Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Re: # [TA PHONG TAN] : Ngu?i nghèo Sài Gòn d?i phó v?i bão giá - ...

Theo như bài viết của chị Tạ Phong Tần, tính từ trước Tết cho đến hôm nay,
vật gía đã tăng lên 50% rồi, trong vòng chỉ có 3 tháng, vì từ 50 ngàn tiền chợ
cho 4 người ăn, đến hiện tại 100 ngàn cho 4 người ăn mỗi ngày.  Chắc lạm
phát chưa dừng ở đây đâu, còn thê thảm hơn nhiều trong những ngày sắp
tới.  Số phần trăm lạm pháp, chính là chỉ số phần trăm ăn cướp của Nhà cầm
quyền.  Thị dụ nói lạm phát 10% có nghĩa khi mình có 100 đồng, nhà cầm quyền
đã cướp đi 10 đồng, đơn giản thế.  Nên nhớ, chỉ số của Nhà cầm quyền thường
là con số láo, không đúng với thực tế.  Những chị lo nội trợ, cứ nhắm xem sức
mua của tiền Hồ, giống chị Tạ Phong Tần, coi như lạm phát 50% đấy, có nghĩa
khi xưa chỉ cần tốn 50 ngàn, bây giờ tốn 100 ngàn.
 
 
PS: Trích trong bài của chị Tạ Phong Tần:
"Trước tết 50 ngàn đồng đi chợ đủ cả nhà 4 người ăn, bây giờ mua được vài con cá nục hấp, một bó rau. Muốn ăn uống đủ chất phải tăng tiền chợ lên 100 ngàn đồng/ngày."
 
In a message dated 4/24/2011 11:49:12 A.M. Eastern Daylight Time, Pham_hoaiviet1@msn.com writes:
 



----- Original Message -----
From: Hoa Dam
Sent: Sunday, April 24, 2011 1:16 AM
Subject: Người nghèo Sài Gòn đối phó với bão giá

Tạ Phong Tần - Người nghèo Sài Gòn đối phó với bão giá

Tạ Phong Tần

Theo blog Sự Thật và Công Lý

"Bão giá" là từ ngữ không lạ với người dân Việt Nam thời gian gần đây, sau khi điện tăng giá, nước tăng giá, xăng trong một tháng 2 lần tăng giá, gas tăng giá… thì không còn là "bão giá" nữa mà phải kêu là "sóng thần giá" đang ập xuống đầu người Việt Nam bất kể là ai. Các công ty tham gia bình ổn giá đã xin thôi thôi "bình ổn" để tăng giá theo giá thị trường. Người nghèo lại càng khốn khổ khi lương (hoặc thu nhập của lao động tự do) trung bình chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng. Kêu nhiều cũng không giải quyết được vấn đề gì, quan chức nhà nước đăng đàn trên báo đài "kiên quyết" bình ổn thì cứ "kiên quyết", giá tăng ào ào vẫn cứ tăng. Có vị quan to tối hôm qua mới lên ti vi hùng hồn "kiên quyết" thì hôm sau giá xăng đã nhảy vọt lên cả thước rồi. Vì vậy, tìm cách sống chung với "sóng thần giá" là biện pháp duy nhất người nghèo có thể làm được trong thời buổi khó khăn này.

Ông nói thêm: "Thật ra, tôi thấy báo đăng các cây xăng ở tỉnh găm hàng không bán cho ngư dân ra khơi là tôi biết xăng sẽ tăng giá, nhưng nhà tôi cũng chỉ mua trữ được can 10 lít thôi, tiền đâu mà mua trữ nhiều. Thông tin xăng tăng giá bí mật từ Bộ Tài chính mà lần nào các cây xăn cũng biết trước nên cái chuyện găm hàng – tăng giá – bán xả cửa cứ lặp đi lặp lại, cây xăng và quan chức bán bí mật cho cây xăng hưởng lợi to, chết là chết dân nghèo".

Giá gas lại tăng, từ 1/4/2011 là 349.000 đồng/bình 12 ký. Mà đâu phải người tiêu dùng được dùng trọn 12 ký gas, giá tăng, các đại lý cung cấp gas tìm đủ mọi cách để "ăn xén ăn bớt" gas của người mua mà người mua không làm gì được họ. Chị hàng xóm của tôi kêu công ty gas vàng đổi bình gas 12 ký, khi nhân viên vác bình đến đổi, chị kêu cân lại cái vỏ bình đã dùng rồi, trừ trọng lượng vỏ bình thì trong bình còn lại 2 ký gas. Hỏi tại sao thì anh nhân viên giải thích vòng vo rằng "Do áp suất yếu lên gas không lên bếp được". Chị hỏi: "Bình này đem về bơm gas vô bán tiếp à?". Anh ta nói: "Phải". Chị nói: "Vậy công ty chỉ cần bơm vô 10 ký gas là bình đủ 12 ký, bán giá 12 ký mà xài được có 10 ký. Tôi mất 2 ký gas, người mua sau tôi cũng mất 2 ký gas, còn công ty thì lời thêm 2 ký?". Anh nhân viên công ty gas ậm ừ rồi làm thinh vác cái vỏ bình đi. Chị nói với tôi: "Phải tăng cường ăn rau sống, giảm nấu canh, kho khô ăn dư đỡ hâm tới hâm lui, vậy mới tiết kiệm gas được. Nhà này mà xài bếp dầu hôi tụi nhỏ nó không biết giữ có ngày cháy nhà, dầu hôi bây giờ cũng đâu có rẻ. Nhà phố, lại ở tập thể mà nấu bếp củi người ta đuổi đi khỏi đây sớm". Rồi chị chép miệng: "Nhưng mà bây giờ đâu có ai bán củi nữa!".

Sáng nay (01/4/2011), mua ổ bánh mì thịt của chị hàng xóm giá 8 ngàn đồng, tôi thấy ổ bánh nó ngắn hơn tuần trước 2 phần. Tôi hỏi: "Bánh hôm nay ngắn hơn phải không chị?". Chị bán bánh mì không chối mà "Ừ" ngay lập tức. "Lò bánh làm ngắn lại, nhưng họ không lên giá, thành ra chị cũng không bán lên giá. Bán lòng vòng trong xóm cho học trò với xe ôm mà lên giá hoài cũng kỳ lắm. Kệ, không lên giá dễ bán hơn".

Trước Tết, muốn leo lên xe ôm đi đoạn đường ngắn nhất phải có ít nhất 10 ngàn đồng. Trong tháng 3 này, khi xăng tăng giá lần thứ nhất, muốn leo lên xe ôm phải có trong túi ít nhất 15 ngàn đồng nhưng cuối tháng 3 thì phải có ít nhất 20 ngàn đồng trong túi mới dám hiên ngang gọi xe ôm. Những người trong khu phố tôi (trừ các nhà "đại gia") bắt đầu thực hiện tiết kiệm xăng bằng cách đi chợ, ra Bưu điện, ra nhà sách… bằng xe "căng hải" nếu quãng đường phải đi dưới 2 km. Nhờ vậy, dép xốp quai kẹp đế thấp giá 30 ngàn/đôi lại "được mùa"!

Ở chợ Tân Định, gian hàng đông khách nhất là hàng rau, hàng cá biển hấp, hàng cá biển khô (đủ thứ). Các loại cá ngon còn tươi, tôm tươi khách mua khá hơn hai dãy hàng thịt thưa thớt người đứng lại. Trước tết 50 ngàn đồng đi chợ đủ cả nhà 4 người ăn, bây giờ mua được vài con cá nục hấp, một bó rau. Muốn ăn uống đủ chất phải tăng tiền chợ lên 100 ngàn đồng/ngày. Vận động nhiều, ăn rau luộc thay thế rau xào, giảm thịt cá, mọi người tự an ủi rằng nhờ tăng giá mà cơ thể "anh em, chị em ta" đẹp hẳn ra, chỉ phiền phức là mấy đứa trẻ ranh không biết gì "tình hình thế giới" nên chúng cứ gào suốt vì thiếu sữa, thiếu quà bánh ăn vặt. Thế là đi tong giấc mơ dành dụm tiền sắm sửa nọ kia.

Người khỏe thì không nói làm gì, nhà có người bệnh, trẻ em cần dùng nước nóng để tắm rửa, vệ sinh trong điều kiện thời tiết nóng lạnh thất thường này cũng là bài toán khó cho người lao động. Người khá giả sắm máy nước nóng xài điện, người nghèo làm gì có thứ tiện nghi sang trọng đó. Bếp gas nấu nướng tắm cũng là một thứ xa xỉ. Để nấu một ấm nước sôi 4 lít mất 1 lít dầu hỏa giá 21.210 đồng, nếu nhà có cha mẹ già và em bé thì riêng tiền mua dầu nấu nước nóng hơn 63 ngàn đồng/ngày rồi, nhân cho 30 ngày thì đó là một "tai họa" còn hơn bị cướp. Vậy là người ta bèn chọn giải pháp "ở dơ sống lâu", "tắm ít còn hơn không tắm", "người già nhường nước cho trẻ con".

Tôi có cảm giác càng ngày số lượng người bán vé số, ăn xin xuất hiện ở đường phố Sài Gòn càng nhiều. Buổi sáng, chỉ cần ngồi quán cà phê vỉa hè 30 phút, bình quân sẽ có chừng chục người bán vé số dạo, ăn xin đến chìa tay vào mặt mình. Họ là người già cũng có, thanh niên có, phụ nữ có, trẻ em có… và đa số nói giọng miền Trung. Phải chăng thiên tai, bão lụt và đói khổ đã đẩy họ vào mảnh đất miền Nam?

Thằng Tư làm bảo vệ cho một công ty ở xóm tôi vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê đá nhão vừa đọc tờ báo có đăng thông tin: "Từ nay đến ngày 1-5 sẽ có hai đợt tăng giá vé xe khách liên tiếp". Nó trầm ngâm: "Kiểu này không biết mùng 5 tháng 5 tới tiền đâu đi xe về quê cúng tổ tiên với ông bà già?".

Tạ Phong Tần
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

 

__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét