Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Vedan Hà Tĩnh lại tiếp tục gây ô nhiễm


20/11/2010 15:07:29

 - Mặc dù, đã từng bị đình chỉ hoạt động ngay trong giai đoạn chạy thử nghiệm, và tỉnh Hà Tĩnh cũng đã yêu cầu Vedan đầu tư thêm thiết bị, công nghệ xử lý môi trường. Tuy nhiên, không hiểu sao, đến bây giờ người dân hai xã Kỳ Sơn và Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh vẫn lãnh đủ.

Cuối năm 2010, từ khi Nhà máy Vedan được UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục cho phép hoạt động trở lại, nhưng phải chịu sự giám sát, chỉ đạo của Sở TN&MT và các cơ quan chức năng khác trong tỉnh về công tác khắc phục ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hệ thống công nghệ xử lý chất thải tại nhà máy Vedan chuyên sản xuất tinh bột sắn. 
 
Mặc dù, đã được đầu tư công nghệ hiện đại, tuy nhiên nhiều bể chứa của nhà máy vẫn nồng nặc bốc mùi

Mặc dù, đã được đầu tư công nghệ hiện đại, tuy nhiên nhiều bể chứa của nhà máy vẫn nồng nặc bốc mùi

 
Tuy nhiên, không hiểu sao, do tình hình "giám sát" yếu của các ban ngành địa phương, hay sự "cố ý" lơ là của nhà máy, mà đến nay tình trạng ô nhiễm môi trường của Vedan lại tiếp tục tái diễn. 
 
Điều đó, đồng nghĩa người dân địa phương sinh sống hai bên nhà máy Vedan lại phải sống chung với mùi hôi thối, vì thế người dân lại tiếp tục có đơn thư phản ánh cơ quan chức năng yêu cầu vào cuộc.
 
Lần theo sự phản ánh của người dân 2 xã Kỳ Lâm và Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, khi chúng tôi vừa đặt chân đến trước cổng nhà máy, thì có mùi hôi thối bốc ra nồng nặc, khó chịu đến mức buồn nôn. Nhiều hộ dân sống hai bên cạnh nhà máy bức xúc cho biết: "Cứu chúng tôi với các chú nhà báo ơi, thối lắm chịu không nổi! Chúng tôi đã làm đơn gửi đi khắp nơi nhưng không có ai về giải quyết, hôi thối lắm, sống như thế này người dân chúng tôi sao mà chịu được".
 
Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc là do hệ thống biogas của nhà máy

Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc là do hệ thống biogas của nhà máy chưa đáp ứng nổi

 
 
Ông Nguyễn Công Thành ở thôn Mỹ Tân, xã Kỳ Sơn sống ngay bên cạnh nhà máy Vedan bức xúc cho biết: "Từ khi nhà máy Vedan hoạt động, hơn 300 hộ dân thôn Mỹ Tân và Mỹ Lạc chúng tôi bị đảo lộn, ăn một bữa cơm cũng không ngon, ngủ một giấc cũng chẳng lành, khi trời đang mưa mà chuyển sang nắng thì mùi bốc lên nồng nặc thối kinh khủng, vợ con tôi sức khoẻ giảm sút trầm trọng, đã nhiều lần nôn ói khi hít vào mùi hôi thối bốc lên từ các bể biogas của nhà máy Vedan".
 
Ông Thành còn cho biết thêm: "Không những thế, mùi hôi thối còn bốc vào trường học cách nhà máy cả km làm cho các thầy cô giáo và các em học sinh ở Kỳ Sơn rất khó chịu làm ảnh hưởng đến việc dạy và học".
 
Trước đó, nguyên nhân ô nhiễm môi trường được xác định dẫn đến việc đình chỉ hoạt động của nhà máy là tại các khu vực của nhà máy như lò sấy, kho chứa bã sắn không có mái che, khiến nước từ 50 tấn bã sắn thải thẳng ra sông Rào Trổ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho nguồn nước. Các hồ chứa nước thải điều chưa qua xử lý và mùi hôi thối từ bã sắn làm cho các hộ dân sinh sống xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng.
 
Hệ thống biogas lọc nước thải nhà máy cũng đã cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được công suất ngày 400 tấn

Hệ thống biogas lọc nước thải nhà máy cũng đã cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được công suất ngày 400 tấn

 
 
Đặc biệt trong nhà máy Vedan có tới 5 nhà hồ chứa nước thải độc, thế nhưng nhà máy Vedan đã lén lút xả ra sông Rào Trổ, bằng cách đặt 5 cái ống thoát nước thải độc từ nhà máy Vedan chạy thẳng ra dòng sông Rào Trổ không qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước, khiến nhiều người dân ở đây phản ánh.
 
"Còn bây giờ, người dân chúng tôi không hiểu sao mùi hôi thối vẫn tiếp diễn, trong khi nhà máy đầu tư công nghệ "triệu đô" làm sạch môi trường. Chẵng lẽ, người dân chúng tôi bị… lừa". Ông Nguyễn Công Hùng – một người dân sống gần đó cho hay.
 
Trao đổi với PV, ông Chương Vĩnh Chu – Giám đốc nhà máy chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh (thuộc Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam quản lý), cho hay: "Để phòng chống được vấn đề ô nhiễm môi trường của nhà máy chúng tôi đã bỏ ra 2 triệu đô la xây dựng bể biogas để lọc chất thải của nhà máy. Hệ thống lọc được lắp ráp bằng công nghệ và thiết bị châu Âu rất hiện đại. Nước thải của nhà máy phải đi qua 6 bước của bể lọc hiện đại. 
 
Bước thứ nhất là nước thải của nhà máy phải đi qua hệ thống lọc nước bằng hầm gas, sau đó nước được đi qua 5 cái bể lọc cho đến khi nào nước đạt được tiêu chuẩn loại A mới cho thải ra ngoài".
 
Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề ô nhiễm không khí ông Chu nói: "Vấn đề ô nhiễm không khí của nhà máy sẽ cố gắng nằm trong mức cho phép". Và ông Chu cũng thừa nhận: "Công nhận là mùi hôi thối có bốc lên từ các bể lọc bay theo hướng gió vào nhà dân, nhưng đã là nhà máy thì việc ô nhiễm không khí không có thể tránh khỏi (?!)
 
Thượng tá Hoàng Việt Thành - Trưởng phòng cảnh sát TN&MT tỉnh Hà Tĩnh nói: "Chúng tôi cùng Sở TN&MT của tỉnh và một số ban ngành đã một vài lần đến kiểm tra nhà máy Vedan đóng tại xã Kỳ Sơn. Qua kiểm tra, việc mùi hôi thối bốc lên theo người dân phản ánh là có thật. Hiện tại nhà máy đang xây dựng các hệ thống chống ô nhiễm môi trường. 
 
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập đoàn liên ngành và sẽ đến kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và không khí của nhà Máy Vedan, nếu có vấn đề chúng tôi sẽ xử lý nghiêm".

 
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh là 1 trong 4 thuộc Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam quản lý, được khởi công xây dựng giữa ranh giới 2 xã Kỳ Sơn và Kỳ Lâm, thuộc huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào 8/2007, có công suốt 400 tấn sắn tươi/ngày được hoàn thành vào 10/2008, đến 11/2009 nhà máy Vedan đi vào hoạt động chính thức.
 
Trước đó, khi nhà máy mới đưa vào chạy thử nghiệm đã bị ô nhiễm trầm trọng, trước sự phản ánh mạnh mẽ của người dân 2 xã, mà chủ yếu là các hộ dân thôn Mỹ Sơn và Mỹ Lạc sinh sống xung quanh nhà máy Vedan tại xã Kỳ Sơn. 
 
Vì vậy, ngày 31/3/2009 Sở TN&MT Hà Tĩnh đã ký quyết định tạm đình chỉ sự hoạt động của nhà máy Vedan một thời gian và yêu cầu lãnh đạo của nhà máy phải khẩn trương khắc phục những sai phạm trên trước khi vận hành trở lại 
 
 
Minh San

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét