15/05/2011 06:41:34 - Ngày 13/5, hội thảo khoa học "Giải pháp tổng thể đảm bảo môi trường sống của rùa Hồ Gươm" đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà khoa học đầu ngành về công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, thủy sản, hồ học, công nghệ hóa học, cơ khí, các chuyên gia trong lĩnh vực rùa mai mềm nước ngọt... nhằm tìm ra giải pháp cứu rùa hồ Gươm, cứu hồ Gươm.
Hút bùn 1 năm, nạo vét bùn hồ ThS Lê Thị Hoàng Oanh, Viện Quản lý Chất thải và Xử lý vùng ô nhiễm, Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức) cho biết, công nghệ hút bùn của Đức và công nghệ tách nước từ bùn đã từng được áp dụng ở Hồ Gươm dự kiến sẽ tái lắp đặt vào tháng 6 tới đây. Tháng 10/2011, hệ thống máy móc thiết bị sẽ được chuyển về Việt Nam, công việc hút bùn sẽ được tiến hành trong khoảng 1 năm. Lượng bùn được loại bỏ dự kiến sẽ khoảng 50.000m3. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu đánh giá tác động sinh thái của hút bùn, làm tăng thể tích nước trong hồ và cải thiện điều kiện sinh thái, ngoài ra còn có giảm nồng độ hàm lượng chất độc trong hồ. Việc quan trắc chất lượng nước chủ yếu tập trung vào amoni.
"Chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý amoni này và tiến hành quan trắc và lấy mẫu định kỳ trước trong và sau quá trình hút bùn. Amoni giải tỏa từ đáy hồ và amoni từ nước trong đáy hồ" - ThS Lê Thị Hoàng Oanh nói. Theo PGS.TS Trần Đức Hạ, chủ nhiệm bộ môn Cấp thoát nước, Môi trường nước, Đại học Xây dựng Hà Nội, phải nạo vét bùn hồ để tăng thêm chiều sâu của hồ từ 0,3 - 0,6m. Bùn đáy cần được nạo vét bằng hút bùn sinh thái để không ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như thành phần sinh vật trong hồ. Công suất của máy phải đồng bộ với hệ thống ép khô, đảm bảo mực nước hồ, chống mất nước cho hồ, tăng nước thấm vào hồ. Làm giàu oxy, tạo dòng chảy và tăng cường quá trình tự làm sạch nước hồ. Cấp oxy cưỡng bức tạo điều kiện động trong hồ. TS Trần Đức Hạ đề xuất các biện pháp sinh thái là thả thêm một số loài cá vào hồ với số lượng nhất định, làm nguồn thức ăn cho rùa và tạo điều kiện xáo trộn các tầng nước trong hồ, tiêu diệt rùa tai đỏ. Nuôi trồng thực vật thủy sinh tạo cảnh quan và làm giàu oxy cho hồ. Xử lý nước hồ bằng công nghệ nào? GS.TS Đặng Đình Kim, Viện Công nghệ Môi trường cho rằng, bức tranh ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm đã rõ. Độ pH luôn cao là đặc điểm nổi bật của hồ ô nhiễm so với các hồ khác. Thành phần vi tảo, tảo lam chiếm ưu thế, tảo lục giảm dần. Các loài động vật có xu hướng giảm về thành phần và mật độ. Các nhóm vi sinh vật ít thay đổi. TS Nguyễn Phú Tuân, giám đốc Công ty Cổ phần Xanh đề xuất phương pháp làm sạch hồ bằng cách phun chế phẩm ức chế sự phát triển của tảo độc, lắp đặt hệ thống hoạt hóa và sử dụng sản phẩm khoảng hoạt hóa LTH 79 và LTH 88 để làm sạch nước. Đáng chú ý là công nghệ nước từ trường làm thay đổi cấu trúc nước. Cấu trúc nước có 60 phân tử nhưng khi qua thiết bị chỉ còn 4 - 7 phân tử, có khả năng cải tạo nước. Hồ Hoàn Kiếm phải được bổ sung vi sinh vật có ích, thiết kế các loại vi sinh vật thủy sinh. Thả cá xuống nước, cá diếc, cá rô, cá chép, cá mè, một số loài bản địa. Công nghệ hoạt hóa để tăng oxy trong nước. Sản phẩm LTH 79 và LTH 88 có trong danh mục chế phẩm xử lý môi trường thủy sản. Hồ Gươm có những tiêu chí đặc biệt, khác với các hồ khác, vì thế việc xử lý hồ cũng cần xem xét cẩn trọng.
Ông Phan Thanh Thiên, Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh (Gia Lai) đưa ra giải pháp xử lý bằng các sản phẩm sinh học. Đây là những sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược có công dụng kháng khuẩn, phòng dịch, diệt vi khuẩn có trong ao hồ, tăng cường miễn dịch và chống sốc cho động vật khi môi trường thay đổi. Ông Nguyễn Đức Toàn, Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường nêu ý kiến áp dụng công nghệ của Bỉ để xử lý ô nhiễm bằng cách tích hợp các vi sinh vật có lợi trong môi trường nước bị ô nhiễm, các vi sinh vật này sẽ sinh sôi, phát triển và phân hủy các chất hưu cơ độc hại, làm tiêu giảm lớp bùn, đồng thời tăng cường chất lượng nước, giảm mùi hôi thối... Sau 24 tháng thì hồ sẽ hoàn toàn sạch. Để làm sạch môi trường nước hồ và cải tạo hệ sinh thái Hồ Gươm, theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ và Thương mại THT cho rằng, cần phải bổ cập nước sạch cho hồ, nạo vét bùn, nạo vét dị vật, trồng thêm bè trúc quanh hồ, loại bớt lượng vi tảo có trong hồ. Tô Hội |
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
Nghe nhà khoa học bàn cách cứu hồ Gươm !!!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét