21/11/2010 14:56:16 Chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất hiện nay được định giá tới triệu đô.
Xét về số lượng và họa tiết uốn lượn phong phú thì có lẽ cổ vật sứ đứng bậc nhất ở Việt Nam. Đến nay, cổ vật sứ còn lưu giữ nhiều nhất ở nước ta có lẽ là đồ sứ ký kiểu, ấy là những món đồ mà hàng quan lại, vua chúa xưa đặt những người thợ giỏi nhất bên Trung Quốc làm mẫu mã, màu sắc, hoa văn theo ý mình. Không nhiều chum, chóe quý thời Khang Hy, Ung Chính của Trung Quốc còn sót lại; Trong đó có chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất hiện nay được định giá tới triệu đô.
Đó là chiếc chum cao 70 cm, vòng đường kính lớn nhất 55 cm, vòng đường kính nhỏ nhất là 36 cm. Phía trước là họa tiết cảnh cung đình hoa lệ, phía sau là họa tiết "nhất thi nhất họa" (vẽ chữ).
Đó là chiếc chum cao 51 cm, vòng tròn có đường kính lớn nhất 40 cm, vòng đường kính bé nhất là 25 cm. Tính theo giá ở Việt Nam thì chum Ung Chính khoảng chừng 250 ngàn USD nhưng nếu ở nước ngoài, giá của nó chắc chắn không dừng ở đó. Bởi ngay cả trong giới chơi cổ vật ở quê hương của chiếc chum (Trung Quốc), loại chum từ thời đại vua Ung Chính (1723 - 1735) có họa tiết đẹp, lớp men mịn, sáng bóng và thân chum lành lặn - không phải là nhiều. Bát vua trong kho Nội phủ
Cổ vật sứ từ các triều đình Trung Quốc xưa hiện còn trong các gia đình chơi cổ vật Hà Nội không nhiều. Những chiếc chum, chóe, lai đẹp lại càng hiếm. Cổ vật sứ nhiều nhất hiện nay còn lại ở trong nước, có lẽ là đồ sứ ký kiểu của cung đình Huế xưa.
Đó là những món đồ sứ được vua chúa, quan lại, gia đình giàu có xưa đặt những người thợ giỏi nhất bên Trung Quốc chế tác theo mẫu, màu, họa tiết theo ý mình nên gọi là đồ sứ ký kiểu. Đồ sứ ký kiểu có nhiều loại, phàm là sứ ký kiểu được đặt về để dùng trong cung Vua, phủ Chúa thì thuộc đồ quý bậc nhất, kế đến mới là sứ ký kiểu trong quan gia. Sứ ký kiểu trong các dòng tộc giàu có nhưng không phải là quan lại hay hoàng tộc thì dù đẹp đến mấy, giá trị của nó cũng có giới hạn nhất định. Đồ sứ ký kiểu chỉ bắt đầu có từ thời Lê Trịnh (1533 - 1788), đồ ngự dụng, quan dụng được gửi mẫu sang Cảnh Đức trấn, Giang Tây (Trung Quốc) để làm.
Một chiếc bát thuộc hàng ngự dụng (bát vua dùng) thời Lê - Trịnh với 4 chữ "Nội phủ thị trung" phía dưới đáy bát hiện thuộc hàng cổ vật quý hiếm. Ấy là món đồ được dùng ở chính điện, trang trí đặc biệt dành cho vua, với rồng 5 móng bay lượn giữa mây lành và sóng nước. Đó có thể là họa tiết lưỡng long chầu nguyệt, hay tường vân (mây lành) hoặc mỹ nhân, sơn thủy. Chiếc bát vua thuộc Nội phủ thị trung hiện nằm trong bộ sưu tập của ông Trần Thao (Nghi Tàm, Hà Nội) nằm trong hàng cổ vật quý. Cùng đó là chiếc đĩa sứ ký kiểu quan dụng từ thời Lê Trịnh, chiếc đĩa nhỏ nhắn này nếu được giữ lành lặn, nguyên bản thì giá của nó tính bằng tiền Việt lên tới hơn 70 triệu đồng một chiếc. Rẻ hơn và không quý hiếm bằng đồ sứ ký kiểu thời Lê Trịnh là đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn.
Trong bộ sưu tầm của ông Thao có chiếc bát họa tiết hoa hướng dương phía ngoài, mặt trong là hoa đào với hai chữ Tự Đức ở phía đáy bát. Một chiếc bát của vua Tự Đức còn lành lặn sẽ có giá tới 5 ngàn USD. Sau hàng trăm năm, chiếc bát của vua đến nay vẫn còn nguyên lớp men mịn, sáng bóng, sang trọng của món đồ cung đình, khác biệt hẳn với đồ quan dụng hay dân dụng. Bởi những người thợ ngày đó đều phải hiểu biết rằng các thứ đồ vẽ rồng, kỳ lân, phượng hay những món đồ màu sắc… đều là đồ vật ngự dụng chỉ dành cho vua, chúa dùng. (Theo Giadinh.net) |
Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010
Chiếc chum có giá 20 tỷ đồng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét