Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Tình trạng “chê” tiền xu


2011-04-13

Tính khả thi của việc sử dụng tiền xu từ mấy năm gần đây là một đề tài bàn luận ở Việt Nam. Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã thừa nhận rằng tiền xu không đạt hiệu quả.

RFA file

Năm ngàn đồng bằng tiền xu. RFA file


Thêm vào đó, khi lạm phát Việt Nam đạt mức 13,9%, cao nhất trong vòng 2 năm qua thì vấn đề tiền xu và tiền mệnh giá thấp lại thu hút quan tâm từ giới chuyên gia cho đến người dân bình thường. Quỳnh Chi tìm hiểu và tường trình.

Khổ vì tiền xu

Chị Bé nhăn nhó khi bị người bán hàng thối lại 2 tờ 200 đồng và 1 đồng xu trị giá 2 ngàn đồng sau khi mua một gói mì tôm. Hỏi ra mới biết, loại tiền xu và tiền giấy mệnh giá thấp hiện rất khó sử dụng. Chị Bé cho biết, cả huyện Chợ Mới, An Giang rất khó chịu khi bị thối tiền xu hay tiền lẻ và nếu lỡ nhận rồi thì việc xài nó chỉ tùy vào vận may. Chị nói: 
"Đối với giấy 200 đồng bây giờ giá trị rẻ quá nên không còn xài nữa. Giấy 500 đồng và 1 ngàn đồng thì còn xài. Còn giấy 200 đồng thì bây giờ mình trả tiền người ta cũng không lấy, chỉ có trong siêu thị thì còn xài thôi"
 "500 đồng thì được 1 viên kẹo, còn 1 ngàn đồng thì mua được một bịch bánh cho trẻ em ăn. Nhưng mà tiền giấy thì người ta không phiền hà. 1 ngàn, 2 ngàn thì cũng được đi nhưng mà tiền xu thì người nhận người không, đành để dành trả cho người nào nhận"
Máy bán càphê tự động. RFA ảnh minh họa
Máy bán càphê tự động. RFA ảnh minh họa
Tình trạng "chê" tiền xu, tiền lẻ ở vùng tỉnh lẻ đã như thế, tình trạng này còn trầm trọng hơn ở các thành phố lớn. Chị Vy, sống tại Sài Gòn cho biết:
Ví dụ bây giờ cầm 10 ngàn, thì đã nghe nặng tay rồi. Đi chợ nấu ăn một ngày bây giờ thấp nhất cũng là 100 ngàn nếu ở thành thị, còn ở thôn quê thì giá đó cũng khoảng 50 ngàn
Chị Vy
"Hiện tại, 10 ngàn, 20 ngàn, 50 ngàn, 100 ngàn là những mệnh giá phổ biến. Một ổ bánh mì không bây giờ cũng đã 3 ngàn đồng. Bánh mì thịt thì 10 ngàn, có nơi 15 hay 20 ngàn. Nói chung tiền Việt Nam đồng bây giờ bị mất giá nên xài cái gì cũng đắt đỏ lắm. Xài cái gì cũng ít nhất là 10 ngàn". 
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng ba vừa qua tăng 2,17%, tăng mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 2008. Trong đó, các mặt hàng có ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống người dân như giá thực phẩm tươi sống và dịch vụ giao thông vẫn tăng mạnh. Việc này kết hợp với mức lạm phát quá cao trên mức 2 con số như hiện tại đã khiến cho các đồng tiền mệnh giá thấp trở nên không hữu dụng. Nói một cách khác, để phải cầm 10 tờ mệnh giá 1 ngàn đồng ăn cơm bình dân thì bất tiện hơn chỉ cầm 1 tờ 10 ngàn.
Không chỉ ghét xài các loại tiền mệnh giá quá nhỏ như 200, 500, 1 ngàn hay 2 ngàn đồng, nhiều người cũng rất khó chịu khi phải bị thối lại tiền xu. Một trong những lý do của hiện trạng này là tính bất lợi của nó. Chị Vy nói thêm:
Tiền xu bất tiện vì nó có thể rớt mất. Còn cho trẻ em xài thì có trường hợp trẻ em nuốt tiền xu vào miệng
Chị Vy
"Ví dụ bây giờ cầm 10 ngàn, thì đã nghe nặng tay rồi. Đi chợ nấu ăn một ngày bây giờ thấp nhất cũng là 100 ngàn nếu ở thành thị, còn ở thôn quê thì giá đó cũng khoảng 50 ngàn."
Bắt đầu từ cuối năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phát hành tiền xu 5 ngàn, 1 ngàn và 200 đồng. Sau đó 4 tháng, loại tiền xu 2 ngàn và 500 đồng ra đời để đáp ứng nhu cầu mua bán và tiền xu rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới. Thế nhưng, một sự khác nhau cơ bản về lưu thông tiền tệ ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, điển hình là Việt Nam, là người dân ở các nước phát triển chủ yếu xài thẻ ngân hàng trong mua bán trao đổi. Nhưng tại Việt Nam, trao đổi mua bán chủ yếu nhỏ lẻ và thanh toán bằng tiền mặt nên khi cần cầm 1 số tiền lớn ra đường, tiền xu hay tiền mệnh giá nhỏ không thể là một sự lựa chọn. Chị Bé cho biết thêm:
 "Tiền xu bất tiện vì nó có thể rớt mất. Còn cho trẻ em xài thì có trường hợp trẻ em nuốt tiền xu vào miệng"
Việc trẻ em nuốt tiền xu là có nhưng có thể nói người ta tránh xài tiền xu phần nhiều vì nó bất tiện trong 
Tiền xu 500 đồng và 2000 đồng. RFA file
Tiền xu 500 đồng và 2000 đồng. RFA file
việc cất giữ và đôi lúc lại quên mang ra xài. Ngoài ra, chị Vy cho biết một lý do nữa khiến tiền xu khó xài:
 "Một lý do nữa là tiền xu để một lúc là bị trầy. Khi tiền xu bị trầy quá thì cũng không ai lấy."

Chức năng của tiền xu

Theo tính toán, tiền giấy có tuổi thọ khoảng 8 đến 12 năm sau khi được lưu hành trên thị trường. Trong khi tuổi thọ của tiền kim loại thường dao động từ 20 đến 40 năm tuỳ kim loại. Và đây cũng là một trong những lý do vững chắc được đưa ra khi Việt Nam bàn thảo kế hoạch sản xuất loại tiền này. Thế nhưng, tính từ lúc bắt đầu sử dụng tiền xu, đồng tiền cũ nhất cũng chỉ mới lưu hành được 8 năm nhưng lại không được người dân sử dụng vì quá cũ.
Tiền xu có 3 tính năng chính: độ bền, mệnh giá nhỏ tiện trao đổi và sử dụng vào các máy móc tự động như xe điện hay máy bán hàng tự động. Trong 3 công dụng, có thể nói công dụng thứ 3 là lớn nhất vì nó có thể tiết kiệm được thời gian
Tiền xu có 3 tính năng chính: độ bền, mệnh giá nhỏ tiện trao đổi và sử dụng vào các máy móc tự động như xe điện hay máy bán hàng tự động. Trong 3 công dụng, có thể nói công dụng thứ 3 là lớn nhất vì nó có thể tiết kiệm được thời gian và công sức con người một cách đáng kể. Thế nhưng, khi cơ sở hạ tầng chưa tương xứng, khi người dân vẫn chủ yếu trực tiếp trao đổi mua bán thì thấy được chức năng thứ ba là điều không thể. 
Điều này cũng giống như việc một khi chưa có điện, thì mua máy may chạy điện về nhà cũng chỉ vô ích cho dù công suất cái máy may chạy điện hơn hẳn máy may đạp bằng chân. Chính vì thế mà người dân chẳng 
Máy bán nước ngọt, kẹo bánh tự động. RFA ảnh minh họa
Máy bán nước ngọt, kẹo bánh tự động. RFA ảnh minh họa
những không thể thấy được lợi ích của tiền xu mà còn cảm thấy bất tiện.
Về vấn đề tiền xu, giáo sư Tương Lai, người nghiên cứu các vấn đề văn hóa xã hội Việt Nam cho rằng vấn đề này không nghiêm trọng lắm nhưng cũng không nên tốn công sản xuất tiền xu khi chưa có các điều kiện thích ứng khác. Ông nói:
nếu chưa sử dụng được chức năng (các loại máy bán hàng tự động..v..v..) ấy của tiền xu vì chưa tương thích về máy móc hay về kinh phí chẳng hạn thì cũng không nên tốn công tốn của sản xuất ra tiền xu
GS Tương Lai
"Nếu như các loại máy bán hàng tự động hay các loại máy móc sử dụng tiền xu phổ biến để giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực thì lúc bấy giờ hẳn sử dụng tiền xu. Lúc đó thì dù làm tiền đồng tốn kém hơn tiền giấy mà khi nó có công năng như thế thì vẫn phải làm ra tiền xu để sử dụng bởi nó cần thiết. 
Nhưng nếu chưa sử dụng được chức năng ấy của tiền xu vì chưa tương thích về máy móc hay về kinh phí chẳng hạn thì cũng không nên tốn công tốn của sản xuất ra tiền xu".
Có thể hiệu quả việc sử dụng tiền xu thất bại không gây ra ảnh hưởng quá lớn nhưng nó vẫn là một nước cờ sai và hậu quả là là những gì đang xảy ra. 
Tiền lẻ hay tiền có mệnh giá thấp dưới 2 ngàn đồng đang dần trở nên khó xài và tiền xu lại càng khó xài hơn khi có mệnh giá thấp và chưa cần thiết. Câu nói "Tiền lẻ hơn thẻ thương binh" xem ra bây giờ không còn đúng nữa, ít ra trong hoàn cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và lạm phát ở mức 2 con số như hiện nay. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét