Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-02-15Trong những ngày tân niên tình hình vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên khó khăn hơn vì lãi suất tăng từ 18 tới 20%. Liệu tình hình này có gây xáo trộn thêm nền kinh tế hay không? Mặc Lâm phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Sơn, một trong nhóm sáu người tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong những ngày đầu đổi mới, để biết quan điểm của ông về vấn đề này. Thị trường chứng khoánMặc Lâm : Câu hỏi đầu tiên xin ông cho biết là trong một bài viết mới đây của ông thì ông có dùng thuật ngữ là "bẫy thu nhập trung bình", ông có thể vui lòng giải thích thuật ngữ này nói lên điều gì trong kinh tế ạ. Ông Huỳnh Bửu Sơn : "Bẫy thu nhập trung bình" là một khái niệm do các nhà kinh tế đưa ra trong thời gian gần đây thôi. Đó là khái niệm cho rằng các quốc gia đang phát triển nếu mà họ không duy trì được động lực tăng trưởng mạnh khi mà mức thu nhập bình quân của người dân trong nên kinh tế của họ tiến tới mức như là trong khoảng một hai ngàn đô la một năm trên đầu người, thì có khả năng là họ sẽ bị vướng vào trong cái bẫy đó và tiến trình phát triển sẽ bị chậm lại, tăng trưởng kinh tế sẽ bị chậm lại. Họ không thể nào thoát khỏi được cái bẫy, có nghĩa là lúc đó tốc độ phát triển kinh tế của họ đã chậm lại rồi cho nên sẽ khó mà vượt qua mức bình quân đầu người như vậy. Mặc Lâm : Mới đây theo đánh giá của Ngân Hàng Standard & Poor thì họ đánh giá là Việt Nam sẽ là một trong ba nước dẫn đầu Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ, trong năm 2011 về tăng trưởng. Đánh giá này như vậy có quá lạc quan hay không, và ông có nhận xét gì về sự đánh giá này? Ông Huỳnh Bửu Sơn : Tôi nghĩ, đánh giá như thế có thể tạo nên một ảnh hưởng tâm lý tốt cho những nhà lãnh đạo Việt Nam và ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế thì ta thấy là có những khó khăn mà Việt Nam phải vượt qua, chẳng hạn như là chỉ số ICOR, tức là cái mức đầu tư tăng thêm cho việc tăng thêm đó, thì hiện nay chỉ số ICOR của Việt Nam ở mức khá cao, trên 8, điều đó có nghĩa là phải đầu tư 8 lần mới có một mức tăng trưởng của GDP là 1 đồng, mà như vậy thì người ta cho rằng sẽ khó cho Việt Nam nếu không có biện pháp nào giảm được chỉ số đó thì khó có thể trở thành một con rồng Châu Á trong thời gian 10-20 năm.
Lãi suất, ngoại tệMặc Lâm : Cho tới giờ phút này thì lãi suất ngân hàng đã tăng lên từ 18 tới 20% vì vậy các doanh nghiệp rất e ngại, không dám vay với mức lãi suất như vậy để mà sản xuất, mà họ tìm vào nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, và đây là lý do làm cho thị trường chứng khoán trong năm qua tăng lên tới 37%. Theo ông, hình ảnh này là tiêu cực hay tích cực trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thưa ông? Ông Huỳnh Bửu Sơn :Thực ra sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, theo nhận xét riêng của tôi thì tôi cho rằng nó cũng phản ánh được trong năm 2010 nó có những triển vọng có mức độ, triển vọng nhất định trong phát triển, trong tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn lớn cũng như họ có ngành nghề kinh doanh khá là ổn định. Tuy nhiên, phải nói rằng chính lãi suất cao đó nó làm chậm đi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2010 hơn là nó tạo ra sự thay đổi trên huy động vốn. Tôi nghĩ rằng trong năm 2011, với mức lãi suất ngân hàng cao như hiện nay thì khó cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng sseer mà phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và như vậy thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán trong năm 2011. Mặc Lâm : Theo chúng tôi được biết thì dự trữ ngoại tệ hiện nay của Việt Nam chỉ còn 10 tỷ đô la, so với vài năm về trước là 20 tỷ đô la. Sự sụt giảm một cách quá lớn như vậy nó có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế hay không? Ông Huỳnh Bửu Sơn : Trong tình hình vừa qua, với sự thiếu hụt trong cán cân thương mại kéo dài, tôi cho rằng chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ. Và thật ra mà nói thì dự trữ ngoại tệ chỉ có thể có một tác động tâm lý đối với sự ổn định đồng bạc, chứ thật ra nó không phải là một yếu tố quyết định đối với trị giá đồng bạc. Tôi nghĩ những yếu tố vĩ mô khác sẽ có tác động quan trọng hơn. Tuy nhiên, thường thường một quốc gia họ sẽ cố gắng duy trì dự trữ ngoại tệ để đảm bảo nhập khẩu trong vòng vài tháng, và tôi nghĩ cái mức 10 tỷ thì nó cũng tương đương khoảng 2-3 tháng nhập khẩu của Việt Nam, thì tôi cho rằng đây cũng là mức không phải là cao lắm.
Mặc Lâm : Xin được hỏi ông một câu cuối cùng là theo cách nhìn riêng của ông thì trong năm 2011 này điều gì mà nhà nước cần phải đặc biệt tập trung chú ý nhất để giữ cho nền kinh tế ổn định như từ trước tới nay. Ông Huỳnh Bửu Sơn : Riêng tôi thì tôi thấy rằng việc ổn định hệ thống ngân hàng để tạo điều kiện làm giảm lãi suất tín dụng thì nó sẽ có hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn là những biện pháp vĩ mô khác. Tôi vẫn cho rằng nỗ lực của chính phủ cũng như của Ngân Hàng Nhà Nước trong việc ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam để đưa mức lãi xuất đến một mức mà có thể dễ dàng chấp nhận được và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể làm ăn tốt và có sinh lợi, thì tôi nghĩ đó là biện pháp có thể nói rằng ưu tiên trong năm 2011 để giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ được cái khủng hoảng toàn cầu đang sắp qua đi rồi, và họ có thể nhân cơ hội đó để mà phát triển. Mặc Lâm : Dạ vâng. Xin cảm ơn ông Huỳnh Bửu Sơn rất nhiều về thời gian ông dành cho chúng tôi trong ngày hôm nay. Theo dòng thời sự: |
Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011
Kinh tế VN 2011 qua cái nhìn một chuyên gia kinh tế
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét