iệt Hà, phóng viên RFA
2011-05-13
Tin tức về vụ tập trung những người Hmông ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên những ngày qua cho thấy đã có một số người Hmông tin vào chuyện đấng cứu thế sẽ quay trở lại vào ngày 21 tháng 5 sắp tới để cứu rỗi người Hmông. Đã có người tự xưng là Vàng Chứ, tức là chúa trời, đến cứu giúp người Hmông. Trong khi đó đã có bài báo trong nước gọi đây là một thứ đạo, đạo Vàng Chứ. Vậy Vàng Chứ là gì và có liên quan thế nào đến đức tin của người Hmong vào thiên chúa? Tại sao chính phủ Việt Nam lại lo sợ Vàng Chứ đến vậy?
Việt Hà phỏng vấn giáo sư môn tôn giáo, James Lewis, thuộc trường đại học Bethel ở Minesota, Mỹ, người đã nhiều năm nghiên cứu về phong trào theo thiên chúa của người Hmông ở Việt Nam.
Theo giáo sư James Lewis, người đã có những bài viết và nghiên cứu về phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông tại miền Bắc Việt Nam thì Vàng Chứ không phải là một đạo.
Điều này khác hoàn toàn với những gì đã được viết trên báo chí trong nước những ngày gần đây sau khi có vụ tập trung nhiều người Hmông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nổ ra hồi cuối tháng 4 vừa qua.
Giáo sư James Lewis giải thích về nghĩa của từ Vàng Chứ như sau:
"Từ Vàng Chứ trong nghĩa của người Hmong có nghĩa là Vua, hoàng đế, …. Nó có nghĩa trong tiếng Việt là một vị vua cầm quyền ở một lãnh thổ nhất định, nó có nghĩa chính trị đối với người Hmông trong quá khứ. Truyền thuyết của người Hmông nói rằng có một vị vua trên trần thế cai trị một lãnh địa của người Hmong ở Trung Quốc và ông ta được gọi là Vàng chứ.
Điều này có nghĩa là người Hmông tin rằng trong quá khứ họ có một vương quốc riêng, một ông vua riêng."
Đức tin của người Hmong
Khi người Hmông tiếp xúc với những người truyền giáo của đạo thiên chúa, và được nghe giảng về kinh thánh, về Đức Chúa Trời, và Jesus Christ, họ đã dùng từ Vàng Chứ với một nghĩa mới là Đức Chúa Trời. Điều này theo giáo sư James Lewis cũng đã từng xảy ra với nhiều từ khác trên thế giới khi một từ được tiếp nhận thêm nghĩa mới dù tên gọi không thay đổi.
Người Hmông vốn chủ yếu sống ở miền Nam Trung Quốc, và một số tỉnh phía Bắc tại các nước Lào, Việt Nam, Thái lan và Miến Điện. Tuy nhiên khi nói đến phong trào người HMông theo đạo Thiên Chúa, thì có thể kể ra 3 phong trào chính xảy ra trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Theo giáo sự James Lewis thì phong trào thứ nhất bắt đầu vào khoảng những năm 1890 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc khi một nhà truyền giáo người Anh có tên Pollard lần đầu tiên tiếp xúc với những người Hmông tại đây. Phong trào thứ hai bắt đầu tại Xiêng Khoảng, Lào vào khoảng đầu những năm 1950 khi hàng ngàn người Hmông tại đây theo thiên chúa.
Tuy nhiên phong trào người Hmông theo thiên chúa lớn nhất từ trước tới nay, theo giáo sư Lewis đã diễn ra tại miền Bắc Việt Nam vào khoảng năm 1987 trở lại đây, dưới tác động của các chương trình của đài phát thanh thuộc công ty Far East broadcasting từ hải ngoại. Chỉ đến năm 1991, khi một bài báo đầu tiên về phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông ở Việt Nam xuất hiện trên báo Nhân Dân thì lúc đó cộng đồng quốc tế mới biết được mức độ và tốc độ lan truyền nhanh chóng của đạo thiên chúa trong những người Hmông tại đây.
Vậy tại sao người Hmông lại quan tâm đến đạo thiên chúa đến vậy ngay từ phong trào đầu tiên? Giáo sư Lewis giải thích:
"Người Hmong có truyền thuyết là họ có một cuốn sách đã bị mất, và những người Hmong thấy là có cuốn sách đã được Pollard dịch sang tiếng Hmong và nói câu chuyện tương tự như của họ. Truyền thuyết nói là họ đã có một vị vua gọi là Vàng Chứ, vị vua nói là sẽ quay trở lại và cứu họ khỏi những khổ đau. Cuốn kinh thánh này cũng nói về một vị vua sẽ quay trở lại và vì vậy họ tỏ ra quan tâm tới thiên chúa vì họ đã hòa nhập truyền thuyết của họ với sự quay trở lại của chúa được nói đến trong kinh thánh.
Theo giáo sư James Lewis, hiện có khoảng 300,000 người Hmong theo đạo thiên chúa nhưng cũng khó xác định chính xác bởi cho đến giờ chính phủ Việt Nam vẫn chưa cho phép những chuyên gia nghiên cứu vào tìm hiểu tại chỗ về tình hình người Hmông theo đạo.
Chính phủ và dân đều lúng túng
Phong trào người Hmông theo đạo tin lành ngay từ lúc đầu đã không được chính phủ nhìn nhận một cách đúng mức, bởi những giới chức tại Việt Nam đã lẫn lộn nghĩa của từ Vàng Chứ mà người Hmông sử dụng khi nói đến đức tin của họ vào thiên chúa. Giáo sư James Lewis giải thích:
"Chúng tôi tìm thấy trong các văn bản của chính phủ Việt Nam, tôi đọc rất nhiều tài liệu từ Trung ương tức là Hà Nội, thì rõ ràng là những người chức trách đã lẫn lộn từ Vàng Chứ. Họ tin là những người mới theo đạo thiên chúa sử dụng từ Vàng Chứ cho Chúa trời có nghĩa chính trị. Vì vậy, trong các văn bản, họ tỏ ra lúng túng với từ Vàng Chứ và nghĩa của nó với người Hmong."
Nhà chức trách Việt Nam cho rằng người Hmông nói đến Vàng Chứ là có ý muốn lập vương quốc riêng, đòi tự trị.
Trong khi đó chính trong cộng đồng người Hmông cũng có những lẫn lộn. Giáo sư Lewis giải thích tiếp:
Có một số nhỏ người Hmong lại hòa nhập điều này với suy nghĩ trước kia của người Hmong về một vị vua quay trở lại và lập một vương quốc của người Hmong và sẽ mang lại cho người Hmong tất cả những gì mà họ không có dưới sự cai trị của chính phủ Việt Nam."
Cũng chính vì vậy mà từ những năm 1980 trở lại đây, tại Việt Nam đã có một số người tự gọi mình là Vàng Chứ của người Hmông đến để cứu giúp người Hmông. Gần đây nhất, theo các nguồn tin mà giáo sư James Lewis thu thập được thì có một thanh niên trẻ khoảng 25 tuổi ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã tự xưng là Vàng Chứ và kêu gọi người Hmông tập trung lại để chờ ngày Chúa trời xuất hiện.
Vì đâu nên nỗi
Sự kiện ở huyện Mường Nhé là một hệ quả của một loạt các sự kiện lịch sử như vậy. Giáo sư James Lewis cho rằng, chính phủ Việt Nam cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự kiện này.
"Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về phong trào này vì họ đã không cho những hội thánh theo đạo thiên chúa ở Việt Nam được quyền tiếp cận những người Hmông để dạy họ về kinh thánh và thần học. … Thêm nữa, chính phủ cũng không cho phép việc in kinh thánh bằng tiếng Hmong. Chính phủ chặn mọi ngả đường khiến người Hmong không thể tiếp cận được với việc giảng dạy thần học."
Trong khi chính phủ tìm cách ngăn cản những người truyền giáo đến dạy người Hmông học kinh thánh thì những người Hmông tin theo Thiên chúa, thiếu thông tin đã nghe được các bài giảng của một người có tên Harold Camps thuộc đài Family Radio tại Mỹ. Người này tuyên truyền rằng ngày 21 tháng 5 năm 2011 là ngày tận thế. Người tự xưng là Vàng Chứ của người Hmông dựa vào những bài giảng này và kêu gọi những người Hmông cả tin nghe theo đài Family Radio, tập trung lại chờ ngày Vàng Chứ của họ cứu giúp người Hmông.
Giáo sư James Lewis nói điều này không có gì là lạ đối với người Hmông:
"Điều này vẫn thường xảy ra trong lịch sử người Hmong vì người Hmong sống ở vùng núi xa, là thiểu số, không có nhiều sự chú ý từ chính phủ. Thiếu các dịch vụ chăm sóc xã hội, thiếu giáo dục, sự bảo vệ, họ cảm thấy là chính phủ không quan tâm đến họ. Một số người có thể thậm chí là không thích hoặc ghét chính phủ."
Một báo cáo vào năm 2009 của Ngân Hàng Thế Giới cho biết tỷ lệ người nghèo trong số những người Hmông tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với người Kinh chiếm đa số ở Việt Nam.
Những người Hmông này vì vậy càng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những tuyên truyền sai trên đài Family Radio và lời của người tự xưng là Vàng Chứ của họ.
Giáo sư James Lewis cho rằng đã đến lúc chính phủ Việt Nam cần phải nhìn nhận phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông theo đúng nghĩa của nó tức là không có ý nghĩa chính trị, không muốn ly khai hay dùng vũ lực như những gì mà họ vẫn viết về người Hmông. Đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải cho phép người Hmông được tiếp cận với việc giảng đạo thiên chúa, được có kinh thánh bằng tiếng Hmông, bởi ông nói:
"Những người theo đạo thì họ cũng là người Việt và họ tự hào là người Việt, nhưng đối với người Hmong thì thật khó để tự hào khi họ bị mất đất, bị đàn áp và bị nói xấu."
Việt Hà phỏng vấn giáo sư môn tôn giáo, James Lewis, thuộc trường đại học Bethel ở Minesota, Mỹ, người đã nhiều năm nghiên cứu về phong trào theo thiên chúa của người Hmông ở Việt Nam.
Theo giáo sư James Lewis, người đã có những bài viết và nghiên cứu về phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông tại miền Bắc Việt Nam thì Vàng Chứ không phải là một đạo.
Điều này khác hoàn toàn với những gì đã được viết trên báo chí trong nước những ngày gần đây sau khi có vụ tập trung nhiều người Hmông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nổ ra hồi cuối tháng 4 vừa qua.
Giáo sư James Lewis giải thích về nghĩa của từ Vàng Chứ như sau:
"Từ Vàng Chứ trong nghĩa của người Hmong có nghĩa là Vua, hoàng đế, …. Nó có nghĩa trong tiếng Việt là một vị vua cầm quyền ở một lãnh thổ nhất định, nó có nghĩa chính trị đối với người Hmông trong quá khứ. Truyền thuyết của người Hmông nói rằng có một vị vua trên trần thế cai trị một lãnh địa của người Hmong ở Trung Quốc và ông ta được gọi là Vàng chứ.
Điều này có nghĩa là người Hmông tin rằng trong quá khứ họ có một vương quốc riêng, một ông vua riêng."
Đức tin của người Hmong
Khi người Hmông tiếp xúc với những người truyền giáo của đạo thiên chúa, và được nghe giảng về kinh thánh, về Đức Chúa Trời, và Jesus Christ, họ đã dùng từ Vàng Chứ với một nghĩa mới là Đức Chúa Trời. Điều này theo giáo sư James Lewis cũng đã từng xảy ra với nhiều từ khác trên thế giới khi một từ được tiếp nhận thêm nghĩa mới dù tên gọi không thay đổi.Người Hmông vốn chủ yếu sống ở miền Nam Trung Quốc, và một số tỉnh phía Bắc tại các nước Lào, Việt Nam, Thái lan và Miến Điện. Tuy nhiên khi nói đến phong trào người HMông theo đạo Thiên Chúa, thì có thể kể ra 3 phong trào chính xảy ra trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Theo giáo sự James Lewis thì phong trào thứ nhất bắt đầu vào khoảng những năm 1890 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc khi một nhà truyền giáo người Anh có tên Pollard lần đầu tiên tiếp xúc với những người Hmông tại đây. Phong trào thứ hai bắt đầu tại Xiêng Khoảng, Lào vào khoảng đầu những năm 1950 khi hàng ngàn người Hmông tại đây theo thiên chúa.
Tuy nhiên phong trào người Hmông theo thiên chúa lớn nhất từ trước tới nay, theo giáo sư Lewis đã diễn ra tại miền Bắc Việt Nam vào khoảng năm 1987 trở lại đây, dưới tác động của các chương trình của đài phát thanh thuộc công ty Far East broadcasting từ hải ngoại. Chỉ đến năm 1991, khi một bài báo đầu tiên về phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông ở Việt Nam xuất hiện trên báo Nhân Dân thì lúc đó cộng đồng quốc tế mới biết được mức độ và tốc độ lan truyền nhanh chóng của đạo thiên chúa trong những người Hmông tại đây.
Vậy tại sao người Hmông lại quan tâm đến đạo thiên chúa đến vậy ngay từ phong trào đầu tiên? Giáo sư Lewis giải thích:
"Người Hmong có truyền thuyết là họ có một cuốn sách đã bị mất, và những người Hmong thấy là có cuốn sách đã được Pollard dịch sang tiếng Hmong và nói câu chuyện tương tự như của họ. Truyền thuyết nói là họ đã có một vị vua gọi là Vàng Chứ, vị vua nói là sẽ quay trở lại và cứu họ khỏi những khổ đau. Cuốn kinh thánh này cũng nói về một vị vua sẽ quay trở lại và vì vậy họ tỏ ra quan tâm tới thiên chúa vì họ đã hòa nhập truyền thuyết của họ với sự quay trở lại của chúa được nói đến trong kinh thánh.
Những người theo đạo thì họ cũng là người Việt và họ tự hào là người Việt, nhưng đối với người Hmong thì thật khó để tự hào khi họ bị mất đất, bị đàn áp và bị nói xấu.Và khi họ trở thành người theo thiên chúa, và họ bắt đầu hiểu sự khác nhau giữa truyền thuyết của họ, giữa Vàng Chúa và sự trở lại của đấng cứu thế được nói đến trong kinh thánh. Vì Vàng Chứ mà họ biết thì sẽ lập một vương quốc của người Hmong riêng, giúp người Hmong thoát khổ, còn Jesus trong kinh thánh sẽ quay trở lại nhưng không chỉ cho riêng người Hmong mà cho tất cả mọi người."
Giáo sư Lewis
Theo giáo sư James Lewis, hiện có khoảng 300,000 người Hmong theo đạo thiên chúa nhưng cũng khó xác định chính xác bởi cho đến giờ chính phủ Việt Nam vẫn chưa cho phép những chuyên gia nghiên cứu vào tìm hiểu tại chỗ về tình hình người Hmông theo đạo.
Chính phủ và dân đều lúng túng
Phong trào người Hmông theo đạo tin lành ngay từ lúc đầu đã không được chính phủ nhìn nhận một cách đúng mức, bởi những giới chức tại Việt Nam đã lẫn lộn nghĩa của từ Vàng Chứ mà người Hmông sử dụng khi nói đến đức tin của họ vào thiên chúa. Giáo sư James Lewis giải thích:"Chúng tôi tìm thấy trong các văn bản của chính phủ Việt Nam, tôi đọc rất nhiều tài liệu từ Trung ương tức là Hà Nội, thì rõ ràng là những người chức trách đã lẫn lộn từ Vàng Chứ. Họ tin là những người mới theo đạo thiên chúa sử dụng từ Vàng Chứ cho Chúa trời có nghĩa chính trị. Vì vậy, trong các văn bản, họ tỏ ra lúng túng với từ Vàng Chứ và nghĩa của nó với người Hmong."
Nhà chức trách Việt Nam cho rằng người Hmông nói đến Vàng Chứ là có ý muốn lập vương quốc riêng, đòi tự trị.
Trong khi đó chính trong cộng đồng người Hmông cũng có những lẫn lộn. Giáo sư Lewis giải thích tiếp:
Chúng tôi tìm thấy trong các văn bản của chính phủ Việt Nam, thì rõ ràng là những người chức trách đã lẫn lộn từ Vàng Chứ. Họ tin là những người mới theo đạo thiên chúa sử dụng từ Vàng Chứ cho Chúa trời có nghĩa chính trị."Một vài người Hmong đã tiếp nhận được những lời dạy trong thiên chúa về sự trở lại của chúa tức là khi Jesus trở lại, ngài sẽ tạo một trái đất mới một thiên đường mới. Vì vậy một vài người Hmong đã lấy sự hy vọng của người thiên chúa về việc trở lại của chúa trời và biên dịch nó theo nghĩa chính trị….
Giáo sư Lewis
Có một số nhỏ người Hmong lại hòa nhập điều này với suy nghĩ trước kia của người Hmong về một vị vua quay trở lại và lập một vương quốc của người Hmong và sẽ mang lại cho người Hmong tất cả những gì mà họ không có dưới sự cai trị của chính phủ Việt Nam."
Cũng chính vì vậy mà từ những năm 1980 trở lại đây, tại Việt Nam đã có một số người tự gọi mình là Vàng Chứ của người Hmông đến để cứu giúp người Hmông. Gần đây nhất, theo các nguồn tin mà giáo sư James Lewis thu thập được thì có một thanh niên trẻ khoảng 25 tuổi ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã tự xưng là Vàng Chứ và kêu gọi người Hmông tập trung lại để chờ ngày Chúa trời xuất hiện.
Vì đâu nên nỗi
Sự kiện ở huyện Mường Nhé là một hệ quả của một loạt các sự kiện lịch sử như vậy. Giáo sư James Lewis cho rằng, chính phủ Việt Nam cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự kiện này."Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về phong trào này vì họ đã không cho những hội thánh theo đạo thiên chúa ở Việt Nam được quyền tiếp cận những người Hmông để dạy họ về kinh thánh và thần học. … Thêm nữa, chính phủ cũng không cho phép việc in kinh thánh bằng tiếng Hmong. Chính phủ chặn mọi ngả đường khiến người Hmong không thể tiếp cận được với việc giảng dạy thần học."
Trong khi chính phủ tìm cách ngăn cản những người truyền giáo đến dạy người Hmông học kinh thánh thì những người Hmông tin theo Thiên chúa, thiếu thông tin đã nghe được các bài giảng của một người có tên Harold Camps thuộc đài Family Radio tại Mỹ. Người này tuyên truyền rằng ngày 21 tháng 5 năm 2011 là ngày tận thế. Người tự xưng là Vàng Chứ của người Hmông dựa vào những bài giảng này và kêu gọi những người Hmông cả tin nghe theo đài Family Radio, tập trung lại chờ ngày Vàng Chứ của họ cứu giúp người Hmông.
Giáo sư James Lewis nói điều này không có gì là lạ đối với người Hmông:
"Điều này vẫn thường xảy ra trong lịch sử người Hmong vì người Hmong sống ở vùng núi xa, là thiểu số, không có nhiều sự chú ý từ chính phủ. Thiếu các dịch vụ chăm sóc xã hội, thiếu giáo dục, sự bảo vệ, họ cảm thấy là chính phủ không quan tâm đến họ. Một số người có thể thậm chí là không thích hoặc ghét chính phủ."
Một báo cáo vào năm 2009 của Ngân Hàng Thế Giới cho biết tỷ lệ người nghèo trong số những người Hmông tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với người Kinh chiếm đa số ở Việt Nam.
Những người Hmông này vì vậy càng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những tuyên truyền sai trên đài Family Radio và lời của người tự xưng là Vàng Chứ của họ.
Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về phong trào này vì họ đã không cho những hội thánh theo đạo thiên chúa ở Việt Nam được quyền tiếp cận những người Hmông để dạy họ về kinh thánh và thần học.Vào ngày 10 tháng 5 vừa qua, chính phủ Việt Nam cho biết tình hình Mường Nhé đã ổn định trở lại. Tuy nhiên liệu chính phủ đã học được bài học gì từ vụ việc này?
Giáo sư Lewis
Giáo sư James Lewis cho rằng đã đến lúc chính phủ Việt Nam cần phải nhìn nhận phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông theo đúng nghĩa của nó tức là không có ý nghĩa chính trị, không muốn ly khai hay dùng vũ lực như những gì mà họ vẫn viết về người Hmông. Đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải cho phép người Hmông được tiếp cận với việc giảng đạo thiên chúa, được có kinh thánh bằng tiếng Hmông, bởi ông nói:
"Những người theo đạo thì họ cũng là người Việt và họ tự hào là người Việt, nhưng đối với người Hmong thì thật khó để tự hào khi họ bị mất đất, bị đàn áp và bị nói xấu."
Theo dòng thời sự:
- Giới chức ở Mường Nhé e ngại tránh nói về cuộc biểu tình
- Vụ biểu tình ở Điện Biên theo lời kể của người địa phương
- Việt Nam: số người Hmong biểu tình bị bắt vẫn được giữ kín
- Việt Nam tìm cách ổn định tình hình tại Mường Nhé
- Người H'Mông Việt Nam - Họ là ai?
- Sứ quán Mỹ tìm hiểu về số người Hmong thiệt mạng ở Mường Nhé
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét