Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-05-09Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Hà Nội, Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập đã thảo luận về mô hình đại học tư thục tại Việt Nam. Lợi nhuận hay phi lợi nhuậnĐây là một vấn đế khá sôi nổi gây tranh cãi và chú ý đặc biệt trong giới hữu trách ngành giáo dục nước nhà liên quan đến chuyện lâp đại học tư nhằm mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Khác với hoạt động của các trường đại học và cao đẳng công lập do nhà nước thành lập và tài trợ trong việc quản lý và điều hành nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân tài, giới trí thức cho đất nước, các trường đại học tư thục được duy trì và phát triển hoạt động nhờ vào hai thành phần là nhà giáo dục và nhà đầu tư. Nhà giáo dục có trọng trách giảng dạy, phát triển cơ sở khoa học và tri thức, củng cố đội ngũ giáo viên, đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, khoa học kỹ thuật hiện đại cho đất nước. Nhà đầu tư thì chuyên lo việc chi thu, xem xét kỹ ngân sách, cân bằng đầu vào, đầu ra, tránh lỗ lã, vì tiền bỏ ra nhiều mà thu hoạch lại kém, dễ đưa tới sự phá sản cơ sở tri thức này. Sự mâu thuẫn quyền lợi và tranh chấp quyền lực có thể nẩy sinh từ đó, vì hiện vẫn chưa có quy chế do nhà nước ban hành về hoạt động của đại học tư, nên đã có những lạm dụng như đưa người nhà của chủ đầu tư vào làm việc trong hội đồng quản trị gây bất bình cho phía nhà giáo dục. Trở ngại ấy là chuyện thường gặp trong vòng 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam triển khai mô hình đại học ngoài công lập. Theo giáo sư Phạm Phụ thuộc trường đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh thì vấn đề cơ bản của một tổ chức phi lợi nhuận là không được chia lợi nhuận cho một ai, không có chủ sở hữu cũng không có nhà đầu tư, tài sản thuộc về sở hữu cộng đồng. Dưới cái nhìn của ông, các đại học chủ trương vì lợi nhuận hoạt động theo tư thế của một công ty doanh thương, xem giáo dục là một món hàng đặc biệt, vì thế ông cho là các đại học ngoài công lập còn nhiều "khuyết tật". Phần giáo sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường đại học quốc tế Hồng Bàng ở Hà Nội thì gọi sự tranh chấp quyền lực giữa nhà giáo và nhà thầu là "quả mìn nổ chậm".
"Hiện nay các trường tư thục ở Việt Nam chưa có cơ chế phi lợi nhuận, không nói ra nhưng các trường tư là có lợi nhuận chứ không phải là phi lợi nhuận được. Chính sách vĩ mô của nhà nước hiện chưa tạo điều kiện cho các trường phi lợi nhuận tổ chức hoạt động. Có một số trường nói là phi lợi nhuận nhưng thật ra thì nửa này, nửa kia chứ dứt khoát là chưa thể phi lợi nhuận được, phần lớn các trường tư là có lợi nhuận." Ông cũng cho biết việc quản lý các đại học tư hiện vẫn do bộ Giáo dục chi phối: "Hiện nay yêu cầu quản lý của nhà nước đối với các trường tư đều trực thuộc bộ giáo dục, đào tạo, cách kiểm soát các trường tư hiện nay thì cũng gần với các trường công, mô hình trường tư hiện vẫn có nhiều vấn đề tranh cãi nhau, cơ chế trường tư của Việt Nam chưa được rõ ràng." Trường tư - nên hay không? Giáo sư Quảng hy vọng nhà nước sẽ có chủ trương, chính sách quản lý trường tư một cách hiệu quả hơn trong tương lai: Kế đó, trong cuộc trao đổi với tiến sĩ Võ Thế Lực, Tổng thư ký các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập, văn phòng tại Hà Nội, ông nói việc thành lập đại học tư thục là điều tất yếu: "Không phải là có nên hay không mà đây là đường lối của đảng và nhà nước Việt Nam, trong chính sách xã hội hóa giáo dục, dùng mọi nguồn lực của xã hội để phát triển giáo dục." Dịp này, tiến sĩ Võ Thế Lực cũng giải thích thêm về tiến trình hình thành hệ thống giáo dục tư cùng những nỗ lực nhằm kiện toàn cơ chế giảng dạy đào tạo ngoài công lập tại Việt Nam: "Trên thế giới cũng có hai loại trường, có lợi nhuận và phi lợi nhuận, ở Việt Nam thì chưa có văn bản nào về quy định của nhà nước thế nào là trường có lợi nhuận hay phi lợi nhuận, hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu. Gần đây thì có các hội thảo bàn về mô hình đó, ngày 25 tháng 4 có hội thảo về trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam, có sự tham gia của một số trường đại học Đài Loan, do giáo sư tiến sĩ Trần Hồng Quân chủ trì. Hội nghị bàn các vấn đề cơ bản cần giải quyết, đề nghị với chính phủ sớm ban hành những vấn đề cần thiết. Hiện nay chúng tôi có nghị định 61 bàn về quy chế đại hoc tư thục, cái này không rõ ràng, về sở hữu chung cho nên các trường gặp khó khăn, có thể lạc hướng, chệch hướng, chúng tôi đang đề nghị nhà nước sớm điều chỉnh. Từ năm 2006, thủ tướng chính phủ đã có quyết định là đổi trường đại học dân lập sang đại học tư thục, đến nay bộ giáo dục đào tạo mới ban hành thông tư về những khó khăn khi chuyển đổi, chúng tôi đang đề nghị chính phủ điều chỉnh để kịp thời chuyển đổi, thống nhất mô hình trong các trường đại học Việt Nam, công và tư."
Ông mạnh mẽ ủng hộ quan điểm cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích thu lợi nhuận: "Phải xem giáo dục là một doanh nghiệp đặc biệt, không thể đưa luật doanh nghiệp bên ngoài vào áp dụng trong giáo dục, mà đây là để đào tạo con người, sản phẩm về giáo dục khác hoàn toàn sản phẩm về công nghiệp, sản phẩm giáo dục không thể một lúc gạt đi mà có tính chất lâu dài, cho nên không thể xem là một doanh nghiệp được." Theo các chuyên gia giáo dục thì vấn đề lợi nhuận hay phi lợi nhuận là một mục tiêu lâu dài nhắm đến lợi ích, tương lai của đất nước vì thế các bộ ngành có liên quan cần phải nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, để đề ra một hướng đi đúng đắn, chính xác và hữu hiệu hơn về vai trò và chức năng của đại học tư thục ở Việt Nam. Theo dòng thời sự: |
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011
Mô hình đại học tư thục tại Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét