Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Tiền đồng Việt Nam xuống giá thấp nhất trong vòng 18 năm


2011-04-03

Hôm 30/3, tiền đồng của Việt Nam một lần nữa bị sụt giảm giá trị và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm vừa qua.

AFP

Vàng lá 24K còn gọi là vàng miếng. AFP


Liệu tiền Việt Nam có còn mất giá tiếp nữa hay không, Chính phủ Việt Nam áp dụng những biện pháp gì để can thiệp vào nền kinh tế vĩ mô trong hoàn cảnh này. Vũ Hoàng có buổi trao đổi với T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. 

Nguyên nhân và tác hại việc tiền đồng mất giá

Theo hãng tin Bloomberg tổng hợp số liệu từ các ngân hàng, cho đến 5 giờ chiều ngày 30/3, tỉ giá tiền đồng của Việt Nam so với đồng đô la Mỹ rơi xuống mức thấp nhất 20,900 đồng/ 1 đô la , tỷ giá này ngang bằng với mức hôm 14/2/2011 và được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 6/1993. Trong khi đó, hôm 1/4, Chính phủ chính thức nâng các lãi suất chính yếu liên ngân hàng tới lần thứ ba trong vòng chưa đầy 2 tháng lên mức 13%.
Câu hỏi mà nhiều người quan tâm đặt ra là liệu đồng Việt Nam có thể sẽ xuống thấp hơn nữa không, ít nhất là trong ngắn hạn, với bối cảnh lạm phát leo thang và chỉ số CPI trong tháng 3/2011 lên cao đỉnh điểm 13.9%, mức cao nhất trong vòng 2 năm vừa qua. 
tin Bloomberg tổng hợp số liệu từ các ngân hàng, cho đến 5 giờ chiều ngày 30/3, tỉ giá tiền đồng của Việt Nam so với đồng đô la Mỹ rơi xuống mức thấp nhất 20,900 đồng/ 1 đô la , tỷ giá này ngang bằng với mức hôm 14/2/2011 và được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 6/1993.
Để có thêm thông tin về chiều hướng của giá trị tiền đồng, cũng như những chính sách tiền tệ và tài chính nào mà Chính phủ áp dụng để kiềm chế lạm phát, vấn đề cốt yếu trong nền kinh tế vĩ mô hiện nay, chúng tôi trao đổi với T.S Vũ Ngọc Xuân.
Vũ Hoàng: Thưa T.S, ông có thể giải thích ngắn gọn tại sao đồng tiền Việt Nam tiếp tục mất giá và xuống đến mức thấp như hiện nay hay không ạ?
T.S Vũ Ngọc Xuân: Tiền đồng mất giá là do nguyên nhân, thứ nhất thâm hụt thương mại diễn ra nhiều năm, lúc thâm hụt cao nhất là 19.5 tỷ đô, năm vừa rồi thâm hụt thương mại là 12 tỷ đô. Một vài năm trước Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, nên có nguồn tiền để cân đối, thì có thể giữ được tỷ giá. Tuy nhiên, gần đây dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là những vốn giải ngân vào chậm, cho nên Chính phủ không có việc gì khác là phải phá giá thôi. Mà chưa kể thâm hụt ngân sách, thu thì ít mà chi thì nhiều, việc tiền đồng mất giá là chuyện chắc chắn phải xảy ra. 
Vũ Hoàng: Nhiều chuyên gia cho rằng ở các quốc gia khác, việc đồng tiền mất giá sẽ có lợi cho xuất khẩu, chẳng hạn, Trung Quốc sử dụng khá nhiều, neo giá đồng nhân dân tệ và đồng đô la, nhằm đẩy mạnh hàng xuất khẩu, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, ông có thể đánh giá thế nào về nhận định này?
việc phá giá không có lợi cho xuất khẩu Việt Nam, vì cái lợi ít hơn là cái hại. Cơ bản nhất là bây giờ Việt Nam đang nợ nước ngoài khoảng 50 tỷ đô, nếu mà tiền đồng tiếp tục mất giá nữa sẽ tăng gánh nặng nợ quốc gia.
T.S Vũ Ngọc Xuân: Chính phủ Việt Nam biết chắc chắn là việc phá giá không có lợi cho xuất khẩu Việt Nam, vì cái lợi ít hơn là cái hại. Cơ bản nhất là bây giờ Việt Nam đang nợ nước ngoài khoảng 50 tỷ đô, nếu mà tiền đồng tiếp tục mất giá nữa sẽ tăng gánh nặng nợ quốc gia. Mà chưa kể là VN xuất khẩu hàng hoá thiết yếu: gạo, cà phê, gia công dệt may, mặt hàng với giá có rẻ hơn so với thế giới thì thế giới cũng không dùng tăng thêm nhiều. Cho nên Chính phủ Việt Nam biết chắc việc phá giá, kích thích xuất khẩu thì cái hại lớn hơn rất nhiều cái lợi. 

Biện pháp đối phó

Vũ Hoàng: Vậy trước tình trạng đồng tiền Việt Nam mất giá như vậy, thì Chính phủ Việt Nam cho đến thời điểm này đã áp dụng những biện pháp gì để đối phó, nhất là trong giai đoạn này khi lạm phát đang tăng cao?
T.S Vũ Ngọc Xuân: Gần đây Chính phủ có một số biện pháp nhằm hạn chế mất giá của tiền đồng, chẳng hạn, cấm giao dịch mua bán đô la ở thị trường tự do và sắp tới là nghị định cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Mục đích của nó là giảm nguy cơ đầu cơ vàng và ngoại tệ, để giữ được sự ổn định của tiền Việt so với đô la Mỹ, để đảm bảo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài, họ tiếp tục giải ngân vào Việt Nam. Bởi vì nhà đầu tư nước ngoài họ lo ngại nhất là rủi ro do chênh lệch tỷ giá. Chính vì vậy, Chính phủ đưa ra một loạt những biện pháp như thế, mang tính chất tình huống nhưng phù hợp với tình hình Việt Nam. 
Vũ Hoàng: Nhân chuyện Chính phủ Việt Nam kể từ ngày 1/4 chính thức nâng các lãi suất chính yếu liên ngân hàng, theo tôi hiểu thì đây là một trong những biện pháp rất truyền thống để kiềm chế lạm phát?
T.S Vũ Ngọc Xuân: Chính phủ tìm mọi cách để ổn định kinh tế vĩ mô, mà mục tiêu hàng đầu bây giờ là chống lạm phát, chứ không phải là mục tiêu tăng trưởng nữa. Cho nên từ bây giờ đến khoảng quý II, quý III, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hôm nay mới tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại từ 12-13%. Bằng mọi cách Chính phủ muốn giữ ổn định tỷ giá để thu hút được nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. 
Chính phủ có một số biện pháp nhằm hạn chế mất giá của tiền đồng, chẳng hạn, cấm giao dịch mua bán đô la ở thị trường tự do và sắp tới là nghị định cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Mục đích của nó là giảm nguy cơ đầu cơ vàng và ngoại tệ, để giữ được sự ổn định của tiền Việt
Mục tiêu số một bây giờ là kiềm chế lạm phát chứ không phải ưu tiên tăng trưởng nữa. Mục tiêu thứ hai, là lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nghi ngờ rằng có thể Việt Nam phát tín hiệu là mục tiêu số 1 là kiểm soát lạm phát nhưng vẫn ưu tiên một phần là tăng trưởng, mà đã tăng trưởng thì kiểu gì cũng phải tăng cung tiền. 
Tóm lại, hôm nay chẳng hạn, tăng tỷ lệ tái chiết khấu và tái cấp vốn lên 1%, sang tháng tới chỉ số CPI tiếp tục gia tăng, thì sẽ gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nếu trong trường hợp CPI tiếp tục gia tăng thì sẽ lại tiếp tục gia tăng lãi suất, dùng biện pháp rất truyền thống là can thiệp bằng lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đồng thời cấm và thu hẹp hoạt động của thị trường vàng và đô la. Như vậy nhà đầu tư Việt Nam không thể đầu tư vàng, không thể đầu tư đô la được, chỉ có thể gửi được tiết kiệm. Đầu tư nước ngoài thấy tỷ giá ổn định thì sẽ giải ngân FDI và FII vào Việt Nam.
Vũ Hoàng: Dường như đang có một sự đánh đổi giữa phá giá tiền đồng và kiềm chế lạm phát?
nhược điểm của nó là năm nay tăng trưởng GDP không được cao. Lạm phát bây giờ không thể giảm ngay được, nhưng đến khoảng tháng 10, nó sẽ có tác dụng. Và bây giờ mình thấy chính sách tiền tệ đưa ra tín hiệu thắt chặt, trong điều kiện tổng phương tiện thanh toán
T.S Vũ Ngọc Xuân:  Bây giờ chính phủ phải tìm cách làm sao hạn chế lạm phát ở mức thấp nhất có thể. Nếu không kiềm chế, lạm phát có thể lên mức hai mấy phần trăm. Nhưng nếu kiềm chế như thế này, thì với độ trễ, bao giờ một chính sách tiền tệ đưa ra can thiệp, bao giờ cũng có độ trễ, không bao giờ có tác dụng ngay, thì bắt đầu khoảng tháng 9, tháng 10 sẽ bắt đầu có tác dụng. 
Nhưng nhược điểm của nó là năm nay tăng trưởng GDP không được cao. Lạm phát bây giờ không thể giảm ngay được, nhưng đến khoảng tháng 10, nó sẽ có tác dụng. Và bây giờ mình thấy chính sách tiền tệ đưa ra tín hiệu thắt chặt, trong điều kiện tổng phương tiện thanh toán, mà nó không dưới 20% thì sẽ tiếp tục thắt chặt. 
Vũ Hoàng: Xin hỏi T.S câu hỏi cuối cùng, ông dự đoán thế nào về chiều hướng của đồng nội tệ trong thời gian tới?
T.S Vũ Ngọc Xuân: Ý tưởng tiền Việt tiếp tục mất giá đã xuất hiện cách đây khoảng 2 tháng, nếu Chính phủ không có can thiệp như vừa rồi thì chắc chắn sẽ tiếp tục mất giá. 
Trong năm nay không có chuyện tiền Việt tiếp tục mất giá mạnh so với đô la Mỹ và các ngoại tệ khác, nếu chính phủ vẫn cấm buôn bán tự do ngoại tệ và vàng như vậy, đã ra thông tư và nghị định rồi. Các nhà đầu tư yên tâm rằng trong ngắn hạn từ 3 tháng đến 9 tháng không có sự biến động nhiều về tỷ giá tiền Việt so với đô la Mỹ.
Vũ Hoàng: Cám ơn T.S rất nhiều đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét