da duoc nha nuoc CSVN uu dai nhu the day'. DANG' DOi` ten Phan Boi !
Và xin mời đọc lại "Trận Đánh Cuối Cùng" của dvah để biết rõ hơn về khả năng của bọn "giặc lái" Việt Cộng (Attachment).
Ông nông dân từng ném bom Tân Sơn NhấtGiác ngộ cách mạng vỏn vẹn hai tuần, anh Trần Văn On là một trong năm phi công đảm nhận trận oanh tạc vào sân bay Tân Sơn Nhất cách đây 36 năm. Sau ngày giải phóng đất nước anh trở thành một nông dân thực thụ.Một ngày cuối tháng 4-2011, chúng tôi về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, tìm gặp anh Trần Văn On, người cầm lái một trong năm chiếc máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975.Được chọn vào Phi đội Quyết ThắngCuối tháng 3-1975, ta giải phóng Đà Nẵng, ngày 16-4-1975 thì giải phóng Phan Rang. Trong những máy bay thu được ở Đà Nẵng và Phan Rang có sáu chiếc phản lực ném bom A-37 với đầy đủ đạn dược.Với quyết tâm sớm chấm dứt chiến tranh, ngày 19-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân tham gia chiến dịch, mở thêm mặt trận trên không. Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân quyết định sử dụng phương án dùng số máy bay thu được của Mỹ đánh bom vào Sài Gòn để gây bất ngờ.Tuy nhiên, nhóm phi công lúc bấy giờ chỉ có Nguyễn Thành Trung từng lái máy bay Mỹ. Các phi công từ miền Bắc chỉ quen lái máy bay MiG của Liên Xô.Trần Văn On (bìa phải) trong một lần họp mặt cùng Phi đội Quyết Thắng. Ảnh: H.LỘC (chụp lại)Trong nhóm hàng binh tại Đà Nẵng, Trung úy Trần Văn On tỏ thái độ giác ngộ cách mạng. Đó là một phi công A-37 được đào tạo bài bản ở Mỹ. Ngay trong đêm 19-4, Trần Văn On và một số thợ lái vừa ra trình diện bắt tay ngay vào việc sửa chữa chiếc máy bay A-37 mà ta thu được ở Đà Nẵng. Đến chiều ngày 20-4, chiếc A-37 đã nổ máy và có thể cất cánh. Ngày 21-4, Quân chủng Phòng không-Không quân quyết định chọn Trần Văn On cùng Nguyễn Thành Trung huấn luyện một số phi công vừa từ Hà Nội vào lái A-37.Bước đầu các phi công lúng túng với kiểu máy bay hoàn toàn khác lạ. Trước đây, họ chủ yếu sử dụng máy bay tiêm kích chiến đấu trên không để đánh chặn. Lần này nhiệm vụ của họ là phải sử dụng thành thạo những "con chim sắt" A-37 mà trước đó còn là đối thủ của MiG trên bầu trời để làm nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu. Những nút điều khiển bằng tiếng Anh trên chiếc A-37 được thay bằng tiếng Việt cắt dán lên. Chỉ sau hai ngày huấn luyện, các phi công lần lượt bay thử thành công.Trận ném bom chiến lượcTrưa 27-4-1975, các phi công chuyển vào sân bay Phù Cát - Bình Định với nhiệm vụ hoàn toàn bí mật. Tại đây, phi đội chiến đấu được thành lập lấy tên "Phi đội Quyết Thắng", gồm các phi công Nguyễn Thành Trung, Từ Để, Mai Xuân Vượng, Hán Văn Quảng và Trần Văn On. Phi đội nhận năm máy bay A-37, mỗi chiếc được lắp bốn quả bom 500 kg, hai quả bom phá 250 kg và bốn thùng dầu phụ chuẩn bị cho chuyến bay xa. Đúng 9 giờ 30 ngày 28-4-1975, cả phi đội rời sân bay Phù Cát hạ cánh xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang) sau 1 giờ bay để rút ngắn khoảng cách với Sài Gòn."Đến sân bay Thành Sơn chúng tôi mới nhận nhiệm vụ, mục tiêu tấn công là khu vực để máy bay chiến đấu, đường băng, kho bom đạn của không quân ngụy tại sân bay Tân Sơn Nhất. Phải ném bom chính xác vào mục tiêu, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân và hai đoàn đại biểu của ta trong ủy ban quân sự bốn bên đang ở trại David tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Thành Trung thay mặt phi đội hứa với Quân chủng sẽ thực hiện nghiêm mệnh lệnh, bảo đảm bí mật, bất ngờ, công kích mãnh liệt, chính xác, trở về an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó" - anh On hồi tưởng.Cả phi đội thảo luận tác chiến, phân công vị trí bay trong đội hình, tổ chức hiệp đồng, dự kiến tình huống, cách xử trí. Đường bay được chọn là từ Thành Sơn hướng ra Vũng Tàu rồi vòng về Sài Gòn. "Trong quá trình bay, tất cả chúng tôi không được dùng bộ đàm buồng lái được trang bị sẵn trên máy bay mà phải dùng vô tuyến đối không vừa trang bị thêm để đảm bảo tuyệt đối bí mật" - anh On kể lại.Trần Văn On và kỷ vật là chiếc A-37 mô hình. Ảnh: H.LỘCĐúng 16 giờ 30 ngày 28-4-1975, Phi đội Quyết Thắng xuất kích. Để tránh tiêu hao nhiên liệu, tốc độ bay khoảng 230 knot/giờ (tương đương 370 km/giờ, 1 knot = 1,6 km - PV). Đối với loại máy bay cường kích đây là tầm bay thấp để tránh rađa địch.Chập choạng tối, cả phi đội đã đến Tân Sơn Nhất mà địch không hề hay biết. Từng dãy máy bay quân sự, dân sự, ôtô, nhà kho hiện rõ phía dưới. Nguyễn Thành Trung phát lệnh tấn công, cả phi đội lần lượt bổ nhào xuống nhằm vào khu đỗ máy bay quân sự, đường băng, kho xăng cắt bom. Hoàn thành nhiệm vụ, cả năm chiếc máy bay trở về sân bay Thành Sơn an toàn.Phi công làm ruộngSau giải phóng, Trần Văn On tiếp tục tham gia chiến đấu trong chiến tranh biên giới Tây Nam. "Tôi có ba lần oanh tạc đảo Vai, mở đường cho bộ binh của ta chiếm lại đảo" - anh On kể. Sau chiến tranh biên giới, anh xin ra quân, lặng lẽ về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, trở thành một nông dân thực thụ, tỉ mẩn cần cù chăm sóc vợ con.Cuộc sống khó khăn, vợ anh nghỉ nghề giáo viên, ở nhà cùng anh cày cấy bốn công ruộng để nuôi sáu mặt con. Những ngày nông nhàn, anh On làm thuê đủ nghề để kiếm tiền. Hôm chúng tôi đến, vợ chồng anh On đang tất bật với đàn heo nái. Anh On cho biết mảnh ruộng nhỏ xíu anh đã chia một phần cho người con trai ra riêng. Lâu nay, anh phải chăn nuôi thêm mới đủ sức lo cho các con ăn học. Ngay trận dịch cúm gia cầm đầu tiên, cả nhà anh lao đao vì toàn bộ đàn gà bị tiêu hủy. Sau bận đó, vợ chồng anh chuyển sang nuôi heo. Giá cả thị trường lên xuống thất thường nhưng người chiến binh năm nào vẫn kiên trì bám trụ.Dẫn chúng tôi đi thăm căn nhà cấp bốn nhỏ xíu, anh On khoe, đây là thành quả lao động suốt mấy chục năm qua của vợ chồng anh, còn "tài sản" lớn nhất bây giờ là các con. Sáu người con đều rất ngoan hiền, hiếu thảo và thương yêu nhau.Mân mê chiếc A-37 mô hình bằng nhôm nhỏ xíu mà đồng đội tặng làm kỷ niệm, anh On kể về quãng đường "đăng lính" của anh ngày xưa. Học xong tú tài, lệnh tổng động viên năm 1968 buộc anh dẹp bỏ giấc mơ kỹ sư cơ khí chế tạo để cầm súng ra trận. "Những tháng ngày quân ngũ, rồi 18 tháng đào tạo lái máy bay ở Mỹ, quay về Việt Nam trong màu áo quân lực Việt Nam Cộng hòa, tôi quá sức chán chường khi phải tham gia cuộc chiến và chỉ mong nó kết thúc!" - anh On tâm sự. Chúng tôi hỏi khi cầm lái chiếc A-37 tham gia ném bom sân bay Tân Sơn Nhất trong lúc Sài Gòn chưa được giải phóng, ở vị trí bay cuối, anh có thể rời bỏ đội hình, anh có ý nghĩ quay về với chế độ cũ không. Anh trả lời rất nhanh "Không! Khi quyết định ra trình diện quân cách mạng và đề đạt nguyện vọng xin được tham gia chiến đấu là mong sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa!".
Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất mà anh nhận vào đúng ngày 30-4-1975 được treo trang trọng giữa nhà, ghi: "Đồng chí Trần Văn On đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ cứu nước". Đây là chứng vật chứng minh anh là người lính quân giải phóng. Nhưng sau hơn 36 năm với chiến tích oai hùng, từng tham gia trận ném bom lịch sử vào sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều trận ném bom khác trên chiến trường biên giới Tây Nam, Trần Văn On vẫn chưa được công nhận là cựu chiến binh.
ông Ơn này không xứng đáng với cái tên, đúng là ông già Vô Ơn.
Trả lờiXóa