Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Lo ngại tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc

(Dân trí) - Riêng Việt Nam hiện có khoảng gần 15.000 lao động sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc, trong đó, số đi theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài đã hết hạn ở lại hoặc trốn ra ngoài là 8.400 người.
Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn đang hoặc chuyển việc làm liên tục tại Hàn Quốc đang có xu hướng phát triển theo.
 
Thống kê từ Cục Phát triển nguồn nhân lực (Bộ Lao động Hàn Quốc) Cục cho biết, hiện nước này có khoảng 20% lao động nhập cư đang sống bất hợp pháp. Riêng Việt Nam hiện có khoảng gần 15.000 lao động sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc, trong đó, số đi theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) hết hạn ở lại hoặc trốn ra ngoài là 8.400 người. Tình trạng xin chuyển xưởng của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đang đứng đầu danh sách 15 quốc gia phái cử, chiếm tỷ lệ 35% số lao động nước ngoài xin chuyển xưởng. Trong khí tỷ lệ của các nước khác như Thái Lan chỉ 8,0%; Philippines 10,1%; Indonesia là 11,7%...  

 


Xuất khẩu lao động Hàn Quốc là mong muốn của nhiều lao động Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia phân tích, dù theo quy định của Hàn Quốc, lao động nước ngoài có thể chuyển nơi làm việc tối đa là ba lần. Tuy nhiên việc liên tục chuyển nơi làm việc sẽ gây mất lòng tin và thiện cảm của chủ sử dụng lao động. Đồng thời cũng khiến người lao động không đủ điều kiện thể hiện năng lực nên họ có rất ít cơ hội gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc theo hợp đồng.

Đang lo ngại, theo nhận định của nhiều chuyên gia, tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp và tỷ lệ lao động chuyển xưởng tăng cao sẽ khiến hình ảnh lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng lao động nước sở tại xấu đi, ảnh hưởng lớn đến chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS ở Việt Nam.

Nguyên nhân lao động bỏ trốn được các chuyên gia trong lĩnh vực này nhìn nhận là do áp lực kinh tế. Theo thống kê của cơ quan chức năng Việt Nam,lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập bình quân từ 900 – 1.100 USD/người/tháng, hoặc cao hơn, cao hơn rất nhiều lần so với mức thu nhập trong nước. Với những tính toán khá hạn hẹp, nhiều lao động đã tìm bỏ qua những cam kết đã ký trước khi xuất khẩu lao động, tìm mọi cách để bỏ trốn khi gần hết hạn hợp đồng, hoặc chuyển đến những khu vực có thông tin mức lương cao hơn khi đang làm việc ổn định.

Trước tình trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm xây dựng đề án chống chuyển xưởng và chống bỏ trốn nhằm hạn chế tối đa tình trạng trên.

P. Thanh

1 nhận xét:

  1. THƯƠNG EM -(thương mọi người trẻ tuổi)
    Thương em tôi tuổi đời còn ngơ ngác – (em được sinh ra muộn nên không hiểu được nhiều vấn đề)
    Lầm lối trên đường lạc bước giữa rừng hoang – ( đã lầm lối giữa rưng là tượng trưng cho …..,trong rừng thì có nhiều loại thú dử có nhiều loại ăn thịch và nhiều cách ăn khác nhau,tuy nhiêu cũng có những loại thú không ăn thịch và còn tàn sát lẩn nhau nửa)
    Không kể em nghe thú dữ rất hoang tàn – ( mọi người đã có tình dấu em mọi tin tức em không được biết)
    Mẹ(họ) chỉ bảo đường đi đầy ánh sang. – (lúc sinh ra còn nhỏ thì em đã được dạy là ……đầy ánh sang)
    Em ơi em tôi sẽ cùng em bước – (sẽ có người cùng em bước, em không phải bước một mình ở rừng hoan đâu)
    Bước khỏi cánh rừng và đánh sặp rừng hoang – nếu em đang trong … thì ra khỏi ngay và cùng với người ở ngoại …. đánh sặp cái rừng hoang này.
    Để cùng em dạo bước trở về làng – (ta cuộc sống ta được thoải mái hơn, để làng xớm chúng ra được xung túc hươn…)
    Không lo sợ xung quanh đầy thú dử. – (không lo sợ thú dử nửa vì chúng ta đã đáng sặp nơi ẩn náo của chúng )…

    +Bài thơ gồm 8 câu có những chú thích cơ bản
    Ẩn danh.

    Trả lờiXóa