Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Những bất cập với lao động trẻ em


2011-05-02

Vấn đề lao động trẻ em bị chủ bóc lột sức lao động trở nên khá phổ biến hiện nay, thậm chí có em bị hành hạ đến mang thương tích.

AFP photo

Trẻ đánh giày, hình ảnh rất thường thấy ở SG

Tình trạng này đã khiến luật pháp phải can thiệp. Quỳnh Như trình bày vấn đề này với ý kiến của Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, người chuyên thụ lý các vụ án xâm hại và lạm dụng lao động trẻ em. 

Bị bóc lột, bị lợi dụng...

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, người trực tiếp tham gia các vụ án bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, nói về vấn đề trẻ lao động kiếm sống để nuôi thân: 

"Tôi được biết một số trẻ em theo cha mẹ lên thành phố sống. Cuộc sống cũng có hơi thiếu thốn một chút do điều kiện kinh tế của cha mẹ có khó khăn. Các em phải lao động sớm do hoàn cảnh gia đình khó khăn bị chủ lợi dụng, bằng cách lợi dụng sức lao động của trẻ, rồi trả tiền công ít. Mấy em còn bị bắt phải làm việc quá nhiều thời gian."  

Thực vậy, để có thể tự nuôi bản thân hay phụ giúp thêm cho cha mẹ các em phải lao động sớm khi tuổi đời còn rất nhỏ, có em chỉ khoảng 9 hay 10 tuổi đã lo việc bưng bê thức ăn hay dọn bàn trong các quán ăn. Với tuổi đời còn non nớt như thế, cộng thêm với việc học hành dở dang, không có chút hiểu biết gì về các quy định hay luật lệ, nên những nguy cơ luôn rập rình các em. Các lao động nhỏ thường bị bắt chẹt, có khi bị chủ đánh đập, hành hạ.

Những trường hợp lạm dụng lao động trẻ em gần đây thường bị phát hiện như thế nào?

"Một số trường hợp là do quần chúng phát hiện, hoặc các trẻ bị hành hạ tìm các trốn khỏi nhà chủ rồi đi tố cáo với chính quyền điạ phương, với công an. Khi Công an phát hiện ra vụ án thì họ vào cuộc điều tra bắt chủ cơ sở, những người hành hạ trẻ em, đánh đập trẻ, lợi dụng sức lao động của trẻ sẽ bị khởi tố, rồi đưa ra xét xử."

Các em phải lao động sớm do hoàn cảnh gia đình khó khăn bị chủ lợi dụng, bằng cách lợi dụng sức lao động của trẻ, rồi trả tiền công ít. Mấy em còn bị bắt phải làm việc quá nhiều thời gian.  

LS Nguyễn Thị Hồng Liên

Liệu mức xử phạt về tội bóc lột lao động trẻ em có đủ để răn đe những kẻ bóc lột, hành hạ lao động trẻ nhỏ. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này Luật sư Hồng Liên cho biết như sau:  

"Theo tôi thì những biện pháp xử lý của nhà nước cũng rất nghiêm khắc đối với những trường hợp bị phát hiện. Những vụ án đó được xử đúng mức độ, tính chất, hành vi phạm tội. Nó đã gióng lên một hồi chuông, cũng như tạo nên một sự cảnh giác cho người dân biết, để những trường hợp đó người ta tố giác tội phạm để nhà nước xử lý. Đồng thời cũng cho cha mẹ của những đưá bé biết được những việc như vậy để họ ngăn ngừa, họ tìm cách để bảo vệ quyền lợi cho con của họ."      

Trong đội ngũ lao động "nhí" hiện nay, rất nhiều em còn đủ cả cha mẹ, nhưng do hoàn cảnh kinh tế của gia đình mà các em phải ra đời bương chải kiếm sống để tự nuôi bản thân và phụ giúp thêm phần nào cho cha mẹ. Tại nhiều vùng người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng không đủ đất canh tác, hay gặp thiên tai mất mùa, thiếu niên phải bỏ làng quê ra thành thị lao động. 

Vai trò của cha mẹ

Cho nên dù muốn hay không muốn gia đình cũng đành phải chấp nhận cho trẻ đi xa. Do vậy theo Luật sư Hồng Liên các tổ chức xã hội, và đặc biệt trước tiên là gia đình cần nhận thức rõ việc bảo vệ quyền lợi của lao động trẻ em. Bà nói: 

033_RIA10-622566_4096-250.jpg
Trẻ em đánh bài. AFP photo
"Tôi thấy trong vấn đề này gia đình rất quan trọng. Gia đình sẽ giáo dục đứa trẻ và biết những cái nào có thể bảo vệ quyền lợi của con mình. Đồng thời các tổ chức xã hội trong vấn đề này cũng có một vai trò rất quan trọng, họ sẽ góp phần cùng với gia đình với nhà nước để phát hiện kịp thời những trường hợp xâm phạm trẻ em như vậy thì họ sẽ tố giác, họ sẽ có những cách để bảo vệ trẻ, bằng cách có một mạng lưới với những cộng tác viên tốt, thì họ sẽ làm tốt vai trò bảo vệ quyền lợi trẻ em."    

Như vậy Luật pháp có vai trò bảo vệ quyền lợi cho lao động trẻ em ra sao:

"Luật Lao động cũng có những quy định để những trẻ em ở độ tuổi nhỏ các thì chủ cơ sở không được mướn trẻ vào làm việc trong những môi trường lao động độc hại, hoặc đối với trẻ còn quá nhỏ tuổi thì không được thuê mướn. Nhưng mà nó cũng có một cái ở đây là do điều kiện kinh tế của cha mẹ, gia đình khó khăn, thành ra nhiều khi họ cũng vì đồng tiền mà để con lao động sớm.

Tôi thấy trong vấn đề này gia đình rất quan trọng. Gia đình sẽ giáo dục đứa trẻ và biết những cái nào có thể bảo vệ quyền lợi của con mình.

LS Nguyễn Thị Hồng Liên

Những trường hợp này khi nhà nước phát hiện sẽ tìm cách trợ giúp những gia đình đó để nâng cao cuộc sống của họ, để giúp họ vượt qua những khó khăn, để họ đừng để con em họ lao động sớm như vậy.

Ngoài ra nhà nước cũng có chính sách để trợ giúp trẻ em đường phố học tập để có nghề nghiệp kiếm sống. Họ đưa các trẻ này vào những trung tâm, những trại nuôi dưỡng trẻ em để giúp những trẻ em này vượt qua những khó khăn, giúp các em có tay nghề để sau này có nghề nghiệp nuôi sống được nó. Ở các vùng sâu, vùng xa chính sách của nhà nứơc cũng có bao trùm tới, nhưng mà phải nói rằng nó không được như ở thành phố."          

Dư luận đều mong mỏi những biện pháp như luật sư Nguyễn thị Hồng Liên nêu ra được triển khai một cách hiệu quả; tuy nhiên ở Việt Nam luôn có khoảng cách giữa thực tế và những chủ trương đề ra.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét