Thứ bảy, 7/5/2011, 10:41 GMT+7 Sự xuất hiện tình cờ của nhiều nhân chứng nổi tiếng trong vụ ầm ĩ giữa Vietnam Airlines và HLV Lê Minh Khương, kèm cách xử lý cứng nhắc của hãng hàng không quốc gia đã gây nên một tai nạn truyền thông lớn. |
Ca sĩ Quang Hà, người đầu tiên tố cáo Vietnam Airlines hành xử không đúng mực với HLV Lê Minh Khương. Ảnh: vanhoa |
Thứ hai, vụ việc này có những nhân chứng là người nổi tiếng như ca sĩ Quang Hà, đạo diễn Trần Lực nên thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông. Bản thân người bị Vietnam Airlines cưỡng chế - HLV Taekwondo Việt Nam Lê Minh Khương, cũng là người nổi tiếng nên sự việc càng thêm "hot".
Thứ ba, khi có nhiều ý kiến trái chiều, Vietnam Airlines đã ra ngay thông cáo báo chí với dự kiến về đề nghị từ chối vận chuyển HLV Lê Minh Khương. "Rõ ràng, đây là hành động thể hiện sự cứng nhắc và nóng vội, gây ra phản ứng không thuận từ dư luận đối với một vụ việc còn nhiều tranh cãi", bà Nga nhận định.
Trong khi đó, một người làm trong ngành truyền thông trong giới showbiz thì cho rằng, Vietnam Airlines gặp vận xui khi gặp đúng một nhân chứng là ca sĩ khi tình cờ tham dự chuyến bay này và trở thành người hùng bảo vệ lẽ phải. Sự xuất hiện liên tục của ca sĩ này trên báo nói về vụ việc càng làm cho khủng hoảng truyền thông của hãng hàng không Vietnam Airlines thêm trầm trọng.
Bà Phạm Thanh Nga, Phó giám đốc Công ty truyền thông Thiên Ngân cũng cho rằng, Quang Hà đã có nhiều năm hoạt động trong ngành giải trí và có tên tuổi, chỗ đứng nhất định. "Tôi nghĩ anh ta là một hành khách bất bình với sự việc nên ra làm chứng chứ không sử dụng đó như một chiêu PR. Người ta không dại gì gắn tên tuổi vào một việc lùm xùm như vậy", chuyên gia về truyền thông này bình luận.
Trong khi đó, bà Vũ Hoài Thu – Phó giám đốc Công ty truyền thông T&A Ogilvy nhận xét, nguồn gốc của vụ khủng hoảng truyền thông là do Vietnam Airlines đã không giải quyết với khách hàng một cách thích hợp. "Khi khách hàng phàn nàn mà gặp phải cách giải quyết không thỏa đáng thì họ có khả năng gây ra những khủng hoảng về truyền thông đối với những thương hiệu lớn", bà Thu nói.
Chuyên gia về truyền thông này cho rằng, vụ việc của HLV Lê Minh Khương trở nên ầm ĩ không phải vì ông này là người nổi tiếng mà bởi hành khách là người quyết theo đuổi vụ việc đến cùng.
Đạo diễn Trần Lực - nhân chứng khiến cho dư luận thêm sôi sục vì Vietnam Airlines. Ảnh: vanhoa. |
Trong khi đó, giám đốc một công ty truyền thông tại Hà Nội từng làm việc với Vietnam Airlines cho biết, từ trước đến nay, hãng hàng không này chưa từng gặp rắc rối nào về truyền thông liên quan đến cưỡng chế hành khách gây rối trên máy bay. Trong vụ việc này, việc xác định hành khách đó có gây rối hay không vẫn chưa rõ ràng nhưng hãng vẫn đưa ra cách hành xử như thể mình đúng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới những phản ứng tiêu cực của dư luận.
Ông này bổ sung, mô tả của đạo diễn Trần Lực về cảnh tượng cưỡng chế đối với HLV Lê Minh Khương giống hệt như một thước phim sống động với những hình ảnh rất phản cảm của nhân viên Vietnam Airlines là một yếu tố làm cho vụ khủng hoảng bùng nổ. "Anh Trần Lực là một người có tiếng tăm, với tư cách rất đàng hoàng. Bằng chứng của anh ấy đưa ra có sức nặng và làm cho phía hàng không bất lợi. Điều này thu hút thêm sự chú ý của công luận và làm cho khủng hoảng truyền thông càng dâng cao. Tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay, Vietnam Airlines làm gì cho phải cũng rất khó", ông này chia sẻ.
"Máy bay Vietnam Airlines bay đến TP HCM thì không hạ cánh được và phải bay về Đà Nẵng. Mọi người phải ngồi trên máy bay chờ đợi rất mệt mỏi. Bỗng tôi nhìn ở cách mấy hàng ghế phía trên có hai người đang nói chuyện với nhau - một người là ca sĩ gì đó trông rất quen mặt, người kia mặc áo vest rất lịch sự. Đang nhìn thì tôi thấy một số người mặc quần áo đồng phục có chữ "An ninh" sau lưng, tiến tới anh mặc áo vest - chính là anh Khương. Chỉ thấy anh Khương giơ tay trình bày thì một người an ninh gạt tay anh xuống. Anh Khương cố lùi lại ở hàng ghế thì mấy người an ninh kia xô vào túm lấy anh này, bẻ tay, đè cổ dạt xuống sàn. Thấy tiếng hét lên "Các hành khách ơi" một cái là sau đấy không thấy gì vì hình như anh ấy bị bịt miệng. Tôi ở phía sau thấy anh ý mất hút xuống, kể cả đứng dậy cũng không nhìn thấy đâu. Rồi các nhân viên an ninh này đẩy anh ý lên hạng trên. Trong khi đẩy rất khó khăn vì anh này cũng cự lại. Đẩy lên đến giữa khoang VIP và khoang thường - có ngăn giữa để đồ ăn, thì vào một cái là họ kéo ri-đô. Thấy nhiều người lên xem, tôi cũng đi theo, chui qua ri-đô, thấy anh Khương đang bám vào cái ghế để chống lại sự kéo xuống của mấy người an ninh kia. Tôi nhớ mãi hình ảnh khi nhìn vào mặt anh, thấy anh Khương có vẻ như nhận ra Trần Lực là diễn viên và nói một câu mà tôi không quên được: "Anh ơi cứu em với" làm tôi sững hết cả người. Rồi có một ông an ninh không biết nói gì mà anh Khương nói lại với ông an ninh: "Anh đánh em đau quá". Tôi định bước lên can "Thôi đừng đánh người ta…" thì có một cô tiếp viên ra kéo ri-đô che lại và nhìn tôi rất lầm lừ. Tôi không nói chuyện với cô ấy mà hỏi một cô nhân viên khác: "Có việc gì đấy em?". Cô này nói: "Tại vì hành khách này muốn xuống máy bay". Tôi bảo: "Muốn xuống sao lại đánh người ta?!". Tôi rất bất bình vì nếu người ta có đòi xuống, hành khách không muốn bay thì một là phải cho họ xuống, hai là nói thế nào để họ ngồi đó mà họ yên tâm. Ông ý đòi cuống vé mà cũng đánh ông ý…" - Trích băng ghi âm trả lời phỏng vấn đạo diễn Trần Lực - |
Hoàng Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét