Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Từ video công an bắt gái mại dâm, nghĩ về Nhân Quyền


Phan Hoài Nam 

Tiếng khóc nức nở của cô gái ở đoạn cuối clip là một tiếng chuông báo động về  tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tiếng khóc làm nhói lòng những ai còn có chút tình người…


Trong một đoạn clip dài 1 phút 36 giây về cảnh công an Việt Nam bắt và lập biên bản 2 cô gái  trong tình trạng lõa thể, ngoài ra còn có những lời lẽ và cử chỉ hết sức côn đồ:

0:07  – Con này mày đứng dậy tao chụp kiểu ảnh,  nhanh,  mày ấy, đứng dậy.

0:16  – Đứng dậy, đứng ngữa mặt lên, ngữa mặt lên, dơ hai tay ra,  dạng hai tay ra hai bên, nhanh lên, ơ con này dang hai tay ra.

0:38 -  Nhìn vào đây, quay mặt vào đây, dang hai tay ra, đm, quay mặt vào đây, chả nhìn thấy cái đ… gì .

1:03  – Đứng dậy, đứng sát vào tường, mày ấy, đứng dậy đứng sát vào tường kia kìa.

1:32  – Mày khóc cái gì ?

Trong đoạn clip có khoảng 4, 5 người đàn ông, mặc thường phục hoặc có trang phục gần giống với dân phòng được cho là "những người bắt quả tang" và đang tiến hành lập biên bản về vụ việc. 

Hai cô gái được cho là bán dâm đang trong tình trạng khỏa thân rúm ró ký vào biên bản, một người đàn ông bị bắt quả tang quan hệ với gái mại dâm được quấn một chiếc khăn ngồi trên giường. Bối cảnh thực hiện giống như trong một phòng nghỉ của khách sạn. 


Clip này càng "gây sốc" hơn khi những cô gái mại dâm đang dùng tay che cơ thể đang trần truồng thì bị những người trong phòng dùng nhiều lời lẽ tục tĩu, xúc phạm yêu cầu họ đứng dậy, giang hai tay để chụp ảnh. Theo lời đối thoại trong đoạn clip có thể xác định, địa điểm xảy ra vụ việc thuộc các tỉnh, thành ở phía Bắc. 


Cho đến chiều hôm qua, đoạn clip đã được phát tán lên nhiều website khác, thậm chí được lưu trữ để người tò mò tải về. Trên nhiều diễn đàn, trang thông tin cũng đã đăng tải nhiều lời bình luận suy diễn về đoạn clip này, nhất là trên mạng xã hội Facebook. Công dân mạng phản đối cách làm việc vi phạm nhân quyền của những người trong hình. 
 http://www.vietnamplus.vn/

Nhìn chung dư luận trong vài ngày vừa qua đều hết sức bất bình về hành vi vô văn hóa của nhóm công an được cho là đang thi hành luật pháp. Nhưng điều làm nhiều người đau xót và cảm thương đó chính là hình ảnh của hai cô gái xuất hiện trong clip.

Riêng quan điểm của cá nhân tôi, tôi rất tôn trọng công việc của hai cô, cũng như tất cả những cô gái Việt Nam đang hành nghề mại dâm ở trong và ngoài nước, bởi vì :

-  Các cô biết sống bằng sức lao động của mình, cho dù đó là hình thức lao động tình dục vẫn chịu nhiều cái nhìn khắt khe của xã hội nhưng ai dám nói công việc đó là dễ dàng?  Muốn kiếm được tiền đều phải đổ mồ hôi sôi nước mắt như nhau cả, các cô  vẫn đáng trân trọng hơn những kẻ bá quyền đang ngồi phè phởn trên cao tham nhũng đục khoét tiền thuế của nhân dân, rút tỉa xương máu của đồng bào.

- Các cô là những nạn nhân của chế độ này, một nhà nước không biết phát triển kinh tế và tình trạng tham nhũng tràn lan đã khiến chênh lệch giàu nghèo quá cao và một bộ phận lớn người dân bị đẩy vào con đường bế tắc, một nhà nước cố tình dùng bộ máy giáo dục và tuyên truyền ngu dân hóa để dễ bề cai trị.

Tiếng khóc nức nở của cô gái ở đoạn cuối clip là một tiếng chuông báo động về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tiếng khóc làm nhói lòng những ai còn có chút tình người.


(Đoạn clip trên có những cảnh và lời đối thoại không phù hợp với bạn đọc chưa trưởng thành. 
Các bạn cần cân nhắc trước khi xem)

Xét theo bản TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ  được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua và công bố  theo Quyết nghị 217 A (III) ở Paris vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, thì  lực lượng công an này đã vi phạm vào điều 1 , 3 , 5 , 11a , và 12 trong đó ghi rõ :

Ðiều 1 [Nhân phẩm; Tự do và Bình đẳng; Tình anh em]:

Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trong tinh thần anh em.

Ðiều 3 [Quyền được sống, có tự do và an toàn]:

Tất cả mọi người đều có quyền được sống, quyền có tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 5 [Cấm tra tấn]:

Không ai có thể bị tra tấn hoặc bị đối xử hay bị bắt chịu hình phạt một cách dã man, vô nhân đạo hay nhục nhã.

Ðiều 11 [Quyền được xem là vô tội và cấm hồi tố]:

(a) Mỗi người, khi bị cáo buộc về hành vi phạm tội hình sự, có quyền đòi hỏi được xem là vô tội cho đến khi họ bị một toà án mở phiên xử công khai, trong đó họ có đủ mọi điều kiện để biện hộ, kết án theo đúng luật pháp.

Ðiều 12 [Quyền riêng tư; Bảo vệ danh dự]:

Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời sống riêng, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm hoặc xúc phạm như vậy.

Ở Việt Nam hiện nay hầu hết mọi người đều rất mù mờ về nhân quyền, đơn giản bởi vì chế độ cộng sản khống chế bộ máy giáo dục và truyền thông để làm cho con người trong xã hội đó mất đi khả năng suy nghĩ độc lập  khi tiếp nhận thông tin.  Và không chỉ có hai cô gái trong clip này mà  hơn 80 triệu người dân Việt Nam đang bị xâm hại nhân quyền mà rất ít người nhận ra.

Và khi mà một cá nhân chưa nhận ra được mình có những quyền lợi gì thì làm sao có thể đứng lên đòi hỏi quyền lợi cho cả một dân tộc.  Cho nên tiến trình canh tân đất nước  phải bắt đầu bằng những cá nhân biết tự canh tân chính mình  .

Dưới đây tôi xin đính kèm bản TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ mọi người có thể dành chút thời gian suy ngẫm xem  mình đã và đang bị mất đi những quyền nào, và sẽ đòi lại  bằng cách nào .

18-11-2010
Viết riêng cho Dân Làm Báo
Phan Hoài Nam 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét