Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

# Su+. Thâ.t Vê` Thu.y Ddiê?n Châ'm Du+'t Bang Giao Và Su+. Su.p Ddo^? Kinh Tê'

# Sự Thật Về Thụy Điển Chấm Dứt Bang Giao VàSự Sụp Đổ Kinh Tế
 
Giờ đã qúa rõ, qua bài dịch của BS Phạm Hồng Sơn, Bộ Trưởng Hợp Tác Phát Triển Quốc Tế Thụy Sỉ, bà Gunilla Carlsson đã bật mí cho chúng ta thấy thái độ bất lương của chế độ độc tài toàn trị Nguyễn Tấn Dũng, đã đàn áp tiếng nói của của người dân đòi tự do dân chủ.  Thụy Điển là một quốc gia rất giàu có, nhưng sau 41 năm bang giao cấp đại sứ với VC, Thụy Điển lấy cớ không đủ tài chánh chấm dứt quan hệ ngoại giao với VC, nhục nhã thiệt cho chế độ Nguyễn Tấn Dũng.  Sự Thụy Điển chấm dứt ngoại giao với VC như một phát súng lệnh báo hiệu sự sụp đổ của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Nguyễn Tấn Dũng.
 
Qua những bài báo trong nước, những công ty xuất cảng tôm, cá basa, hải sản, hạt điều, cà phê, ca cao... đã thu mua nguyên liệu chỉ đáp ứng được vào khoảng 40% đến 50% công suất.  Đây là chỉ dấu báo hiệu của sự khủng hoảng (hay sụp đổ) về kinh tế của nước CHXHCNVN.  Người dân, hoặc những doanh nghiệp nhỏ, có lẽ đã đoán trước được sự lạm phát phi mã, nên giữ lại việc sản xuất, không bán cho các công ty xuất cảng.  Các công ty xuất cảng, đa phần là những cơ sở quốc doanh, tất nhiên phải đi đến phá sản, vì không cung cấp đủ sản phẩm đúng theo hợp đồng cam kết.  Thêm nữa, những công ty này phải sa thải hàng loạt những công nhân vì chỉ làm việc từ 40% đến 60% công suất.
 
Từ sự sụp đổ của Vinashin, người dân đã không tin vào sự điều hành kinh tế của Nhà cầm quyền, kéo theo sụp đổ của hàng loạt các cơ sở quốc doanh như Bưu Chính Viễn Thông VNPT, Công Ty Điện VN, Công Ty Xuất Nhập Cảng Dầu Khí Petroimex,... cùng nhiều hệ thống ngân hàng như NH Phát Triển Nông Thôn, NH Phát Triển Nông Nghiệp, Agribank, NH Ngoại Thương VN, NH Đầu Tư & Phát Triển VN, NH Thương Mại và Công Nghệ bị đánh gía có thể đi vào phá sản.  Trong khi đó, Nhà cầm quyền đã không còn đủ ngoại tệ để chi phí cho việc xuất nhập cảng, nên gọi là bị phá sản.
 
Đa số người dân cùng nhìn về một hướng vì không còn tin vào sự điều hành kinh tế của chế độ Nguyễn Tấn Dũng. Họ rút tiền ra từ ngân hàng, họ giữ lại hàng hóa không bán ra, họ mua thực phẩm, đồ đạt dự trữ, mua đô la, mua vàng... dẫn đến sự sụp đổ kinh tế là điều tất yếu.
 
 
PS:  Bài dịch của BS Phạm Hồng Sơn:
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét