Nam Nguyên, phóng viên RFA2011-02-14Việt Nam cân nhắc kế hoạch xuất khẩu gạo để không bị hớ giá, trong chiều hướng thế giới có thể lâm vào cuộc khủng hoảng giá lương thực. Nam Nguyên trình bày thông tin này: Dấu hiệu lạc quan của vụ lúa Đông xuânHiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cam kết mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4, tức khoảng thời gian vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân. Theo thông báo hôm 10/2, doanh nghiệp sẽ mua tạm trữ gạo theo giá thị trường nhưng bảo đảm không dưới 5.000đ/kg lúa khô. Khoảng 60 doanh nghiệp có khả năng kho bãi được VFA giao nhiệm vụ mua tạm trữ, các đơn vị này được vay vốn lãi suất ưu đãi, cũng như được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho Indonesia theo hợp đồng chính phủ.Tính đến ngày 7/2 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khoảng 250.000 ha lúa đông xuân sớm đã thu hoạch xong, 300.000 ha lúa đang chín, hơn 1 triệu ha còn lại cây lúa sinh trưởng tốt và thu hoạch sẽ hoàn tất trong tháng 4. Giá lúa cao ngất lúc giáp vụ đã giảm nhưng trong nhiều tuần liền vẫn duy trì ở mức giá hấp dẫn đủ cho nông dân có lời 40%, thậm chí có loại lúa lời 50%. Lúa khô loại thường được thương lái mua với giá từ 5.000đ tới 5.200đ/kg, những loại lúa thơm giá cao hơn. Một nông dân vùng Cần Thơ đang gặt mấy mẫu lúa Jasmine 85 phấn khởi vì năng suất đạt khoảng 7 tấn/ha, thương lái ướm giá khá cao: Lúa mới thu hoạch được một miếng, máy gặt đập liên hợp cắt lúa còn chưa khô, giống Jasmine 85 của An Giang lai tạo. Giá bữa nay giao động trong khoảng 6.000đ-6.200đ/kg lúa khô. Chi phí chưa tới 50% so với giá lúa mình bán ra"Lúa mới thu hoạch được một miếng, máy gặt đập liên hợp cắt lúa còn chưa khô, giống Jasmine 85 của An Giang lai tạo. Giá bữa nay giao động trong khoảng 6.000đ-6.200đ/kg lúa khô. Chi phí chưa tới 50% so với giá lúa mình bán ra, tổng chi phí kể cả cắt suốt nhân công luôn. Năm nay tôi kêu máy liên hợp cắt luôn 1 công 300.000đ, thay vì thuê nhân công gặt mất 250.000đ một công lúa đứng rồi còn phải tiền suốt lúa và dân ôm nữa. Làm máy gặt đập liên hợp giảm chi phí nhiều lắm, nếu lao động tay chân kể cả cắt, máy suốt và dân ôm phải mất 500.000đ nếu làm đủ như máy liên hợp." Trả lời Nam Nguyên, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự đoán vụ đông xuân năm nay sẽ tiếp tục thắng lợi, mặc dù trong lúc xuống giống nông dân gặp nhiều khó khăn, như mưa trái vụ, lũ không về đồng ruộng vừa không được tẩy rửa vừa thiếu lượng phù sa cần thiết, sâu bệnh và chuột hại lúa, nông dân phải chi phí nhiều hơn cho phân bón thuốc sâu. Về chiều hướng giá lúa TS Lê Văn Bảnh nhận định: Theo tình hình hiện nay, giá lúa có thể trong khoảng từ 5.000đ tới 6.000đ thì bà con nông dân rất phấn khởi, bởi vì đông xuân này chi phí giá lúa chưa tới 3.000đ/kg, nếu như bán được 6.000đ/kg thì như vậy một lời một bà con phấn khởi."Giá lúa tùy thuộc lúa gạo hàng hóa có trong dân, nghĩa là sản xuất ra mà các doanh nghiệp ký hợp đồng tốt xuất khẩu tốt tiêu thụ tốt thì giá lúa sẽ tốt lên. Còn nếu sản xuất ra mà xuất khẩu trì trệ thì nó ứ đọng, các doanh nghiệp chậm thu mua thì bà con nông dân sẽ khó khăn. Theo tình hình hiện nay, giá lúa có thể trong khoảng từ 5.000đ tới 6.000đ thì bà con nông dân rất phấn khởi, bởi vì đông xuân này chi phí giá lúa chưa tới 3.000đ/kg, nếu như bán được 6.000đ/kg thì như vậy một lời một bà con phấn khởi. Tôi thấy vấn đề này không phải nằm trên giá lúa thế giới mà do hình thức cung cầu, tiêu thụ, điều phối của các doanh nghiệp, xuất khẩu tốt thì lượng lúa gạo hàng hóa tồn đọng ít trong dân thì giá trị hạt gạo của bà con nông dân sẽ khá hơn." Hạ giá sàn gạo xuất khẩuCùng lúc loan báo kế họach mua tạm trữ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) quyết định giảm giá sàn gạo xuất khẩu khoảng 20 USD/tấn có hiệu lực từ ngày 14/2 đối với các hợp đồng giao hàng trong tháng 2 và tháng 3 sắp tới. Cụ thể gạo 5% tấm còn 500 USD/tấn và gạo 25% tấm còn 480 USD/tấn.Năm nay Philippines một bạn hàng quan trọng về hợp đồng chính phủ chưa mua một hạt gạo nào của Việt Nam. Trong khi đó Manila lại mua thăm dò 70.000 tấn gạo của Campuchia.Theo các chuyên gia, những tháng trước VFA liên tiếp tăng giá sàn gạo xuất khẩu như một động thái hạn chế ký mới các hợp đồng thương mại, chỉ để thực hiện giao hàng các hợp đồng chính phủ đã ký cho Indonesia và Bangladesh. Trong 2 tháng đầu năm VFA đã xuất khoảng 1,2 triệu tấn gạo, và tổng cộng qúi 1 năm nay sẽ xuất khẩu 1,8 triệu tấn gạo. Năm nay Philippines một bạn hàng quan trọng về hợp đồng chính phủ chưa mua một hạt gạo nào của Việt Nam. Trong khi đó Manila lại mua thăm dò 70.000 tấn gạo của Campuchia. Sự kiện này gây quan ngại cho nhiều doanh nghiệp, năm ngoái Philippines đã nhập khẩu 2,5 triệu tấn gạo, phần lớn từ hợp đồng với chính phủ Việt Nam. Theo báo chí trích thuật, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong nhận định Việt Nam có lợi thế giá gạo rẻ hơn Thái Lan và Pakistan, giữa khi có sự quan ngại giá nông sản thế giới tăng cao như thời kỳ 2007-2008 làm ảnh hưởng tới giá gạo. Chiến lược xuất khẩu gạo năm nay của VFA là thích hợp hay không thì phải chờ thời gian mới có câu trả lời, nhưng việc họ cam kết mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo với giá thị trường và bảo đảm giá lúa không thấp hơn 5.000đ/kg làm nhiều người bớt lo lắng.Theo đó Việt Nam phải cân nhắc, có sách lược khôn ngoan để bán gạo ra vào thời điểm hợp lý. Philippines giảm nhập khẩu gạo từ khi có chính phủ mới, nhưng năm nay vẫn phải mua ít nhất 1,5 triệu tấn gạo. Theo các chuyên gia do chưa giải mã được các ẩn số về nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng lớn là Philippines, nên VFA đã ấn định giá sàn gạo xuất khẩu khá cao, dù từ 14/2 giảm 20 USD/tấn nhưng vẫn còn cao để các doanh nghiệp khó ký kết các hợp đồng thương mại. VFA dự kiến đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 mới cho triển khai các hợp đồng thương mại. Chiến lược xuất khẩu gạo năm nay của VFA là thích hợp hay không thì phải chờ thời gian mới có câu trả lời, nhưng việc họ cam kết mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo với giá thị trường và bảo đảm giá lúa không thấp hơn 5.000đ/kg làm nhiều người bớt lo lắng. Theo dòng thời sự:
|
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011
Giá lúa và triển vọng xuất khẩu gạo
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét