Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Các ngân hàng tại VN sẽ gom hết ngoại tệ

In
Viết bởi người việt   
Thứ tư, 20 Tháng 4 2011 00:00

HÀ NỘI (SGTT).- Dư luận trong nước đang xôn xao trước tin có thể ngay từ đầu tháng 5 tới, tất cả các công ty quốc doanh hoặc thành viên có 50% vốn nhà nước đều phải bán ngoại tệ cho ngân hàng. 

Tin này xuất phát từ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị Ngân Hàng Nhà Nước nội trong tháng 4 phải ra quyết định mới buộc các công ty phải cân đối thu chi ngoại tệ và bán tất cả số ngoại tệ còn dư cho ngân hàng.

Ngoại tệ ngày càng bị xiết tại Việt Nam. (Hình:AFP/Getty Images)


Báo Sài Gòn Tiếp Thị còn xác định "không chỉ có 7 tổ hợp lớn nhất nước hiện nay thuộc sở hữu nhà nước gồm Dầu khí Việt Nam; Than, khoáng sản Việt Nam; Công nghiệp hoá chất Việt Nam; tổng công ty Cảng hàng không miền Nam; tổng công ty Lương thực miền Nam; tổng công ty Lương thực miền Bắc; tổng công ty Lắp máy Việt Nam phải tuân thủ quy định mới." 

Ngược lại, tất cả các tổ hợp kinh tế, các tổng công ty quốc doanh khác bao gồm cả doanh nghiệp thành viên có trên 50% vốn nhà nước đều phải bán ngoại tệ cho ngân hàng.


Theo qui định mới mà người ta tiên đoán sẽ được ban hành vào đầu tháng 5 năm 2011, các công ty phải "tự cân đối thu chi ngoại tệ hợp lý và bán phần ngoại tệ còn dư cho ngân hàng."

Điều này có nghĩa là tất cả các công ty lớn nhỏ trong nước sẽ không còn được cất giữ ngoại tệ cho riêng mình. Ngân hàng hứa hẹn sẽ bán ngoại tệ cho các công ty một cách dễ dàng khi cần, nhưng chưa ai dám bảo đảm lời hứa này sẽ được thực hiện.


Lâu nay, các công ty "găm" giữ ngoại tệ lại để sử dụng khi cần thanh toán hàng hóa nhập cảng vì thực tế hàng chục năm nay cho thấy lúc cần mua thì không ai bán.


Trước đó mấy ngày, ông Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước ban hành qui định mới thắt chặt ngoại tệ chuyển ngân qua đường du lịch. Theo qui định này, mỗi người Việt Nam xuất ngoại chỉ được phép mang theo 5,000 Mỹ kim thay vì 7,000 Mỹ kim mà không cần khai báo hải quan như luật hiện hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét