Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok2011-05-18Cử tri trên toàn quốc sẽ đi bầu đại biểu quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, vào ngày Chủ nhật, 22 tháng 5 tới đây. "Giao lưu trực tuyến"Đến cận ngày bầu cử, nhiều tờ báo tại Sài Gòn và Hà Nội tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp, để cử tri đặt câu hỏi với các ứng cử viên quốc hội và giới chuyên gia, doanh nhân, quan chức chánh phủ, về những vấn đề liên quan đến tương lai của đất nước và người dân Việt. Khách mời tham dự trực tuyến thuộc nhiều địa phương từ Nam chí Bắc như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Người đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, ra đề nghị là cử tri, cách thức trao đổi là qua mạng Internet. Các câu hỏi mang nội dung tổng quát như: bạn mong muốn đại biểu quốc hội phải là người như thế nào? Bạn muốn đại biểu phản ánh, bày tỏ vấn đề gì trước quốc hội? Bạn kỳ vọng gì từ những đại biểu quốc hội sẽ được bầu chọn?
Theo ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ Tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì qua những lần tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri trong những ngày qua, thì người dân tham gia đông hơn, tự nguyện hơn và các ý kiến phát biểu có trách nhiệm, có chuẩn bị. Cử tri đánh giá cao chương trình hành động của các ứng viên. "Chỉ còn 4 ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử, nếu bây giờ mới thiết lập liên lạc trực tuyến, giữa ứng cử viên với cử tri, tôi nghĩ là cũng hơi chậm, làm sớm hơn thì sẽ tốt hơn. Đây là một kênh rất quan trọng để cử tri, trao đổi và qua đó người ta đánh giá ứng cử viên. Hiện nay ở quốc hội có một trang web, thành lập được hơn một năm nay, để làm cầu liên lạc giữa đại biểu quốc hội với cử tri cả nước. Thường xuyên chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi, nhiều thông tin do cử tri gửi đến, có nhiều đại biểu quốc hội tham gia trả lời câu hỏi của cử tri trên trang web đó. Những ai, không được cử tri hỏi trực tiếp, hoặc chưa có điều kiện trả lời trực tiếp, thì qua những thông tin, nhắn gửi của cử tri thì cũng có thêm căn cứ để nghiên cứu và trình bày vấn đề ở nghị trường." Ông Nguyễn Như Một ứng cử viên tự do cũng nói lên suy nghĩ của mình về cuộc trao đổi trực tuyến, cùng những điều muốn nêu lên: "Mình chỉ muốn gởi lời nhắn nhủ đến tất cả các đại biểu quốc hội khóa XIII, nếu được trúng cử, thì họ nên thực thi dân chủ và nhân quyền, đa nguyên, đa đảng cho người Việt Nam. Nếu trúng cử, mình sẽ là một mô hình, example, ví dụ đó, về nguyên tắc đa nguyên trong quốc hội, về các tiếng nói phản biện, tiếng nói dân chủ của người dân, phải tới tận tay quốc hội." Theo ông thì cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp chỉ là một sự sắp đặt: "Nói về lòng dân thì tất cả người dân Việt Nam đều biết sẽ có bầu cử quốc hội, họ cũng biết là cuộc bầu cử này đã có sự sắp đặt rồi, người ta đi bầu cho có, người tổ chức thì coi như là họ tổ chức cho có, "để trả nợ quỷ thần thôi." Ai đại diện dân nghèo?Một cử tri có chồng bị kết án tù vì công khai lên tiếng chống đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng, nói lên nguồn hy vọng và mơ ước của mình:
"Như những người Việt Nam khác, em rất mong muốn và kỳ vọng ở những người đại biểu quốc hội, sẽ làm gì đó cho người dân Việt Nam mình được có quyền tự do, nói chung là dân chủ đúng nghĩa của nó, chứ không phải là dân chủ trong khuôn khổ thì em cảm thấy rất buồn vì nếu gọi là dân chủ thì mọi cái phải được tự do, về tự do ngôn luận, rồi báo chí, thật là khó có thể diễn tả được… Nói chung là mọi người trên thế giới, người ta tự do như thế nào, thì người Việt Nam mình cũng được như thế. Rất mong muốn là các đại biểu quốc hội sẽ đóng góp tiếng nói, để chính phủ Việt Nam có những cải tổ, rất mong muốn là những người như chồng tôi sẽ không bao giờ bị tù đầy, bị giam cầm, rất mong muốn điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam sẽ không còn nữa. Tất cả dân thì ở đâu cũng thế, mong xã hội của mình ngày càng tiến lên và quyền lợi của người dân được đảm bảo." Theo báo chí thì toàn bộ công tác chuẩn bị bầu cử được tiến hành đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn, an ninh đúng quy định của pháp luật, nhìn chung không có sai sót lớn , không xảy ra trục trặc nào. Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, đánh giá về công việc chuẩn bị cho ngày toàn dân đi bầu: "Cơ bản là đã hoàn tất, lên được danh sách các ứng cử viên, niêm yết tiểu sử của các ứng cử viên, tổ chức cho cử tri tiếp xúc với các ứng cử viên, danh sách cử tri cũng đã được niêm yết. Vừa qua tôi có tham gia một số đoàn giám sát, kiểm tra của Hội đồng Bầu cử và của Ủy ban Thường vụ quốc hội, đi một số địa phương. Chúng tôi đánh giá các công việc chuẩn bị của địa phương là tốt, cũng có một số sai sót nhỏ, chúng tôi kịp thời góp ý để các địa phương điều chỉnh." Cũng liên quan đến bầu cử cuối tuần này, lên tiếng qua báo chí mới đây, khi nói về bản lãnh của các đại biểu quốc hội, những người được cử tri tín nhiệm tại cơ quan quyền lực cao nhất nước, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ Tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: bản lãnh không có nghĩa là nêu trước diễn đàn, những vấn đề hóc búa, đao to, búa lớn, mà phải dám nói lên sự thật, chất vấn đến cùng những vấn đề do cử tri gởi gấm, tin cậy. Trong việc tổ chức cử tri trực tuyến có mặt tích cực là giới trẻ và những doanh nhân có điều kiện sử dụng computer sẽ tham gia, nhưng các giới khác thì sao, họ là những nông dân chân lấm tay bùn, những người lăn lộn ngoài đường kiếm ăn và hàng triệu công nhân trong các nhà máy, liệu ai là người sẽ nói thay tiếng nói của họ trứơc các đại biều tương lai? Theo dòng thời sự:
|
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011
Ứng viên có “trao đổi” với mọi người dân?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét